Điểm báo hàng ngày về Hải Phòng (ngày 19/2/2013)
Tại Thông báo 70, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương (trong đó có Hải Phòng) tiếp tục triển khai các giải pháp phấn đấu hoàn thành mục tiêu Quốc hội đề ra là đến cuối năm 2013, cơ bản chấm dứt tình trạng gia cầm nhập lậu vào Việt Nam.
Sau 2 tháng triển khai phương án “tăng cường ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội” và 1 tháng triển khai Đề án của Chính phủ “Phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép”, Phó Thủ tướng nhận định, đã có tiến bộ rõ rệt trong việc kiểm soát vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép.
Để duy trì và phát huy hơn nữa các kết quả đã đạt được, phấn đấu hoàn thành mục tiêu Quốc hội đề ra là đến cuối năm 2013 cơ bản chấm dứt tình trạng gia cầm nhập lậu vào Việt Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu, UBND các tỉnh, thành phố phía Bắc chỉ đạo quyết liệt các đơn vị chức năng, trực tiếp làm việc, yêu cầu các chủ đường dây vận chuyển, các hộ kinh doanh gà trên địa bàn ký cam kết không vận chuyển kinh doanh gà nhập lậu; hướng dẫn, vận động, tạo điều kiện cho họ chuyển sang kinh doanh tiêu thụ gà trong nước, hoàn thành trước ngày 28/2. Đồng thời, có kế hoạch cùng các hộ chăn nuôi bàn và xây dựng phương án từng bước tham gia hình thức bảo hiểm thích hợp để hạn chế thiệt hại, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, Chủ tịch các tỉnh, thành phố ven biển phía Bắc, trọng điểm là Hải Phòng và Thái Bình chỉ đạo tổ chức lực lượng phòng, ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm nhập lậu theo đường biển vào sâu trong nội địa.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ NN&PTNT công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ quy trình tiêu huỷ gia cầm; danh sách các cơ sở sản xuất, cung cấp giống gia cầm để người dân được biết. Các BộY tế, Bộ NN&PTNT phải thường xuyên cập nhật và định kỳ hàng tháng đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ những thông tin về tác hại của việc sử dụng gia cầm nhập lậu; kết quả kiểm nghiệm gia cầm, sản phẩm gia cầm (nhập lậu và trong nước sản xuất).
Còn Bộ Công Thương rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và thành phần của các Trạm kiểm soát liên hợp, nghiên cứu bổ sung phương thức hoạt động và thành phần (có cảnh sát giao thông và thanh tra viên) để thực hiện được chức trách, nhiệm vụ.
Mặt khác, giao các Bộ, ngành, địa phương kịp thời xem xét, biểu dương, khen thưởng, đề xuất Thủ tướng khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu trong thời gian qua. (Phương Hiển, Báo Chính Phủ Điện Tử 18/2)
Sáng 18/2, dưới sự chủ trì của Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với Công an các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về sơ kết công tác bảo vệ Tết Quý Tỵ 2013, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Theo Trung tướng Nguyễn Danh Cộng - Chánh văn phòng Bộ Công an, tỷ lệ phạm pháp hình sự trên toàn quốc trong 9 ngày người dân nghỉ Tết giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Cần Thơ… không xảy ra án đặc biệt nghiêm trọng. Hiện tượng đốt pháo cơ bản đã giảm…
Hàng loạt nhiệm vụ trọng tâm đối với lực lượng Công an toàn quốc trong thời gian tới đã được Bộ trưởng gợi mở. Đó là thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các kế hoạch, biện pháp phòng chống, đấu tranh tội phạm đã đề ra; nhất là đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội đã khởi động được 2 tháng nay.
Bộ trưởng yêu cầu, Công an các tỉnh, thành phố phải chủ động hơn nữa trong công tác nắm tình hình, tham mưu để cấp ủy, chính quyền cơ sở có biện pháp vận động người dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự. Lực lượng Công an phải phát huy vai trò chủ công, giữ gìn an ninh trật tự ở các địa điểm diễn ra lễ hội, không để xảy ra trộm cắp, móc túi. Tập trung điều tra những vụ trọng án đã xảy ra, đánh mạnh, đánh trúng các ổ nhóm lưu manh, côn đồ, phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với tình trạng trộm cắp, trộm đột nhập nhà dân; quản lý chặt cơ sở kinh doanh có điều kiện, tăng cường công tác quản lý vũ khí vật liệu nổ, các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Bên cạnh đó, phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, động viên cán bộ chiến sĩ từng đơn vị vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. (H.Q, An Ninh Thủ Đô 19/2, tr5)
Chiều 18/2, Phó Chủ tịch thành phố Đan Đức Hiệp tiếp và làm việc với ông Won Jong Chan - Đại sứ kiêm cố vấn quan hệ đối ngoại thành phố Gwangju (Hàn Quốc), nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa thành phố Gwang Ju với Hải Phòng.
Thay mặt lãnh đạo thành phố Gwang Ju, ông Won Jong Chan mời Hải Phòng tham dự Diễn đàn Quốc tế “Các thành phố và quyền con người”, tổ chức tại Gwang Ju vào tháng 5. Đây là Hội thảo về các vấn đề liên quan đến quyền con người và nâng cao chất lượng sống cho người dân khu vực đô thị. Qua đó, 2 thành phố có dịp giao lưu và tìm hiểu thêm về phong tục, tập quán, văn hóa, kinh tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác.
Phó Chủ tịch Đan Đức Hiệp cảm ơn và ghi nhận lời mời của thành phố Gwang Ju để báo cáo với lãnh đạo thành phố. Phó Chủ tịch cũng thông tin một số nét về hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam cũng như Hải Phòng; tình hình đầu tư Hàn Quốc tại Hải Phòng và một số Dự án của thành phố được sự hỗ trợ vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch mời thành phố Gwang Ju tham dự chương trình “Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013”, do Hải Phòng đăng cai vào tháng 5 này. (Báo Hải Phòng 19/2, tr1)
Ngày 18/2 (mồng 9 tháng Giêng), cùng với các địa phương trong cả nước, các quận, huyện, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố đồng loạt ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây mùa Xuân đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” năm 2013. Các lãnh đạo thành phố tham gia trồng cây tại các địa phương.
Tại huyện Thủy Nguyên, ông Nguyễn Văn Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố tham dự Tết trồng cây tại Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng. Cùng tham gia có lãnh đạo các Ban, ngành thành phố và huyện Thủy Nguyên, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp. Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy thăm Công viên 25-10 tại thị trấn Núi Đèo vừa được khánh thành.
Phát biểu tại lễ phát động Tết trồng cây, Bí thư Thành ủy khẳng định, thành phố thực hiện Tết trồng cây làm theo lời Bác dạy. Các cấp, các ngành cần nhận thức sâu sắc việc trồng cây có ý nghĩa quan trọng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng, góp phần giữ đất, tạo cảnh quan. Bí thư cũng chúc Khu công nghiệp VSIP có nhiều sản phẩm sạch, chất lượng cao xuất khẩu ra thế giới.
Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy biểu dương huyện Thủy Nguyên không tổ chức bắn pháo hoa, tiết kiệm nguồn kinh phí này phục vụ an sinh xã hội; huyện thực hiện tốt việc cam kết không đốt pháo nổ, bảo đảm giao thông an toàn.
Năm nay, huyện Thủy Nguyên phát động trồng 12.500 cây xanh, trong đó có 4.500 cây bóng mát và 8.000 cây dừa. Trong dịp đầu Xuân, huyện trồng 4.500 cây bóng mát. Riêng Công ty VSIP Hải Phòng dự kiến trồng 3.000 cây trong Khu Công nghiệp.
Cùng với đó, ông Dương Anh Điền - Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch thành phố dự lễ phát động Tết trồng cây tại xã Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng. Cùng dự có ông Đỗ Hữu Ca - Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Giám đốc Công an thành phố; ông Phạm Thuyên - Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.
Chủ tịch Dương Anh Điền đã cùng lãnh đạo thành phố, huyện Tiên Lãng, chính quyền địa phương trồng dừa ven tuyến đường 25, dọc tuyến kênh trung thuỷ nông của huyện.
Theo kế hoạch, năm nay, Tiên Lãng trồng hơn 11.000 cây các loại dọc các tuyến đường liên xã, liên thôn, bờ kênh, bờ mương, khu công cộng, khu di tích lịch sử văn hoá, trang trại tập trung, ven sông, ven biển...Trong đó, có 1.200 cây dừa; 10.000 cây các loại như: Keo, lát, phi lao, bạch đàn, lát, long lão, xà cừ, keo tai tượng, phi lao, phượng vĩ, bằng lăng, muồng, hòe, xoài, nhãn, sấu, vú sữa, hồng...
Ngay sau lễ phát động trồng cây, các địa phương, đơn vị, trường học đồng loạt ra quân tích cực hưởng ứng tết trồng cây tại địa phương.
Tại quận Hải An, bà Nguyễn Thị Nghĩa - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng đến dự và phát động Tết trồng cây tại khu đô thị mới (phường Đằng Hải). Cùng dự có Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng Trần Ngọc Vinh.
Tại lễ phát động, Chủ tịch quận Phạm Văn Hưởng khẳng định, thế mạnh của quận trong những năm qua là phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao, vận động nhân dân tích cực trồng cây tăng hiệu quả sử dụng đất. Hải An không chỉ phát triển cây có giá trị kinh tế, tại các khu vực nhà máy, công sở, nhiều loại cây được trồng góp phần xây dựng Hải An trở thành đô thị xanh, sạch, đẹp. Tại các bãi bồi ven sông, ven biển, những loại cây phù hợp được phát triển, góp phần giữ đất, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Bích - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND thành phố tham gia Tết trồng cây Xuân Quý Tỵ 2013 tại Công viên An Biên, quận Ngô Quyền.
Trong dịp này, tại Công viên An Biên, quận Ngô Quyền trồng gần 20 cây sấu là những cây có chất lượng tốt do Công ty Công viên cung cấp. Quận phát động các phường, cơ quan, đơn vị, trường học trồng mới, thay thế, tổ chức chăm sóc tốt các cây đã trồng trên địa bàn, góp phần làm đẹp cải tạo và làm đẹp môi trường.
Tại trường THCS An Thắng, xã An Thắng, ông Nguyễn Đình Then - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố dự và phát động Tết trồng cây Xuân Quý Tỵ 2013 của huyện An Lão.
Tết trồng cây năm nay, huyện An Lão phát động các xã, thị trấn, cơ quan đơn vị, trường học… trồng mới, thay thế 9.000 cây trong đó, có 3.000 cây ăn quả như: Sấu, khế, nhãn, vải; 6.000 cây bóng mát, phòng hộ như: Keo tai tượng, xà cừ, phượng vĩ; bố trí người chăm sóc tốt các cây đã trồng, góp phần tạo cảnh quan, cải thiện môi trường xanh, sạch, đẹp. Đồng thời nâng cao ý thức người dân bảo vệ môi trường, thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Ông Đan Đức Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thành phố đã tham dự Tết trồng cây mùa Xuân năm 2013 tại Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc ở Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy.
Ngay trong ngày đầu phát động, xã Ngũ Đoan trồng 200 cây phượng vĩ và keo tai tượng tại các trường học, khu vực trung tâm văn hoá làng, các trục đường giao thông chính của xã, khu di tích lịch sử. Đoàn Thanh niên xã phối hợp Chi đoàn thanh niên khối cơ quan chính quyền huyện trồng, chăm sóc, bảo vệ 2 tuyến đường hoa phượng từ đường 402 về đến cổng khu tưởng niệm các vua nhà Mạc.
Trong ngày đầu tiên phát động, huyện Kiến Thụy triển khai trồng 2850 cây phượng vĩ dọc tuyến đường kênh Hòa Bình về đến Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc, tạo tuyến đường hoa phượng dài nhất trên địa bàn huyện. Đây là hoạt động hưởng ứng lễ hội hoa phượng, nằm trong khuôn khổ chương trình Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013/
Tại Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông Đỗ Trung Thoại - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thành phố dự lễ phát động Tết trồng cây của huyện Vĩnh Bảo.
Dịp này, huyện trồng hơn 350 cây có chất lượng tốt, bảo đảm tỷ lệ cây sống cao. Trước đó, huyện tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào trồng cây, phấn đấu mỗi người dân trồng, chăm sóc ít nhất một cây.
Cũng nhân dịp này, Phó Chủ tịch Đỗ Trung Thoại cùng lãnh đạo huyện trao sổ tiết kiệm (trị giá 500.000 đồng/sổ) tặng các tân binh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Phó Chủ tịch đã thăm, chúc Tết và tặng quà Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi huyện Vĩnh Bảo - đơn vị điển hình trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi của thành phố.
Tại Đền liệt sĩ quận Hồng Bàng, ông Lê Văn Thành - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thành phố tham dự Tết trồng cây Xuân Quý Tỵ 2013 do UBND quận Hồng Bàng phát động. 10 cây phượng cổ thụ trị giá hàng chục triệu đồng được trồng tại Đền liệt sĩ trong buổi sáng 18/2. Các phường trên địa bàn quận Hồng Bàng ra quân trồng khoảng 220 cây xanh các loại.
Tết trồng cây năm nay, quận Hồng Bàng phát động các địa phương, đơn vị trồng khoảng 800 cây bóng mát, chủ yếu là cây phượng dọc các tuyến đường, công viên, cơ quan, công sở, trường học... Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng chủ đề năm “Du lịch và Đô thị” của thành phố. Việc trồng cây phượng góp phần tạo điểm nhấn thành phố hoa phượng đỏ tại khu vực trung tâm thành phố.
Sau lễ phát động và trồng cây trước cửa Đền liệt sĩ Hồng Bàng, Phó Chủ tịch Lê Văn Thành cùng các đại biểu dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nhà tưởng niệm liệt sĩ quận Hồng Bàng.
Tại xã An Hòa, ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch thành phố tham dự Tết trồng cây huyện An Dương. Phó Chủ tịch đã cùng các đại biểu, lãnh đạo địa phương và đông đảo người dân tham gia trồng cây ven trục giao thông chính của xã.
Trong ngày đầu phát động, xã An Hòa trồng 1.500 cây xanh các loại. Cùng ngày, các xã, thị trấn và đơn vị trên địa bàn huyện đồng loạt ra quân trồng 10.000 cây xanh các loại, gồm cây bóng mát, cây ăn quả (lát, phượng vĩ, sấu, xoài, dừa…)
Ở khu vực Đoàn 295, quận Đồ Sơn tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ kính yêu. Ông Nguyễn Hữu Doãn - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ đến dự và tham gia trồng cây. Hơn 1000 đại biểu, cán bộ, người dân trong quận cùng tham gia.
Trong dịp này, Đồ Sơn tổ chức trồng khoảng 10.000 cây xanh các loại tại Đoàn 295, khu vực ven biển, đồi trọc, các tổ dân phố, cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Trong đó, có 1.000 cây ăn quả, 9.000 cây chắn sóng.
Tại đồi Thiên Văn, ông Nguyễn Văn Vinh - ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy tham dự Tết trồng cây Xuân Quý Tỵ 2013 của quận Kiến An.
Dịp Tết Nguyên đán năm nay, quận tiếp nhận 4000 cây, gồm các loại cây xà cừ, phương, bằng lăng, dừa xiêm, khế ngọt, vú sữa,…Số cây trồng được phân về các phường các trường học và các trang trại trên địa bàn quận; được trồng tại khuôn viên các cơ quan, trường học, đường hè,…góp phần tạo cảnh quan sinh thái, chuyển dịch cơ cấu cây trồng các địa phương. Ngay trong lễ phát động, các lãnh đạo, đại biểu đã trồng 50 cây bóng mát.
Quận Dương Kinh tổ chức lễ phát động Tết trồng cây Xuân Quý Tỵ 2013 tại Khu tái định cư Dự án đường ô tô cao tốc, phường Hòa Nghĩa. Năm nay, quận tiếp nhận hơn 4000 cây, chủ yếu cây bóng mát (phượng, sấu, bằng lăng,…), cây ăn quả (dừa, vú sữa,…). Ngay trong ngày phát động các phường, các cơ quan đơn vị trên địa bàn quận hưởng ứng trồng gần 1000 cây xanh tại các khuôn viên, các đường hè.
Huyện Cát Hải tổ chức ra quân phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ tại khu tái định cư Hải Sơn, xã trân Châu, đảo Cát Bà. Trong dịp này, các địa phương, đơn vị của huyện đảo trồng 3700 cây xanh, cây môi sinh các loại. UBND huyện giao nhiệm vụ các xã, thị trấn, đơn vị, trường học quản lý, bảo vệ và chăm sóc tốt các cây đã trồng, góp phần bảo vệ môi trường Khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày càng xanh tươi.
Cũng nằm trong khuôn khổ các hoạt động trên, tại trường PTTH Lê Chân, quận Lê Chân phát động lễ trồng cây với sự tham gia của các phường, trường học, cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Ông Lê Vũ Thành - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tham dự.
Năm nay, quận Lê Chân chủ trương trồng và chăm sóc cây xanh tại các khu đô thị, các tuyến đường mới, trong khuôn viên các trường học, trụ sở các cơ quan… Riêng trong ngày đầu phát động lễ trồng cây, quận trồng 250 cây các loại như phượng vĩ, xà cừ…
Từ nhiều năm nay, phong trào Tết trồng cây tại quận Lê Chân trở thành một nét đẹp văn hoá truyền thống, góp phần tăng độ che phủ mật độ cây xanh và cải tạo môi sinh, làm đẹp thêm cảnh quan đô thị của thành phố… (Báo Hải Phòng 19/2, tr1; Nhóm PV, An Ninh Hải Phòng 19/2, tr1+5)
5. Huyện An Dương: Tập trung cao độ cho công tác giải phóng mặt bằng
Đây là chỉ đạo của Chủ tịch thành phố Dương Anh Điền tại cuộc kiểm tra tình hình kinh tế - xã hội và công tác tổ chức phục vụ nhân dân trong dịp đón Tết ở huyện An Dương (sáng 18/2).
Chủ tịch yêu cầu huyện An Dương tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong năm 2012, tạo khí thế thi đua trong toàn huyện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Trong đó, tập trung chỉ đạo sản xuất vụ lúa Xuân 2013 đạt kết quả tốt; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các Dự án, nhất là Dự án Khu công nghiệp Tràng Duệ và Dự án Phát triển giao thông đô thị Hải Phòng.
Theo báo cáo của huyện An Dương, các địa phương, đơn vị trong toàn huyện thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức nhân dân đón Tết bảo đảm vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm. Trong dịp Tết, tình hình an ninh trật tự ổn định, không xảy ra vụ việc đột xuất, bất ngờ; tai nạn giao thông hạn chế; vi phạm về pháo giảm nhiều so với năm 2012.
Các địa phương cũng đã tổ chức 50 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng và các giải thi đấu thể dục thể thao dân gian, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia; tổ chức thành công lễ hội vật cổ truyền Vĩnh Khê, hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2013...
Huyện còn tổ chức thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn; chuyển, trao 17.465 suất quà trị giá gần 3,4 tỷ đồng tặng gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo.
Năm 2013, An Dương tập trung cao độ cho công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án Khu công nghiệp Tràng Duệ, phát triển giao thông đô thị Hải Phòng... Huyện chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch phòng chống rét cho mạ bằng biện pháp phủ ni-lon với tổng diện tích gieo cấy 3.550ha. Đến nay, 100% diện tích gieo cấy được cày lật đất; diện tích gieo cấy đạt 60%... (Báo Hải Phòng 19/2, tr1+2)
6. Sở TN&MT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính
Năm 2013, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, Sở TN&MT đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính.
Sở nâng cấp hệ thống hộp thư điện tử công vụ và mạng truyền số liệu chuyên dùng các cơ quan Đảng, Nhà nước thành phố để giảm giấy tờ và tham vấn đối với: Thông tin về thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, doanh nghiệp, thông tin về quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng, hành lang an toàn các công trình kỹ thuật.
Sở cũng thực hiện chuyển giao các phần mềm dùng chung của Bộ TN&MT cho Phòng TN&MT cấp quận, huyện, cán bộ địa chính cấp xã tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. (Báo Hải Phòng 17/2, tr1)
Sáng 17/2, Câu lạc bộ Hoa lan Hải Phòng tổ chức Ngày hội Hoa lan lần thứ 2 – 2013. Phó Chủ tịch thành phố Lê Khắc Nam cùng đại diện các Câu lạc bộ Hoa lan của tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình cùng đông đảo hội viên và những người yêu thích hoa lan tới tham dự.
Phát biểu tại Ngày hội, Phó Chủ tịch thành phố nhấn mạnh, năm 2013, Hải Phòng đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng với hàng chục sự kiện lớn. Việc phát triển phong trào trồng, chăm sóc, chơi lan và tổ chức các sự kiện về hoa lan là hoạt động tích cực, góp phần tạo điểm nhấn cho thành phố trong sự kiện đặc biệt nayfu.
Phó Chủ tịch đề nghị, Câu lạc bộ Hoa lan Hải Phòng tích cực phối hợp với Sở VH-TT&DL và các Công ty lữ hành, du lịch đưa vườn lan của các hội viên trở thành điểm đến trong các tour, tuyến du lịch, phục vụ nhu cầu tham quan, thưởng thức của du khách đến với thành phố. (Báo Hải Phòng 18/2, tr2)
Đây là một trong những nội dung được Huyện ủy Vĩnh Bảo nhấn mạnh tại cuộc tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2012, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
Nhân dịp này, 10 Chi bộ Đảng trực thuộc Huyện ủy đạt tiêu chuẩn Trong sạch, vững mạnh tiêu biểu năm 2012 được biểu dương.
Năm 2013, Huyện ủy Vĩnh Bảo tập trung tăng cường công tác tư tưởng, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, đồng thuận trong xã hội; đồng thời tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt các cấp ủy, Chi bộ; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thông tin tổng hợp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy. (Báo Hải Phòng 18/2, tr4)
Theo Saigontourist Chi nhánh Hải Phòng, hãng lữ hành này tổ chức 5 tour du lịch, xuất phát từ thứ 5 – Chủ nhật hàng tuần, đưa du khách từ TPHCM và các tỉnh phía Nam ra thăm các địa danh du lịch nổi tiếng của Hải Phòng.
Theo đó, một số tour triển khai trong dịp Tết và kéo dài cả năm như Hải Phòng – đảo Cát Bà – Hạ Long – đảo Quan Lâm; Hải Phòng – Vườn Quốc gia Cát Bà; Hạ Long – đảo Cát Bà…
Đây là các sản phẩm du lịch mới hình thành, nhằm khai thác điểm đến Hải Phòng, Cát Bà trong Năm Du lịch Quốc gia 2013, góp phần thu hút ngày càng đông du khách đến với thành phố Hoa Phượng đỏ. (Báo Hải Phòng 15/2, tr5)
10. Quận Đồ Sơn: Bảo đảm an ninh, vệ sinh môi trường các điểm du lịch tín ngưỡng
Chủ tịch quận Đồ Sơn Hoàng Đình Bình cho hay: Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân, du khách đến thăm, vãn cảnh các điểm du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn, quận có kế hoạch giao cho đơn vị chức năng và các phường chuẩn bị phương án chi tiết bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cảnh quan.
Trên địa bàn quận có một số điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút đông đảo du khách dịp đầu Xuân như đền Bà Đế, đền thờ Nam Hải Thần Vương ở đảo Dáu, đền Nghè, chùa Hang, bến K15…
Vào thời điểm chính hội, lượng khách đến các địa điểm tăng đột biến, kéo theo lượng rác thải tăng, tệ nạn trộm cắp, cướp giật, ăn xin, cờ bạc trá hình… Do vậy, quận chủ động kế hoạch quản lý, kiểm tra, tăng lực lượng, bố trí hợp lý điểm trông giữ xe, bán đồ cúng, lễ; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường…, góp phần tạo nét đẹp văn minh trong hoạt động lễ hội Xuân. (Báo Hải Phòng 15/2, tr5)
Chủ tịch xã Tiên Thắng (Tiên Lãng) Ngô Ngọc Thuận cho biết, trong dịp Xuân Quý Tỵ 2013, chùa Thắng Phúc thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài thành phố đến tham quan, dâng hương.
Là trung tâm văn hóa tâm linh lớn của thành phố, chùa Thắng Phúc được đầu tư xây dựng với hệ thống công trình quy mô, bề thế, đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách thập phương. Đến với chùa, du khách được chiêm ngưỡng quần thể công trình kiến trúc quy mô lớn, độc đáo trong khuôn viên rộng lớn với phong cảnh thiên nhiên hữu tình. (Báo Hải Phòng 19/2, tr2)
Được biết, năm 2013, để hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013, Giám đốc Trung tâm Văn hóa thành phố đã có đề xuất, kiến nghị UBND thành phố có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho Chi hội Chim bồ câu đua Hải Phòng tổ chức Hội thả chim bồ câu đua vào sáng chủ nhật hàng tuần.
Về phía Chi hội, ngoài việc tổ chức các giải thi đấu định kỳ giữa các “căn cứ” trong Chi hội và giao lưu với Câu lạc bộ “Chim bồ câu đua Thăng Long – Hà Nội”, Chi hội còn dự định tổ chức cuộc đua liên tỉnh phía Bắc với 60 chiến binh xuất sắc tham dự giải. Ngoài ra, Chi hội còn tổ chức chuyến tham quan chợ chim ở Trung Quốc và Thái Lan để tìm hiểu, liên hệ, tiến tới đưa con chim của mình sang nước bạn thi thố tài năng.
Trong làng giải trí Hải Phòng, bồ câu đua là thú chơi còn khá mới mẻ nhưng đã tạo được dấu ấn đậm nét, thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo công chúng, góp phần làm phong phú, đa dạng hóa các hoạt động văn hóa – văn nghệ của thành phố. Đây thực sự làm một thú chơi tao nhã, một sân chơi bổ ích, lý thú, cần được nhân rộng. (Khánh Chi, An Ninh Hải Phòng 19/2, tr8)
Tối mùng 2 Tết, tại khuôn viên di tích đình Hàng Kênh (Lê Chân), Câu lạc bộ Ca trù – Hội Văn nghệ dân gian thành phố mở canh hát “Chào Xuân Quý Tỵ, mừng Năm Du lịch Quốc gia”, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tới thưởng lãm.
Với canh hát này, khán giả mê ca trù thành phố Cảng và du khách còn được thưởng thức những làn điệu hát văn, quan họ, hát chèo mượt mà của các nghệ sĩ. Khán giả đặc biệt ấn tượng với các tiết mục “Hát văn hội làng”, “Ca trù Hải Phòng vào Xuân”, “Múa hát chúc hỗ”… (TP, An Ninh Hải Phòng 19/2, tr8)
Mục tiêu hoàn thành thu dọn rác trước 3 giờ 30 phút mùng 1 Tết Quý Tỵ mà Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị đặt ra được tất cả lao động của đơn vị thực hiện tốt.
Khoảng gần 3 giờ sáng mùng 1 Tết, toàn bộ rác thải trên các tuyến đường cơ bản được thu gom, đưa về các khu xử lý, sau đó các xe phun nước rửa đường, làm cho tuyến đường phong quang, sạch đẹp hơn.
Năm nay, với việc tổ chức chợ hoa Xuân tại đường Lê Hồng Phong góp phần giảm ùn tắc giao thông và giảm lượng rác thải khu vực dải trung tâm thành phố. (Báo Hải Phòng 15/2, tr7)
Nêu cao phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia các phong trào xã hội, góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là nét nổi bật của Cựu chiến binh xã Quang Trung, huyện An Lão thời gian qua, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã ghi nhận.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa được Hội tham gia bằng những việc làm, những cam kết cụ thể của từng Chi hội và cá nhân hội viên ở cộng đồng dân cư như: Tham gia các đội thu gom rác thải sinh hoạt, khơi thông dòng chảy các kênh mương nội đồng, lắp điện chiếu sáng các ngõ xóm…
Từ đầu năm 2012 đến nay, nhiều hội viên cựu chiến binh gương mẫu hiến đất, đóng góp kinh phí để mở rộng, cải tạo đường làng ngõ xóm theo chương trình xây dựng nông thôn mới của xã. Mặt khác, “Chương trình phát hanh cựu chiến binh” trên sóng Đài truyền thanh xã Quang Trung, do Hội Cựu chiến binh thực hiện góp phần thông tin kịp thời chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nêu gương người tốt việc tốt…, đạt hiệu quả đáng ghi nhận.
Lực lượng cựu chiến binh xã cũng hăng hái tham gia việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, giúp cho tình hình chấp hành quy định bảo đảm trật tự an toàn giao thông ngày càng tốt hơn, giảm số vụ việc vi phạm và tai nạn giao thông.
Bằng những việc làm thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương, Hội Cựu chiến binh xã Quang Trung thực sự là một tổ chức cơ sở vững mạnh tiêu biểu, là lá cờ đầu trong phong trào thi đua cựu chiến binh gương mẫu của huyện An Lão. (An Ninh Hải Phòng 19/2, tr3)
16. Bộ Chỉ huy quân sự thành phố tăng cường phối hợp xây dựng nông thôn mới
Năm 2012, căn cứ 19 tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các nhóm nội dung giải pháp, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố chủ động phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương xác định nội dung và phần việc cụ thể; đồng thời xây dựng kế hoạch và tổ chức ký chương trình phối hợp tham gia xây dựng nông thôn mới, tập trung vào các lĩnh vực: Quy hoạch gắn với xây dựng khu vực phòng thủ; văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, chính sách hậu phương quân đội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi.
Qua triển khai thực hiện hưởng ứng phong trào, đến nay, 100% các đơn vị đã phát động và thực hiện bước đầu đạt hiệu quả thiết thực. Đã có 7 đơn vị tổ chức ký chương trình phối hợp tham gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó, đẩy mạnh tu sửa đường ght nông thôn; trao vốn, giống cho 12 hộ nghèo với tổng số tiền 84 triệu đồng; hỗ trợ xây nhà tình nghĩa trị giá 60 triệu đồng; tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 150 hộ gia đình chính sách…
Năm 2013, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố và các cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai nội dung, chương trình phối hợp tham gia xây dựng nông thôn mới; rà soát bổ sung nội dung đạt 100% kế hoạch đề ra. (PV, An Ninh Hải Phòng 19/2, tr3)
Sáng 17/2, tại làng văn hóa Xuân Đoái (xã Ngũ Phúc, Kiến Thụy) diễn ra lễ khởi công cụm công trình cầu đường liên thôn, nằm trong chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Kiến Thụy.
Dự lễ khởi công có ông Nguyễn Đình Then – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố; ông Đỗ Trung Thoại – Phó Chủ tịch thành phố; ông Nguyễn Hữu Doãn – Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy… cùng các lãnh đạo huyện Kiến Thụy.
Công trình nối liên 2 làng văn hóa Xuân Đông và Xuân Đoài, do gia đình Anh hùng lao động, Tiến sĩ Phạm Văn Trung – Tổng Giám đốc Công ty Bình An, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề kinh tế kỹ thuật Bắc Bộ ủng hộ kinh phí xây dựng với vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng.
Đây là công trình hưởng ứng cuộc vận động Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới của xã Ngũ Phúc và huyện Kiến Thụy. (LMT, An Ninh Hải Phòng 18/2, tr2)
Thấy bố to tiếng với người hàng xóm, Vũ Văn Tân (SN 1976, trú tại xã Lê Thiện, huyện An Dương) đã lao vào, đánh người này đến tử vong. Thế nhưng, Tân chỉ bị khởi tố về tội “Cố ý gây thương tích” và bị tòa tuyên phạt 18 tháng tù giam…
Trước đó, báo Gia Đình & Xã Hội số 69 (ra ngày 8/6/2012) có bài phản ánh về việc Tân do bênh bố đã lao vào hành hung anh Ngô Văn Cường (SN 1968, trú tại xã Lê Thiện), khiến anh này tử vong. Đáng nói, sau khi vụ việc đau lòng xảy ra, Tân vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Chỉ đến khi Báo vào cuộc, phản ánh về vụ việc bất thường này, Tân mới bị khởi tố về tội “Cố ý gây thương tích”.
Cuối năm 2012, TAND huyện An Dương mở phiên sơ thẩm xét xử Tân về tội danh trên và tuyên phạt bị cáo này 18 tháng tù giam. Ngay sau phán quyết của tòa, gia đình anh Cường bức xúc, khẳng định nhiều tình tiết buộc tội bị cáo Tân phạm tội giết người đã không được các cơ quan tố tụng địa phương làm rõ.
Theo trình bày của ông Ngô Văn Tiệp (82 tuổi) - bố anh Cường, do mâu thuẫn gia đình, chị Vũ Thị Thảo (vợ anh Cường) bỏ về bên nhà ngoại. Tối 11/10/2011, anh Cường sang xin lỗi, đón vợ về nhà, nhưng vì còn giận chồng, chị Thảo không chịu về khiến hai bên xảy ra to tiếng. Lúc này, 1 người dân đã gọi điện báo cho Công an xã Lê Thiện và ông Vũ Văn Tiến - Công an viên được cử đến để giải quyết. Đến nơi, ông Tiến rút khẩu súng hơi cay bắn 2 phát chỉ thiên khiến anh Nguyễn Thế Mạnh (SN 1965, trú tại xã Lê Thiện) đứng gần đấy bị cay mắt nên đôi co với ông Tiến. Cùng thời điểm này, Tân - con ông Tiến biết tin bố đang to tiếng với hàng xóm nên chạy đến bênh bố, đánh anh Cường, anh Mạnh. Do vết thương quá nặng, chiều 12/10/2011, anh Cường tử vong.
Được biết, tại Bản kết luận điều tra của Công an huyện An Dương thể hiện, sau khi ông Tiến bắn 2 phát đạn hơi cay để thị uy, Tân từ nhà chạy ra gặp anh Cường và anh Mạnh đang đôi co với bố nên Tân đã dùng tay, chân đánh anh Cường, anh Mạnh bị thương. Sau đó, mọi người có mặt vào can ngăn rồi đưa anh Cường, anh Mạnh về nhà, nhưng chiều hôm sau anh Cường tử vong.
Bản giám định pháp y của Trung tâm giám định pháp Y Hải Phòng kết luận: “Các thương tích vùng trán, gò má trái, vùng trước cổ, vùng lưng, bả vai, thắt lưng... chỉ là xây xát da, phần mềm, tổn thương không lớn do va chạm với vật tầy gây lên. Nếu nạn nhân còn sống thì được đánh giá giảm từ 1- 4% sức lao động. Nạn nhân Cường chết là có bệnh lý mạch vành tim tiềm tàng và đã bị chết vì suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp không hồi phục do bệnh lý mạch vành tim gây thiếu máu cơ tim, suy tim cấp nặng...”. Từ căn cứ này, Công an huyện An Dương khởi tố Tân về tội “Cố ý gây thương tích”.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã công bố những lời khai của các nhân chứng Vũ Văn Long (SN 1964, trú tại xã Lê Thiện), Vũ Văn Phong, Nguyễn Thế Mạnh… chứng kiến Tân đánh các anh Cường, anh Mạnh. Tuy vậy, Tân luôn mồm chối tội, không thừa nhận hành vi đánh anh Cường, thậm chí, bị cáo này còn khẳng định không gặp nạn nhân Cường vào tối 11/10/2011.
Cũng tại phiên tòa, anh Ngô Văn Kiên - anh ruột Cường khai: “Khi pháp y mổ bụng anh Cường, tôi thấy phần ruột anh có nhiều giọt máu dính quanh nhưng cán bộ pháp y lại lấy khăn lau đi mới chụp ảnh. Tôi thấy phần lá lách bị bầm tím, bàng quang bị xẹp không có nước, phần phủ tạng cũng có nhiều nghi vấn... nhưng họ lại không mổ ra xem. Gia đình tôi thấy thế, kiến nghị họ mới mổ ra và lấy hết phần này đưa về giám định. Nhưng trong phần kết luận giám định pháp y bổ sung không nói gì đến những phần nghi vấn này nên kết quả giám định pháp y là không khách quan”.
Sau khi chỉ ra những điểm bất hợp lý trong Bản kết luận giám định pháp y và các lời khai mâu thuẫn nhau của những người làm chứng và bị cáo Tân, Luật sư Nguyễn Văn Thuộm - Văn phòng luật sư Á Đông đề nghị Hội đồng xét xử trả lại hồ sơ cho VKSND cùng cấp, yêu cầu Công an huyện An Dương tiến hành điều tra lại, đồng thời cho đối chất giữa những người làm chứng và bị cáo Tân cũng như tiến hành trưng cầu giám định lại.
Bất chấp những mâu thuẫn chưa được làm rõ, Hội đồng xét xử phiên sơ thẩm vẫn tuyên phạt Tân 18 tháng tù giam về tội “Cố ý gây thương tích”. Ngay sau phán quyết trên, gia đình anh Cường đã làm đơn kháng cáo, đề nghị TAND thành phố tuyên hủy bản án của TAND huyện An Dương. (Quốc Tuấn, Giadinh.net.vn 18/2)
Trong dịp Tết, các lực lượng chức năng ở Hải Phòng đã thu giữ được gần 1 tấn pháo nổ các loại. Số pháo này hầu hết nhập lậu từ Trung Quốc. Cơ quan Công an đã khởi tố điều tra 8 vụ sản xuất, buôn bán, tàng trữ, sử dụng pháo nổ trái phép.
Vừa qua, lực lượng Công an thành phố cũng đã vận động, thu hồi được 172 khẩu súng các loại. Trong đó, có 28 khẩu súng quân dụng, 25 khẩu súng đạn hoa cải... Bên cạnh đó, đơn vị cũng thu hồi được 8 quả bom, mìn, 49 quả lựu đạn, gần 3.500 viên đạn các loại, gần 900 kg thuốc nổ, kíp nổ... cùng gần 2.000 vũ khí thô sơ. (Lam Khê, Tiền Phong 19/2, tr11)
Thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Quý Tỵ, Công an huyện Thủy Nguyên đẩy mạnh các biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chú trọng tuyên truyền Nghị định 36 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.
Trong dịp Tết Quý Tỵ, lực lượng Công an huyện phát hiện 1 vụ tàng trữ pháo trái phép, thu 28 kg thuốc nổ, 234,8 kg pháo, 7 khẩu súng hơi, 2 súng kíp, 4 dùi cui điện, 18 súng nhựa và các vũ khí khác. (Báo Hải Phòng 19/2, tr8)
21. Huyện Tiên Lãng: Tổ chức vui Tết, đón Xuân lành mạnh, an toàn, tiết kiệm
Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh cho hay, năm nay, các hoạt động vui Tết, đón Xuân của người dân địa phương diễn ra lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
Các lực lượng Công an, quân đội, dân quân tự vệ đã bố trí bảo vệ, tuần tra 24/24 giờ trong các ngày Tết, do vậy không có vụ việc phức tạp xảy ra. Tình hình an ninh trật tự trị an những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 trên địa bàn huyện được giữ vững và ổn định.
So với năm 2012, tình trạng đốt pháo không còn, số vụ tàng trữ, mua bán và sử dụng pháo trái phép đã giảm; hoạt động giao thông của người và phương tiện trên các tuyến đường được bảo đảm.
Công an huyện cũng đồng loạt ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết; thực hiện thu hồi vũ khí vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ… (Báo Hải Phòng 17/2, tr2)
Câu chuyện đau lòng bắt đầu từ chiều tối 14/2 (mùng 5 Tết Quý Tỵ). Khi đang cùng gia đình ăn Tết, ông Nguyễn Văn C (SN 1958, trú xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy) bỗng thấy từ phía cổng một ngọn lửa bốc cao phả khói đen kịt.
Vội vã chạy ra sân, ông C vấp phải Vũ Duy Hiến - cháu rể của gia đình toàn thân như ngọn đuốc lao vào trong nhà. Bị vấp vào ông C, Hiến chạy ngược ra ngõ, nhảy xuống ao để tự dập lửa. Chưa kịp hiểu sự tình, ông C và gia đình vội vã chạy tiếp ra đến cổng thì bàng hoàng trước một cảnh tượng thảm khốc: Phía mé cổng bên phải, 2 cháu nhỏ con gái của Hiến là cháu Vũ Thị A. T (SN 2009) và Vũ Thị T T (SN 2011) đang kêu gào giữa ngọn lửa lớn. Ngay sau đó, một mặt, gia đình ông cấp báo sự việc lên chính quyền xã, một mặt khẩn trương đưa 2 cháu nhỏ đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Hải Phòng nhưng do bị bỏng xăng quá nặng, 2 cháu bé tử vong.
Hung thủ của sự việc được xác định chính là Hiến - bố đẻ của 2 cháu. Người này bị bắt sau đó không lâu khi đang lẩn trốn tại nhà một người quen cách hiện trường vụ án mạng nghiêm trọng chưa đầy 2km.
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Kim Tố - Trưởng Công an xã Ngũ Đoan kể lại: “Tôi nhận được tin báo vào lúc 18 giờ 30 phút và ngay lập tức điều động toàn bộ anh em đến hiện trường. Trước mắt tôi khi ấy, hai cháu bé nằm co quắp ở góc cổng đã cháy đen, can xăng loại 5 lít chỉ còn một ít nằm cách đó không xa và chiếc xe máy nhãn hiệu Wave Alpha của đối tượng Hiến dùng để di chuyển đổ chỏng gọng ở đầu ngõ. Ngay sau đó chúng tôi cùng người dân đưa hai cháu bé đi bệnh viện cấp cứu, báo cáo sự việc lên cấp trên đồng thời bố trí lực lượng đi vây bắt đối tượng Hiến”.
Ông Tố cũng cho biết, tính cả quần chúng nhân dân lẫn lực lượng Công an 2 cấp xã và huyện, số người trực tiếp tham gia truy lùng và vây bắt người bố tàn ác lên tới gần 100 người. Sau gần 2 giờ triển khai lực lượng, đến tối cùng ngày, lực lượng truy bắt đã tóm gọn Hiến khi đang ở nhà chú ruột ở thôn Hòa Nhất, cách hiện trường vụ việc khoảng 2km. “Lúc chúng tôi ập vào, Hiến toàn thân bị bỏng nặng, nằm rên rỉ trong chiếc chăn dày bốc mùi khét lẹt nên chẳng phản ứng được gì. Chúng tôi cũng mau chóng đưa hắn đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng). Hiện tại, sức khỏe của người cha thủ ác đã qua cơn nguy kịch song vẫn còn rất yếu”, vị trưởng Công an xã thông tin thêm.
Được biết, Hiến mua tới 100 nghìn đồng tiền xăng của một trạm xăng tư nhân trên địa bàn xã nhà. Sau khi mua xong, người này đem về nhà cất giấu rồi chọn thời điểm để ra tay. Khi thấy thời điểm đã đến, Hiến điều khiển xe máy chở 2 con từ nhà mình đến nhà ông C rồi thản nhiên tẩm xăng đốt chết 2 cháu. Trong lúc gây tội ác tày trời, do bị xăng bắn vào người nên chính bản thân Hiến cũng bị bỏng nặng, đặc biệt từ thắt lưng trở xuống. Nguyên nhân vụ việc được xác định do Hiến có mâu thuẫn với vợ nhưng không giải quyết được. (Kinh Vân, News.zing.vn 19/2)
Công an quận Hồng Bàng vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Đức Trường (SN 1992, trú tại phường Thượng Lý, Hồng Bàng) – đối tượng liên tục gây ra nhiều vụ cướp tài sản táo tợn dịp giáp Tết.
Trước đó, ngày 15/2, trước cửa nhà số 82 đường Nguyễn Hồng Quân, phường Trại Chuối, anh Nguyễn Văn Nam (SN 1994, trú khu Xi Măng) bị một thanh niên dùng dao uy hiếp, cướp 1 điện thoại Nokia.
Tiếp đến, tối 16/2, tại quán Internet đường Hùng Vương, cũng thuộc phường Thượng Lý, vẫn thanh niên trên dùng dao khống chế những người xung quanh và cướp của một khách đang sử dụng tại đây thêm 1 điện thoại di động nữa. Công an quận Hồng Bàng đã rà soát địa bàn và nhanh chóng xác định thủ phạm các vụ cướp trên là Trường – một đối tượng nghiện ma túy nặng, có 1 tiền án.
Trưa 17/2, Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận thi hành lệnh bắt và khám xét khẩn cấp đối tượng này khi đang lang thang tại khu vực đường tàu Thượng Lý. Tang vật thu trong người Trường là 1 dao bài dài 60cm và 1 điện thoại di động. Trường khai nhận là thủ phạm gây ra 2 vụ cướp trên. (Quốc Phòng, Công An Nhân Dân 19/2, tr5)
Hàng loạt vụ án mạng xuất phát từ tiền bạc, tình cảm đã gây nên làn sóng hoang mang trong dư luận. Phải đến lúc cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ, dư luận mới ngỡ ngàng nhận ra rằng, có nhiều đối tượng giết người hàng ngày sống rất tử tế. Thế nhưng, xuất phát từ những mâu thuẫn có khi rất nhỏ nhặt trong cuộc sống, họ bỗng chốc trở thành “ác quỷ”.
Vụ trọng án xảy ra tại khu Đầm Triều, phường Quán Trữ, quận Kiến An vào đầu tháng 1/2011 là một ví dụ.
Theo hồ sơ vụ án, chiều 7/1/2011, người dân Khu tái định cư chợ Đầm Triều phát hiện xác một phụ nữ không đầu, bị chặt mất 2 cánh tay ở trên khu đất gần nơi họ sinh sống. Vụ việc nhanh chóng được báo lên cơ quan Công an. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Thu Hằng (SN 1973, trú phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân) và hung thủ giết hại chị Hằng được xác định là Nguyễn Dũng Giang (SN 1980, ở phường Thành Tô, quận Hải An).
Giang quê gốc ở Hải Dương, lấy vợ và lập nghiệp tại quận Kiến An. Cuộc sống gia đình không mấy đầm ấm đã dẫn đến cuộc ly hôn với vợ sau 4 năm chung sống. Sau khi ly dị vợ, Giang ra thuê trọ tại phường Quán Trữ, quận Kiến An. Đây cũng là nơi Giang mở cửa hàng bán quần áo.
Trong thời gian này, Giang quen biết với chị Hằng và vay của chị một số tiền phục vụ việc kinh doanh. Đến hạn, do chưa xoay đủ số tiền phải trả, lại thêm chị Hằng liên tục đòi nợ, Giang nảy sinh ý định sát hại chị để quỵt nợ.
Đêm 5/1, chị Hằng đi xe máy một mình đến nhà trọ của Giang để đòi nợ. Thấy chị Hằng xuất hiện, lại đi một mình, trên người đeo nhiều trang sức đắt tiền, Giang quyết định ra tay. Chờ cho chị Hằng vào nhà, ngồi xuống chiếu, nhân lúc chị không để ý, Giang dùng búa đinh đập mạnh vào đầu khiến chị Hằng tử vong. Sau khi chị Hằng chết, Giang lấy xe máy của nạn nhân mang ra gửi ở một bãi giữ xe công cộng rồi quay lại nhà trọ nghĩ cách phi tang xác chết.
Về đến nhà, Giang dùng dao phay cắt rời đầu, 2 tay của nạn nhân. Các phần thi thể của chị Hằng, Giang bỏ vào ba túi nilong màu đen rồi mang đi vứt ở 3 địa điểm khác nhau. Xong việc, đối tượng quay lại nhà trọ, lau chùi nhà cửa xóa dấu vết rồi thản nhiên lên giường đi ngủ. 2 ngày sau, Giang bị các trinh sát bắt giữ khi đang trên đường đi tẩu tán tang vật. Gây ra cái chết bi thương cho nạn nhân nhưng bản thân Giang lại rất lạnh lùng và ngoan cố sau khi bị bắt.
Tại cơ quan Công an, đối tượng khai rằng, chị Hằng không đến nhà hắn một mình mà đi cùng một người đàn ông khác. Tại đây, Giang đã mượn xe máy của chị Hằng đi ra ngoài, mọi sự việc sau đó mình không hề biết. Tuy nhiên, trước những bằng chứng không thể chối cãi, cuối cùng, Giang phải cúi đầu nhận tội.
Ngày 24/5/2011, TAND thành phố tuyên phạt Giang mức án tử hình về các tội Giết người và Cướp tài sản. (Xahoi.com.vn 19/2)
Lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố đã xác định được chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe ô tô điên gây náo loạn đường phố đêm 14/2 là của Vũ Thị Thu, trú tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng).
Trước đó, vào tối 14/2, Tổ công tác 119 của Công an thành phố đang tuần tra, kiểm soát trên đường Điện Biên Phủ, phát hiện 1 xe ô tô Toyota màu đen, loại 8 chỗ bấm còi liên tục và chạy với tốc độ cao theo hướng từ cầu Lạc Long xuống đường Điên Biên Phủ. Nguy hiểm hơn, chiếc xe này chạy bằng… vành do bị xịt lốp trước bên lái và không đeo biển số hậu. Đuổi theo phía sau là một số người đi xe máy, đồng thời hô hoán cho biết chiếc xe ô tô này vừa gây ra tai nạn nhưng lái xe không dừng lại mà cố tình bỏ chạy.
Mặc cho xe hỏng, người đuổi phía sau nhưng lái xe vẫn tiếp tục bỏ chạy về đường Lê Hồng Phong, sau đó rẽ sang đường Nguyễn Văn Linh và chạy thẳng ra Quốc lộ 5.
Nhận được thông báo từ Tổ công tác, Trạm Cảnh sát giao thông An Hưng đã triển khai lực lượng chốt chặn tại tại Trạm thu phí Quốc lộ 5 bằng rào chắn tại các cửa soát vé, đồng thời dùng loa, đèn ưu tiên để ra tín hiệu dừng xe. Tuy nhiên, lái xe vẫn không chấp hành mà liều lĩnh lao thẳng vào lực lượng tuần tra đang làm nhiệm vụ. Rất may, do đã chủ động phòng ngừa nên không có thương vong về người.
Cùng lúc đó, 1 Tổ công tác khác của Trạm Cảnh sát giao thông An Hưng đang tuần lưu trên tuyến Quốc lộ 5 bằng xe ô tô Cảnh sát giao thông đặc chủng cũng được huy động phối hợp truy bắt trường hợp lái xe “điên”. Khi phát hiện chiếc xe này chạy phía sau, lực lượng Cảnh sát giao thông đã ra hiệu lệnh dừng xe nhưng lái xe vẫn không chấp hành mà lao thẳng vào phía sau, làm xe của Cảnh sát mất lái, lao lên dải phân cách và bị hỏng nặng.
Sau đó, đối tượng điều khiển chiếc xe “điên” này tiếp tục bỏ chạy qua quãng đường gần 50 km, đến địa bàn tỉnh Hải Dương thì đỗ xe ở lề đường rồi nhanh chóng bỏ trốn.
Kết quả xác minh của cơ quan Công an cho thấy, chiếc ô tô trên của người chủ hợp pháp là Thu. Sau khi sự vụ xảy ra, lực lượng Công an đã thông báo cho Công an các địa phương và tỉnh Hải Dương để phối hợp truy bắt lái xe. (Q.Minh, Vietnamnet.vn 19/2; Việt Hòa, Lao Động 19/2, tr7)
Nguyễn Như Hiệp (SN 1985, ở Tràng Minh, Kiến An) đã 3 lần đứng trước vành móng ngựa vì tội sử dụng trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản. Mãn hạn tù về địa phương, Hiệp lập gia đình và có 2 con nhỏ. Tưởng rằng, Hiệp sẽ tu chí làm ăn và chăm lo cho con cái nhưng đối tượng vẫn chứng nào tật nấy.
VKSND quận Dương Kinh vừa ra quyết định truy tố bị can đối với Hiệp về tội “Trộm cắp tài sản”, chuẩn bị đưa ra xét xử trước pháp luật.
Trước đó, vào ngày 24/11/2012, Hiệp vòa nhà anh Bùi Văn Sâm (SN 1972, ở Phúc Hải), định lấy cắp xe máy của anh Sâm nhưng bị phát hiện, bắt giữ. (Thành Đồng, An Ninh Hải Phòng 19/2, tr6)
Thực hiện kế hoạch 1293 của Giám đốc Công an thành phố về mở đợt cao điểm tập trung tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội dịp Tết, Trung tâm Cảnh sát 113, Phòng Cảnh sát trật tự Công an thành phố thường ứng trực 1005 quân số, đảm bảo giải quyết kịp thời các tin báo thuộc địa bàn các quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An và ứng trực nhận tin báo và thông báo vụ việc, yêu cầu được giải quyết do nhân dân cung cấp cho Cảnh sát 113 cấp quận, huyện.
Kết quả, từ ngày 31/1-15/2, Trung tâm Cảnh sát 113 đã tiếp nhận 192 tin báo liên quan đến an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông… Lực lượng Cảnh sát 113 đã trực tiếp đến hiện trường giải quyết 85/92 vụ thuộc 4 quận nối trên; thông báo cho lực lượng Cảnh sát 113, Công an các quận, huyện xử lý 100 tin báo. (ĐL, An Ninh Hải Phòng 18/2, tr3)
Để giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thời gian qua, lực lượng vũ trang thành phố tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị cũng tích cực tham gia phong trào đấu tranh phòng, chống, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội; vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, góp phần xây dựng địa bàn an toàn, cơ sở, địa phương vững mạnh. (Báo Hải Phòng 19/2, tr3)
Bộ Xây dựng đã thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt 8 nhiệm vụ, Đồ án quy hoạch xây dựng gồm: Nhiệm vụ quy hoạch vùng Thủ đô, Đồ án quy hoạch vùng trung du miền núi phía Bắc, quy hoạch xây dựng dọc tuyến Quốc lộ 5 mới Hà Nội – Hải Phòng, quy hoạch vùng sinh thái Măng Đen và đô thị Konplong (Kon Tum)…
Cùng với đó, Bộ đang chỉ đạo nghiên cứu lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng 5 vùng liên tỉnh và 12 quy hoạch dọc tuyến cao tốc… Trước đó, 12 quy hoạch vùng đã được Thủ tướng phê duyệt. (Khánh Khoa, Hà Nội Mới 19/2, tr4)
Trong những ngày Tết Quý Tỵ vừa qua, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố được bảo đảm, nhất là trong đêm Giao thừa, tình trạng ùn tắc trên nhiều tuyến phố giảm đáng kể. Do năm nay, chợ hoa Xuân được tổ chức trên đường Lê Hồng Phong (quận Ngô Quyền) phù hợp hơn, giảm áp lực người và phương tiện tham gia giao thông khu vực trung tâm thành phố so với các Tết trước. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát và chính quyền các địa phương trong việc tham gia giữ gìn trật tự giao thông đô thị, kịp thời giải tỏa các điểm ùn tắc cục bộ, phục vụ các hoạt động văn hóa – thể thao chào đón Xuân mới.
Những ngày Tết, các tuyến đường khu vực trung tâm, nội thành đều thông thoáng, việc đi lại của nhân dân du Xuân, chúc Tết, đến các điểm sinh hoạt tín ngưỡng đều thuận lợi… (Báo Hải Phòng 15/2, tr7)
Trong ngày, lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra lưu động, bảo đảm an toàn giao thông nên tình hình giao thông của thành phố ổn định thông suốt, không xảy ra ùn tắc giao thông, đua xe trái phép. Phòng Cảnh sát giao thông đã kiểm tra, xử lý 183 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 108 triệu đồng.
Cuối giờ chiều 14/2, tại đường 304, thôn Cầu Trung, xã Quang Hưng, huyện An Lão xảy ra vụ va chạm giữa một mô tô do anh Nguyễn Văn Kiều (SN 1969, ở xã Bát Trang, An Lão) điều khiển với mô tô do anh Đỗ Văn Đăng (xã Quang Hưng, An Lão) điều khiển. Hậu quả, anh Kiều chết trên đường đi cấp cứu, anh Đăng bị thương. (Báo Hải Phòng 16/2, tr7)
Trong ngày, Phòng Cảnh sát giao thông xử lý 291 trường hợp vi phạm, thu phạt 154 triệu đồng.
Những ngày gần đây, một số người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường Trần Phú, quận Ngô Quyền làm nơi trông giữ xe đạp, xe máy, gây ảnh hưởng giao thông và mất mĩ quan đô thị. (Báo Hải Phòng 19/2, tr7)
Ngày 18/2, Sở GD&ĐT tổ chức 5 Đoàn công tác kiểm tra hoạt động dạy và học của các trường học khu vực nội thành và ngoại thành sau 12 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ.
Kết quả kiểm tra 6 Phòng GD&ĐT và 31 trường học thuộc các bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên cho thấy, 100% số trường tổ chức dạy và học nghiêm túc; tỷ lệ học sinh đi học đạt từ 99-100%. Bên cạnh đó, không có trường hợp giáo viên hay học sinh bị tai nạn thương tích, tai nạn giao thông hay ngộ độc thực phẩm… (Báo Hải Phòng 19/2, tr2)
Theo số liệu thống kê, hàng ngăm, vào buổi học đầu tiên của các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn thành phố, tỷ lệ sinh viên vắng mặt khoảng 10%. Năm nay, tỷ lệ này giảm xuống 5%, tương ứng với 95% số sinh viên tham gia học.
Sáng 18/2, trường Đại học Hải Phòng tổ chức sinh hoạt chào năm mới, phát động Tết trồng cây cho sinh viên toàn trường và thực hiện ca dạy từ chiều 18/2. Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics tiếp tục thi học kỳ nên còn một bộ phận học sinh được nghỉ ôn thi. Các trường còn lại có ca học khai Xuân khá suôn sẻ. (Báo Hải Phòng 19/2, tr2)
Ngay từ ngày 14/2 (tức mùng 5 Tết), Tổng Công ty May 10 và Chi nhánh Vinatex - Xí nghiệp Veston Hải Phòng đã ra quân sản xuất đầu năm. Đây là 2 đơn vị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) khởi động sản xuất đầu Xuân sớm nhất.
Trong khí thế sôi nổi của những ngày đầu năm mới, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, năm 2013, dự báo kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn, May 10 đã thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí, thời gian, phát huy tính sáng tạo để tăng năng suất lao động, tạo niềm tin trong mỗi công nhân.
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam chỉ đạo, tập thể lãnh đạo May 10 cần kiên quyết hơn nữa trong việc xác định hướng đi đúng đắn cho đơn vị, tiếp tục phát huy hiệu quả các Dự án đầu tư mở rộng trong những năm gần đây như Dự án Veston Hưng Hà, Công ty TNHH 888 tại Thanh Hóa…
Sau lễ phát động thi đua, cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty May 10 đã bắt tay ngay vào ngày làm việc đầu tiên với khí thế sản xuất hăng say, số lượng công nhân không biến động so với năm cũ. Điều này cho thấy, năm 2013 sẽ tiếp tục là một năm kinh doanh hiệu quả và ổn định của Tổng Công ty với mục tiêu tăng trưởng từ 16% đến 23 %.
Chi nhánh Vinatex - Xí nghiệp Veston Hải Phòng cũng đã bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của Xuân Quý Tỵ 2013 với không khí phấn khởi. Là đơn vị có tuổi đời còn rất trẻ khi mới đi vào hoạt động được 4 năm nhưng Veston Hải Phòng sớm cho thấy nhiều tiềm năng. Năm qua, Xí nghiệp đạt doanh thu trên 70 tỷ đồng, lợi nhuận 1,68 tỷ đồng, lương bình quân người lao động đạt 3,8 triệu/người/tháng. (Hằng Trần, Vietnamplus.vn 18/2; Kinh Tế & Thế Giới 18/2, tr2+3)
Từ ngày 19/2, các hồ thủy điện Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang sẽ tăng lượng xả qua phát điện bổ sung nước về hạ du, nâng mực nước để các hệ thống thủy lợi lấy nước làm đất gieo cấy theo lịch đợt 3 từ 1 giờ ngày 19/2 đến 23 giờ ngày 24/2.
Để đảm bảo việc lấy nước có hiệu quả, Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh, thành phố Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định… thực hiện ngay các biện pháp để đảm bảo phương tiện chuẩn bị lấy nước và tăng cường lực lượng trực tại các cống, trạm bơm để vận hành công trình, sử dụng tổng hợp các phương tiện tổ chức lấy nước trữ vào ruộng, hệ thống kênh trục, ao đầm và các vùng trũng thấp; tổ chức khơi thông dòng chảy, giải tỏa ách tắc trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt là kênh dẫn nước vào cửa cống, bể hút trạm bơm; bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra các bờ vùng, bờ thửa và quản lý chặt chẽ nguồn nước, không để nước rò rỉ hoặc mất nước.
Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các địa phương kiểm tra và thu hoạch cây vụ Đông để có mặt bằng cấp nước, làm đất và gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2012 – 2013 trong khung thời vụ. Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) khuyến cáo, các địa phương phải bằng mọi biện pháp huy động phương tiện, nhân lực để tập trung cao độ lấy nước trong đợt 3. Địa phương nào lấy không đủ nước theo kế hoạch sẽ phải chịu trách nhiệm trước Bộ và Thủ tướng.
Được biết, vụ Đông Xuân 2012 – 2013, các tỉnh Đồng bằng trung du Bắc Bộ gieo cấy gần 640.000 ha, trong đó có 550.000 ha gieo cấy bằng nguồn nước đổ ải, diện tích còn lại là theo phương pháp lăn dầm. (Thành Trung, Kinh Tế Việt Nam & Thế Giới 19/2, tr7)
Những ngày này, trên các canh đồng, không khí lao động sản xuất hết sức khẩn trương, ai ai cũng phấn khởi, tràn đầy hi vọng về một năm mới với mong muốn mùa màng bội thu
Vui Xuân không quên đồng ruộng
Sáng sớm mùng 5 tháng Giêng, cánh đồng mẫu lớn xã An Tiến (huyện An Lão) rực rỡ màu cờ đỏ. Tiếng máy cày, máy cấy rộn ràng, hòa cùng tiếng cười nói của bà con nông dân. Đông đảo nông dân có mặt từ sớm, theo dõi những vạt lúa xuất hiện sau mỗi chuyển động của máy cấy đang hoạt động hết công suất.
Ông Bùi Văn Bút – Phó Chủ tịch xã phấn khởi: “Nhờ làm mô hình cánh đồng mẫu lớn trong vụ lúa Xuân này, chúng tôi hướng dẫn nông dân gieo cấy đúng thời vụ của Sở NN&PTNT thay vì gieo cấy xong trước Tết như trước. Vui nhất là chúng tôi sẽ ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, đưa cơ giới thay cho lao động thủ công, tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, giảm đầu tư, giảm lao động nặng nhọc, giảm phun thuốc bảo vệ thực vật nhưng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng vụ, tăng thu nhập. Cai được lớn hơn khi sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn là thắt chặt và nâng cao mối liên kết “bốn nhà”.
Không chỉ cánh đồng mẫu lớn ở xã An Tiến sôi nổi ngày hội xuống đồng mà nhiều mô hình cánh đồng mẫu lớn khác trên địa bàn thành phố cũng sôi nổi khí thế lao động sản xuất đầu năm.
Góp sức cùng nhà nông
Sáng mùng 5 tháng Giêng, khu vực sản xuất mạ khay của Công ty Cổ phần Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng tại xã Vinh Quang (Tiên Lãng), các kỹ sư nông nghiệp, cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp vẫn túc trực để đón những khay mạ mới, chuẩn bị chuyển giao cho nông dân gieo cấy.
Hòa cùng không khí sôi nổi của nông dân trong ngày hội xuống đồng, các đơn vị, doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp cũng góp sức cùng nông dân khắc phục khó khăn, bảo đảm không thiếu giống lúa, không để ruộng thiếu nước, không để trắng diện tích. Liên tục từ ngày mùng 4 tháng Giêng, ngành nông nghiệp tổ chức nhiều Đoàn kiểm tra tình hình và công tác địa phương tháo gỡ khó khăn, bảo đảm toàn bộ diện tích lúa chiêm Xuân được gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất. (Hoàng Yên, Báo Hải Phòng 15/2, tr3)
38. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hapaco: Tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp
Năm 2012 và 2013, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hapaco tập trung cao cho công tác tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, duy trì hoạt động ổn định và bền vững của doanh nghiệp.
Cụ thể, Công ty tiết kiệm tối đa các chi phí cho hoạt động của doanh nghiệp; giải quyết dứt điểm các vấn đề ở một số đơn vị yếu kém như Công ty Hải Hà; Thương mại Hà Nội; Công ty Tài chính, Xí nghiệp Hapaco Văn Bàn… để khai thác tốt cơ sở vật chất và thiết bị máy móc hiện có; tạm dừng hoạt động nếu thấy không hiệu quả. Công ty cũng tiến hành tinh giảm biên chế những bộ phận thừa; hoàn chỉnh các phòng ban chuyên môn chỉ đạo xuyên suốt tới các đơn vị thành viên… (Báo Hải Phòng 17/2, tr1+7)
Thực hiện chủ đề năm của thành phố là du lịch và đô thị, huyện An Dương xác định chủ đề năm 2013 là “Du lịch, đô thị và xây dựng nông thôn mới”. Theo đó, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm đạt 12,5% trở lên, tổng thu ngân sách Nhà nước tăng 2,11% so với dự toán năm 2012, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 1.500 USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,58%...
Năm 2012, với chủ đề “Đô thị, an toàn giao thông và xây dựng nông thôn mới”, huyện đã có nhiều chuyển biến rõ nét về kinh tế - xã hội. Dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng huyện vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng khá so với bình quân chung của thành phố. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa, hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng. Giá trị sản xuất 3 ngành kinh tế uớc thực hiện là 1.862,6 tỷ đồng, đạt 99,27% kế hoạch.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế, hoạt động sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt chưa cao, thu ngân sách trên địa bàn đạt thấp (71,8%); công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn cế, công tác cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm hiệu quả chưa rõ nét...
Năm 2013, dự báo nền kinh tế chung và kinh tế An Dương nói riêng còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế, sụt giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu; việc thực hiện các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ và thành phố... Vì vậy, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện An Dương là tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư; nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cùng với đó, chú trọng tăng cường quản lý công tác quy hoạch, xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường. Song song, đẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hóa – xã hội, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hôi.
Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 mà huyện An Dương đặt ra như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm đạt 12,5% trở lên; tổng thu ngân sách Nhà nước tăng 2,11% so với dự toán năm 2012, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 1.500 USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,58%, giữ vững tỷ lệ lao động có việc làm là 98%; tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn Gia đình văn hóa là 88,8%; tỷ lệ hộ được dùng điện là 100%, nước sạch là 99,9%, quốc phòng an ninh vững mạnh...
Huyện cũng đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực kinh tế - xã hội để thực hiện hiệu quả nhất những mục tiêu đã đề ra. (Minh Nguyệt, Kinh Tế & Đô Thị Online 19/2)
Câu chuyện chồn nhung được bàn đến khá nhiều trong thời gian qua không khỏi thu hút sự quan tâm của nhiều người dân, đặc biệt là những người nông dân trong bối cảnh thiếu lựa chọn để đầu tư và sản xuất như hiện nay. Có không ít người nông dân đã có thành công ban đầu nhờ thử nghiệm với lựa chọn mới.
Gia đình anh P. K (tại Cổ Am, Vĩnh Bảo) đã nuôi chồn nhung được khoảng 3 năm nay. Ban đầu, nhờ sự giới thiệu của một giáo sư thuộc Viện Chăn nuôi về một con vật dễ sống, nuôi không tốn kém quá nhiều chi phí nên gia đình đã đưa về nuôi thử. Nuôi chồn nhung quả thực không tốn kém quá nhiều chi phí bởi thức ăn cho loài vật nuôi này rất đơn giản, sẵn có; điều kiện chuồng trại cũng không quá khắt khe.
Nhà anh K đầu tư ban đầu chỉ khoảng 10 triệu để nuôi 10 cặp chồn nhung (bao gồm cả tiền giống và chuồng trại). Chồn nhung sinh sản khá nhanh, mỗi năm một con chồn cái có thể sinh sản khoảng 25 con trong điều kiện tốt nhất. Hiện tại, gia đình duy trì khoảng đàn thường xuyên khoảng trên dưới 150 cặp chồn nhung.
Sau khoảng thời gian 2 năm gây đàn, khoảng 6 tháng gần đây, khi sự quan tâm của người nông dân với chồn nhung ngày một nhiều hơn thì gia đình P.K cũng trở nên giàu có hơn. Thu nhập của nhà P.K từ chồn nhung thực sự đáng mơ ước trong thời điểm hiện nay. Mỗi tháng, gia đình anh bán giống chồn nhung cho hàng chục gia đình đến từ các tỉnh thành khác với giá mỗi cặp đang mang bầu khoảng 700.000 đồng. Tổng doanh thu của gia đình mỗi tháng khoảng trên dưới 200 triệu và sau khi trừ chi phí đi cũng thu về khoảng 120-150 triệu đồng/tháng.
Hấp dẫn như vậy nhưng những người nông dân nào nghĩ rằng loại chồn nhung này có thể trở thành mô hình chăn nuôi hiệu quả và hái ra tiền thì rất sai lầm, bởi theo tìm hiểu của nhóm phóng viên, chồn nhung dù không tiêu tốn nhiều chi phí về thức ăn, chuồng trại nhưng tỷ lệ hao hụt khi nuôi khá cao, số lượng gia đình nuôi chồn nhung thành công như nhà anh P.K là rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Theo chia sẻ của những người nuôi bán giống chồn nhung giống như nhà anh P.K, nhóm phóng viên đã tìm đến một số nhà hàng ở Hải Phòng và Hà Nội - nơi được cho là đã nhập chồn nhung về để bán cho thực khách.
Được biết, thịt chồn nhung được tiêu thụ trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây, nhưng không phải loại thực phẩm được quá nhiều người biết đến và tiêu thụ quá mạnh. Mỗi tháng, khoảng 50, 60 cặp chồn nhung được tiêu thụ tại một nhà hàng ở Hải Phòng. Nguyên nhân cho việc này có nhiều, nhưng có thể chủ yếu là bởi người dân chưa quen và chưa biết nhiều đến loại thịt mới từ con vật có ngoại hình vốn không mấy bắt mắt này.
Ngoài ra, phải kể đến hiện tượng có nhà hàng ở Hải Phòng dù thực tế nhập thịt chồn nhung về nhưng lại bán bằng cái tên “cầy gấu”, “cầy lai” với giá cực kỳ cao, đến cả triệu đồng/cân. Hiện tồn tại một nghi vấn về việc, không ít nhà hàng nhập thịt chồn nhung về nhưng lại bán dưới cái tên khác để đánh lừa thực khách. (Trần Nguyễn, Cafef.vn 18/2)
41. Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố: Phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại
Sáng 14/2, tại Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và đào tạo, huấn luyện phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ (xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên), Đảng ủy, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ - Xuân Quý Tỵ 2013”. Tham gia lễ phát động có các đồng chí trong Ban Giám đốc và đoàn viên thanh niên Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy.
Thực hiện lời kêu gọi của Bác về trồng cây, những năm qua, mỗi độ Xuân về, cùng với nhân dân thành phố, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên trồng cây xanh tại trụ sở nơi đơn vị đóng quân. Qua đó cũng góp phần tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức của các đoàn viên, thanh niên trong giữ gìn vệ sinh môi trường chung quanh… (Báo Hải Phòng 16/2, tr2; MP, An Ninh Hải Phòng 18/2, tr2)
Tại phiên giao dịch việc làm tháng 1, 26 doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp tại sàn với nhu cầu tuyển 2.286 lao động, trong đó chủ yếu tuyển lao động phổ thông với số lượng 1.174 người, 696 lao động trình độ Trung cấp và nghề.
Trong số 417 lượt người đăng ký tìm việc tại Sàn, có 145 lao động đạt sơ tuyển. Theo Trung tâm giới thiệu việc làm Hải Phòng, tháng 1 hàng năm không phải là thời điểm tuyển dụng. Người lao động đến Sàn tìm việc khá ít, chủ yếu tập trung tìm kiếm công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn. Các ngành có cung cầu sôi động chủ yếu là dịch vụ, bán hàng… (Báo Hải Phòng 16/2, tr3)
Thực hiện công tác chăm sóc, hỗ trợ, phòng chống HIV/AIDS, các cấp Hội Chữ thập đỏ duy trì hoạt động truyền thông, tư vấn tại cộng đồng cho gần 500 lượt người nhiễm H, người hành nghề mại dâm, lao động tự do, thân nhân người có H và người thuộc diện nguy cơ cao.
Hội Chữ thập đỏ thành phố đã tổ chức 2 lớp tập huấn và thực hiện chăm sóc tại nhà gần 100 lượt người có H, 8 lớp tập huấn kiến thức cho nhóm tư vấn nòng cốt và truyền thông cho học viên, người nhà học viên. (Báo Hải Phòng 16/2, tr3)
Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, năm 2012, thành phố hỗ trợ xây dựng 273 nhà mới, sửa chữa 463 nhà tình nghĩa tặng các gia đình chính sách với tổng số tiền gần 20 tỷ đồng.
Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa thành phố cũng đã quyết định trích gần 1,3 tỷ đồng hỗ trợ sửa chữa 60 ngôi nhà, xây mới 1 ngôi nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2013. (Báo Hải Phòng 16/2, tr3)
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Hải Phòng, trong tháng 1, bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ theo cơ chế “một cửa” đã tiếp nhận và trả kết quả 23.162 hồ sơ của 1.473 lượt cá nhân, đơn vị đề nghị giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; nộp hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng tại Trung tâm lưu trữ Bảo hiểm xã hội Việt Nam 585 hồ sơ.
Bảo hiểm xã hội Hải Phòng định vị vào vị trí lưu trữ hồ sơ hàng tháng, sắp xếp đưa vào quản lý bằng công nghệ thông tin phục vụ cho việc tra cứu, khai thác, sử dụng 785 hồ sơ rút, sao lục 332 hồ sơ để giải quyết chế độ, cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế. (Báo Hải Phòng 16/2, tr3)
46. VNPT Hải Phòng: Bảo đảm thông tin thông suốt dịp Tết Nguyên đán
Giám đốc VNPT Hải Phòng Nguyễn Đức Dũng khẳng định: Thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ chỉ đạo điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân, VNPT Hải Phòng triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn mạng lưới an ninh thông tin trong suốt những ngày Tết Quý Tỵ 2013.
Lãnh đạo VNPT Hải Phòng luôn bám sát thực tế, trực tiếp chỉ đạo và theo dõi việc triển khai thực hiện các phương án bảo đảm thông tin liên lạc của các đơn vị, bộ phận trực thuộc, đáp ứng yêu cầu thông tin thông suốt trong mọi tình huống. Qua đó, phục vụ tốt sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.
Cũng trong dịp Tết vừa qua, VNPT Hải Phòng cung cấp các đường hotline cho Đài Phát thanh – Truyền hình Hải Phòng, phục vụ truyền hình trực tiếp trong đêm Giao thừa tại Nhà hát thành phố và hồ Tam Bạc. (Phạm Lượng, Báo Hải Phòng 16/2, tr6)
Năm 2013, trên địa bàn quận Kiến An có nhiều Dự án lớn của thành phố và quận được triển khai thực hiện. Đáng chú ý là Dự án mở rộng trường Đại học Hải Phòng, Dự án nhà luyện tập và thi đấu đa năng, Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại phường Bắc Sơn, Đồng Hòa. Các Dự án xây dựng trụ sở một số phường, tiếp tục triển khai một số Dự án tái định cư tập trung tại các phường Phù Liễn, Đồng Hòa, Văn Đẩu, Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công viên rừng Thiên Văn giai đoạn 2…
Năm 2012, với sự tích cực kiểm tra, quận phối hợp với chủ đầu tư giải quyết vướng mắc tiến độ của nhiều Dự án trên địa bàn, đẩy nhanh như: Dự án tái định cư Đồng Hòa 1,2; phục vụ Dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng; Dự án cải tạo hè và thoát nước đường Phan Đăng Lưu, Dự án mở rộng trường Đại học Hải Phòng; Dự án đấu giá đất tại phường Ngọc Sơn, Đồng Hòa… (Báo Hải Phòng 17/2, tr1)
Mặc dù thành phố có quy định cụ thể về mức phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô nhưng những ngày đầu Xuân Quý Tỵ này, nhiều điểm trông giữ xe tại các khu mua sắm, vui chơi, lễ hội… tùy tiện tăng ghía nhiều lần so với mức quy định, gây bức xúc trong dư luận
Tự phát hành vé, tự định giá trông xe
Theo quy định của UBND thành phố thì phí trong giữ xe đạp, xe máy theo lượt hoặc theo tháng, ban ngày, ban đêm hay cả ngày lẫn đêm với mức giá cụ thể. Theo khảo sát, sáng 15/2, tại một số điểm trông giữ xe ở một số khu vực trên địa bàn thành phố, cả điểm có phép và không phép, phí trông giữ cao hơn nhiều lần so với giá quy định. Khu vực tập trung đông người như ở siêu thị Co.opmart, BigC, dải trung tâm thành phố, một số điểm lễ hội ở khu vực ngoại thành, giá trông giữ xe còn cao hơn nữa. Những điểm trông xe tự phát mọc lên “như nấm sau mưa”, tự phát hành vé với mức giá cao. Chẳng hạn, xung quanh siêu thị BigC, giá vé gửi xe máy dao động từ 10.000-20.000 đồng/xe, còn ở khu vực núi Voi (huyện An Lão) tăng từ 5.000-10.000 đồng/xe.
Người du Xuân “lãnh đủ”
Do tâm lý ngại mất thời gian, nhiều du khách chấp nhận giơ cổ chịu chém để tiết kiệm thời gian trong chuyến du Xuân. Theo tìm hiểu, ngoài những điểm trông giữ xe trái phép thu phí vô tội vạ, còn có một số điểm trong giữ xe tại các lễ hội đầu Xuân, nơi vui chơi, giải trí được chính quyền địa phương khoán hoặc tổ chức đấu thầu, song lại không giám sát chặt chẽ việc trông giữ cũng như mức phí. Vì thế, để nhanh thu hồi lại số tiền đấu thầu và kiếm nhiều lãi, một số điểm tăng giá cao hơn rất nhiều so với quy định... (Thái Nam, Báo Hải Phòng 17/2, tr3)
Từ 29 tháng Chạp đến mùng 6 tháng Giêng, trên địa bàn thành phố có 7 quận, huyện, đơn vị lấy hơn 10.000 cây giống các loại để phục vụ Tết trồng cây mùa Xuân Quý Tỵ 2013.
Để chủ động nguồn cây giống phục vụ Tết trồng cây, tại Trung tâm phát triển nông – lâm nghiệp công nghệ cao (Sở NN&PTNT) đã chuẩn bị hơn 300.000 cây lâm nghiệp, cây bóng mát và 17.000 cây ăn quả các loại, bảo đảm chất lượng cung cấp cho các địa phương.
Các loại cây lâm nghiệp, cây bóng mát được sản xuất chủ yếu là phượng vỹ, bằng lăng, sấu, keo, phi lao và bạch đàn... Riêng với cây ăn quả, năm nay, Trung tâm sản xuất 11 loại gống cây phục vụ Tết trồng cây, trong đó có nhiều giống mới như: Hồng xiêm xoài, hồng xiêm và ổi giống Đài Loan, mít và xoài giống Thái Lan. (Báo Hải Phòng 18/2, tr3)
Theo Công ty TNHH Một thành viên Công viên, cây xanh Hải Phòng, mỗi năm có khoảng 400-500 cây phượng vỹ được trồng bổ sung, thay thế trên các đường phố, bởi đây là loài cây đặc trưng của thành phố Hoa Phượng đỏ.
Để phục vụ cho lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2013, Công ty Công viên cây xanh vừa tiến hành cải tạo 2 công viên Lê Chân và Nguyễn Văn Trỗi, trong đó trồng bổ sung gần 100 cây phượng vỹ tại 2 công viên này. Trước đó, Công ty Công trình công cộng và dịch vụ du lịch đã trồng mới hơn 480 cây phượng vỹ trên đường Phạm Văn Đồng và một số đường trong Khu du lịch Đồ Sơn. (Báo Hải Phòng 18/2, tr3)
Đến nay, Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Hải Phòng đã đánh số và quản lý hơn 10.000 cây bóng mát trên các đường phố.
Cùng với đánh số, quản lý cây xanh bằng công nghệ thông tin được Công ty ứng dụng từ nhiều năm qua, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý cả về chất lượng và số lượng cây. Các thông số của cây liên tục được công nhân phụ trách các địa bàn cập nhật, tạo điều kiện cho Công ty chủ động trong việc duy tu, bảo dưỡng chăm sóc cây. (Báo Hải Phòng 18/2, tr3)
52. Phát hiện kịp thời việc vận chuyển chất phụ gia gây ô nhiễm môi trường
Sáng 17/2, một số xe ô tô chở chất phụ gia từ cổng cảng 1 đi về phía Đình Vũ làm chảy nước như bùn loãng, gây bẩn một đoạn đường khá dài. Thanh tra môi trường thuộc Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị đã phát hiện kịp thời.
Theo Thanh tra môi trường, Công ty Cổ phần Vận tải Minh Loan ký hợp đồng chở chất phụ gia từ cảng về Công ty DAP Đình Vũ. Trong số các xe có một xe bị hở hậu, chất phụ gia trên xe theo đó chảy xuống đường.
Ngay khi phát hiện hành vi trên, Thanh tra môi trường tiến hành lập biên bản và yêu cầu đơn vị vận chuyển phải có phương án khắc phục. Công ty đã tiến hành phun nước rửa đường.
Thanh tra môi trường cho biết, sẽ giám sát việc xử lý của đơn vị gây ô nhiễm. (Báo Hải Phòng 18/2, tr8)
Qua mục Thông tin từ đường dây nóng, báo Quân Đội Nhân Dân, bạn đọc Nguyễn Thế Văn ở huyện An Dương phản ánh: Dự án Khu dân cư đô thị Tân Thành (thuộc huyện An Dương) được khởi công đã 10 năm, nhưng đến nay chỉ xây được mỗi cái cổng, còn lại đất bỏ hoang trong khi người dân không có đất canh tác. (Quân Đội Nhân Dân 19/2, tr8)
Chiều 18/2, tại khu khám bệnh của Bệnh viện Việt Tiệp, rất đông bệnh nhân chờ đến lượt khám. Lãnh đạo Bệnh viện cho biết, trong ngày, có hơn 860 lượt bệnh nhân đến khám, đông gấp 2 ngày bình thường. Nguyên nhân là do các người bệnh đợi qua Tết mới tới khám bệnh.
Tuy nhiên, trái ngược với sự tất bật tại các bệnh viện lớn phải trực cấp cứu ngay cả trong Tết, tại phòng khám điều trị cơ sở 2 Cầu Đất của Bệnh viện Đa khoa quận Ngô Quyền, Trạm y tế Lê Lợi (quận Ngô Quyền) vào chiều 18/2 vẫn trong tình trạng “cửa đóng then cài”. (Võ Tuấn – H.Hoan – V.Hòa, Lao Động 19/2, tr3)
Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho cán bộ, chiến sĩ đón Xuân, vừa qua, Trung đoàn 50 (Bộ Chỉ huy quân sự thành phố) tổ chức Diễn đàn thanh niên với chủ đề “Tổ quốc, mùa Xuân và người chiến sĩ:.
Diễn đàn được tổ chức với sự tham gia của 100% cán bộ, chiến sĩ đoàn viên thanh niên đơn vị và hơn 300 lượt cán bộ, đoàn viên thanh niên địa phương.
Thông qua Diễn đàn, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị nhận thức rõ hơn âm mưu của các thế lực thù địch cũng như trách nhiệm của người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. (Báo Hải Phòng 19/2, tr3; PV, An Ninh Hải Phòng 19/2, tr3)
Kiểm soát chặt chẽ nguồn thải là một trong những biệ pháp để bảo vệ môi trường của Sở TN&MT trong năm 2013.
Theo đó, Sở xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường toàn thành phố; đồng thời công bố danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; kiểm soát di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trước năm 2020; xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải, phân loại chất lượng nguồn thải… (Báo Hải Phòng 19/2, tr4)
Đến nay, có 52 cán bộ thuộc các ngành, địa phương có biển và đảo của thành phố được cấp chứng chỉ Quốc tế về chương trình tập huấn kỹ thuật quy hoạch không gian biển. Đây là hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý biển đảo của Sở TN&MT.
Sở TN&MT đang khẩn trương xây dựng đề cương quy hoạch không gian biển, tổ chức nhiều Hội thảo khoa học về quản lý tổng hợp vùng bờ, quy hoạch không gian biển, tuyên truyền Luật Biển… (Báo Hải Phòng 19/2, tr4)
Tại Khu du lịch Đồ Sơn, việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường được thực hiện có hiệu qur: 100% số nhà hàng, khách sạn có thùng chứa rác, quản lý rác thải theo đúng quy định, không xả thải ra lòng đường, vỉa hè; một số đơn vị đã tổ chức thu gom, xử lý rác thải tại bãi tắm hàng tháng; Công ty Cổ phần khách sạn du lịch Đồ Sơn, Cục Cảnh vệ 79 tổ chức cải tạo công trình hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, không xả trực tiếp nước thải ra biển… (Báo Hải Phòng 19/2, tr4)
Năm 2013, huyện Thủy Nguyên đặt mục tiêu hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, cai thiện chất lượng môi trường, đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
Theo đó, huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, huy động tối đa nguồn lực trong nhân dân, làm tốt công tác xã hội hóa, tiếp thu công nghệ mới trong xử lý rác thải.
Năm 2012, huyện xây dựng Đề án, kế hoạch cụ thể thực hiện Nghị quyết 09 của HĐND thành phố về thu gom, xử lý chất thải rắn nông thôn. Đến nay, trên địa bàn huyện có 30/37 xã, thị trấn thành lập được Tổ thu gom rác thải; 17 xã xây dựng bãi rác tạm; 12 xã xây dựng được ga rác. (Báo Hải Phòng 19/2, tr4)
60. Đài Viễn thông Tiên Lãng (Trung tâm Viễn thông 3): Trao 282 sim điện thoại di động Vianphone tặng lực lượng Công an các xã
Nhằm hỗ trợ lực lượng Công an huyện bảo đảm an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ và thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2013, Đài Viễn thông Tiên Lãng phối hợp với Công an huyện tổ chức trao 282 sim điện thoại Vinaphone tặng lực lượng Công an các xã trên địa bàn.
Đây là một trong những nội dung thiết thực nằm trong chương trình ký kết phối hợp thực hiện giữa Công an huyện với Đài Viễn thông Tiên Lãng. (Báo Hải Phòng 19/2, tr5)
61. Bệnh viện Hữu nghị Việt – Tiệp: Cứu sống người bị bệnh dập thận bằng phương pháp nút động mạch
Bác sĩ Bùi Hoàng Tú – Phó Trưởng khoa phụ khách Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cho biết, Bệnh viện này vừa triển khai kỹ thuật mới nút động mạch thận, cứu sống người bệnh. Sau 7 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh ổn định, chuẩn bị ra viện, không để lại sẹo.
Đó là trường hợp em Nguyễn Quốc Khánh (17 tuổi, trú tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân) bị tai nạn giao thông, nhập viện ngày 30 Tết. (Báo Hải Phòng 19/2, tr7)
Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, năm 2012, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố tập trung huấn luyện các nội dung thiết thực, phù hợp với từng chuyên ngành.
Trong công tác tập huấn cán bộ, đơn vị đã tổ chức 9 lớp tập huấn với 357 lượt cán bộ tham gia. Nội dung tập trung vào điều lệnh đội ngũ, điều lệnh quản lý bộ đội, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên khu vực biên giới biển đảo, xây dựng Đồn Biên phòng vững mạnh toàn diện.
Qua các đợt tập huấn, cán bộ tham gia đã nắm được nội dung, phương pháp tổ chức, từ đó triển khai bồi dưỡng, tổ chức huấn luyện cho cán bộ chiến sĩ trong đơn vị, bảo đảm phù hợp, sát với đặc điểm, tính chất công việc và tổ chức biên chế của từng đơn vị. (HH, An Ninh Hải Phòng 19/2, tr3)
Trong những ngày trước, trong Tết Quý Tỵ 2013, trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo diễn ra nhiều hoạt văn hóa – văn nghệ - thể thao sôi nổi, mừng Đảng, mừng Xuân.
Cụ thể: Tối 30 Tết, tại Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trung tâm huyện tổ chức chương trình văn nghệ lớn mừng Đảng, mừng Xuân, thu hút đông đảo người dân địa phương; 30 xã, thị trấn đã thực hiện tốt công tác thông tin cổ động, tổ chức các hoạt động văn hóa – văn nghệ - thể dục thể thao...
Mặt khác, tình hình an ninh chính trị, trật tự trị an tại những địa điểm diễn ra hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể thao được bảo đảm, ổn định. (Báo Hải Phòng 18/2, tr2)
Vào những ngày cuối năm 2012, Hải Phòng chính thức khôi phục hoạt động âm nhạc đường phố tại Nhà Kèn – Vườn hoa Nguyễn Du. Trong những ngày đầu Xuân Quý Tỵ, đến đất Cảng, du khách có cơ hội thưởng thức chương trình biểu diễn kèn đồng của ban nhạc Kèn đồng EG, cũng tại địa điểm trên.
Hoạt động này nằm trong Đề án khôi phục hoạt động văn hóa, âm nhạc tại các địa điểm công cộng phục vụ nhân dân tại Hải Phòng, thiết thực hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013.
Trong buổi biểu diễn đầu tiên diễn ra vào ngày 14/2, công chúng yêu âm nhạc của thành phố được thưởng thức một chương trình biểu diễn âm nhạc ngẫu hứng từ kèn đồng, với các nhạc phẩm nổi tiếng: “Sức sống Hải Phòng”, “Thành phố Hoa Phượng đỏ”, Guantanamera”, “Kachiusa”, “Lá xanh”, “Bến cảng quê hương tôi”…
Ở nhiều nước, nghệ thuật đường phố, bao gồm lễ hội, âm nhạc, triển lãm ngoài trời… không còn xa lạ với người dân. Nhiều Quốc gia thúc đẩy các loại hình nghệ thuật cộng đồng để thu hút khách du lịch. Ở nước ta, cho dù, những năm gần dây, loại hình nghệ thuật đường phố đã xuất hiện đa dạng hơn, hoặc được khôi phục trở lại, nhất là với những loại hình âm nhạc nhưng vẫn mới chỉ ở mức sơ khai.
Đưa nghệ thuật ra đường phố không phải là việc khó, nhưng làm thế nào để tạo sức sống lâu bền, phát triển thành điểm hẹn văn hóa mới là điều đáng quan tâm. Hiện nay, đa số chương trình nghệ thuật công cộng tại các thành phố lớn đều chưa rõ tính cộng đồng, bởi thế tính ngẫu hứng của nghệ thuật đường phố chưa tới và chưa đủ sức thuyết phục… (Vi Cầm, Đại Đoàn Kết 19/2, tr13)
Tập trung từ ngày 15/2, thầy trò Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn tích cực luyện tập để chuẩn bị cho V.League 2013.
Chỉ trừ các tuyển thủ Quốc gia Tấn Tài, Văn Phong tập trung muộn hơn vào ngày 17/2, còn lại tất cả các cầu thủ đều có mặt đầy đủ. Trong các buổi tập, quân số của đội bóng đất Cảng lên tới 30 người, trong đó có 14 cầu thủ đến từ Khánh Hòa, 5 tân binh là Minh Đức, Quang Hải, Antonio, Gillberto, Như Thành cùng 11 cầu thủ của Hải Phòng từ đội hạng Nhất.
Chỉ còn 2 tuần nữa, V.League 2013 chính thức khởi tranh. Lực lượng của đội bóng dất Cảng đã ổn định, chất lượng khá tốt ở từng vị trí. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào tài cầm quân của Huấn luyện viên Anh Tuấn. (Phan Anh, An Ninh Hải Phòng 19/2, tr11)./.