THỜI SỰ
Ngày 24/4 Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương
số 4 đã kiểm tra một số đơn vị kinh doanh thực phẩm và làm việc với Ban chỉ đạo
liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm quận Kiến An và TP. Hải Phòng.
Tiếp tục chương trình làm việc theo kế
hoạch, ngày 24/4 Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương số 4 do Tổng cục trưởng
Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã
kiểm tra một số đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hải Phòng và
làm việc với Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm quận Kiến An
và TP. Hải Phòng.
Báo cáo với Đoàn công tác, đại diện Sở Công
Thương Hải Phòng cho biết, nhằm triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm
trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2019, UBND TP. Hải Phòng đã
thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra việc triển khai Tháng
hành động tại 14 quận, huyện và một số xã, phường, thị trấn.
Kiểm
tra thực tế tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, chú trọng các cơ
sở nhỏ lẻ, dự kiến bắt đầu từ ngày mai 25/4.
Hiện nay, các quận, huyện trên địa bàn đã
chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong Tháng
hành động và triển khai kiểm tra tại các cơ sở thuộc đối tượng được phân công
quản lý.
Trong tháng 4, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã thành lập các đoàn thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy
định của pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn huyện An Dương, huyện Thủy Nguyên và 1 cơ sở tại huyện Cát Hải.
Với tổng 13 cơ sở, lấy 14 mẫu, xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở với tổng số
tiền phạt gần 6 triệu đồng.
Trong Tết Nguyên đán 2019, toàn thành phố đã
tổ chức 250 đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm.
Đoàn đã kiểm tra trên 5.000 cơ sở; trong đó
có 32 cơ sở vi phạm. 29 cơ sở bị xử phạt hành chính với số tiền trên 142 triệu
đồng (tăng so với cùng kỳ năm ngoái). 1 cơ sở bị đình chỉ hoạt động sản xuất
thực phẩm, 4 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm do không có hạn sử dụng hoặc hết hạn sử
dụng. Các hành vi vi phạm chủ yếu liên quan đến điều kiện bảo đảm an toàn thực
phẩm, tự công bố, vi phạm về nhãn mác, chất lượng thực phẩm…
Cùng với UBND thành phố, Cục Quản lý thị
trường Hải Phòng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ
thực phẩm lưu thông trên thị trường, chú trọng các mặt hàng phục vụ nhiều trong
dip cao điểm như: bia, rượu, các mặt hàng thực phẩm… xử lý nghiêm khi phát hiện
các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh
hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Ngoài những kết quả đã đạt được, UBND TP.
Hải Phòng cũng nhấn mạnh đến những khó khăn mà Hải Phòng còn gặp phải trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ bởi lực lượng quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn
mỏng.
Lực lượng cán bộ chuyên trách về an toàn
thực phẩm cấp quận, huyện, xã, phường hiện nay chưa thường xuyên được tập huấn
các kiến thức pháp luật và chuyên môn về an toàn thực phẩm.
Hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm trên địa bàn thành phố thuộc đối tượng cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, quy mô hộ
gia đình, lực lượng lao động biến đổi thường xuyên, gây khó khăn cho công tác
quản lý trong việc hướng dẫn và phổ biến pháp luật nên tiểm ẩn nhiều nguy cơ
mất an toàn thực phẩm.
Mặt khác, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm
một số lĩnh vực chỉ dừng ở việc kiểm tra về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu mà
không kiểm tra được các chỉ tiêu cụ thể do chưa có đầy đủ các thiết bị kiểm tra
nhanh để có cơ sở lấy mẫu phân tích hàm lượng và làm cơ sở để xử lý theo quy
định.
Chính vì vậy, UBND TP. Hải Phòng đề xuất tổ
chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và cấp chứng chỉ về an
toàn thực phẩm cho cán bộ làm chuyên môn, quản lý.
Mặt khác, thống nhất quy định về các điều
kiện bảo đảm, thủ tục hành chính giữa các lĩnh vực quản lý về an toàn thực phẩm
của 3 Bộ: Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cùng
với đó, UBND TP. Hải Phòng cũng đề nghị ban hành quy định về các tiêu chí và
phương pháp kiểm tra nhanh, tiêu chuẩn của các thiết bị kiểm tra nhanh đối với
các chất không được phép sử dụng và hàm lượng các chất được phép sử dụng trong
sản xuất thực phẩm theo lĩnh vực của các Bộ phân công.
Đánh giá cao và ghi nhận những kết quả mà
Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm TP. Hải Phòng đã đạt được
trong thời gian qua, ông Trần Hữu Linh- Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị
trường nhấn mạnh: An toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề nóng được các cấp,
các ngành đặc biệt quan tâm.
Chính vì vậy, thời gian tới lực lượng quản
lý thị trường, nhất là Cục Quản lý thị trường Hải Phòng phải chú trọng hơn vào
nhiệm vụ này để loại bỏ những cơ sở kinh doanh kém chất lượng ảnh hưởng đến
sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp. (BNEWS/TTXVN 24/4, Uyên Hương)
Sáng 24/4, Đoàn giám sát Ủy ban Đối ngoại do
Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn
Giàu làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP Hải Phòng về tình hình thực hiện
các Điều ước quốc tế đã ký kết giữa nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Liên bang
Nga giai đoạn 2001 - 2018.
Tham dự cuộc làm việc có đại diện: Thường
trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ, Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị Việt Nam -
Liên bang Nga, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc
phòng...
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy
ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh, Việt Nam và Liên bang Nga đang chuẩn
bị kỷ niệm 70 năm thiết lập quan ngoại giao. Hai nước đã thiết lập quan hệ đối
tác chiến lược toàn diện. QH hai nước cũng đã thống nhất thành lập Ủy ban liên
Nghị viện nhằm tăng cường hợp tác nghị viện với cơ chế mỗi năm Ủy ban này sẽ
họp một lần để bàn về những vấn đề hợp tác song phương trên các lĩnh vực; phối
hợp giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã ký giữa hai nước...
Báo cáo với Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch UBND
TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Thành nêu rõ, quan hệ hữu nghị giữa TP Hải Phòng và
các địa phương của Liên bang Nga được đánh dấu bằng 2 văn bản gồm: Thỏa thuận
hợp tác với TP Saint Petersburg (giai đoạn 2006 - 2011) ký kết ngày 9.2006 theo
sáng kiến của TP Saint Petersburg; Thỏa thuận hợp tác thương mại, kinh tế, khoa
học kỹ thuật và văn hoá con người giữa TP Hải Phòng và vùng Primorie (giai đoạn
2007 - 2021) ký kết tháng 9.2017.
Một số đơn vị trên địa bàn TP. Hải Phòng
cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với các đối tác của Liên bang Nga như: Thoả thuận
hợp tác giữa Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam với Trường Đại học Quốc gia Hàng
hải G.I Nevelskoy (MSUN) giai đoạn 2014 - 2019 về nghiên cứu tính khả thi trong
việc xây dựng phòng thí nghiệm hóa dầu tại Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
phục vụ nghiên cứu và giảng dạy cho học viên sau đại học của Việt Nam và Liên
bang Nga; Thỏa thuận hợp tác giáo dục giữa Trường PTTH Chuyên Trần Phú và các
đối tác Liên bang Nga (từ năm 2012 - 2021) như Trường THPT số 17 quận Tây Nam,
TP Moscow (tên cũ là Cơ sở giáo dục ngân sách nhà nước số 863 quận Tây Nam, TP
Moscow), Đại học Nghiên cứu tổng hợp quốc gia Tomsk. Các thoả thuận hợp tác này
được ký kết trên cơ sở tham vấn của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga và
tuân thủ đúng các quy định của pháp luật nước ta về việc ký kết và thực hiện
các thoả thuận quốc tế và điều ước quốc tế.
Trong khuôn khổ các thỏa thuận đã ký, hợp
tác giữa Hải Phòng và các đối tác, địa phương của Liên bang Nga đã đạt được một
số kết quả.
Hải Phòng cũng đã triển khai một số Chương
trình xúc tiến đầu tư với các đối tác của Liên bang Nga. Từ tháng 6/2017 đến
tháng 7/2018, Đoàn công tác của UBND TP. Hải Phòng đã 3 lần sang thăm, tìm
hiểu, trao đổi, dự các hội thảo chuyên đề, tiếp tục kết nối với các địa phương
của Liên bang Nga; trong đó, nhấn mạnh vào hợp tác trong các lĩnh vực đóng mới
và sửa chữa tàu biển, hợp tác liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên biển; xúc tiến du lịch vùng biển Cát Bà - Vịnh Hạ Long,
tiến tới mở đường bay trực tiếp giữa Vladivostok và Hải Phòng; đẩy mạnh xuất
khẩu các mặt hàng là lợi thế của thành phố vào vùng Viễn Đông...
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn
Giàu, Hải Phòng có nhiều lợi thế hợp tác chiến lược với các đối tác của Liên
bang Nga thông qua các tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư vào Hải Phòng. Tuy nhiên,
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cũng lưu ý, Hải Phòng cần lựa chọn các đối tác cũng
như lĩnh vực hợp tác phù hợp.
Đối những kiến nghị, đề xuất của Hải Phòng,
Đoàn giám sát ghi nhận để nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ, QH có cơ chế, chính
sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực có tiềm năng, thế
mạnh của Hải Phòng và các đối tác Liên Bang Nga.
Chiều cùng ngày, Đoàn giám sát của Ủy ban
Đối ngoại đã đến thăm và khảo sát thực tế tại Trường PTTH Chuyên Trần Phú và
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. (Đại Biểu Nhân Dân 25/4, tr1+2, Đông Bắc - Sĩ
Nghiêm)
Sau khi bán căn hộ, chủ đầu tư tìm lý do để
trì hoãn việc tổ chức hội nghị nhà chung cư bầu ban quản trị, hoặc khi thành
lập được ban quản trị thì tìm cách thoái thác trong việc bàn giao khoản kinh
phí bảo trì này cho ban quản trị. Thậm chí chấp nhận nộp phạt để trì hoãn, kéo
dài thời gian phải bàn giao nhằm chiếm dụng khoản kinh phí bảo trì.
Ngày 24/4, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ
chức phiên giải trình việc thực hiện pháp luật về quản lý kinh phí bảo trì nhà
chung cư.
Báo cáo tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ
Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, qua tổng hợp số liệu của 40 địa phương đến thời
điểm 31/3, có 4.354 tòa chung cư, chiếm hơn 96% tổng số nhà chung cư đã đưa vào
quản lý vận hành nhưng không có vướng mắc tranh chấp về kinh phí bảo trì phần
sở hữu chung.
Tỷ lệ tranh chấp khiếu nại về kinh phí bảo
trì phần sở hữu chung ở các địa phương có nhà chung cư trên cả nước chiếm tỷ lệ
không lớn. Thống kê cho thấy có 11 địa phương có tranh chấp, khiếu nại, trong
đó chủ yếu xảy ra tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với tổng số 458 tranh chấp, khiếu
nại liên quan đến công tác quản lý vận hành (chiếm khoảng 10,3% tổng số nhà
chung cư cả cũ và mới).
Trong đó có 68 tranh chấp về quản lý, sử
dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung 2%, chiếm tỷ lệ khoảng 3,4% tổng số nhà
chung cư có quỹ bảo trì (khoảng 2000 tòa) và khoảng 14,8% tổng số trường hợp
tranh chấp, khiếu nại của 7 địa phương: Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Hải
Phòng; Đà Nẵng; Bình Dương; Nghệ An; Lâm Đồng.
Các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quản
lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung gồm: Chủ đầu tư không bàn giao,
chậm bàn giao hoặc chỉ bàn giao một phần kinh phí bảo trì cho ban quản trị (có
54 chung cư chiếm 11,8% tổng số tranh chấp và chiếm 79% tranh chấp liên quan
đến kinh phí bảo trì); các bên không thống nhất được số liệu quyết toán để xác
định kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải bàn giao cho ban quản trị…
Tại hai thành phố lớn, tình hình tranh chấp,
khiếu nại liên quan đến kinh phí bảo trì phần sở hữu chung 2% cụ thể: Hà Nội có
39 tòa có tranh chấp/919 tòa chiếm tỷ lệ 4,2%; tại TP. Hồ Chí Minh là 15 tòa có
tranh chấp/867 tòa chiếm tỷ lệ 1,7%.
Theo Bộ trưởng, một nguyên nhân quan trọng
dẫn đến tình trạng trên, do một số chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính để
thực hiện dự án, chỉ chú trọng đến thu lợi nhuận từ việc bán căn hộ mà chưa
quan tâm thích đáng đến nghĩa vụ sau bán hàng của mình. Vì thế họ không mở tài
khoản riêng để quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung 2% và đưa khoản tiền
này phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của mình.
Sau khi bán căn hộ lại tìm lý do để trì hoãn
việc tổ chức hội nghị nhà chung cư bầu ban quản trị, hoặc khi thành lập được
ban quản trị thì tìm cách thoái thác trong việc bàn giao khoản kinh phí bảo trì
này cho ban quản trị. Thậm chí chấp nhận nộp phạt để trì hoãn, kéo dài thời
gian phải bàn giao nhằm chiếm dụng khoản kinh phí bảo trì.
Giải pháp được Bộ trường Hà nêu ra là kiên
quyết tổ chức cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà
chung cư theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp thành viên ban quản trị sử
dụng kinh phí bảo trì trái quy định.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng
cho biết, thành phố có đôn đốc, yêu cầu bàn giao, nhưng việc cưỡng chế thực
hiện cũng còn nhiều vướng mắc, vì chủ đầu tư không lập tài khoản riêng. Cưỡng ở
tài khoản nào? thu tiền đó như thế nào và cưỡng chế xong chuyển tới tài khoản
nào? Ông Hùng kiến nghị cần xây dựng quy định về cưỡng chế, sửa Nghị định 99,
Thông tư 02 về mô hình ban quản trị.
(Tiền Phong 24/4, Luân Dũng)
TCCTNhà máy Dầu nhờn Petrolimex tại KCN Đình
Vũ, TP Hải Phòng- trực thuộc Tổng công ty hóa dầu Petrolimex vừa tổ chức tiếp
nhận thành công, đảm bảo an toàn về mọi mặt chuyến tàu Dầu gốc đầu tiên (tàu
Ulsan Chemi) vào Nhà máy.
Nhà máy dầu nhờn Petrolimex tại khu công
nghiệp Đình Vũ đi vào hoạt động là thành công quan trọng và là công trình để
chào mừng kỷ niệm 25 năm thành lập Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex, đánh dấu sự
nỗ lực của cán bộ, người lao động (CB-NLĐ) toàn TCT Hóa dầu Petrolimex, Ban Quản
lý dự án NMDN Petrolimex (Ban QLDA), Liên danh Nhà thầu Công ty CP Tập đoàn Xây
lắp I Petrolimex - Công ty CP Xây lắp III Petrolimex tham gia xây dựng NMDN
Petrolimex.
Để chuyến tàu đầu tiên được cập Cảng KCN
Đình Vũ bơm dầu gốc lên Nhà máy dầu nhờn Petrolimex tại Đình Vũ an toàn, thành
công; toàn thể CB-NLĐ thuộc Ban QLDA, Liên danh nhà thầu Xây lắp I - Xây lắp
III đã nỗ lực ngày đêm làm việc, đáp ứng tiến độ đưa công trình vào khai thác
sử dụng. Dự án đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của HĐQT, BTGĐ TCT PLC; sự
quan tâm, hỗ trợ tích cực của các Cơ quan quản lý Nhà nước tại Hải Phòng và các
cơ quan ban ngành có liên quan đã tạo điều kiện trong việc cấp phép cho Nhà máy
đưa vào khai thác sử dụng theo đúng kế hoạch, tiến độ.
NMDN Petrolimex tại Đình Vũ đưa vào khai
thác, sử dụng cho phép tiếp nhận được tàu dầu gốc có trọng tải từ 3.000 DWT đến
20.000 DWT từ các thị trường khác nhau; để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT PLC tại thị trường phía Bắc. Khắc
phục hạn chế hiện tại của cầu cảng tại TKXD Thượng Lý, TP Hải Phòng hiện nay.
(Tapchicongthuong.vn 24/4)
Với những lợi thế đã được nhận diện, các
lĩnh vực như cảng biển, logistics, khu công nghiệp... của Hải Phòng đang có sức
hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư đến từ khu vực châu Á đang
rót nhiều vốn vào Hải Phòng và có nhiều dự án lớn trong lĩnh vực cảng biển,
logistics...
Thông tin với phóng viên Báo Đầu tư, đại
diện Cảng container quốc tế Hải Phòng (HICT) cho biết, cảng này vừa đón tàu
Nagoya Express - một trong những tàu container lớn nhất từ trước đến nay cập
cảng khu vực phía Bắc.
Theo đó, tàu Nagoya Express có tải trọng
trên 100.000 tấn, sức chở 8.600 TEU (container 20 feet), thuộc Hãng tàu Hapag
Lloyd (Đức). Với việc chính thức đưa vào khai thác thường xuyên tại cảng HICT,
hàng hóa sẽ được kết nối trực tiếp từ Hải Phòng với bờ Tây Hoa Kỳ và Canada.
Được biết, HICT bắt đầu đi vào khai thác từ
tháng 5/2018, là cảng nước sâu đầu tiên của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
HICT được đầu tư các trang thiết bị thuộc loại hiện đại nhất hiện nay tại Việt
Nam, có thể tiếp nhận tàu container sức chở lên đến 14.000 TEU (160.000 DWT), sản
lượng hàng hóa thông qua 1,1 triệu TEU/năm.
Trao đổi với các nhà đầu tư tại hội thảo tổ
chức tại TP.HCM cuối tuần qua, bà Lê Hương Giang, Phó giám đốc Trung tâm Xúc
tiến đầu tư phía Nam (IPCS - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, Hải Phòng đang
trở nên quen thuộc trong cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài. Dẫn con số về các dự
án đầu tư còn hiệu lực, bà Giang nhìn nhận, các nhà đầu tư đến từ khu vực châu
Á đang rót nhiều vốn vào Hải Phòng và có nhiều dự án lớn trong lĩnh vực cảng
biển, logistics...
Tính đến cuối tháng 3 năm nay, các doanh
nghiệp Hàn Quốc có 182 dự án tại Hải Phòng, với tổng vốn đầu tư hơn 6,7 tỷ USD
(đứng thứ 2 cả nước về vốn đầu tư). Trong khi đó, nhóm nhà đầu tư đến từ Trung
Quốc, Đài Loan và Hồng Kông có 226 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 2,6 tỷ USD (đứng
thứ 8 cả nước về vốn đầu tư).
Ông Atsushi Otsu, Tổng giám đốc Công ty
Yusen Logistics cho rằng, lợi thế so sánh rất lớn của Hải Phòng hiện nay là hệ
thống cảng biển Lạch Huyện có khả năng nhận 100.000 tàu DWT, giúp doanh nghiệp,
nhà xuất khẩu tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Cũng theo vị này, với tiềm năng rất lớn của
mình, thời gian tới, Hải Phòng sẽ tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh
vực logistics.
Trong khi đó, đại diện HICT cho biết, sắp
tới, cảng này sẽ tiếp tục đón các tàu có tải trọng lớn hơn.
Chia sẻ với các doanh nghiệp, nhà đầu tư
nước ngoài, ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Khu công nghiệp Deep C (Hải
Phòng) cho biết, khu công nghiệp này đã thu hút được hơn 70 dự án từ các nhà
đầu tư trên thế giới, với tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD. Từ thành công trong
thu hút đầu tư của Deep C I, trong thời gian gần đây, 2 khu công nghiệp tiếp
theo đã liên tiếp được khởi công xây dựng.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Hong Rae Cho, Giám
đốc kinh doanh của Công ty Daiwa House Việt Nam nhìn nhận, xu hướng dịch chuyển
đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản đang tăng lên và họ muốn chọn địa điểm tốt để
có thể đầu tư lâu dài.
Dẫn chứng về Nhà máy Lixin Global - dự án
đầu tiên thực hiện tại Việt Nam cách đây 7 năm, ông Hong Rae Cho cho biết,
doanh nghiệp Nhật Bản rất kỹ tính trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư. “Nơi đó
không những phải gần cảng biển, giao thông thuận lợi..., mà còn phải có hạ tầng
khu công nghiệp tốt, được đầu tư xây dựng bởi những doanh nghiệp có uy tín”,
ông Hong Rae Cho nói.
Đại diện của Daiwa House Việt Nam nhìn nhận,
các doanh nghiệp của Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhiều
khả năng sẽ lựa chọn các khu công nghiệp Deep C để đầu tư, xây dựng nhà máy.
Trong khi đó, bà Giang cho rằng, môi trường
đầu tư, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đang
ngày càng cởi mở hơn. Các địa phương, trong đó có Hải Phòng, đang có nhiều nỗ
lực để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Do đó, hiện là thời điểm tốt
cho các nhà đầu tư tìm hiểu về tiềm năng và lợi thế để có thể rót vốn đầu tư
vào Khu công nghiệp Deep C cũng như các lĩnh vực có lợi thế của Hải Phòng.
“IPCS sẵn sàng hợp tác với địa phương trong
việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cam kết đầu tư kinh doanh lâu
dài”, bà Giang nhấn mạnh. (Báo Đầu Tư 24/4, Hồng Sơn)
Xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên là địa phương
có điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt phù hợp để trồng chuối, năng suất có thể đạt
đến 20-30 tấn/ha. Hiện nay diện tích đất trồng chuyên canh chuối của toàn xã
lên tới hơn 120 ha.
Nhằm hỗ trợ người dân nơi đây phát triển
vùng sản xuất chuối đạt tiêu chuẩn VietGAP, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ
KH&CN Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn “Hướng dẫn kỹ thuật trồng và bảo quản
chuối theo tiêu chuẩn VietGAP tại Hải Phòng” vào sáng 18/4/2019 với sự tham gia
của đại diện lãnh đạo xã Liên Khê và đông đảo người dân địa phương.
Tại lớp tập huấn, ngoài việc giới thiệu 12
quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn theo
quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ThS Ngô
Xuân Phong, Viện Nghiên cứu rau quả đã hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng và bảo
quản chuối theo VietGAP. Theo ThS. Phong, bà con nên lựa chọn giống nuôi cấy mô
có chiều cao từ 40-50cm, có từ 4-6 lá cho ưu điểm đồng đều, sạch bệnh và chủ
động về nguồn giống khi trồng với diện tích lớn. Chuối có thể trồng được quanh
năm, tuy nhiên để mang lại giá trị kinh tế cao, bà con cần trồng sau Tết Nguyên
đán. Sau khoảng 7 tháng chuối sẽ trổ buồng, phát triển và cho thu hoạch vào dịp
giáp Tết. Để cây chuối phát triển tốt, cần đảm bảo mật độ trồng, phân bón và
lượng nước tưới. Khi buồng chuối xuất hiện 1-2 trái trung tính, tiến hành bẻ
hoa chuối để cây tập trung dinh dưỡng cho những nải chuối được lựa chọn, sau đó
sử dụng túi nilon lớn bằng polyme trùm buồng chuối lại. Bà con cũng lưu ý chằng
chống để tránh cây bị đổ, ngả và phòng trừ một số loại bệnh thường gặp trên cây
chuối như: bệnh sùng đục củ, sâu cuốn lá, tuyến trùng, bệnh đốm lá, héo rũ
Panama… Quá trình thu hoạch tránh làm cho quầy trái bị trầy xước, sau đó tách
nải, nhúng vào dung dịch Tecto 0,2% để ráo, đặt vào thùng giấy và vận chuyển
đến nơi tiêu thụ.
Hướng tới xây dựng vùng sản xuất chuối theo
tiêu chuẩn VietGAP là chủ trương đúng đắn của địa phương, giúp cung cấp nguồn
sản phẩm ổn định, phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp trong bao tiêu loại
cây ăn quả nhiệt đới cho hiệu quả kinh tế cao này. (Khoahocvaphattrien.vn 24/4)
Bộ LĐ-TB&XH mới đây đã phê duyệt phương
án điều tra về lao động và tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp (DN) năm
2019.
Theo đó, Bộ sẽ tiến hành điều tra tại 2.000
DN ở 18 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước có số lượng DN
lớn, thị trường lao động phát triển, như: TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai,
Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đắk Lắk...
Ngoài tình hình sản xuất, kinh doanh của DN,
nội dung điều tra còn bao gồm việc thực hiện một số nội dung của Bộ Luật Lao
động về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động; tình hình lao động, tiền lương
của DN; ý kiến của DN về mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng dự kiến năm
2020.
Việc điều tra sẽ kéo dài đến hết ngày
1.5.2019. Việc điều tra nhằm thu thập thông tin phục vụ công tác quản lý, điều
hành; cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chính sách về lao động, tiền lương
trong các loại hình DN; công bố mức tiền lương, tiền công bình quân của các
ngành, nghề, vùng và từng loại hình DN trên thị trường lao động. (Báo Dân Sinh
24/4, Thanh An)
Đó là cách gọi trìu mến mà sinh viên Trường
đại học Hàng hải Việt Nam dành tặng thầy Phạm Văn Tuất, Giám đốc Trung tâm Giáo
dục thể chất của trường.
Vừa thực hiện bài tập bài khởi động trước
khi bơi, em Nguyễn Tiến Đạt (sinh viên Khoa Máy khai thác, Trường đại học Hàng
hải Việt Nam) cho biết: “Em thích môn bơi và đăng ký học môn này cả 4 tín chỉ.
Được lựa chọn môn học đúng sở thích, lại
không chịu áp lực về điểm số nên chúng em hào hứng luyện tập, thậm chí thành
lập cả nhóm, câu lạc bộ thể thao để tập luyện mỗi ngày”.
Trao quyền chủ động chọn môn học vào tay
sinh viên là một trong nhiều ý tưởng sáng tạo mà thầy Phạm Văn Tuất dày công
theo đuổi, quyết tâm thực hiện trong giáo dục thể chất của trường nhiều năm
qua.
Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Thể dục
Thể thao Bắc Ninh, niềm đam mê truyền đạt kinh nghiệm chơi thể thao tới nhiều
người thôi thúc thầy Tuất đến Hải Phòng lập nghiệp bằng nghề dạy học.
Không nói nhiều về đóng góp của bản thân,
thầy luôn khiêm tốn cho rằng mỗi thành công hôm nay đều do Ban Giám hiệu nhà
trường ủng hộ, đồng nghiệp tin tưởng giúp thầy có thêm động lực vượt qua nhiều
gian nan, thử thách bước đầu đưa phong trào thể dục, thể thao toàn trường phát
triển sâu rộng, tạo sức hút với sinh viên nhà trường.
Xuất phát từ mong muốn lấy người học làm
trung tâm, ở cương vị là Trưởng bộ môn Giáo dục thể chất và sau này là Giám đốc
trung tâm, thầy Tuất tìm tòi nghiên cứu, tham khảo nhiều cách làm hay từ các
trường đại học lớn trên cả nước.
Với 23 năm kinh nghiệm giảng dạy và gần 10
năm kiêm nhiệm công tác quản lý, tinh thần xung kích của một thủ lĩnh Đoàn
thanh niên vẫn hừng hực cháy trong thầy Tuất.
Mỗi lần diễn tập hội thao của trường, bên
cạnh những nội dung luyện tập bắt buộc, sinh viên nhà trường rất hào hứng thích
thú khi bắt gặp hình ảnh thầy Tuất nhiệt tình cổ vũ, tham gia những trò chơi
dân gian cùng sinh viên.
Thầy Tuất luôn tâm niệm: “Sinh viên không
chỉ cần kiến thức, mỗi người thầy-huấn luyện viên còn là anh, người đồng hành
chia sẻ kinh nghiệm, tâm tư để các em tự tin khẳng định cá tính, năng lực riêng
của mình”.
Tận tâm với sinh viên, nhiệt tình với phong
trào tập thể nên thầy Tuất được Ban giám hiệu tín nhiệm giao trọng trách quản
lý Căng tin Công đoàn tại trường.
Thầy ấp ủ nhiều dự định biến nơi đây trở
thành địa chỉ tin cậy, đem đến những bữa ăn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm,
không gian văn hóa phục vụ cán bộ, giảng viên, nhân viên đang làm việc tại
trường.
Ông Phạm Ngọc Tuyền, Chủ tịch Công đoàn
Trường đại học Hàng hải Việt Nam cho biết: “Bằng sự năng động, sáng tạo của
tuổi trẻ, thầy Phạm Văn Tuất hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao.
Là giảng viên vững chuyên môn, đồng thời là
người quản lý ham học hỏi, thầy Tuất đề xuất nhiều ý tưởng hay, hoạt động ý
nghĩa cho phong trào thể dục, thể thao, từ thiện của trường lớn mạnh, góp phần
nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, tạo sợi dây kết nối giữa sinh viên và cán
bộ, giảng viên trong nhà trường”.
Với những đóng góp xuất sắc vào phong trào
văn hóa, thế thao của nhà trường, vừa qua, thầy Tuất vinh dự nhận Bằng khen của
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. (Giaoduc.net.vn 24/4, Lã Tiến)
Dạy văn quan trọng nhất là truyền cảm hứng.
Giáo viên say mê môn văn thì bằng mọi cách làm cho học sinh cũng cảm thấy hay,
rung động như mình. Đó là tâm sự của cô giáo Trần Thị Thanh Bình, giáo viên môn
Ngữ văn, Trường Trung học cơ sở Tiên Thanh (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng).
Với niềm đam mê văn học, ngay từ nhỏ, Trần
Thị Thanh Bình ước mơ trở thành cô giáo, truyền đạt lời văn, ý thơ tới lớp lớp
học trò ngay trên mảnh đất quê hương.
Năm 2002, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành
Ngữ Văn, Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng, cô giáo trẻ Trần Thị Thanh Bình
được phân công giảng dạy tại Trường Trung học cơ sở Tiên Thanh.
Niềm vui khi ước mơ bấy lâu thành hiện thực,
cô giáo Bình biến đó thành động lực, mục tiêu để phấn đấu, tiếp tục nâng cao
trình độ chuyên môn, “truyền lửa” tới các em học sinh yêu môn học Ngữ văn.
Cô giáo Bình quan niệm, dạy môn Ngữ văn,
ngoài niềm đam mê, tâm huyết, người dạy còn cần tự trau dồi kỹ năng truyền thụ
và biểu cảm trong mỗi bài giảng.
Bởi vậy, trong suốt hơn 16 năm giảng dạy tại
trường, cô luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp truyền đạt để vận dụng kiến thức
được học vào thực tiễn giảng dạy.
Mục tiêu của cô làm tìm mọi cách truyền thụ
để học sinh dễ hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp, tính nhân văn của bộ môn
này.
Cụ thể, trong mỗi bài giảng của mình, cô
Bình đưa ra nhiều dẫn chứng từ những bài thơ, bài văn, bài nghiên cứu, bình
luận được đăng trên các tạp chí sách tham khảo, các tạp chí chuyên ngành.
Với mỗi chi tiết, nhân vật, tình huống trong
tác phẩm văn học, cô Bình lại hướng học sinh đến các tình huống thực tế diễn ra
trong cuộc sống hằng ngày, truyền thêm những thông điệp, tình cảm, dạy tình yêu
thương, tính nhân văn trong văn học.
Từ đó, cô Bình nhẹ nhàng, khéo léo gửi gắm
những bài học làm người, tư tưởng sống tích cực, sống có lý tưởng, dạy học trò
biết yêu thương.... từ môn học Ngữ văn mà cô phụ trách.
Nhờ vậy, mỗi tiết học Ngữ văn do cô Bình lên
lớp đều trở nên hấp dẫn, sôi nổi, tạo không khí hào hứng, được học sinh đón
chờ. Cô giáo Bình cũng khuyến khích học sinh đọc sách như một nhu cầu. “Vì khi
bị buộc phải nói về một tác phẩm nào đó, trò sẽ tìm đến văn bản tóm tắt, sẽ tra
Google. Nhưng ngược lại, nếu không giao một nhiệm vụ cụ thể, chỉ hô hào hãy đọc
tác phẩm đi thì các em sẽ dành thời gian cho việc... lên mạng xã hội, chơi
game.
Tôi thường chọn và kể một vài đoạn hay trong
tác phẩm, chỗ gay cấn hồi hộp, chỗ số phận nhân vật chưa ngã ngũ, chưa thấy ý
nghĩa truyền tải của tác phẩm và dừng lại để học sinh tự tìm hiểu.
Như thế sẽ gây tò mò, học sinh sẽ “khát” cái
kết câu chuyện và tự đọc trọn vẹn tác phẩm”, cô Bình chia sẻ.
Ngoài giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, nhiều năm
nay, cô giáo Trần Thị Thanh Bình tham gia hướng dẫn học sinh thực hiện dự án
trong Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
dành cho học sinh Trung học cơ sở.
Cùng với đó, cô dành nhiều thời gian bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường. Niềm đam mê và nhiệt huyết của cô
được truyền sang các học sinh của cô.
Vì thế, trong kỳ thi học sinh giỏi Ngữ văn
các cấp, học sinh của cô luôn đạt giải. Năm học 2015-2016, cô Bình có 10 học
sinh đạt giải học sinh giỏi Ngữ Văn cấp huyện, thành phố.
Kết quả thi vào lớp 10 Trung học phổ thông,
môn Ngữ văn của Trường Trung học cơ sở Tiên Thanh xếp thứ 2/185 trường về điểm
bình quân chung, xếp thứ nhất các trường Trung học cơ sở trên toàn thành phố về
điểm Ngữ Văn trên trung bình.
Năm học 2016-2017, 9 học sinh do cô Bình
trực tiếp bồi dưỡng đạt giải cấp huyện, thành phố, 2 học sinh đạt giải Ba cấp
quốc gia môn Ngữ văn.
Mới đây, năm học 2017-2018, cô Bình có học
sinh đạt giải Nhì cấp thành phố, 2 học sinh đạt giải cấp huyện;
Kết quả thi Trung học phổ thông môn Ngữ Văn
của trường cao nhất trong 23 trường Trung học cơ sở toàn huyện Tiên Lãng....
Với những thành tích đạt được, nhiều năm
liền, cô giáo Trần Thị Thanh Bình đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, được
các cấp huyện, thành phố và ngành Giáo dục và Đào tạo biểu dương, khen thưởng.
Năm học 2017-2018, cô Bình được bằng khen
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi
mới, sáng tạo trong dạy và học”;
Cô Bình còn nhận giấy chứng nhận thành tích
xuất sắc làm theo lời dạy Bác Hồ trong những bức thư gửi cho ngành Giáo dục và
thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng.
Năm 2017, cô giáo Bình là một trong những
lao động giỏi tiêu biểu được Liên đoàn Lao động thành phố biểu dương.
(Giaoduc.net.vn 25/4, Lã Tiến)
Sáng 24/4, tại hội nghị trực tuyến về trật
tự an toàn giao thông quý I tổ chức ở Hà Nội, trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục
trưởng Cảnh sát giao thông, Bộ Công an nhấn mạnh, tình trạng người điều khiển
phương tiện vi phạm nồng độ cồn, vi phạm về ma túy ngày càng tăng cao.
Qua kiểm tra 34/64 đơn vị, địa phương đã
phát hiện và xử lý 182 trường hợp lái xe dương tính với chất ma túy. Một số địa
phương như: Hải Phòng, Cần Thơ, Hải Dương, Gia Lai, An Giang, Đắc Nông,
Bình Định, Nam Định, Lào Cai, Yên Bái đã ban hành kế hoạch và quyết định kiểm
tra sức khỏe đối với lái xe kinh doanh vận tải.
Kiểm tra 479 trường hợp tại tỉnh Lào Cai đã
phát hiện 12 lái xe dương tính với ma túy; tỉnh Yên Bái kiểm tra 401 trường hợp
phát hiện 3 lái xe dương tính với ma túy; tỉnh Hải Dương kiểm 3.596 trường hợp phát hiện 48 lái xe dương
tính với ma túy, TP.HCM kiểm tra 644 trường hợp phát hiện 17 lái xe dương tính
với chất ma túy.
Cũng theo ông Dũng, Bộ Công an đã ban hành
kế hoạch xử lý chuyên đề về rượu bia, ma túy với tài xế ôtô, xe máy, tuy nhiên
theo ông Dũng, đây là những hành vi phạm phức tạp khó xử lý, ngoài việc xử phạt
của cảnh sát thì cần có sự chung tay của toàn xã hội. Cùng đó, hiện tượng tài
xế vi phạm nồng độ cồn, tấn công, hoặc chống đối cảnh sát rất phổ biến, để xử
lý mạnh tay rất khó.
Theo đại diện Sở GTVT Hải Phòng, thực hiện
chỉ đạo của Chính phủ, đơn vị qua kiểm tra đột xuất 406 trường hợp đã phát hiện
6 lái xe dương tính ma túy.
Những lái xe dương tính với ma túy đã bị các
DN đều chấm dứt hợp đồng lao động. Cùng đó, qua kiểm tra định kỳ sức khỏe của
3.770 lái xe lực lượng chức năng đã phát
hiện 627 trường hợp không đảm bảo sức khỏe.
Một số trường hợp lái xe dương tính với ma
túy đã khai do thuốc tân dược, do vậy Công an lại phải điều tra xác minh; hay
nhiều trường hợp lái xe không phải người trên địa bàn Hải Phòng nên Công an rất
vất vả để điều tra xác minh. Do đó, Sở
GTVT Hải Phòng đề nghị Bộ Công an và Bộ Y tế nên có Thông tư liên ngành hướng dẫn về việc kiểm tra ma túy
với lái xe. (Lao Động 24/4, Minh Hạnh; Nhân Dân 24/4, Bông Mai; Sài Gòn Giải
Phóng 24/4, Trà Giang; Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam 24/4, Vi Thảo; An
Ninh Thủ Đô 25/4, tr14, Hải Dương)
Theo
Sở GTVT Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố đã đồng ý thực hiện cải tạo 116
tuyến đường nội thành, 3 tuyến tỉnh lộ và 1 tuyến đường vành đai với tổng mức
đầu tư 500 tỷ đồng.
Đây
là lần đầu Hải Phòng thực hiện nâng cấp giao thông đô thị ở tất cả các quận.
Đợt cải tạo này sẽ tập trung vào sửa chữa nền đường, móng đường, cào bóc, bù
vênh, thảm bê tông nhựa, hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông. Việc thực hiện
nâng cấp các tuyến đường bắt đầu từ cuối tháng 4/2019. (Thanh Niên 24/4, trA,
Lê Tân)
Liên
hoan du lịch với chủ đề "Đồ Sơn - Miền di sản" sẽ diễn ra trong thời
gian từ 30/4 – 1/5/2019 tại quảng trường 15/5, khu I Đồ Sơn, thành phố Hải
Phòng với nhiều hoạt động hấp dẫn: Giải bóng chuyền, liên hoan nghệ thuật…
Theo
kế hoạch, các hoạt động văn hóa, thể thao du lịch trọng tâm sẽ được tổ chức
trong thời gian diễn ra liên hoan, gồm: Giải bóng chuyền bãi biển Nữ Hải Phòng
mở rộng tranh cúp Báo Hải Phòng với sự góp mặt của nhiều đội tham gia từ các
tỉnh, thành phố bạn như: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hải Dương, Cần Thơ, TP. Hồ Chí
Minh và chương trình nghệ thuật Liên hoan du lịch "Đồ Sơn – Miền di
sản" 2019 tại bãi biển khu II Đồ Sơn.
Để
chuẩn bị tốt cho Liên hoan, UBND quận Đồ Sơn chỉ đạo các phường thực hiện đẩy
mạnh đầu tư, nâng cấp, tu bổ các di sản quần thể Chùa tháp Tường Long, đảo Hòn
Dấu, chùa Hang… mong muốn sẽ thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và
quốc tế hướng tới sự phát triển du lịch tâm linh của địa phương. (Thời Báo Tài
Chính Việt Nam 24/4, tr10; Thời Báo Tài Chính Việt Nam Online 23/4, Thư Kỳ)
Hướng về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc,
mới đây tại Hải Phòng, Đoàn công tác của Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử
Công an do Thiếu tướng Nguyễn Quang Trung, Phó Cục trưởng làm Trưởng đoàn đã
phối hợp với Công an TP Hải Phòng, Công an huyện đảo Bạch Long Vĩ và Tổng đội
thanh niên xung phong Hải Phòng tổ chức Chương trình hướng về biển đảo Bạch
Long Vĩ.
Bạch Long Vĩ là một trong những đảo tiền
tiêu của Tổ quốc, một ngư trường trọng điểm và khu bảo tồn sinh vật biển quý
giá của Việt Nam. Nhiều năm qua, huyện đảo đã phát huy tiềm năng sẵn có, kết
hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh, từng bước
phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực để Bạch Long Vĩ phát triển, xứng
đáng là hòn đảo tiền tiêu ở Vịnh Bắc bộ.
Với tình cảm đất liền, Đoàn công tác đã trao
tặng Công an huyện đảo Bạch Long Vĩ và Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng
những phần quà thiết thực với đời sống, điều kiện thời tiết và khí hậu khắc
nghiệt của huyện đảo.
Đoàn công tác Cục Khoa học, Chiến lược và
Lịch sử Công an trao quà tặng Công an huyện đảo Bạch Long Vĩ và Tổng đội Thanh
niên xung phong Hải Phòng.
Hoạt động này đã để lại những tình cảm sâu
đậm trong cán bộ, chiến sĩ, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê
hương; thể hiện sự đoàn kết, sáng tạo của phụ nữ, thanh niên Cục Khoa học,
Chiến lược và Lịch sử Công an nhằm thực hiện tốt phong trào “CAND học tập, thực
hiện 6 điều Bác Hồ dạy”. (Công An Nhân Dân Online 24/4, Mỹ Duyên)
Chị
Nguyễn Thị Thọ (Hợp Thành, Thủy Nguyên) vay 40 triệu đồng từ Tổ chức tài chính
vi mô Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tình Thương (TYM) và tham gia bảo hiểm
tương trợ vốn vay của Quỹ bảo hiểm vi mô, TYM, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam. Không may chị mắc bệnh trọng qua đời, gia đình chị được chi trả số
tiền bảo hiểm tương ứng với số tiền chị vay là 40 triệu đồng.
Được
biết chị Thọ là 1 trong số gần 200 hội viên, phụ nữ tham gia vay vốn và tham
gia sản phẩm bảo hiểm tương trợ vốn vay của Quỹ Bảo hiểm vi mô ở Hợp Thành. Đây
cũng là xã được TYM triển khai hoạt động từ 1/2018.
Anh
Lê Khắc Hệ - Giám đốc TYM chi nhánh Hải Phòng cho biết, ngày 9/4 vừa qua, thay
mặt Quỹ Bảo hiểm vi mô, TYM chi nhánh Hải Phòng đã đến gia đình chi trả quyền
lợi bảo hiểm Tương trợ vốn vay 40 triệu đồng cho gia đình chị Thọ.
Người
nhà chị Thọ nói: Gia đình không biết nói gì hơn, cảm ơn Quỹ Bảo hiểm vi mô, TYM
và các ban, ngành đã kịp thời động viên chia sẻ với gia đình trong lúc khó khăn
đau buồn này. (Phụ Nữ Việt Nam 24/4, tr2, PV)
UBND huyện Cát Hải vừa tổ chức Hội nghị đánh
giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN quý I và triển khai
nhiệm vụ quý II năm 2019.
Trong quý I, tình hình KT-XH phát triển ổn
định, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế-dịch vụ tăng 16% so với cùng kỳ.
Tổng thu ngân sách đạt hơn 128 tỷ, đạt 31% dự toán thành phố giao, trong đó thu
ngoài quốc doanh đạt hơn 30 tỷ, tăng 6% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng khai
thác và nuôi trồng thủy sản đạt 1.439 tấn, bằng 80% so với cùng kỳ. Sản xuất
nông nghiệp được duy trì ổn định về sản lượng cũng như diện tích trồng trọt,
cây cối hoa màu.
Khách du lịch đến với Cát Bà ước đạt 338.500
lượt, tăng 33% so với cùng kỳ, tổng doanh thu từ dịch vụ lưu trú ăn uống đạt
trên 173 tỷ đồng. Công tác an sinh xã hội trên địa bàn được đảm bảo, công tác
nội chính, quốc phòng an ninh được củng cố. Theo đó, chủ đề năm của thành phố
và của huyện được triển khai tích cực, với nhiều dự án lớn đang gấp rút thi
công đảm bảo đúng tiến độ…
Tại hội nghị, các đại biểu cũng chỉ ra những
tồn tại hạn chế như: công tác vệ sinh môi trường tại các khu dân cư chưa được
thực hiện tốt, công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng còn nhiều bất cấp ở
một số địa phương… (An Ninh Hải Phòng 24/4, TG)
Chiều 23/4 tại đại lý số 344 Văn Cao quận
Hải An, thành phố Hải Phòng của Cty TNHH MTV xổ số điện toán Việt Nam
(Vietlott) diễn ra lễ trao thưởng giải Jackpot 2 Power 6/55 kỳ mở thưởng ngày
9.4.2019. Khách hàng trúng thưởng là ông
N.X.Đ (người trúng thưởng yêu cầu không công khai tên thật) trú tại quận Hải
An, Hải Phòng.
Ông N.X. Đ là khách hàng may mắn sở hữu dãy
số trúng thưởng giải Jackpot2 với trị giá 3.705. 261.050 đồng. Sau khi trừ thuế
thu nhập, khách hàng N.X.Đ thực lĩnh số tiền 3.335.778.945 đồng bằng hình thức
chuyển khoản. (An Ninh Hải Phòng 24/4, PT)
Ngày 24/4, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức
hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác lịch sử Đảng năm 2019. Đồng chí Đào Khánh
Hà – Thành ủy viên, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì hội nghị.
Hơn 300 đại biểu dự hội nghị đã nghe PGS.TS
Nguyễn Ngọc Hà (Viện lịch sử Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
trao đổi 6 chuyên đề: Khái quát quy trình nghiên cứu, biên soạn, biên tập, thẩm
định, in ấn, phát hành một công trình lịch sử Đảng bộ địa phương và lịch sử
ban, ngành, đoàn thể; Công tác sưu tầm, xử lý tư liệu phục vụ nghiên cứu, biên
soạn lịch sử Đảng bộ địa phương; Phương pháp xây dựng đề cương, thuyết minh, kế
hoạch nghiên cứu một công trình lịch sử Đảng bộ địa phương và lịch sử ban,
ngành, đoàn thể; Phương pháp biên soạn biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ địa
phương; Một số vấn đề về viết tiểu sử và hồi ký cách mạng; Công tác tuyên
truyền, giáo dục lịch sử Đảng.
Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào
Khánh Hà, lớp tập huấn nghiệp vụ công tác lịch sử Đảng là cơ hội giao lưu, trao
đổi và học tập kinh nghiệm thực tiễn giữa cán bộ làm công tác lịch sử Đảng
trong toàn thành phố. Qua đó góp phần tổng kết thực tiễn sinh động qua các thời
kỳ lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng, giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy
niềm tự hào về Đảng, về đất nước quê hương trong cán bộ, đảng viên và nhân dân
thành phố; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. (An Ninh Hải
Phòng 24/4, LMT)
Ngày 24/4, Đoàn công tác của Ủy ban đối
ngoại của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên TW Đảng, Ủy viên UBTV
Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội dẫn đầu có cuộc làm việc với
lãnh đạo UBND TP Hải Phòng về tình hình thực hiện các điều ước quốc tế đã ký
kết giữa nước CHXH CN Việt Nam và Liên bang Nga tại Hải Phòng.
Cùng đi có đại diện Bộ Kế hoạch&đầu tư,
Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Khoa học&công nghệ, Bộ Quốc phòng, Viện
hàn lâm KHXH Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn giám sát, về phía lãnh đạo TP
Hải Phòng có các đồng chí: Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy,
Trưởng Đoàn ĐBQH Hải Phòng, Ủy viên Ủy ban đối ngoại của Quốc hội; Nguyễn Văn
Tùng, Chủ tịch UBND TP; Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND TP; Bùi Đức Quang,
Phó chủ tịch HĐND TP. (An Ninh Hải Phòng 24/4; Báo Hải Phòng 24/4)
Sáng 24/4, đồng chí Lê Khắc Nam, Phó Chủ
tịch UBND thành phố cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan
kiểm tra công tác chuẩn bị khánh thành và triển khai hoạt động tại Dự án Bệnh
viện (BV) Đa khoa Hải Phòng và Dự án BV Y học cổ truyền Hải Phòng, trụ sở xã An
Đồng, huyện An Dương.
Dự án BV Y học cổ truyền Hải Phòng – giai
đoạn I được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2662/QĐ-UBND ngày
31/10/2016 với mục tiêu từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho BV Y học
cổ truyền Hải Phòng, củng cố và phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y học cổ
truyền và y học hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng y học cổ
truyền, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân thành phố và
các địa phương lân cận.
Quy mô BV có 220 giường bệnh với tổng mức
đầu tư 188.742.000.000 đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Hiện nay toàn bộ
các hạng mục của dự án thi công cơ bản hoàn thành, đang lắp đặt thiết bị điện,
nước, nhà thầu đang khẩn trương thi công bàn giao công trình trong tháng
5-2019. (An Ninh Hải Phòng 24/4, Hồng Hải; Báo Hải Phòng 24/4)
Sáng 24/4, Quận ủy Lê Chân tổ chức hội nghị
đối thoại giữa Thường trực quận ủy với đại biểu nhân dân phường Nghĩa Xá.
Chủ trì hội nghị đối thoại có các đồng chí:
Lê Trung Kiên, Ủy viên Thành ủy, Bí thư Quận ủy; Nguyễn Văn Phiệt, Phó Bí thư
Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận và đồng chí Phạm Tiến Du – Phó Bí thư
Quận ủy, Chủ tịch UBND quận. (An Ninh Hải Phòng 24/4)
Trên địa bàn thành phố, hiện còn nhiều dự án
sử dụng đất từ 1 ha trở lên được thành phố phê duyệt hoặc đồng ý chủ trương cho
triển khai, nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính. Trong đó, nhiều dự án thực
hiện từ năm 2010. Đây là sự chậm trễ, làm ảnh hưởng tới số thu ngân sách cũng
như hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền, cần rà soát, làm rõ nguyên nhân
và tổ chức thu vào ngân sách. (Báo Hải Phòng 24/4, Hồng Thanh)
Tại một số cuộc họp gần đây của thành phố,
có ý kiến cho rằng, số thu ngân sách nội địa của Hải Phòng những năm qua tăng
nhiều chủ yếu do các nguồn thu từ đất. Theo lãnh đạo Cục Thuế Hải Phòng, trên
thực tế, các khoản thu từ đất trong cơ cấu tổng thu ngân sách nội địa của thành
phố có tăng do công tác quản lý chặt chẽ hơn, tốt hơn. Nhiều dự án lớn được tập
trung xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đồng thời với quá
trình triển khai dự án và chủ đầu tư tự giác chấp hành. Tuy nhiên, tính theo
tổng thể chung thì tỷ trọng tiền đất trong tổng thu ngân sách của Hải Phòng
không lớn.
Cụ thể, theo Cục Thuế Hải Phòng, năm 2016,
tổng thu ngân sách nội địa của thành phố 17.303 tỷ đồng, số thu từ đất 2.252 tỷ
đồng, chiếm tỷ trong 13% (bình quân chung toàn quốc 11,6%). Năm 2017, tiền đất
3151 tỷ đồng/21.777 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14% (bình quân chung toàn quốc
12,9%). Năm 2018, tiến đất 3600 tỷ đồng/24.768 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,5%
(bình quân chung toàn quốc 13%)... Không những thế, theo Cục Thuế Hải Phòng, số
thu từ đất không còn tiếp tục xu hướng năm sau cao hơn năm trước mà giảm dần
bởi hầu hết dự án lớn, nhất là các dự án phát triển đô thị có đóng góp nhiều
cho ngân sách hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Năm 2019 và 2020, ngành Thuế và
các ngành liên quan tập trung tính toán, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
của các dự án tồn đọng từ nhiều năm trước là chính. Ngoài ra, số thu ngân sách
từ đất tập trung chủ yếu tại các dự án đấu giá đất của các quận, huyện; nguồn
thu từ các dự án đầu tư mới đã đăng ký nhưng đang trong quá trình triển khai...
Như vậy, có thể thấy, nguồn thu từ đất là
khoản quan trọng của ngân sách thành phố nhưng chiếm tỷ trọng không lớn, tương
đương mức bình quân chung của cả nước. Nguồn thu còn lại chủ yếu từ các dự án
phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho
thấy các chủ trương, định hướng đúng đắn của thành phố trong thu hút đầu tư,
phát triển sản xuất, tập trung cao phát triển công nghiệp, dịch vụ. Điển hình
là việc thu hút, tạo điều kiện để Tập đoàn Vingroup đầu tư xây dựng Nhà máy sản
xuất ô tô Vinfast, ngay trong năm đầu (năm 2018) mang lại nguồn thu 1200 tỷ
đồng; năm 2019 dự kiến thu 1500 tỷ đồng. Một số dự án phát triển công nghiệp
khác như LG Electronics, LG Display, LG Innotek, Nhiệt điện Hải Phòng; Xi măng
Hải Phòng, Xi măng Chin- phong, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty
xăng dầu khu vực 3, Công ty Hải Linh, Công ty Thuốc lá Hải Phòng, Công ty CP
Bia Hà Nội- Hải Phòng, Công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO... cũng mang lại những
nguồn thu lớn cho ngân sách.
Đáng mừng hơn khi quý 1 năm 2019, số thu từ
khu vực doanh nghiệp tăng lên nhìn thấy rõ. Nổi bật nhất là số thu từ doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1376,6 tỷ đồng, bằng 45,9% dự toán pháp
lệnh, 42,4% dự toán phấn đấu của HĐND và tăng tới 105% so với cùng kỳ năm 2018.
3 khu vực doanh nghiệp khác tuy mức tăng trưởng chưa như kỳ vọng nhưng cũng ở
mức khá. Cụ thể, khu vực doanh nghiệp Trung ương 3 tháng đạt 452 tỷ đồng, bằng
22,4% dự toán; khu vực doanh nghiệp địa phương đạt 241 tỷ đồng, bằng gần 20% dự
toán và tăng trưởng hơn 10,4%; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1026,8
tỷ đồng, bằng 21,4% dự toán và tăng trưởng gần 5%... Điểm sáng nữa là thuế thu
nhập cá nhân tăng trưởng tới 89,4% so với cùng kỳ năm 2018. Với xu hướng này,
chắc chắn cơ cấu thu ngân sách của Hải Phòng tiếp tục có những chuyển biến tích
cực, hiệu quả cao và thực chất, bền vững hơn. (Báo Hải Phòng 24/4, Thanh Hiệp)
Từ 0 giờ ngày 27/4: Điều chỉnh phân luồng 4 tuyến phố
Sở Giao thông-Vận tải vừa có thông báo về
việc điều chỉnh phân luồng (lần 2) đối với 4 tuyến đường thuộc địa bàn quận Ngô
Quyền, nhằm phục vụ việc tổ chức lại giao thông trong khu vực nội thành.
Phố Cấm từ nút giao với phố Đông Khê đến nút
giao với phố Nguyễn Hữu Tuệ cho phép xe đạp, xe máy lưu thông 2 chiều, ô tô lưu
thông 1 chiều.
Theo đó, kể từ 0 giờ ngày 27/4, đoạn từ ngã
ba phố Lê Lợi - Phạm Minh Đức đến ngã ba giao với phố Cấm cho phép xe đạp, xe
máy lưu thông 2 chiều, ô tô lưu thông 1 chiều.
Đoạn từ ngã ba giao với phố Cấm đến ngã tư
Thành Đội vẫn giữ nguyên hiện trạng 1 chiều.
Phố Cấm từ nút giao với phố Đông Khê đến nút
giao với phố Nguyễn Hữu Tuệ cho phép xe đạp, xe máy lưu thông 2 chiều, ô tô lưu
thông 1 chiều.
Phố Nguyễn Hữu Tuệ đoạn từ nút giao với phố
Cấm đến nút giao đường mương Đông Bắc
cho phép xe đạp, xe máy lưu thông 2 chiều, ô tô lưu thông 1 chiều.
Phố Trần Bình Trọng đoạn từ ngã ba giao với
phố Lương Khánh Thiện đến nút giao với đường Trần Phú cho phép ô tô lưu
thông 1 chiều, xe đạp, xe máy lưu thông
2 chiều./ (Báo Hải Phòng 24/4, Mai Lâm)
Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2019 với chủ đề "Hải
Phòng - Điểm đến thành công" sẽ diễn ra trong thời gian 4 ngày (từ 10 -
13/5) với nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn.
(Chinhphu.vn 23/4)
Thành phố Hải Phòng sắp xây dựng con đường làm từ nhựa tái
chế tại Tổ hợp công nghiệp DEEP C. Công trình do Công ty Dow Việt Nam hợp tác
với DEEP C Hải Phòng thực hiện. (Nông Thôn Ngày Nay 25/4, tr12; Tài Nguyên
& Môi Trường 25/4, tr16)./.