Điểm báo hằng ngày về Hải Phòng (ngày 13/4/2020)

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định nhân sự mới

Ban Thường  vụ Thành ủy Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.

Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng đã trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định 4 đồng chí làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải phòng, nhiệm kỳ 2015 – 2020, gồm:

Đại tá Nguyễn Minh Quang, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng;

Đồng chí Đào Trọng Đức, Bí thư Quận ủy Ngô Quyền;

Đồng chí Phạm Văn Thép, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng;

Đồng chí Nguyễn Hoàng Long, Chánh Văn phòng Thành ủy Hải Phòng.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành cho biết, đây là lần đầu tiên Thành ủy Hải Phòng tổ chức hội nghị trực tuyến, nhất là lại về công tác nhân sự. Hội nghị được tổ chức theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện giãn cách xã hội.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng nêu rõ, quý I/2020 vừa qua, thành phố đã thực hiện tốt mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa tập trung phát triển kinh tế. So với các địa phương khác trong cả nước, Hải Phòng là địa phương có chỉ số tăng trưởng cao; có chỉ tiêu thu ngân sách hải quan, du lịch, dịch vụ ăn uống giảm do ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng thu nội địa thành phố tiếp tục tăng 12,8%; thu ngân sách địa phương tăng 23%; sản xuất công nghiệp tăng 22,7%.

Đến nay Hải Phòng hiện chưa có ca dương tính nào. Tuy nhiên, tình hình diễn biến dịch bệnh vẫn đang rất phức tạp, vì vậy Bí thư Thành ủy Hải Phòng đề nghị các địa phương, sở ngành tiếp tục cuộc tích cực để dịch bệnh không bị lây lan vào thành phố. Bên cạnh phòng, chống dịch, đồng chí cũng đề nghị các ngành, địa phương vẫn phải chuẩn bị cho công tác tổ chức Đại hội Đảng, để sẵn sàng cho việc tổ chức Đại hội khi dịch bệnh được đẩy lùi; có có giải pháp đảm bảo an toàn về dịch tễ cho các khu vực cảng biển, sản xuất, người dân; giữ nguyên tiến độ các công trình đã đưa vào danh mục khởi công, khánh thành.(Baochinhphu.vn 10/4;; Thoidai.com.vn 10/4; Vietnamnet.vn 11/4; Phapluat. Tuoitrethudo.vn 10/4; Tinnhanhchungkhoan.vn 10/4)

Thủ tướng: Phải khắc phục cho được sự "đổ, gãy" của nền kinh tế

Sáng 10/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương chuyên đề về tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xử lý vấn đề an sinh xã hội và đảm bảo an ninh trật tự. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Đảng, Quốc hội, lãnh đạo các địa phương tại các đầu cầu, các chuyên gia kinh tế, các tập đoàn hàng đầu Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, thế giới đã có 209 quốc gia và vùng lãnh thổ có ca nhiễm Covid-19, gần một nửa dân số thế giới đang phải cách ly ở nhà, gần 100.000 người đã chết. Chưa bao giờ trong những thập kỷ gần đây lại xảy ra đại dịch lớn như vậy. 

Tại nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đã đưa ra đối sách kịp thời, quyết liệt, đưa ra phương châm “chống dịch như chống giặc”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi, hiệu triệu toàn quốc chung tay chống Covid-19, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, cùng “xắn tay áo” chống dịch. Do đó, kết quả ban đầu là đáng mừng. 

Tuy nhiên, thực tế là trên thế giới, Covid-19 đang gây hậu quả lớn. Các đối tác lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Eu, Nhật Bản đều bị tác động nghiêm trọng. Nhiều tổ chức uy tín quốc tế, trong đó có cả LHQ, đã cảnh báo thế giới khó tránh khỏi một cuộc suy thoái nặng nề hơn khủng hoảng 2008-2009, kinh tế thế giới có thể tăng trưởng âm và thiệt hại tới hơn 5.000 tỷ USD.

Do đó, chưa bao giờ các quốc gia trên toàn thế giới thực hiện đồng loạt các biện pháp mạnh về kích thích kinh tế như hiện nay. Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế lớn hơn, nhiều hơn, quyết liệt hơn khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.

Ở nước ta, Thủ tướng cho biết, tác động của Covid-19 khiến GDP quý 1 chỉ tăng 3,82%. Tuy đây là mức tăng trưởng cao so với khu vực nhưng lại là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011, nền kinh tế yếu cả cầu và cả cung. Các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, tiêu dùng đều sụt giảm mạnh. Các doanh nghiệp như xây dựng, bất động sản, hàng không, thương mại, xuất khẩu... đều gặp khó khăn, thu hẹp thị trường, quy mô lao động. Có gần 30% số doanh nghiệp chỉ duy trì được hoạt động trong không quá 3 tháng, 50% số doanh nghiệp chỉ trụ được không quá 6 tháng do thiếu cả thị trường đầu vào và đầu ra. 

 Theo Thủ tướng, những vấn đề như vậy đặt ra cấp bách đối với nước ta thời gian tới, mang tính sống còn đối với khu vực sản xuất kinh doanh và phần lớn các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam. Nếu không có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt thì nền kinh tế dễ bị đổ gãy.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Hội nghị này có thể gọi là hội nghị trực tuyến 4 trong 1, hay có thể gọi là tất cả trong 1, nhằm huy động tổng lực các nguồn lực đất nước với một khí thế quyết tâm, tinh thần yêu nước quật cường của nhân dân Việt Nam để chiến thắng dịch bệnh Covid-19; đồng thời cần nỗ lực vượt khó vươn lên trong sản xuất và đời sống, kể cả trong những năm tháng chiến tranh bom đạn cũng như tình hình dịch bệnh nguy hiểm hiện nay. Nhiệm vụ của chúng ta là đảm bảo thực hiện nghiêm túc các biện pháp, trước hết không để dịch lây lan, sớm khống chế dịch bệnh. Thách thức đặt ra không chỉ có vậy, chúng ta phải làm sao biến nguy thành cơ. Sau dịch Covid-19 phải làm sao để nền kinh tế tăng tốc, không chỉ bù những tổn thất rất to lớn do dịch mà còn thực hiện tầm nhìn và quyết tâm về một Việt Nam độc lập, tự cường. Trong lịch sử, Việt Nam chưa từng chùn bước trước khó khăn, luôn mạnh mẽ và đứng cao hơn thách thức nhờ khí phách dân tộc, sự quyết tâm, đồng thuận trên dưới một lòng. Điều này đã và cần được phát huy không chỉ trong chống Covid-19 mà ngay trong thời gian tới để khắc phục sự đổ gãy của nền kinh tế."

Thủ tướng cho biết, quyết tâm của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, không chỉ trong chống Covid-19 mà nhiều tổ chức quốc tế như WB, ABD, FITCH đều nhận định lạc quan về tình hình và sự phục hồi của kinh tế Việt Nam. Hãng tín nhiệm Fitch vẫn xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB năm 2021 Việt Nam có thể tăng trưởng 7,3%.

“Việt Nam được đánh giá có tương lai tốt như thế thì chúng ta nên nắm bắt, nghiên cứu những yếu tố nào khiến họ đánh giá không hạ tín nhiệm của Việt Nam cũng như tương lai năm 2021 có sự bật dậy như vậy”- Thủ tướng yêu cầu. 

Nhấn mạnh, sự thích ứng là điều quan trọng để tồn tại, vượt qua khó khăn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, hội nghị cần đưa ra các cơ chế, chính sách cụ thể, trúng và đúng, chuẩn bị các giải pháp để nền kinh tế, doanh nghiệp hiện đang bị “nén như chiếc lò xo” có thể bật lên ngay sau dịch. Tinh thần của Chính phủ là tập trung làm ngay các giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các cấp, ngành và địa phương. Những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì sẽ báo cáo ngay Quốc hội sau hội nghị này.

Đối với tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, Thủ tướng cho biết, hiện có hai gói hỗ trợ, một là gói chính sách tiền tệ khoảng 300 nghìn tỷ đồng. Tinh thần là không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, không bắt doanh nghiệp trả nợ ngay, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, tiếp tục giảm lãi suất cho vay cả khoản vay hiện có và vay mới. Ngành ngân hàng phải đồng hành cùng doanh nghiệp trước khó khăn. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ tỷ giá lãi suất... giữ cho được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. 

Về chính sách tài khóa, Thủ tướng yêu cầu cần tập trung thực hiện hiệu quả kích cầu nội địa. Đây là biện pháp các nước áp dụng rất rộng rãi. Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã có Nghị định số 41 về gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất. Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn triển khai Nghị định này. Gói giãn hoãn, giãn thuế tổng số tiền khoảng 180 nghìn tỷ đồng và sẽ có 98% số doanh nghiệp được hưởng lợi. Gói chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí được Bộ Tài chính dự kiến ban đầu khoảng 40.000 tỷ đồng, Bộ Tài chính sẽ báo cáo tại hội nghị này và các địa phương, bộ, ngành, doanh nghiệp có thể đóng góp thêm ý kiến cho gói này. 

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, trong chỉ đạo điều hành phải thay đổi cách làm quyết liệt hơn, càng khó khăn càng phải tập trung cải cách hành chính, cắt giảm các thủ tục, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp tham gia hội nghị cần hiến kế cho Chính phủ và các bộ, ngành cần cắt giảm thủ tục nào để khắc phục khó khăn. Cùng với đó là ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ hơn, cùng các giải pháp khác, đưa nền kinh tế bật dậy nhanh, mạnh. 

Nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp, trong đó có vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, FDI, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ có hội nghị toàn quốc với các doanh nghiệp để lắng nghe doanh nghiệp nêu các ý kiến, đề xuất. Các địa phương cần phải nắm bắt xu thế chuyển dịch vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, có những cải cách vượt trội về môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước.

Thủ tướng cho rằng: "Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của các đầu tàu kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh, thành phố lớn rất quan trọng. Trong khi Hải Phòng tăng gần 15% GDP trong quý 1 thì Hà Nội chỉ tăng trên 3,7%, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng 1%. Đề nghị các đồng chí Bí thư, Chủ tịch các địa phương tập trung chỉ đạo, khắc phục khó khăn, nỗ lực cùng Chính phủ và cả nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Một câu hỏi đặt ra là tại sao nhiều địa phương tăng thấp như vậy mà có nhiều địa phương tăng trưởng cao hơn nhiều. Đồng thời chúng tôi nhấn mạnh vai trò của các thành phần doanh nghiệp góp phần giải quyết việc làm và tăng trưởng. Chúng ta cần có chương trình bảo vệ sự tồn tại của hệ thống doanh nghiệp của chúng ta, kể cả hợp tác xã."

Về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng nhấn mạnh, phải giải ngân hết vốn năm 2019 và vốn kế hoạch năm 2020 với tổng vốn gần 700 nghìn tỷ đồng. Chế tài đặt ra là kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu các ngành, địa phương không chịu giải ngân. Đến tháng 9 này nếu không giải ngân thì Chính phủ báo cáo Quốc hội để chuyển vốn sang dự án khác. Thành lập tổ công tác đặc biệt để giám sát kiểm tra tiến độ giải ngân các dự án.

Đặc biệt, Chính phủ đưa ra chủ trương giải ngân các dự án trọng điểm, cấp bách đối với một số dự án giao thông như cao tốc Bắc-Nam phia sĐông, Trung Lương mỹ Thuận- Cần Thơ, cảng sân bay Long Thành... Cần giao nhiệm vụ cụ thể và có chế tài xử lý nghiêm minh nếu triển khai chậm trễ.

Về triển khai gói hỗ trợ lao động, đảm bảo an sinh xã hội, trong lúc khó khăn, Đảng, Nhà nước và các cấp bố trí số tiền hơn 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ các đối tượng khó khăn, những người thấp nghiệp do Covid-19. Sau khi thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng cho biết đã ký một Nghị quyết của Chính phủ về gói hỗ trợ này. Nhấn mạnh vấn đề quan trọng là tổ chức thực hiện, Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trình bày biện pháp triển khai gói hỗ trợ này đảm bảo chính xác và hiệu quả.

Đối với bảo đảm trật tự an toàn xã hội, trong lúc khó khăn, thất nghiệp, Thủ tướng yêu cầu Bộ công an và các cơ quan địa phương, nhất là các thành phố lớn có kế hoạch, phương án cụ thể đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt là có biện pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng trộm cắp, tội phạm hình sự phát sinh do thất nghiệp, làn sóng di cư lao động từ thành thị về nông thôn. Có biện pháp trấn áp hành vi chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng lúc khó khăn, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng. (Vov.vn 10/4, Vũ Dũng; Hanoimoi.vn 10/4; Baochinhphu.vn 10/4; VTV1, Bản tin Thời sự 19h ngày 10/4)

Tập trung làm ngay việc cấp bách trong thẩm quyền để giảm thiểu tác động của dịch bệnh

Ngày 10/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương về 4 nội dung: Các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội ứng phó dịch Covid-19. Cùng dự có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương; lãnh đạo chủ chốt các địa phương tại các điểm cầu trong cả nước.

Dự hội nghị tại điểm cầu Chính phủ có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Dự tại điểm cầu thành phố Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu; các Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Doãn Toản, Nguyễn Thế Hùng.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc ngay việc không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong tình hình hiện nay khi sự lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng đang diễn ra ở một số nơi nên cần tiếp tục thực hiện hiệu quả việc cách ly xã hội. Thủ tướng cũng bày tỏ biết ơn tất cả người dân đã đồng hành, chia sẻ và thông cảm với Chính phủ về những bất tiện do cách ly xã hội tạo ra để ngăn ngừa dịch bệnh.

Cho rằng, các nội dung thảo luận tại hội nghị rất quan trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương đưa ra được các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể, mạnh mẽ, đúng và trúng để duy trì, phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, đời sống trong thời gian có dịch, đặc biệt thúc đẩy nền kinh tế bật mạnh sau khi kết thúc dịch, “như một chiếc lò xo bị nén lâu ngày, phải bật ra, đuổi kịp với thời gian” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng nêu rõ tinh thần là giải ngân hết số vốn còn lại của năm 2019 và vốn kế hoạch năm 2020 (khoảng 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD), không để dồn vào cuối năm…

Thảo luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn tới tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I-2020 chỉ tăng 3,82%, là mức tăng thấp nhất trong hơn 10 năm qua, chỉ bằng hơn nửa so với kế hoạch đề ra. Dịch càng kéo dài, ảnh hưởng đến nền kinh tế càng nghiêm trọng; mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,8% là rất thách thức và khó đạt. Bên cạnh đó, theo ước tính sơ bộ, 19% doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô; 98% lao động khu vực du lịch, dịch vụ nghỉ việc; 78% lao động ngành vận tải, da giày, dệt may bị giảm việc, giãn việc hoặc ngừng việc... Tỷ lệ thiếu việc làm tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong hoàn cảnh đó, Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của dịch đến phát triển kinh tế - xã hội. Đó là gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, đồng thời mở rộng quy mô về đối tượng doanh nghiệp, tổ chức được hưởng ưu đãi. Ước tính, có tới 98% tổng số doanh nghiệp,  tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cả nước được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất. Về gói hỗ trợ tiền tệ, hiện đã nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng…

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, trước ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của khách hàng để kịp thời có giải pháp tháo gỡ. Cụ thể là tháng 3-2020, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động giảm lãi suất điều hành, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn cơ cấu lại thời hạn trả nợ, kể cả nợ gốc và lãi đối với các khoản nợ trong thời gian từ ngày 23/1/2020 đến sau 3 tháng kể từ khi Thủ tướng công bố hết dịch mà không bị chuyển thành nợ quá hạn, không phải trả nợ gốc, lãi...

Đối với việc hỗ trợ người dân, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, gói hỗ trợ hơn 62.000 tỷ đồng cho 20 triệu người thuộc 7 nhóm đối tượng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ thông qua. Bộ đang phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện và trình Thủ tướng ban hành quyết định về quy trình, quy chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục triển khai của từng đối tượng, thành phần được hỗ trợ. Dự kiến trong tháng 4 và tháng 5-2020 sẽ triển khai hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng.

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cũng đóng góp một số ý kiến về những giải pháp mà Hà Nội đã, đang thực hiện trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Cụ thể, Hà Nội quyết không cắt giảm vốn đầu tư công mà cắt giảm 5% chi thường xuyên, sau khi đã giảm 10% so với dự toán trước đây. Ngoài ra, thành phố Hà Nội cũng đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm sửa đổi, ban hành một số chính sách mới cho phù hợp với tình hình, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và giải ngân vốn đầu tư công. “Đối với các kịch bản tăng trưởng, Hà Nội đang phấn đấu để giảm thiệt hại ở mức thấp nhất và phấn đấu tăng trưởng ở mức cao hơn cả nước là 1,3%”, đồng chí Vương Đình Huệ khẳng định.

Sau khi nghe ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các bộ, ngành, địa phương, trong đó Hà Nội, Hải Phòng đã quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19, có các giải pháp kịp thời và rất sắc bén.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, khi sự lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng đang diễn ra ở một số nơi, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 16/CT-TTg về cách ly xã hội một cách nghiêm túc. Thủ tướng cũng nêu rõ, việc chống dịch là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong giai đoạn hiện nay; bên cạnh đó, vấn đề bảo đảm an sinh xã hội để ổn định cuộc sống, tái sản xuất sức lao động cho người dân có ý nghĩa quan trọng. Không có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt thì nền kinh tế dễ bị đổ gãy, dễ bị “âm” trong phát triển kinh tế. Phải tìm thị trường mới, đổi mới cách làm, thay đổi thói quen. Đặc biệt, phải xử lý nghiêm sự chậm chạp, vô trách nhiệm, từ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh đến đầu tư, bảo đảm an sinh, trật tự xã hội, “có một số việc vô trách nhiệm, kéo dài mãi không chịu làm”, Thủ tướng nói.

“Tôi đề nghị chúng ta cùng chung sức, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ và có quyết tâm rất cao trong tổ chức thực hiện với tinh thần là dịch bệnh làm chúng ta khó khăn gấp đôi thì chúng ta cố gắng gấp ba”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ. Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện mục tiêu “kép” là đẩy lùi dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ trong quá trình thực hiện, chống đầu cơ nâng giá, tìm thị trường mới, biến "nguy" thành "cơ".

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế; tổng hợp các khó khăn của doanh nghiệp và đề xuất Chính phủ các giải pháp tháo gỡ ngay. Sau hội nghị này, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

“Tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là tập trung làm ngay việc cấp bách trong thẩm quyền của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương. Những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Quốc hội thì sẽ báo cáo, xin ý kiến ngay. Chúng ta cần hành động nhanh, hành động ngay, làm càng sớm càng tốt thì mới có thể giảm thiểu tác động của dịch bệnh Covid-19 đến đời sống kinh tế - xã hội”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh. (Hanoimoi.vn 11/4, Hà Phong)

QUẢN LÝ

Hải Phòng lùi quy định giấy xác nhận xe tải ra vào thành phố

UBND thành phố vừa Văn bản hỏa tốc số 2658/UBND-GT về việc điều chỉnh thời gian kiểm soát các xe vận tải của địa phương này ra vào thành phố từ 0 giờ hôm nay (11/4) lùi sang từ 0 giờ ngày 12/4.

Trước đó, ngày 8/4, UBND TP Hải Phòng có Văn bản số 2574/UBND-GT yêu cầu từ ngày 11/4 các chốt kiểm soát dịch bệnh tại các cửa ngõ ra vào thành phố chỉ cho phép các xe vận tải của Hải Phòng ra vào thành phố khi có Giấy xác nhận cho phép phương tiện ra vào thành phố theo quy định.

Tuy nhiên, thực tế theo phản ánh của một số doanh nghiệp, hôm qua (10/4) việc cấp Giấy xác nhận gắp nhiều khó khăn do số lượng người đăng ký đông.

Do đó, để phù hợp với tình hình thực tế, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hải Phòng chỉ đạo điều chỉnh thời gian kiểm soát xe vận tải của Hải Phòng ra vào thành phố bắt đầu từ 0 giờ ngày 12/4/2020, các chốt kiểm soát dịch bệnh tại các cửa ngõ ra vào thành phố chỉ cho phép các xe vận tải của Hải Phòng ra vào thành phố khi có Giấy xác nhận cho phép phương tiện ra vào thành phố theo quy định.

Đối với xe tải của các tỉnh, thành phố ra vào Hải Phòng, việc cấp Giấy xác nhận vẫn thực hiện từ 0 giờ ngày 11/4.

Theo hướng dẫn của Công an TP Hải Phòng, trình tự thủ tục cấp “Giấy xác nhận cho phương tiện vận tải hàng hóa của Hải Phòng ra, vào thành phố” như sau: Văn bản đề nghị của chủ phương tiện có phê duyệt của lãnh đạo UBND quận, huyện; bản photo (Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định An toàn khí thải và Bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện).

Phòng CSGT Đường bộ - đường sắt (Công an TP Hải Phòng sẽ cấp “Giấy xác nhận cho phương tiện vận tải hàng hóa của Hải Phòng ra, vào thành phố”, thời hạn cấp đến hết ngày 15/4/2020.

Phòng CSGT Đường bộ - đường sắt bố trí 6 địa điểm tiếp nhận hồ sơ và cấp “Giấy xác nhận cho phương tiện vận tải hàng hóa của Hải Phòng ra, vào thành phố” gồm:

Điểm 1, trụ sở Phòng CSGT Đường bộ - đường sắt (số 14 Phan Chu Trinh, Hồng Bàng, Hải Phòng).

Điểm 2, trụ sở Đội CSGT số 2 (281 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng).

Điểm 3, trụ sở Đội CSGT số 4 (189 Đình Vũ, phường Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng).

Điểm 4, trụ sở Trạm CSGT An Hưng (km 83+220­_QL5, xã An Hưng, huyện An Dương, Hải Phòng).

Điểm 5, trụ sở Trạm CSGT Quang Trung (km 35+350_QL10, xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng).

Điểm 6, trụ sở Trạm CSGT Lưu Kiếm (km 9+100_QL10, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ ngày 10/4/2020 và không thu lệ phí. (Haiquanonline.com.vn 11/4, Thái Bình; Thanhnien.vn 11/4; Baogiaothong.vn 11/4; Doisongvietnam.vn 10/4; Baochinhphu.vn 11/4; Baotintuc.vn 11/4; Truyền hình thông tấn ngày 11/4; Vnews.gov.vn 11/4; VietnamPlus.vn 11/4; Vtc.vn 11/4; Vietnamnet.vn 11/4; Plo.vn 11/4; Vov.vn 11/4; Kinhtedothi.vn 11/4; Nhandancom.vn 11/4; Thoibaokinhdoanh.vn 10/4; Dantri.com.vn 11/4; Damviet.vn 11/4; VTV1, Bản tin Chào buổi sáng – Bản  tin Thời sự 8h, 11h  ngày 12/4; Vtv.vn 12/4; Tuoitre.vn 11/4; Baodautu.vn 11/4; Baoxaydung.com.vn 11/4; Phunuvietnam.vn 11/4; Congluan.vn 11/4; Thoibaokinhdoanh.vn 13/4; Congly.vn 12/4; Nhân dân 12/4, tr3; Tuổi trẻ 12/4, tr3; Công an nhân dân 12/4, tr7)

Xin cấp giấy xác nhận cho xe tải ra vào Hải Phòng thế nào?

Công an TP Hải Phòng vừa có hướng dẫn về cấp Giấy xác nhận cho phương tiện vận tải hàng hóa của Hải Phòng ra, vào thành phố.

Theo hướng dẫn của Công an TP Hải Phòng, trình tự thủ tục cấp “Giấy xác nhận cho phương tiện vận tải hàng hóa của Hải Phòng ra, vào thành phố” như sau: Văn bản đề nghị của chủ phương tiện có phê duyệt của lãnh đạo UBND quận, huyện; bản photo (Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định An toàn khí thải và Bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện).

Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (Công an TP Hải Phòng sẽ cấp “Giấy xác nhận cho phương tiện vận tải hàng hóa của Hải Phòng ra, vào thành phố”, thời hạn cấp đến hết ngày 15/4/2020.

Phòng CSGT đường bộ - đường sắt bố trí 6 địa điểm tiếp nhận hồ sơ và cấp “Giấy xác nhận cho phương tiện vận tải hàng hóa của Hải Phòng ra, vào thành phố” gồm:

Điểm 1, trụ sở Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (số 14 Phan Chu Trinh, Hồng Bàng, Hải Phòng).

Điểm 2, trụ sở Đội CSGT số 2 (281 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng).

Điểm 3, trụ sở Đội CSGT số 4 (189 Đình Vũ, phường Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng).

Điểm 4, trụ sở Trạm CSGT An Hưng (km 83+220­_QL5, xã An Hưng, huyện An Dương, Hải Phòng).

Điểm 5, trụ sở Trạm CSGT Quang Trung (km 35+350_QL10, xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng).

Điểm 6, trụ sở Trạm CSGT Lưu Kiếm (km 9+100_QL10, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ ngày 10/4/2020 và không thu lệ phí.

Như tin đã đưa, ngày 8/4, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng tiếp tục có chỉ đạo liên quan đến tăng cường kiểm soát nhóm lái xe vận tải trên địa bàn thành phố để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Một trong những nội dung quan trọng là thực hiện cấp Giấy xác nhận cho phương tiện vận tải ra vào thành phố. (Haiquanonline.com.vn 10/4, Thái Bình)

Hình ảnh Hải quan Hải Phòng làm việc giãn cách theo Chỉ thị 16

Vừa phải đảm bảo phòng, chống dịch, vừa thực hiện nhiệm vụ thông quan hàng hóa và phòng, chống buôn lậu, Cục Hải quan Hải Phòng đã có nhiều nỗ lực trong cải tiến phương pháp làm việc, quản lý để đáp ứng đồng thời các nhiệm vụ trên.

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo các chi cục trực thuộc Cục Hải quan Hải Phòng chia sẻ, quán triệt chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, UBND TP Hải Phòng và lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng, các đơn vị khuyến khích doanh nghiệp tăng cường tối đa việc thực hiện thủ tục trực tuyến.

Trường hợp bắt buộc phải đến Chi cục cũng được bố trí những khu vực tiếp xúc riêng với đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch và xử lý thủ tục nhanh chóng.

Đối với việc sắp xếp CBCC đến làm việc trực tiếp, các chi cục căn cứ tình hình khối lượng công việc thực tế từng đơn vị để có sự giãn cách, luân phiên một cách phù hợp, đảm bảo thực hiện nghiêm chủ trương phòng, chống dịch và đảm bảo việc thông quan hàng hóa và phòng, chống dịch bệnh.

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 Trần Mạnh Hùng chia sẻ: Ngay khi dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp, Chi cục đã khuyến nghị doanh nghiệp khai báo từ xa, nhận phản hồi qua hệ thống internet, không có việc cấp thiết không cần đến trụ sở cơ quan Hải quan, không tiếp xúc trực tiếp với CBCC…

Trường hợp bắt buộc phải đến trụ sở Chi cục để xuất trình chứng từ bản gốc như C/O hoặc giấy phép… đơn vị bố trí 4 bàn làm việc ở 4 vị trí khác nhau để tiếp nhận. Sau khi doanh nghiệp nộp xong sẽ trở về nhà không phải ở lại chờ tại trụ sở, Chi cục sẽ phân công công chức tiếp nhận để doanh nghiệp có thể trao đổi trực tiếp nếu có vướng mắc.

Một số hình ảnh cập nhật về việc thực hiện nhiệm vụ tại 4 chi cục hải quan cửa khẩu trực thuộc Cục Hải quan Hải Phòng trong thời điểm thực hiện giãn cách xã hội. (Haiquanonline.com.vn 10/4, Thái Bình)

 Xem chi tiết tại link: https://haiquanonline.com.vn/hinh-anh-hai-quan-hai-phong-lam-viec-gian-cach-theo-chi-thi-16-124501.html

Lý do Hải Phòng siết chặt xe chở hàng ra vào TP mùa dịch

Để thực hiện mục tiêu kép mà Đảng, Chính phủ đã đề ra trong việc phòng chống dịch Covid-19, cần có sự vào cuộc kịp thời và trách nhiệm của các ngành hữu quan, các DN vận tải và tài xế.

Theo số liệu quản lý từ các cơ quan chức năng Hải Phòng, hiện tại TP có khoảng trên 17.000 xe đầu kéo (thường gọi là xe đầu kéo container) thuộc sự quản lý của 5.000 đơn vị vận tải, chủ phương tiện và hơn 60.000 xe ô tô vận tải khác.

Khi dịch bệnh Covid-19 phức tạp, hàng ngày vẫn có trung bình khoảng 10.000 - 12.000 lượt phương tiện từ các tỉnh, TP khác đến lấy hàng ở Hải Phòng và từ Hải Phòng toả đi các nơi.

Rõ ràng, những con số đó thấy rằng, Hải Phòng có vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm cảng biển, logictis, cửa ngõ ra biển lớn nhất miền Bắc. Nhu cầu vận chuyển, kho bãi, vận tải hàng hóa từ Hải Phòng đi các địa và từ các địa phương về Hải Phòng là rất lớn.

Ngay cả trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, nhu cầu giao thương hàng hóa qua cảng Hải Phòng vẫn rất cao. Nó cho thấy sức sống của nền kinh tế, là việc thực sự đáng mừng.

Tuy nhiên, việc mỗi ngày có ít nhất hơn 10.000 lượt người điều khiển phương tiện từ Hải Phòng đi các địa phương khác và từ các địa phương khác về Hải Phòng lại là vấn đề rất đáng quan tâm trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Từ thực tế trên đây, trong những ngày qua, Hải Phòng đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý về y tế đối với hoạt động vận tải, các phương tiện và người điều khiển phương tiện hàng hóa.

Một số DN vận tải đã chủ động và có trách nhiệm trong việc quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện của đơn vị mình.

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu kép là vừa ngăn chặn Covid-19 vừa tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế xã hội, chúng tôi cho rằng các bộ, ngành TƯ, đặc biệt là ngành y tế và ngành giao thông cần chủ động hướng dẫn và phối hợp với Hải Phòng để làm tốt việc này.

Cụ thể, Bộ GTVT cần xem xét, chỉ đạo để có thể tăng lượng vận tải hàng hóa từ cảng Hải Phòng đến các địa phương khác bằng đường sắt và đường thủy nội địa để giảm thiểu việc vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện đường bộ trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Bộ Y tế chủ động phối hợp, hướng dẫn áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ đối với người và phương tiện vận tải hàng hóa. Bảo đảm tuyệt đối an toàn đối với người và phương tiện vận tải, tránh lây lan dịch bệnh.

Bởi lẽ, nếu có sự lây nhiễm trong cả chục ngàn lượt người điều khiển phương tiện đến và đi từ Hải Phòng thì thật tai hại. Vì, họ có thể là nguồn lây nhiễm từ nơi khác đến Hải Phòng, cũng có thể đem sự lây nhiễm từ Hải Phòng đến các địa phương khác.

Khi đó, việc xử lý sẽ cực kỳ phức tạp, tốn kém, dẫn đến đình trệ việc lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng đến sản xuất, nền kinh tế và người lao động ở quy mô không nhỏ.

Do vậy, với vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc giao lưu hàng hóa, đối với sự phát triển kinh tế của cả nước, đặc biệt của các địa phương phía Bắc để bảo đảm an toàn dịch bệnh và phát triển kinh tế theo mục tiêu kép mà Đảng, Chính phủ đã đề ra thì những việc trên đây rất cần có sự vào cuộc kịp thời và trách nhiệm của các ngành hữu quan, sự chia sẻ của các DN vận tải và của chính đội ngũ cả chục ngàn người điều khiển phương tiện.

Việc quan trọng trên đây không chỉ là việc riêng của Hải Phòng. (Vietnamnet.vn 11/4)

Không chủ quan với đại dịch

Sau 12 ngày thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, tình hình dịch bệnh ở nước ta vẫn được kiểm soát tốt. Những ngày qua, số người bị lây nhiễm không nhiều, số người được chữa khỏi tăng lên. Đây là những tín hiệu rất đáng mừng. Tuy nhiên, tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… và một số địa phương đã xuất hiện tư tưởng lơ là, chủ quan của người dân. Thực trạng này rất đáng lo ngại khi dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp, khó lường.

Năm ngày trở lại đây, người dân đổ ra đường phố ngày một nhiều hơn. Ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, người dân tập thể dục khá đông tại nơi công cộng, hay tụ tập trà nước, trò chuyện và có một số người không đeo khẩu trang. Nhiều người bán hàng rong, xe ôm công nghệ... không thuộc diện được hoạt động nhưng vẫn ngang nhiên trên phố. Khi lực lượng chức năng đến nhắc nhở, xử phạt, đám đông mới giải tán; cá biệt vẫn có trường hợp phản ứng, gây khó dễ, thậm chí chống người thi hành công vụ. Bên cạnh đó, một số quán ăn cũng lợi dụng tình hình để mở bán trở lại, hay hé mở cửa để đón khách hòng che mắt cơ quan chức năng. Ở các khu chợ, người dân vẫn vô tư tụ tập mua bán, trao đổi hàng hóa. Đặc biệt, không ít nơi người ta vẫn tụ tập ăn nhậu, vui chơi như không có chuyện gì xảy ra.

Việc người dân có tư tưởng lơ là, chủ quan rất đáng phải nhắc nhở, phê phán, thậm chí xử phạt. Nhưng để xảy ra tình trạng này cho thấy chính quyền cấp quận, huyện, xã, phường, lãnh đạo khu phố, tổ dân phố, thôn, xóm cũng lơ là, chủ quan, trách nhiệm chưa cao. Nếu như có sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của chính quyền, công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm của cơ quan chức năng, tin chắc không có những hiện tượng tụ tập, ra đường đông, hay hàng quán hoạt động lén lút trong thời điểm thực hiện giãn cách xã hội này.

Thời quan vừa qua, tình hình PCD Covid-19 ở nước ta đã có những tín hiệu tích cực, nhưng diễn biến trên thế giới vẫn còn hết sức phức tạp, với số người nhiễm, người tử vong tăng cao. Hơn thế, dịch bệnh ở Việt Nam đã có dấu hiệu xâm nhập ra cộng đồng. Nếu chúng ta coi thường việc cách ly toàn xã hội sẽ hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến lây nhiễm rất khó lường. Mọi sự nỗ lực của Chính phủ và toàn dân trong suốt thời gian qua sẽ trở nên vô nghĩa nếu tiếp tục còn những biểu hiện lơ là, mất cảnh giác trong PCD.

Phòng, chống đại dịch Covid-19 phải như một cuộc chiến. Mà đã là cuộc chiến thì không bao giờ được phép lơ là, chủ quan, hay mất cảnh giác. Cuộc chiến này chỉ có thể giành thắng lợi khi chúng ta thực sự chung sức, đồng lòng, quyết tâm bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

15 ngày thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, là thời gian “vàng” để nước ta kiểm soát và khống chế dịch bệnh. Mong rằng các cấp chính quyền, mọi người dân cần thực hiện tốt hơn nữa những nội dung của chỉ thị này. Có như vậy chúng ta mới chiến thắng được đại dịch Covid-19, ổn định tình hình xã hội và tập trung khôi phục nền kinh tế, đưa đất nước tiếp tục phát triển. (Qdnd.vn  12/4,  Lê Phi Hùng)

HẢI QUAN  

Việt Nam xuất khẩu tàu biển sang Mexico

Theo thông tin từ Công ty CP cảng Hải Phòng, mới đây tại Cảng Hoàng Diệu, Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu (thuộc Công ty CP cảng Hải Phòng) thực hiện bốc xếp lô hàng đặc biệt là một chiếc tàu chuyên dụng đóng tại Hải Phòng, để xuất đi Mexico.

Sản phẩm đặc biệt này là tàu JUPITER, nặng 407 tấn, dài 22,8m, rộng 11,43m, công suất máy 2x1.902 kw, trị giá 23 triệu USD, được đóng tại Công ty đóng tàu Damen Sông Cấm (Hải Phòng).

Lô hàng đặc biệt trên đã được Đội xếp dỡ số 1 (Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu) thực hiện bốc xếp bằng cẩu tự động lên tàu BBC FUJI (Đức).

Tàu vận tải BBC FUJI có chiều dài 125,8m, trọng tải 8.974 tấn, bắt đầu làm hàng từ 9 giờ 30 sáng 8/4/2020 và hoàn thành trong ngày.

Công ty CP cảng Hải Phòng là doanh nghiệp kinh doanh cảng biển hàng đầu khu vực Hải Phòng và cả nước với gần 3.000 lao động; sở hữu 19 cầu cảng với tổng chiều dài hơn 3.000 m; 840.00 m2 kho, bãi và hơn 300 phương tiện, thiết bị xếp dỡ và hệ thống CNTT hiện đại.

Năm 2020, Công ty quyết tâm đạt mục tiêu vượt sản lượng 34,5 triệu tấn. Trong đó, riêng Cảng Hải Phòng đạt 27,5 triệu tấn; doanh thu đạt 1.732 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế dự kiến 415 tỷ đồng.

Năm 2019, Công ty CP cảng Hải Phòng đạt sản lượng 26,8 triệu tấn, doanh thu đạt 1.686 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế vượt 375 tỷ đồng, giữ vững vị trí cảng biển đứng đầu khu vực miền Bắc. (Haiquanonline.com.vn 11/4, Thái Bình)

Hải quan Hải Phòng: Khẩn trương xử lý các vụ việc có dấu hiệu hình sự

Trong bối cảnh vừa phải tập trung phòng, chống dịch Covid-19 vừa đảm bảo thông quan hàng hóa, chống buôn lậu và gian lận thương mại, Cục Hải quan Hải Phòng đã khẩn trương, tích cực xử lý các vụ việc có dấu hiệu hình sự để đảm bảo tính răn đe.

Thời gian gần đây, lực lượng chức năng thuộc Cục Hải quan Hải Phòng đã phát hiện một số vụ việc có dấu hiệu hình sự liên quan đến vận chuyển trái phép ngà voi, vảy tê tê hay mặt hàng khí cười… Để đảm bảo tiến độ xử lý, Đội Kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Hải Phòng) đã phối hợp tích cực với các lực lượng chức năng trong và ngoài ngành khẩn trương điều tra, chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an đề nghị khởi tố.

Mới đây, Cục Hải quan Hải Phòng ban hành Quyết định chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự (liên quan đến vận chuyển trái phép ngà voi, vảy tê tê) cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo thẩm quyền.

Theo hồ sơ vụ việc, Đội Kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Hải Phòng) phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP Hải Phòng) khám lô hàng đóng trong 3 container hàng nhập khẩu đến cảng Vip Greenport Hải Phòng ngày 30/11/2019.

Đáng chú ý, trước đó lô hàng đã được đưa đến cảng Quy Nhơn (Bình Định) trước khi cập cảng Hải Phòng.

Khi tàu nhập cảnh, hàng hóa được khai báo là Doussie wood (tạm dịch là gỗ Gõ), có xuất xứ từ Nigeria gửi cho người nhận hàng là Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Pama Miền Bắc (địa chỉ: Thôn Yên Khê, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Tuy nhiên, kết quả khám xét và giám định xác định hàng hóa trong 3 container nêu trên, ngoài gỗ Gõ (153 khúc, tương đương 36,173 m3) còn chứa hơn 2 tấn ngà voi, vảy tê tê, trong đó gần 1,8 tấn vảy tê tê và 330 kg ngà voi.

Quá trình điều tra, Đội Kiểm soát hải quan phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP Hải Phòng) triển khai xác minh trụ sở Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Pama Miền Bắc. Tuy nhiên kết quả xác minh cho thấy trên địa bàn xã Đại Yên không có Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Pama Miền Bắc hoạt động hay treo biển tên Công ty.

Không những thế, Giám đốc Công ty là ông Tạ Hoàng Thắng không đăng ký cư trú tại địa bàn quản lý. Xác minh của cơ quan Hải quan về nhân thân ông Tạ Hoàng Thắng tại Công an phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ (Hà Nội) cho thấy thông tin cá nhân này có hộ khẩu thường trú tại quận Tây Hồ, nhưng từ năm 2016 đến nay đã đi khỏi địa phương nơi cư trú, không rõ địa chỉ liên hệ.

Một công chức trực tiếp tham gia điều tra chia sẻ: Đây là vụ việc có nhiều phức tạp không chỉ về mặt hàng vi phạm mà còn liên quan đến “doanh nghiệp ma”, Giám đốc có “hành tung bí ẩn” và nằm ngoài địa bàn Hải Phòng. Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng, nỗ lực của Đội Kiểm soát hải quan và công tác phối hợp của các đơn vị liên quan nên Hải quan Hải Phòng sớm làm rõ các dấu hiệu vi phạm hình sự để kịp thời chuyển cho cơ quan Công an đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Duy Ngọc chia sẻ: Quá trình quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn, Cục đã phát hiện vi phạm liên quan đến nhập khẩu khí cười (N2O), việc sử dụng khí cười không đúng mục đích gây nhiều hệ lụy trong xã hội, nhất giới trẻ. Cục Hải quan Hải Phòng cũng là đơn vị đầu tiên trong toàn ngành khởi tố vụ án liên quan đến mặt hàng này (năm 2019-PV).

Sau vụ việc có “tính chất điểm” này, một mặt, Cục Hải quan Hải Phòng kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan và cơ quan chức năng siết chính sách quản lý, mặt khác, đơn vị tiếp tục phối hợp với Công an Hải Phòng triển khai chuyên đề đấu tranh chống vi phạm liên quan đến khí cười trên địa bàn.

Mới đây, từ kết quả phối hợp đấu tranh giữa Đội Kiểm soát hải quan và Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP Hải Phòng), Cục Quản lý thị trường Hải Phòng, Công an Hải Phòng tiếp tục khởi tố vụ án buôn lậu liên quan đến mặt hàng khí cười.

Theo Đội Kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Hải Phòng), cuối năm 2019, các lực lượng tiến hành khám kho hàng của Công ty TNHH TBCom Việt Nam, địa chỉ tại xóm 6 thôn Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn, An Dương, Hải Phòng, đồng thời là nhà riêng của Nguyễn Văn Duy, đã phát hiện Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Duy Nam nhập khẩu 370 chai chứa khí mới 100%, trọng lượng 24kg/chai, thao khai báo là khí CO2. Nhưng thực tế hàng hóa có 200 chai chứa khí cười (N2O). Nguyễn Văn Duy đã tự ý bán 147 chai khí N2O hóa lỏng với giá 88,5 USD/24 kg (đã trừ 35 USD/vỏ chai theo hợp đồng) thì trị giá hàng hóa vi phạm là 17.700 USD, tương đương khoảng hơn 400 triệu đồng.

Theo nguồn tin của Báo Hải quan, Cục Hải quan Hải Phòng vừa tiếp tục phát hiện một vụ vi phạm liên quan đến mặt hàng khí cười và đang tiến hành các biện pháp xử lý. Báo Hải quan sẽ kịp thời thông tin về vụ việc. (Haiquanonline.com.vn 11/4, Thái Bình)

Hải quan Hải Phòng giảm thu gần 2.800 tỷ đồng

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, số thu ngân sách của Hải quan Hải Phòng giảm mạnh tới gần 2.800 tỷ đồng so với cùng kỳ 2019.

Theo thông tin cập nhật của Cục Hải quan Hải Phòng, hết quý I, toàn Cục thu ngân sách được 13.890 đồng, đạt 20,73% so với chỉ tiêu của Bộ Tài chính giao (67.000 tỷ đồng), giảm 16,7% (tương đương gần 2.800 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2019. Riêng khu vực Hải Phòng thu được 12.089 tỷ đồng, đạt 21,17 % so với chỉ tiêu của Bộ Tài chính giao (57.100 tỷ đồng), giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Điều này thể hiện rõ sự tác động của dịch Covid-19 lên hoạt động của Hải quan Hải Phòng, bởi năm 2019 trước đó đơn vị đang có tiến độ thu tốt khi đạt 68.654 tỷ đồng kỷ lục từ trước đến nay, tăng 24,88% so với năm 2018.

Việc giảm thu của Hải quan Hải Phòng là dễ hiểu và nằm trong bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước và thế giới trước bối cảnh tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19 đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

Đơn cử như tại Hải quan Hải Phòng trong tháng 3 vừa qua, dù kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung có sự hồi phục, nhưng kim ngạch có thuế vẫn giảm.

Trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,235 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng kim ngạch xuất khẩu có thuế đạt 12 triệu USD, giảm 11,4%.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 3,801 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2019; nhưng kim ngạch nhập khẩu có thuế đạt chỉ 1,547 tỷ USD, giảm 4,4%.

Kim ngạch một số mặt hàng có đóng góp lớn về thuế tại Hải quan Hải Phòng bị giảm như: ô tô đạt 94,76 triệu USD giảm 7,8%; linh kiện phụ tùng ô tô đạt 11,19 triệu USD giảm 41,7%; xe máy đạt 0,42 triệu USD giảm 14,2%; bia rượu đạt 0,74 triệu USD giảm 36,2%; mỹ phẩm đạt 0,18 triệu USD giảm 44,9%; máy móc thiết bị đạt 385,35 triệu USD giảm 27,6%...

Như vậy, để hoàn thành chỉ tiêu dự toán, 3 quý còn lại của năm 2020, Cục Hải quan Hải Phòng phải thu 53.110 tỷ đồng, tương đương bình quân hơn 17.700 tỷ đồng/quý.

Như vậy, số thu bình quân trong 3 quý còn lại cao hơn tới 3.813 tỷ đồng so với kết quả thực hiện trong quý I/2020.  (Haiquanonline.com.vn 10/4, Thái Bình)

Hải Phòng: Những tín hiệu tốt về xuất nhập khẩu trong tháng 3

Đồng hành cùng cả nước phòng chống dịch Covid -19 kết hợp duy trì sản xuất, thông tin mới đây của Cục Hải quan Hải Phòng đã đưa ra những tín hiệu khả quan chung trong phát triển kinh tế của thành phố. Theo đó, tổng kết tháng 3, kim ngạch xuất nhập khẩu thông qua Cục đạt khoảng hơn 7 tỷ USD.

Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 3 tại Cục Hải quan Hải Phòng tăng 13% so với cùng kỳ 2019 và tăng 16,3% so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,235 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 3,801 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Một số mặt hàng nhập khẩu đóng góp lớn về thuế tại Hải quan Hải Phòng có biến động theo chiều hướng tăng trong tháng 3 như: Linh kiện phụ tùng xe máy đạt 1,94 triệu USD tăng 35,1%; sắt thép đạt 268,78 triệu USD tăng 7,8%; máy móc thiết bị đạt 1,304 tỷ USD tăng 2,6%.

Những nhóm hàng có kim ngạch giảm như: Ô tô đạt 95,36 triệu USD giảm 7,9%; linh kiện phụ tùng ô tô đạt 20,49 triệu USD giảm 20,7%; xe máy đạt 0,43 triệu USD giảm 11,4%; xăng dầu đạt 43,49 triệu USD giảm 2,2%; bia rượu đạt 0,77 triệu USD giảm 34,2%; mặt hàng mỹ phẩm đạt 0,18 triệu USD giảm 53,8%...

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số thu ngân sách của Cục Hải quan Hải Phòng trong cả quý I vẫn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể hết quý I/2020, Cục Hải quan Hải Phòng thu ngân sách được 13.890 tỷ đồng, đạt 20,73% dự toán Bộ Tài chính giao (67.000 tỷ đồng), giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng khu vực Hải Phòng thu được 12.089 tỷ đồng, đạt 21,17% dự toán, giảm 15,5% (so với cùng kỳ năm 2019).

Dù vậy, với tín hiệu khả quan của tháng cuối quý I cũng đã phần nào cho thấy sự hồi phục hoạt động xuất nhập khẩu thông qua cảng Hải Phòng, ngay trong thời điểm cả nước đang căng thẳng phòng chống dịch bệnh Covid- 19. (Thuonghieuvaphapluat.vn 10/4, Quốc Cường)

Cảng biển Hải Phòng duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19

Thời gian qua, thành phố Hải Phòng vừa phải chống dịch, vừa thực hiện duy trì phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động của hệ thống cảng biển.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I/2020 của Hải Phòng tăng 14,9%. Đây là mức tăng cao so với các tỉnh thành trên cả nước.

Là trung tâm cảng biển lớn nhất miền Bắc, thành phố Hải Phòng vừa phải chống dịch, vừa thực hiện duy trì phát triển kinh tế - xã hội, duy trì hoạt động của hệ thống cảng biển, với kế hoạch sản lượng hàng hóa 130 triệu tấn/năm.

Lượng xe container vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ Hải Phòng đi các địa phương và từ các địa phương về Hải Phòng là rất lớn.

Công tác phối hợp với lực lượng thuộc Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cũng diễn ra thường xuyên không để nguy cơ dịch bệnh lây lan trên tuyến đường biển.

Theo ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cho biết trong điều kiện dịch bệnh, hoạt động cảng biển vẫn duy trì ổn định. Số lượng tàu xuất nhập cảnh qua Hải Phòng tăng 4%, sản lượng hàng hóa qua cảng quý I đạt 24,6 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 14,9%, thu ngân sách nội địa tăng 12,8%, thu ngân sách địa phương tăng 22,7%, tốc độ sản xuất công nghiệp tăng gần 23% so với cùng kỳ.

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước về ứng phó với dịch Covid-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, trong khi Hải Phòng tăng trưởng gần 15% GDP trong quý I, Hà Nội chỉ tăng trên 3,7% và TP. HCM chỉ tăng 1%. Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục nỗ lực cùng Chính phủ và cả nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. (Vov.vn 12/4, Tiến Cường; Cafef.vn 12/4)

Gần 2.000 ô tô trên tàu Ro Ro đã được xếp dỡ xuống cảng Tân Vũ

Ngày 11/4, trao đổi với phóng viên, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 (Cục Hải quan Hải Phòng) Trương Bình An cho biết: Gần 2.000 ô tô trên tàu đã được xếp dỡ an toàn xuống cảng Tân Vũ, Hải Phòng- địa bàn do đơn vị quản lý.

"Khi doanh nghiệp mở tờ khai, hoàn thành các thủ tục quản lý chuyên ngành (thủ tục đăng kiểm), nộp thuế… lô hàng sẽ được thông quan. Cơ quan Hải quan sẽ tích cực để thông quan nhanh chóng cho lô hàng"- Chi cục trưởng Trương Bình An nói.

Tàu Ro Ro TIANJIN HIGHWAY (dài 180m, rộng 37m, quốc tịch Panama) của hãng tàu K’Line chở 1.953 ô tô đang trên hải trình từ Thái Lan đến Hải Phòng thì Thuyền trưởng được phát hiện đột tử trong phòng ngủ trên tàu. Trước đó thuyền trưởng vẫn sinh hoạt và điều hành tàu bình thường.

Trong buổi sáng 6/4, tàu đã đến địa phận Hải Phòng và neo đậu tại khu vực phao số 0 của thành phố. Tại đây, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Hải Phòng đã lên tàu làm thủ tục kiểm dịch theo quy định, đồng thời tổ chức phun thuốc khử trùng toàn bộ khu vực làm việc, hành lang và các khoang hàng trên tàu.

Sau khi hoàn thành công tác phun khử trùng và được sự chấp thuận của cơ quan Y tế, Chi nhánh cảng Tân Vũ (thuộc Công ty CP cảng Hải Phòng) đã lên kế hoạch khai thác tàu bắt đầu từ ca 18 giờ ngày 7/4. Đồng thời chỉ đạo công nhân làm việc tại tàu tuân thủ tuyệt đối các quy định về phòng chống dịch Covid-19, trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ y tế để phòng ngừa dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Chi nhánh cảng Tân Vũ đã bố trí khu vực xếp xe riêng biệt lại lô E để tiếp nhận xe từ tàu Ro Ro TIANJIN HIGHWAY.

Đến 15 giờ ngày 8/4, toàn bộ 1.953 xe ô tô đã hoàn thành tập kết trên bãi theo đúng kế hoạch. Đến 20 giờ 30 cùng ngày, tàu Ro Ro TIANJIN HIGHWAY rời cầu tàu tại cảng Tân Vũ, Hải Phòng và tiếp tục hành trình. (Haiquanonline.com.vn 11/4, Thái Bình)

PHÁP LUẬT – AN NINH QUỐC PHÒNG     

“Khoe” có thuốc đặc trị Covid-19, nam thanh niên bị xử phạt 10 triệu đồng

Sáng ngày 10/4, Công an thành phố Hải Phòng thông tin, một đối tượng do đăng tải bài viết sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 lên mạng xã hội đã bị UBND huyện Tiên Lãng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng.

Đối tượng bị xử phạt là V.Đ.D, sinh năm 1993, cư trú tại xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng. D đăng tải lên mạng xã hội Facebook với nội dung: “Đã có thuốc trị Covid, chỉ cần anh em nhiệt tình là không lo bệnh tật”. Hành vi đăng tải bài viết có nội dung sai sự thật về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn được quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. UBND huyện Tiên Lãng áp dụng hình thức xử phạt tiền là 10.000.000 đồng.

Tại Công an huyện Tiên Lãng, D đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi do muốn câu like trên mạng xã hội nên đã đăng tải nội dung như trên. Đây là hình thức xử phạt nghiêm minh cho những đối tượng cố ý đưa tin bài sai sự thật, câu like ảo trên mạng xã hội, làm nhiễu loạn thông tin, gây tâm lý hoang mang trong dư luận. (Vov.vn 10/4, Tiến Cường; Nhandan.com.vn 10/4; Tienphong.vn 10/4; Kinhtedothi.vn 10/4; Nhân Dân 11/4, tr7)

3 người trốn trạm kiểm soát dịch "đột nhập" vào Hải Phòng bị cách ly 14 ngày

Sau khi bị phát hiện, 3 người "đột nhập" cùng 1 "giao liên" đã bị cơ quan chức năng huyện An Dương (Hải Phòng) đưa đi cách ly 14 ngày theo quy định.

Sáng 9/4/2020, xe ô tô 4 chỗ mang biển kiểm soát 60A-389.21 lưu thông hướng Hà Nội - Hải Phòng, trên xe có 3 người đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hưng Yên.

Khi xe đi đến chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của TP Hải Phòng tại Ga Dụ Nghĩa, khu vực xã Đại Bản, huyện An Dương, lực lượng chốt kiểm dịch đã kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế và yêu cầu người điều khiển phương tiện quay đầu xe.

Ngay sau đó, 3 người này đã liên lạc với P.V.Đ (sinh năm 1986, người xã Đại Bản, huyện An Dương) tìm cách đi vào thành phố.

Nhận lời giúp đỡ, Đ. đã dùng ô tô biển kiểm soát 14A - 100.47 chở 3 người này vào TP Hải Phòng bằng đường liên xã để trốn tránh trạm kiểm soát dịch.

Tuy nhiên, đến khoảng 10h00 cùng ngày, tại chốt kiểm soát dịch thôn Tiên Nông (xã Đại Bản, huyện An Dương), 4 trường hợp trên đã bị lực lượng chức năng phát hiện, đưa về trụ sở Công an xã lập biên bản vụ việc. Tại đây, các trường hợp trên đã khai nhận hành vi trốn trạm kiểm soát dịch bệnh để vào TP Hải Phòng.

Chiều cùng ngày, UBND huyện An Dương đã lập hồ sơ đưa 4 trường hợp trên đi cách ly tập trung 14 ngày theo quy định.

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và TP Hải Phòng, thời gian qua, huyện An Dương đã triển khai tích cực các giải pháp và đạt được những kết quả bước đầu trong công tác phòng dịch bệnh Covid-19.

Lực lượng Công an huyện An Dương đã phát huy vai trò nòng cốt, tăng cường tuần tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm các quy định trong phòng dịch.

Trước đó, Công an huyện An Dương đã xử lý một trường hợp có hành vi đăng tải thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19 không đúng sự thật trên mạng xã hội; xử phạt một quán karaoke cố tình hoạt động khi đã có lệnh cấm; xử lý hành chính 25 trường hợp không đeo khẩu trang và ra ngoài đường sau 22 giờ. (Infonet.vietnamnet.vn 10/4, Nguyên Trung; Vtc.vn 10/4; Giadinh.net.vn 10/4; Công an nhân Dân 11/4, tr5)

Phơi bày vụ án mạng gây chấn động Hải Phòng cách đây 17 năm

Sau khi báo cáo lãnh đạo Phòng và được sự đồng ý của Ban giám đốc Công an TP Hải Phòng, tổ công tác đã đưa đối tượng về trụ sở. Công an TP Hải Phòng đồng thời đã tổ chức thực nghiệm điều tra vụ án.

Những ngày tháng 3/2020, khi biết Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng điều tra, đã làm rõ vụ án; bắt kẻ thủ ác về quy án, mẹ của nạn nhân Lê Thị Hiền (SN 1984, trú tại xã Liên Khê) mới cảm thấy nhẹ lòng. 17 năm qua, bà luôn sống trong tâm trạng đau đớn xen lẫn xót xa khi kẻ thủ ác vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

22h ngày 12/9/2003, Công an xã Liên Khê nhận tin báo về vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn. Nạn nhân là anh Trịnh Văn Huấn (SN 1977) và chị Lê Thị Hiền (SN 1984, cùng trú tại địa chỉ trên).

Ngay khi nhận thông tin, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng phối hợp với các đơn vị chức năng đã tiến hành công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và thu thập dấu vết về đối tượng gây án.

Quá trình khám nghiệm hiện trường, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng đã thu giữ một chiếc giày da màu đen, không phải của nạn nhân Lê Thị Hiền và Trịnh Văn Huấn, trên giày có dính vết máu..., đây chính là căn cứ quan trọng để Công an TP Hải Phòng có căn cứ xác định đối tượng gây án.

Kết quả giám định đã kết luận: Nguồn hơi trên đôi giày da màu đen, cổ cao buộc dây, thu cách hiện trường 200m với nguồn hơi trên đôi dép lê màu trắng thu tại nhà Trần Văn Đạo là đồng nhất. Lời khai của các nhân chứng được Công an TP Hải Phòng thu thập vào thời điểm đó đã củng cố thêm chứng cứ trên.

Bà Lê Thị Thừa (trú tại Hải Phòng) cho biết vào sáng sớm ngày 13/9/2003, Đạo đến nhà bà xin nước uống. Một nhân chứng khác là anh Chín, cậu họ của Đạo cũng xác định Đạo có đến nhà anh Chín. Khi đến, đối tượng mặc một chiếc quần đùi, một cái áo ba lỗ màu trắng, đi chân đất, đầu tóc bù xù, tay phải dính máu đến xin ăn cơm. Chín pha đường cho Đạo uống và cho áo ngắn tay để mặc... Sau đó, đối tượng đã bỏ đi.

Sau một thời gian truy tìm, vụ án buộc phải đình chỉ điều tra do đối tượng Đạo đã bỏ trốn. Vào thời điểm đó, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng không có quyết định truy nã mà chỉ có lệnh bắt khẩn cấp đối tượng... 17 năm kể từ khi vụ án xảy ra cũng là ngần ấy thời gian, nhiều thế hệ cán bộ chiến sỹ của Công an TP Hải Phòng đã bỏ công sức để truy tìm Đạo nhưng không có kết quả. Công an TP Hải Phòng sau đó đã gửi thông tin truy tìm đối tượng đến các tỉnh trong toàn quốc.

Tết Nguyên đán Canh Tý, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng nhận được thông tin của một trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, phát hiện đối tượng nghi vấn là Nguyễn Văn Đạo vừa được đưa vào trung tâm cách đó không lâu.

Khi bắt tay vào việc tìm kiếm đối tượng, các trinh sát được giao nhiệm vụ phải đối mặt với không ít khó khăn do vụ án xảy ra trong thời gian dài, các cán bộ từng thụ lý trước đó có người đã nghỉ hưu, có trường hợp đã chuyển công tác khác. Trong khi đó, trong tay họ không có một bức ảnh nhận dạng của Đạo.

Vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, Đạo chưa làm chứng minh nhân dân tại địa phương; đối tượng chưa có tiền án, tiền sự nên cũng không có danh chỉ bản và ảnh nhận diện...

Yêu cầu đầu tiên đặt ra cho các trinh sát và điều tra viên Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng là phải xác định được người đàn ông đang ở tại trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh Khánh Hòa có phải là Đạo hay không?

Sau khi báo cáo và nhận được sự đồng ý của Thiếu tướng Vũ Thanh Chương, Giám đốc Công an thành phố, một tổ công tác của Phòng Cảnh sát hình sự lập tức vào tỉnh Khánh Hòa.

Muốn xác định người đàn ông này có phải là Đạo hay không thì chỉ có một cách duy nhất là tiến hành giám định ADN. Đây là việc làm không dễ dàng bởi với một kẻ đã có 17 năm lẩn trốn thì chắc chắn sẽ có nhiều thủ đoạn để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan Công an. Chỉ cần một hiện tượng bất thường, anh ta sẽ lập tức bỏ trốn.

Với sự giúp đỡ của cán bộ Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa, họ đã có được mẫu tóc của đối tượng, tiến hành giám định.

Những ngày chờ đợi kết quả, Đại tá Lê Hồng Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng và các trinh sát được giao nhiệm vụ lo lắng không yên.

Khi kết quả giám định xác định định trùng khớp, gen của anh ta trùng với bà Nâu, là mẹ đẻ của Đạo. Nhà Đạo có 3 anh em, trong khi đó anh trai và em trai đều đang ở nhà, như vậy người đàn ông đang ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa chính là Đạo.

Với kết quả này, một tổ công tác lập tức vào Khánh Hòa. Với kinh nghiệm của những người nhiều năm làm trong công tác điều tra, họ tìm mọi cách để đối tượng tự bộc lộ.

Theo suy nghĩ của Đại tá Lê Hồng Thắng dù có bản lĩnh đến đâu, đối tượng cũng là một con người nên sẽ có lúc yếu lòng... Vì thế, anh đã chỉ đạo các trinh sát tìm cách tiếp cận, buộc các đối tượng phải bộc lộ bản thân.

Trung tá Nguyễn Trần Phong, cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng cho biết: "Ban đầu, Đạo rất dè dặt khi tiếp cận với chúng tôi. Những ngày đầu, anh ta không nói chuyện và rất khó tiếp cận. Trong quá trình đó, các trinh sát đã kiên trì thuyết phục đồng thời khéo léo tác động tâm lý đối tượng...

Từ việc thăm hỏi sức khỏe, chuyện tình cảm, mưa dầm thấm lâu đối tượng đã bắt đầu tâm sự về chuyện tình cảm. Đạo chia sẻ rằng trước đó anh ta từng yêu một người phụ nữ nhưng bị gia đình ngăn cản nên không lấy vợ...

Sau đó, anh ta thừa nhận chính là Đạo, người ở Hải Phòng nhưng không đề cập đến việc đã từng gây ra tội ác tày trời cách đây 17 năm.

Trong quá trình chia sẻ, các trinh sát và điều tra viên đã khéo tâm sự để đối tượng bộc lộ cảm xúc của mình. Đạo sau đó đã chia sẻ rằng anh ta muốn gặp người cháu gái tên là Thảo (Hương) vì anh trai đã không làm được việc mà anh ta muốn gửi gắm đó là chăm sóc mẹ và lo toan cho gia đình...".

Từ những thắng lợi bước đầu, Trung tá Phong cùng đồng đội đã phối hợp với các y, bác sỹ cả trung tâm thường xuyên gần gũi, chia sẻ với người đàn ông tên Đạo.

Trong những lúc uống nước chè vặt hay hút thuốc lá..., họ đã khéo léo gợi chuyện tình cảm.Khi đó, Đạo bắt đầu chia sẻ rằng trước đó anh ta yêu một người phụ nữ tên là Hiền. Hiền cũng yêu Đạo nhưng vì bị ngăn cản nên cả hai đã không đến được với nhau.

Khi nhắc đến Hiền, các trinh sát phát hiện đối tượng có sự thay đổi về tâm lý, Đạo lặng đi và có chút buồn man mác. Đạo nhớ được hầu hết các chi tiết trong vụ án, chỉ có một chi tiết sai lệch đó là ngày gây tội ác. Nhưng sau đó, đối tượng đã đính chính, đó là ngày đất trời gặp nhau, đối tượng nhớ lệch một tháng rằm tháng 7/2013.

Đạo cũng tâm sự rằng vì yêu thương Hiền nên trong nhiều năm qua, anh ta vẫn không lấy ai. Trong câu chuyện, Đạo vẫn bộc lộ sự bực tức khi nói về mẹ chị Hiền. Đạo cho rằng nguyên nhân anh ta không đến được với Hiền là do mẹ của Hiền chê anh ta nghèo, bé và đen nên giới thiệu cho Huấn.

Vì Hiền và anh ta rất yêu nhau nên hẹn chết cùng nhau một ngày... Cũng chính vì thế, Đạo đã ra tay tước đoạt mạng sống của Hiền và người bạn trai tên là Huấn rồi tìm cách kết thúc đời mình nhưng bất thành.

Với các thông tin thu thập được, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng đã xác định người đàn ông tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa chính là Đạo, đối tượng gây ra vụ trọng án xôn xao dư luận 17 năm trước.

Sau khi báo cáo lãnh đạo Phòng và được sự đồng ý của Ban giám đốc Công an TP Hải Phòng, tổ công tác đã đưa đối tượng về trụ sở. Công an TP Hải Phòng đồng thời đã tổ chức thực nghiệm điều tra vụ án.

Ngày 26/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam với Đạo về hành vi giết người.

Tại cơ quan điều tra, Đạo khai rằng trước đây, Đạo yêu Hiền nhưng do không hợp tuổi nên gia đình cấm và Hiền đã đến với Huấn. Vì ghen tuông, Đạo đã đến làng Chú, chợ Tổng, Thủy Nguyên thuê rèn một con dao.

Ngày 11/9/2003 (tức 15/8 âm lịch), Đạo ngồi chờ để thực hiện hành vi phạm tội nhưng nạn nhân Hiền không ra ngoài. 21h ngày 12/9/2003, sau khi đánh cờ, Đạo tiếp tục mang theo hung khí ngồi phục chờ Hiền.

Khoảng 23h cùng ngày, đối tượng phát hiện nạn nhân Huấn cùng với Hiền đi xe đạp về thì đâm vào người chị Hiền. Nạn nhân bỏ chạy về phía nhà gọi mẹ thì gục ngã... Lúc đó, Huấn ở đằng sau ôm Đạo thì bị đối tượng này đâm tử vong.

Sau khi gây án, Đạo tự sát nhưng bất thành... Sau khi gây án khoảng 5 ngày, Đạo ra Móng Cái và trốn sang Trung Quốc, kiếm sống bằng việc nhặt phế thải, đồ sắt thép ở các công trình xây dựng. Với một chút vốn liếng tiếng Trung Quốc, đối tượng đã dễ dàng sinh sống ở nước ngoài, lẩn trốn sự phát hiện của cơ quan Công an.

Suốt thời gian ấy, Đạo chưa bao giờ quay lại quê nhà. Tới trước Tết Nguyên đán Canh Tý, Đạo về Việt Nam rồi lang thang ở khắp các tỉnh, thành... Trong quá trình dặt dẹo ở một vườn hoa, đối tượng đã được đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa thì bị phát hiện. (Nld.com.vn 10/4)

Bắt nhóm thanh niên ở Hải Phòng đua xe trong mùa dịch

Ngày 11/4, Công an quận Ngô Quyền (Hải Phòng) đang củng cố hồ sơ để xử lý Nguyễn Ngọc Đức (23 tuổi), Nguyễn Xuân Hiệu (29 tuổi, cùng trú quận Ngô Quyền) và Nguyễn Văn Thành (19 tuổi, trú quận Hải An), do chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng.

Tối 10/4, Công an quận Ngô Quyền tổ chức tuần tra trên các tuyến đường để đảm bảo an ninh trật tự và kiểm soát người ra đường muộn sau 22h nhằm phòng, chống dịch Covid-19.

Trong khoảng thời gian từ 21h45 đến 22h30, tổ công tác phát hiện nhóm thanh niên điều khiển khoảng 3, 4 xe máy chạy với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga trên phố.

Ngay sau đó, lực lượng công an đã triển lực lượng và chặn bắt được 3 thanh niên nói trên. (News.zing.vn 11/4, Nguyễn Dương; Tienphong.vn 11/4; Doisongphapluat.com 11/4; Baovanhoa.vn  12/4; Dantri.com.vn 11/4; Danviet.vn 11/4; Kienthuc.net.vn 12/4; Tuoitre.vn 11/4; Laodong.vn 11/4; Baovanhoa.vn 11/4; Nhân dân 12/4, tr8; Công an nhân dân 12/4, tr5)  

Hải Phòng: 1 ngày xử phạt 75 người không đeo khẩu trang

Chỉ trong 1 ngày (11/4) tại TP Hải Phòng có 79 trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 bị xử phạt hành chính, trong đó có 75 trường hợp không đeo khẩu trang.

Theo UBND TP Hải Phòng, trong ngày 11/4/2020, Sở Giao thông vận tải đã kiểm tra, phát hiện 5 xe taxi của 2 hãng xe đã dừng hoạt động nhưng chưa đưa xe về bãi tập kết. Sở Giao thông vận tải đang làm việc để yêu cầu các chủ doanh nghiệp đưa xe về bãi tập kết và xem xét xử lý theo quy định.

Còn tại các quận, huyện có tổng cộng 79 cá nhân bị xử phạt. Trong đó có 75 trường hợp vi phạm không đeo khẩu trang, 4 trường hợp vi phạm các quy định khác.

Cụ thể, quận Hồng Bàng 12 trường hợp, quận Lê Chân 3 trường hợp, quận Kiến An 11 trường hợp, quận Đồ Sơn 2 trường hợp, quận Dương Kinh 4 trường hợp, huyện Thủy Nguyên 2 trường hợp, huyện An Dương 10 trường hợp, huyện An Lão 2 trường hợp, huyện Kiến Thụy 6 trường hợp, huyện Tiên Lãng 12 trường hợp, huyện Vĩnh Bảo 2 trường hợp, huyện Cát Hải 13 trường hợp.

Tổng số tiền đã xử phạt trong ngày 11/4 là 13,9 triệu đồng.

Như vậy, sau 13 ngày thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng (từ ngày 30/3 đến ngày 11/4/2020), trên địa bàn thành phố có tổng số 1.202 trường hợp bị xử phạt hành chính liên quan đến vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19, với tổng số tiền 428,7 triệu đồng.

Trong đó có 4 lượt doanh nghiệp kinh doanh taxi, 1 nhà xe hợp đồng và 1.197 cá nhân.

Trước đó, ngày 29/3, UBND TP Hải Phòng có Công văn số 2282/UBND-NC về việc tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp không áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covie-19. (Haiquanonline.com.vn 12/4, Thái BÌnh)

Hải Phòng: Xử phạt 81 trường hợp không đeo khẩu trang

Trong ngày 12/4/2020, tính đến thời điểm 17 giờ, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã xử phạt 81 trường hợp vi phạm không đeo khẩu trang, 4 trường hợp vi phạm các quy định khác.

Thực hiện Công văn số 2282/UBND-NC ngày 29/3/2020 của UBND thành phố về việc tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp không áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tích cực kiểm tra, xử phạt hành chính các trường hợp không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Trong ngày 12/4/2020, tính đến thời điểm 17 giờ, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã xử phạt các trường hợp vi phạm như sau:

Tổng số 85 cá nhân bị xử phạt. Trong đó: 81 trường hợp vi phạm không đeo khẩu trang, 4 trường hợp vi phạm các quy định khác.

Cụ thể: quận Hồng Bàng 31 trường hợp, quận Lê Chân 4 trường hợp, quận Hải An 15 trường hợp, quận Kiến An 1 trường hợp, quận Đồ Sơn 1 trường hợp, huyện Thủy Nguyên 2 trường hợp, huyện An Dương 2 trường hợp, huyện Kiến Thụy 6 trường hợp, huyện Tiên Lãng 14 trường hợp, huyện Vĩnh Bảo 3 trường hợp, huyện Cát Hải 6 trường hợp.

Tổng số tiền đã xử phạt trong ngày là 14,2 triệu đồng.

Lũy kế 14 ngày (từ ngày 30/3 đến ngày 12/4/2020), tổng số trường hợp bị xử phạt hành chính là 4 lượt doanh nghiệp kinh doanh taxi, 1 nhà xe hợp đồng và 1.282 cá nhân, với tổng số tiền 442,9 triệu đồng. (Thoibaonganhang.vn 12/4)

KINH TẾ    

Dịch Covid-19 đang “bào mòn” ngân sách nhà nước

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới DN và người nộp thuế, hụt thu ngân sách đang trở thành nỗi lo hiện hữu của ngành Thuế.

Một số nguồn thu lớn bắt đầu giảm mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, ước thực hiện thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong tháng 3 do ngành Thuế quản lý đạt 89.000 tỷ đồng. Số thu này chỉ đạt 7,1% so với dự toán pháp lệnh, bằng 97,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, nhìn chung, kết quả thu quý I/2020 đạt khá do kinh tế quý IV/2019 tăng trưởng khá. Tuy nhiên, diễn biến thu qua các tháng tiếp theo có dấu hiệu giảm dần do tình hình dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là từ tháng 3, số thu đã có ảnh hưởng rõ nét, một số nguồn thu lớn có tốc độ giảm nhanh.

Một số nguồn thu lớn có tốc độ giảm nhanh như: thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ mức tăng 8% của quý IV/2019, tính chung lũy kế 3 tháng tăng 2,5%; thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) từ mức tăng 9,5% của quý IV/2019, lũy kế 3 tháng chỉ tăng 4,6%; thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tháng 12/2019 tăng 15,6%, lũy kế 3 tháng chỉ còn tăng 14%...

“Bắt đầu từ tháng 3, số thu ngân sách đã có ảnh hưởng rõ nét, một số nguồn thu lớn như trong báo cáo đã giảm liên tục trong 3 tháng trở lại đây. Mức giảm càng ngày càng lớn, điều này báo hiệu những khó khăn cho công tác thu ngân sách trong những tháng tiếp theo”, ông Nguyễn Đức Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Hỗ trợ (Tổng cục Thuế) cho biết.

Tại một số thành phố lớn, tình hình thu ngân sách quý I cũng gặp khá nhiều khó khăn. Điển hình như: Cục Thuế Hải Phòng, tính đến hết tháng 3, số thu của Cục chỉ đạt 6.900 tỷ đồng, tương đương 22,5% dự toán (trong khi kế hoạch đề ra phải đạt 24-25%). Ngay như trong tháng 3, số thu nội địa của Cục Thuế này chỉ đạt 2.150 tỷ đồng, hụt thu tới 50 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo Cục Thuế Hải Phòng, hết quý I, số thu từ khu vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt một số ngành nghề lĩnh vực như xăng dầu, bia rượu đều giảm. Ngoài ra, số nộp ngân sách của Nhà máy ô tô Vinfast trong quý I cũng không đạt được như kế hoạch đề ra.

Một nguyên nhân khác quan trọng không kém đó là do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp (DN) từ trước đến nay phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc đang phải dừng sản xuất do không nhập được nguyên liệu. Hơn nữa, nhiều DN đang phải đối mặt với việc thiếu nguồn nhân lực, thiếu đội ngũ chuyên gia cao cấp, vì DN thuê đội ngũ chuyên gia của nước ngoài, nhưng do dịch bệnh, đội ngũ chuyên gia chưa thể sang Việt Nam được… Do đó, các DN này hiện cũng đang hoạt động cầm chừng hoặc ngưng hoạt động một số bộ phận.

Hiện rất nhiều cục thuế trên cả nước đã dự báo số thu ngân sách thời gian tới sẽ bị sụt giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 như: Cục Thuế Ninh Bình, Cục Thuế Hưng Yên, Cục Thuế Cao Bằng… Các đơn vị cũng đã lên kế hoạch để ứng phó với dịch bệnh, tháo gỡ khó khăn cho DN để cố gắng đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các quý tiếp theo của năm. Hơn nữa, trong quý II, thực hiện Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất sẽ có nhiều hộ kinh doanh không thuộc đối tượng được miễn thuế nên sẽ ngừng, nghỉ hoặc bỏ sản xuất kinh doanh. Do vậy, quý II và quý III sẽ là đỉnh điểm của khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19. Lúc này mới là bắt đầu của khó khăn do dịch bệnh gây ra đối với ngành Thuế.

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính, dù chưa có số liệu đầy đủ để đánh giá về mức tác động của dịch Covid-19 đến thu NSNN năm 2020 nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều DN đang vô cùng chật vật nên nguồn thu từ các DN chắc chắn sẽ “èo uột”. Đồng thời, chính sách gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất (đang được lấy ý kiến) cũng sẽ làm nguồn tiền về ngân sách chậm hơn.

“Việc Chính phủ thực thi các giải pháp tín dụng và tài khóa để hỗ trợ DN và các cá nhân, hộ kinh doanh là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu diễn biến dịch bệnh có ảnh hưởng ở mức độ tiêu cực hơn dự đoán thì có thể tăng “liều lượng” của chính sách hỗ trợ để DN nhanh chóng hồi phục sản xuất kinh doanh, từ đó, nuôi dưỡng nguồn thu”, TS. Nguyễn Đức Độ nêu ý kiến.

Hiện Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các đơn vị thu trong ngành cần phân tích cụ thể, chi tiết nhằm nắm bắt chặt chẽ để có phương án triển khai, tháo gỡ vướng mắc kịp thời. Đồng thời, tiếp tục bám sát chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế về các giải pháp hỗ trợ các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; chỉ đạo quyết liệt các biện pháp chống thất thu, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách với kết quả cao nhất.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, trong đó hướng dẫn, tạo điều kiện để DN hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, từ đó chống thất thu tại một số khu vực còn dư địa để đảm bảo nguồn thu ngân sách.(Vov.vn 10/4, Cẩm Tú)

Bộ Tài chính đàm phán vay 1 tỉ USD hỗ trợ ngân sách

Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, cắt giảm ít nhất 30% kinh phí hội nghị, công tác phí trong nước và 50% công tác phí nước ngoài.

Báo cáo của bộ này tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương sáng 10-4 cho hay tổng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700.000 tỉ đồng và nếu giải ngân hết nguồn lực này thì sẽ kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Nguồn thu NSNN giảm do tăng trưởng thấp, giá dầu thô giảm, các chính sách được điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp hiện rất chậm cũng là một rủi ro lớn đối với nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.

Theo Bộ Tài chính, nếu dịch COVID-19 kết thúc trong quý II-2020 và GDP đạt khoảng 5,3%, giá dầu thô khoảng 35 USD/thùng... thì thu NSNN ước giảm khoảng 140.000-150.000 tỉ đồng, trong đó thu ngân sách trung ương giảm khoảng 100.000-110.000 tỉ đồng, ngân sách địa phương giảm 40.000 tỉ đồng.

Trường hợp tăng trưởng GDP không đạt mức dự kiến nêu trên (dưới 5% như dự báo của các tổ chức quốc tế), thu NSNN sẽ giảm lớn hơn, nhất là số thu ngân sách ở các khu vực kinh tế trọng điểm đang chịu rất nhiều tác động từ sự đình trệ của các ngành dịch vụ, du lịch, thương mại, logistics… như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng…

Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, cắt giảm ít nhất 30% kinh phí hội nghị, công tác phí trong nước và 50% công tác phí nước ngoài (riêng các cơ quan trung ương dự kiến tiết kiệm được khoảng 600.000-700.000 đồng).

Các địa phương, bên cạnh việc sử dụng dự phòng, dự trữ tài chính của ngân sách địa phương, phải chủ động sử dụng từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương và kinh phí cải cách tiền lương còn dư để xử lý. Đối với những địa phương khó khăn, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ theo các mức 30%, 50% và 70% kinh phí thực phát sinh ở địa phương.

Đối với cân đối ngân sách trung ương, dự kiến dành 34,6 ngàn tỉ đồng nguồn tăng thu và chi ngân sách trung ương còn lại của năm 2019 chuyển sang năm 2020, trong đó dự kiến dành 20.000 tỉ đồng để cùng với ngân sách địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và an sinh xã hội theo nghị quyết của Chính phủ.

Số còn lại 14,6 ngàn tỉ đồng tiếp tục sử dụng để dành cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ cân đối ngân sách trung ương.

Sử dụng dự phòng NSNN triệt để tiết kiệm, trước mắt sử dụng khoảng 50% dự phòng của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả dịch COVID-19, các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Bộ Tài chính còn cho hay một số tổ chức quốc tế đề xuất cho Việt Nam vay hỗ trợ ngân sách như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan phát triển Pháp (AFD... thì bộ này đã báo cáo Thủ tướng.

Hiện nay, bộ này đang đàm phán với các nhà tài trợ này để có điều kiện vay ưu đãi nhất, dự kiến có thể vay với chi phí thấp từ các tổ chức này khoảng 1 tỉ USD. (Plo.vn 10/4, Chân Luận)

GRDP của Hải Phòng tăng trưởng 14,9% trong quý I

Kết thúc quý 1 năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của TP Hải Phòng tăng 14,9%, là mức tăng cao so các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Theo Cục Thống kê TP Hải Phòng, hầu hết khu vực kinh tế của thành phố đều tăng trưởng, khu vực công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất là 23,97%. Trong đó, các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử có mức tăng trưởng từ 58 đến 134%. Trong quý I, toàn thành phố có 747 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký hơn 4.810 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn đạt hơn 19.295 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách nội địa đạt hơn 6.958 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4%. Thành phố ưu tiên dành đủ nguồn lực phân bổ cho các dự án đầu tư với mục tiêu tạo ra những động lực tăng trưởng mới, trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công, hoàn thành trong tháng 5 tới.

Các cấp, các ngành tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp. Ðồng thời, thành phố chú trọng bảo đảm an sinh xã hội với rất nhiều giải pháp chủ động, sáng tạo, hiệu quả cao. Hiện, thành phố đang triển khai các biện pháp căn cơ, dài hơi để giữ vững nhịp độ tăng trưởng trong các quý tiếp theo, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Ðó là, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, có nhiều chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tìm kiếm thị trường cung ứng nguyên vật liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, thuế, lãi suất... Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động mọi tình huống ứng phó trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh bên cạnh công tác an sinh, phúc lợi xã hội, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. ( Nhandan.com.vn 11/4; Nhân Dân 11/4, tr1+4;Enternews.vn 11/4)

Hải Phòng: Hàng loạt HTX gặp khó khăn trong đại dịch Covid -19

Dù chưa có số liệu thống kê chính thức các HTX gặp khó khăn do dịch Covid -19, nhưng theo ghi nhận của phóng viên tại địa bàn Hải Phòng, hàng loạt HTX đang “ngồi trên đống lửa” khi dịch bệnh kéo dài, tình hình sản xuất kinh doanh trì trệ.

Thực tế không riêng các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, mà cả những HTX hoạt động trong lĩnh vực vận tải, du lịch, xây dựng đều điêu đứng...

Ông Vũ Văn Độ – Giám đốc HTX Thủy sản Sông Hóa (xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo) cho biết, theo đúng kế hoạch thì việc xuất bán cá giống của HTX đã hoàn thành trong tháng 2, đầu tháng 3, tuy nhiên đến nay vẫn còn tồn đọng khoảng gần 50 tấn cá giống các loại. Nguyên nhân của việc cá giống không bán được là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc vận chuyển cá đến các tỉnh, thành khác để tiêu thụ gặp khó khăn. Thêm vào đó, nhiều chủ đầm nuôi trồng cũng đang hoang mang chưa biết khi nào dịch kết thúc nên chưa dám xuống giống nuôi. Cá không bán được, mà tiền thức ăn cho cá giống vẫn phải chi trả. Hiện, mỗi ngày gia đình ông Độ đang phát sinh thêm khoảng 7-8 triệu tiền cám cho cá ăn.

Cung cấp thông tin cho phóng viên, nhiều thành viên khác của HTX Thủy sản Sông Hóa rất lo lắng vì cá giống ngày càng lớn, vượt kích cỡ thì nay mai có hết dịch cũng rất khó bán. Nếu HTX tiếp tục để nuôi lớn thành cá thương phẩm bán thì cũng không có diện tích đầm nuôi vì hiện tại lượng cá giống tồn quá lớn đến hơn 50 tấn. Bản thân những hộ nuôi cá giống của HTX cũng chưa biết vượt qua khó khăn này bằng cách nào.

Tương tự là HTX Sản xuất và Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Chiêu Viên (huyện Tiên Lãng). Trước đây, bình quân mỗi ngày, HTX thu mua hơn 20.000 quả trứng vịt, gà các loại. Sản phẩm trứng sau khi được HTX đứng ra thu gom đa số được cung cấp đến các bếp ăn tập thể, các chợ đầu mối, đại lý, và các nhà máy sản xuất bánh kẹo… HTX ký hợp đồng thu mua trứng với các hộ nuôi, các trang trại và sản phẩm trứng của HTX đã đăng ký truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Giám đốc Nguyễn Văn Chiêu cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và cả dịch cúm gia cầm vừa qua nên các nhà máy sản xuất bánh kẹo mà HTX cung cấp trứng gà chưa đẩy mạnh hoạt động sản xuất như mọi năm, nên việc bán buôn của HTX đang gặp khó khăn.

Nhiều HTX nông nghiệp khác tại Hải Phòng như HTX Thắng Thủy, HTX Tiên Thanh, HTX Tân Tiến... nhiều năm liền đều nằm trong Top các đơn vị hoạt động hiệu quả thì nay cũng gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản. HTX Thắng Thủy đã đầu tư gieo trồng cánh đồng hoa hướng dương từ trước Tết Nguyên đán, dự kiến khai thác, thu hoạch vào tháng 3 dương lịch... nhưng đến nay hoa sắp tàn mà vẫn chưa tiêu thụ được.

Bà Đồng Thị Doanh - Giám đốc HTX Dịch vụ chăn nuôi Thái Sơn (huyện Kiến Thụy) cho biết: Năm ngoái, HTX điêu đứng do thiệt hại của dịch tả lợn châu Phi, đến nay vẫn chưa khắc phục xong. Để tìm hướng đi mới, giữa năm 2019, HTX đầu tư 1ha nhà lưới để trồng rau sạch cung cấp chủ yếu cho các trường mầm non trên địa bàn huyện. Nay do dịch bệnh, các trường tạm dừng đóng cửa. Rau sạch cần đầu tư lớn, mà giờ mang ra ngoài chợ bán lỗ vốn.

Nhiều HTX hoạt động trong các lĩnh vực vận tải taxi, xây dựng cũng đều trong tình trạng khó khăn vì theo thông báo của TP Hải Phòng, các hãng taxi đang tạm dừng hoạt động... Các công trình đầu tư bằng nguồn ngân sách chưa triển khai tại Hải Phòng cũng tạm dừng triển khai, kéo theo đó là một số HTX chuyên xây dựng các công trình cầu, đường, nhà văn hóa... không có việc.

Theo thống kê từ Bộ NN&PTNT, hiện có khoảng 60 - 70% số các HTX nông nghiệp chịu tác động của dịch Covid-19 và trước đó là dịch tả lợn châu Phi, thiên tai, mưa đá, hạn mặn... đối với sản xuất kinh doanh ở các mức độ khác nhau.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho khu vực kinh tế tập thể, HTX do dịch bệnh Covid-19 gây ra, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương hỗ trợ nông dân, HTX duy trì sản xuất trong vụ hè thu từ tháng 4 - 7/2020. Nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể đã được Bộ NN&PTNT đề xuất như bố trí nguồn vốn ngân sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục vùng sản xuất, vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Hỗ trợ tín dụng cho các HTX nông nghiệp, cho vay đầu tư xây dựng kho bãi, nhà xưởng chế biến, bảo quản nông sản tái cấu trúc sản xuất, mua cây, con giống, tái đàn, mở rộng sản xuất ngay khi hết dịch; Hỗ trợ chi phí bảo quản kho hàng hoá, nông sản cho các HTX gặp khó khăn do tiêu thụ sản phẩm trong năm 2020; Miễn, giảm hoặc khoanh nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các cán bộ quản lý HTX bị ảnh hưởng của dịch Covid- 19...

Tuy nhiên, hầu hết các chính sách hỗ trợ HTX trong đại dịch Covid-19 đang dừng ở mức “đề xuất, dự kiến”, chưa triển khai trực tiếp tại các địa phương. Hơn lúc nào hết, các HTX tại Hải Phòng đang ngóng chờ những hỗ trợ, giúp đỡ cụ thể để vượt qua khó khăn này. (Thoibaokinhdoanh.vn 10/4, Thanh Vân; Sức khỏe & Đời sống 12/4, tr7)

Nắm bắt xu hướng để tăng trưởng

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng không ít doanh nghiệp (DN) đã rất nhạy bén tận dụng được cơ hội hiếm hoi, nắm bắt xu hướng để tăng trưởng tốt trong bối cảnh cầu tiêu dùng biến động mạnh.

Tại thời điểm này, một số DN niêm yết bắt đầu công bố kết quả sản xuất, kinh doanh quý I - 2020. Doanh thu và lợi nhuận của nhiều DN suy giảm mạnh, thậm chí lỗ vì phải thu hẹp quy mô cũng như khó khăn về dòng tiền khi chịu tác động mạnh từ cả phía cung và cầu. Thế nhưng trong mức suy giảm chung, vẫn có những DN lội ngược dòng thành công. Công ty cổ phần (CTCP) Thế giới số (Digiworld) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I ước tăng trưởng 63% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế tăng gần 80% với doanh thu chủ đạo đến từ ngành hàng điện thoại, máy tính xách tay, máy tính bảng. Trong ngành xây dựng, CTCP Vicostone chuyên sản xuất, kinh doanh đá ốp lát nhân tạo gốc thạch anh cũng thực hiện được 20% chỉ tiêu doanh thu và 17,7% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trong quý đầu tiên, mặc dù ngành xây dựng năm nay được dự báo là khó khăn kép trước dịch Covid-19. Ước doanh thu của DN này tăng khoảng 20,68%, lợi nhuận tăng khoảng 14,39% so cùng kỳ. Một tên tuổi lớn khác trong mảng công nghệ là FPT cũng khẳng định kết quả kinh doanh quý đầu năm nay rất khả quan, nhờ mảng gia công phần mềm tiếp tục giữ vững nhịp tăng trưởng từ sự chuyển biến nhanh của xu hướng công nghệ trên thế giới. Đây cũng là DN hiếm hoi đến nay vẫn duy trì được ổn định 100% việc làm và thu nhập của khoảng 36 nghìn người lao động. CTCP Cao-su Phước Hòa quý I ghi nhận tổng doanh thu công ty mẹ tăng 18% so với quý I - 2019 và thực hiện được 14% kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế cao gấp hơn 2,5 lần so cùng kỳ...

Báo cáo của Tổng cục Thống kê (TCTK) ghi nhận trong bức tranh kinh tế quý I - 2020 đầy khó khăn, vẫn có một số ngành mũi nhọn là điểm sáng, giữ được tốc độ tăng trưởng tốt. Ông Phạm Đình Thuý, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp (TCTK) cho biết, đó là ngành sản xuất thuốc và dược liệu tăng 28,3%; ngành chế biến xăng dầu tăng 22,4%, đóng góp tích cực vào ngân sách T.Ư và địa phương. Đáng lưu ý, ngành điện tử, máy tính và sản phẩm quang học dự báo giảm tăng trưởng do đứt nguồn cung nhưng kết quả thực hiện vẫn tăng hơn 4%, chủ yếu nhờ nhà máy của Samsung cho ra đời dòng điện thoại di động thế hệ mới và LG chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất điện thoại di động từ Hàn Quốc về Hải Phòng, Việt Nam. Đặc biệt có xu hướng dịch chuyển nhập khẩu linh kiện điện thoại từ Việt Nam thay các nước khác trên thế giới như trước đây. Các DN sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế cũng giữ được nhịp độ tăng trưởng do sản phẩm của hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn đã có mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Theo đánh giá của Bộ Công thương, cả những ngành vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá như điện tử trong thời gian tới vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp, có khả năng làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm điện tử tại các thị trường Mỹ và châu Âu. Hai thị trường này đang lần lượt chiếm khoảng 17% và 24% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện; khoảng 17% và 14% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam. Nhìn chung, dịch bệnh có khả năng tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN ở nhiều lĩnh vực từ sáu đến 12 tháng tới. Sau thời điểm khó khăn, các DN cần phải có thời gian phục hồi, khôi phục hoạt động sản xuất. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các tổ chức tín dụng đều chủ động đưa ra các gói hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất cho vay từ 0,5 đến 1% so với thỏa thuận trước. Tuy nhiên, thực tế điều kiện để tham gia các gói tín dụng này đều rất phức tạp và việc giảm lãi suất như nêu trên còn ít, chưa thật sự là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển, cần có công cụ trực tiếp đến từ Chính phủ, NHNN để hỗ trợ các DN. Bộ Công thương kiến nghị, NHNN nên có gói tín dụng cụ thể để hỗ trợ các DN trong giai đoạn khó khăn như cho vay với lãi suất thấp hoặc giãn thời gian trả nợ lãi cho khách hàng,...

Trong “Báo cáo Đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách công bố mới đây”, nhóm nghiên cứu của Trường đại học Kinh tế quốc dân nhận định: Dịch Covid-19 ảnh hưởng xấu tới nhiều DN nhưng cũng tạo cơ hội cho một số DN đặc thù có cơ hội phát triển hơn. Các ngành đang có các lợi thế kinh doanh tương đối trong đại dịch Covid-19 gồm lĩnh vực kinh doanh online, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu, khẩu trang, nước rửa tay, máy đo thân nhiệt. Đây là các thị phần mới nổi, các gói sản phẩm hiện nay của hầu hết các ngân hàng đều chưa tính đến các thị phần này. Do đó, ngân hàng nên tận dụng và tiếp cận ngay để phát triển thị trường, đa dạng hóa khách hàng, giảm rủi ro từ dịch Covid-19 ở các thị trường hiện tại và hỗ trợ cho DN phát triển. Các gói sản phẩm ngân hàng chuyên biệt cho nhóm khách hàng tiềm năng này bao gồm tín dụng hạn mức, L/C, thanh toán cho nhân viên, mở các kênh thanh toán cho khách hàng, bảo hiểm cho DN, bảo hiểm cho cán bộ, công nhân viên của DN đó, quản lý hộ tiền... Đồng thời phát triển các sản phẩm tín dụng ngắn hạn chuyên biệt hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV) chịu tác động của Covid-19 như tài trợ hàng tồn kho, cho vay hỗ trợ xuất khẩu nhanh. Cung cấp cho DNNVV đạt được doanh số tiêu thụ thông qua hoạt động hỗ trợ xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ điều tiết thị trường thông qua kênh phân phối trong nước. Các DN có thể đăng ký hạn mức tín dụng hoặc kỳ hạn trước khi hoàn tất việc bán hàng xuất khẩu hoặc trong khi theo đuổi các cơ hội ở nước ngoài, chẳng hạn như xác định một khách hàng mới ở nước ngoài nếu việc bán hàng xuất khẩu bị mất do Covid-19...

Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Bích Lâm nhận định, dịch Covid-19 chỉ tác động thật sự đến DN trong hơn một tháng qua nhưng có một số nhóm ngành đã đón đầu được cơ hội phát triển, như nhóm ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, truyền thông. Đặc biệt, ngành truyền thông có mức tăng trưởng gần 10%, cao nhất trong cả một thập kỷ qua. Nhưng đây mới chỉ là tăng trưởng bước đầu, chưa có sản phẩm dịch vụ chuyên biệt và sâu đến từng phân khúc thị trường. Kinh tế “hậu Covid-19” sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi toàn diện về kinh tế, từ quan điểm phát triển, cơ cấu kinh tế, cách tiếp cận phát triển của tất cả các lĩnh vực và đặt ra yêu cầu phải ứng dụng mạnh mẽ hơn khoa học - công nghệ vào cuộc sống cũng như sản xuất, kinh doanh của cộng đồng DN. Các DN cần chủ động nắm bắt xu hướng này để chuẩn bị nguồn lực, sẵn sàng đón cơ hội phát triển trong tương lai. (Nhandan.com.vn 12/4, Tô Việt)

Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng 65 năm hình thành và phát triển

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng (HPURENCo) tiền thân là Đội quản lý công trình công cộng, được thành lập từ những ngày đầu Hải Phòng giải phóng. Đến nay Công ty có 16 đơn vị trực thuộc với gần 1.500 cán bộ, công nhân viên lao động, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND thành phố Hải Phòng.

Năm 1956, sau khi tiếp quản Đội quản lý công trình công cộng, chính quyền Hải Phòng đã tổ chức tổng vệ sinh các tuyến phố, thu dọn các đống rác khổng lồ đầu sông Tam bạc và các khu chung cư ngõ xóm. Công nhân vệ sinh được khuyến khích trở lại làm việc với tinh thần của những người công nhân làm chủ thành phố.

Được sự quan tâm của chính quyền về điều kiện làm việc và sinh hoạt, đội ngũ những người lao động của Đội quản lý công trình công cộng lúc đã ý thức được trách nhiệm của mình. Nhiệm vụ của Đội lúc đó là: Thu gom chất thải đô thị; Giữ gìn sạch đẹp đường phố; Khơi thông cống rãnh, gắn vá đường hè; Sửa chữa lắp đặt điện chiếu sáng công cộng, nước công cộng; Phun nước rửa đường chống bụi... nhằm mục đích duy trì cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho người dân thành phố góp phần vào quá trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa trên mảnh đất “đầu sóng ngọn gió”. Đồng thời Đội cũng tích cực tham gia vào các công việc khắc phục hậu quả của quộc chiến tranh chống Mỹ.

Tới năm 1976, theo Quyết định số 566/TCCQ ngày 22 tháng 12 năm 1976 của Hải Phòng về việc hợp nhất Đội quản lý công trình công cộng với Đội vệ sinh thành một đơn vị sự nghiệp phục vụ trực thuộc sự quản lý Sở quản lý nhà đất và công trình công cộng lấy tên là “ Công ty vệ sinh đô thị Hải Phòng”.

Năm 1982, Thành phố thí điểm phân cấp quản lý công tác thu dọn vệ sinh về cho 3 quận nội thành, mỗi quận có một Công ty vệ sinh trực thuộc quận. Công ty đã đảm bảo được nhiệm vụ được giao và được đón nhận huân chương lao động hạng 3 cùng nhiều phần thưởng của Thành phố.

Theo quyết định số 776/TCCQ ngày 7 tháng 8 năm 1984 về việc giải thể các Công ty vệ sinh và công trình công cộng thuộc UBND 3 quận nội thành, thống nhất quản lý tổ chức, nhiệm vụ của các Đơn vị này về Công ty vệ sinh đô thị Hải Phòng thuộc Sở quản lý nhà đất và công trình công cộng quản lý.

Đến năm 1993, UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định số 468/QĐ-TCCQ, theo đó đổi tên Công ty vệ sinh đô thị Hải Phòng thành Công ty môi trường đô thị Hải Phòng. Ngày 28 tháng 5 năm 1994, bằng quyết định số 393/QĐ-UB, UBND thành phố thành lập Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng, chuyển đổi hình thức từ Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh tế sự nghiệp sang Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh dịch vụ có thu.

Năm 1995, Thành phố tách phần Quản lý hệ thống thoát nước thải, giao cho và thành lập công ty mới là Công ty thoát nước Hải Phòng. Nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng đường hè nội thành được chuyển sang cho Công ty công trình đô thị Hải Phòng vào năm 1998.

Thực hiện Quyết định số 1175/QĐ/UB ngày 23 tháng 6 năm 2000 của UBND thành phố về việc chuyển Công ty môi trường đô thị Hải Phòng từ doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh dịch vụ có thu sang Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích theo Nghị định 56/CP ngày 2 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ.

Theo yêu cầu của Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ. Hải Phòng ra quyết Quyết định số 1019/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2010, theo đó chuyển đổi Công ty môi trường đô thị Hải Phòng thành Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND thành phố Hải Phòng.

Quá trình hình thành hoạt động và phát triển của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng đã trải qua các giai đoạn với nhiều thử thách khó khăn, mặc dù vậy dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám đốc công ty cùng sự quyết tâm cao của tập thể cán bộ công nhân viên, Công đã chủ động phát huy nội lực vượt qua khó khăn, thử thách, tìm ra nhiều giải pháp có hiệu quả, tạo nên những chuyển biến tích cực trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đô thị.

Công ty đã từng bước kiện toàn lại công tác tổ chức, xây dựng cơ chế sản xuất, quy chế làm việc theo chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, xây dựng định mức nội bộ, các quy trình nghiệm thu đánh giá chất lượng sản phẩm theo từng công đoạn sản xuất, sắp xếp lại bộ máy quản lý, điều hành sản xuất theo hướng gọn nhẹ hiệu quả, phân rõ trách nhiệm cho từng tập thể, cá nhân, giữ vững ổn định trong sản xuất và ngày một phát triển đi lên.

 

Đến nay, HPURENCo ngoài khối phòng ban chức năng còn có 16 đơn vị trực thuộc với gần 1.500 cán bộ, công nhân viên lao động. HPURENCo là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trên địa bàn các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An và huyện An Dương, xử lý chất thải thuộc quận Kiến An; Quản lý Khu liên hợp Quản lý và xử lý chất thải Tràng Cát, Khu xử lý chất thải Đình Vũ và một số khu xử lý chất thải tập trung của thành phố.

Ngoài nhiệm vụ thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày, HPURENCo còn là đơn vị đứng đầu trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý các loại: Chất thải công nghiệp; Chất thải y tế nguy hại; chất thải sông cảng biển; Chất thải xây dựng; Sản xuất phân mùn hữu cơ và Dịch vụ chăm sóc duy trì cảnh quan.

HPURENCo là thành viên của Hiệp hội Môi trường đô thị Việt Nam (VUREIA), thường xuyên phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kiến thức quản lý hiệu quả, đặc biệt áp dụng và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực môi trường.

Với bề dày kinh nghiệm và tiềm lực của mình, HPURENCo luôn đi đầu trong công cuộc bảo vệ môi trường thành phố xanh – sạch – đẹp và phát triển bền vững. (Baotainguyenmoitruong.vn 12/4, Phạm Duy)

XÃ HỘI    

Hải Phòng tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm

5 địa bàn trọng điểm về lĩnh vực đất đai, khoáng sản, an toàn giao thông, môi trường và các tệ nạn xã hội sẽ được các cơ quan chức năng TP Hải Phòng tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong thời gian tới.

UBND TP Hải Phòng vừa ban hành kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 8/4/2020, thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012 – 2016 đến năm 2021”.

Theo đó, kế hoạch được xây dựng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL cho cán bộ, nhân dân tại các địa bàn trọng điểm nói riêng và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn TP Hải Phòng nói chung.

Các địa bàn trọng điểm được xác định gồm: lĩnh vực đất đai tại xã Quảng Thanh, lĩnh vực khoáng sản tại xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên; lĩnh vực môi trường và tài nguyên nước tại xã An Hồng, lĩnh vực an toàn giao thông tại xã Lê Thiện, huyện An Dương; lĩnh vực hình sự, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác tại xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo.

Sở Tư pháp TP Hải Phòng là đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các huyện: Thủy Nguyên, An Dương, Vĩnh Bảo và các xã là địa bàn trọng điểm trên địa bàn tổ chức thực hiện việc PBGDPL. Trong đó, các nhiệm vụ chính được xác định là tổ chức tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ, nhân dân tại các địa bàn trọng điểm trong đó tập trung về các lĩnh vực thuộc phạm vi Đề án; biên soạn, phát hành các tài liệu PBGDPL về lĩnh vực thuộc phạm vi Đề án. Việc PBGDPL phải tiến hành đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn.

Ngoài ra, tại kế hoạch này, Sở Tư pháp cũng được giao là đơn vị chủ trì hưởng ứng cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2020” trên trang thông tin điện tử PBGDPL của Bộ Tư pháp, trong đó tập trung phổ biến các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi Đề án nói trên. (Baophapluat.vn 10/4, Phương Thanh)

Hải Phòng: Hơn 13 tỷ đồng “đến tay” gia đình có công tại huyện Vĩnh Bảo để xây, sửa nhà

Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 13 tỷ đồng, 800 tấn xi măng và gần 2 triệu viên gạch chỉ đã được chuyển đến các hộ gia đình có công trên địa bàn 30 xã, thị trấn của UBND huyện Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) để xây mới, sửa chữa nhà ở.

Ngôi nhà của ông Bùi Văn Bạt (SN 1941, cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước được khen thưởng 3 huân chương kháng chiến hạng 1,2,3 và vợ là bà Bùi Thị Rạng (SN 1951, thôn Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo) được xây dựng từ năm 1999. Qua 20 năm sử dụng, ngôi nhà đã xuống cấp.

“Do thu nhập chính của cả gia đình trông chờ vào mấy sào ruộng nên bao nhiêu năm nay tôi không đủ kinh tế để sửa chữa nhà. Thật là may mắn khi TP Hải Phòng có chính sách hỗ trợ việc xây, sửa nhà cho gia đình có công. Gia đình tôi đã được hỗ trợ 20 triệu, 7.000 viên gạch và 2,95 tấn xi măng. Phải nói rằng đây là động lực rất lớn để tôi quyết tâm sữa chữa lại nơi ăn chốn ở của mình và tôi cũng thấy tự hào khi những hy sinh thời thanh xuân của mình nơi chiến trường được Nhà nước cũng như TP ghi nhận”, ông Bạt chia sẻ. Tháng 9/2019, ông Bạt bắt tay vào sửa chữa nhà và sau 3 tháng, ngôi nhà mới được hoàn thiện. Ở độ tuổi gần đất xa trời như ông Bạt thì việc có được ngôi nhà khang trang, sạch sẽ như vậy đúng là “trong mơ”.

Gia đình ông Bạt là một trong số 975 hộ đủ điều kiện tại huyện Vĩnh Bảo được phê duyệt hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở theo quy định tại Nghị quyết số 32/2018/NQ-HĐND (Nghị quyết số 32) được Hội đồng nhân dân TP Hải Phòng ban hành năm 2018. Trong đó, 559 hộ đăng ký xây mới, 416 hộ đăng ký sửa chữa với tổng số tiền đề nghị hỗ trợ là gần 30,7 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, số hộ đã triển khai xây mới và sửa chữa nhà ở là 718 hộ. Số hộ có nhu cầu thực hiện xây, sửa nhà trong năm 2019 là 226 hộ (xây mới là 119 hộ, sửa chữa là 107 hộ), đã được UBND TP Hải Phòng phê duyệt hỗ trợ với số liệu dự toán gồm 1.017 tấn xi măng, trên 2.400.000 viên gạch chỉ. Số hộ dự kiến làm sau năm 2019 là 31 hộ, trong đó có 20 hộ xây mới và 11 hộ sửa chữa.

Theo báo cáo của UBND huyện Vĩnh Bảo, đến hết tháng 3/2020, 186 hộ gia đình người có công tiếp nhận khoảng 807,45 tấn xi măng (96 hộ xây mới, 90 hộ sửa chữa); 180 hộ tiếp nhận 1.785.200 viên gạch chỉ (95 hộ xây mới, 85 hộ sửa chữa). Toàn huyện Vĩnh Bảo đã thực hiện việc giải ngân kinh phí cho 409 hộ của 30/30 xã, thị trấn với số tiền trên 13 tỷ đồng.

Thực hiện theo Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 27/6/2019 của Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với Cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đến 31/12/2019, Vĩnh Bảo hoàn thành hỗ trợ cho 27 gia đình người có công (được phê duyệt đợt 1 và đợt 2) năm 2019 có nhu cầu xây, sửa nhà ở với số tiền là 1 tỷ đồng.

Hiện, UBND huyện Vĩnh Bảo đã lập danh sách những hộ người có công đề nghị hỗ trợ, cải thiện nhà ở đợt mới gồm 700 hộ, trong đó, xây mới là 464 hộ, sửa chữa là 236 hộ. Tổng số tiền đề nghị hỗ trợ là trên 23 tỷ đồng, tổng số xi măng đề nghị hỗ trợ là 3.433 tấn, tổng số gạch chỉ hỗ trợ là trên 8 triệu viên.

Trao đổi với PLVN, bà Ngô Thị Bích Vân, Trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Sở Xây dựng) cho biết, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 32, huyện Vĩnh Bảo được đánh giá là đơn vị hành chính cấp huyện có kết quả thực hiện tốt nhất.

Tuy nhiên, trên cơ sở kết quả kiểm tra của Tổ công tác và báo cáo của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, quá trình triển khai Nghị quyết số 32 còn một số tồn tại, vướng mắc. Một số nhà người có công triển khai xây, sửa đã thay đổi so với nhu cầu đăng ký được phê duyệt. Hộ đăng ký xây mới thì thực tế đã sửa chữa lớn nhà ở, hộ đăng ký sửa chữa thực tế đã xây mới nhà ở. Các gia đình người có công đã được phân bổ kinh phí đang chờ ý kiến hướng dẫn giải ngân của các sở, ngành; số chưa được phân bổ kinh phí xin hướng dẫn thực hiện.

Theo Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo Nguyễn Văn Khơi, các hộ gia đình đăng ký xây, sửa chữa nhà ở không tập trung cùng một thời điểm gây khó khăn cho việc đăng ký và tiếp nhận vật liệu. Trên địa bàn huyện cũng có 26 trường hợp có tên trong danh sách đăng ký vật liệu năm 2019 đề nghị chuyển thời gian thực hiện sang năm 2020 do gia đình có người qua đời, ốm nặng hoặc muốn thay đổi nhu cầu, di chuyển sang nơi ở mới. Ngoài ra, nguồn kinh phí bố trí hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở năm 2019 phân bổ cho huyện còn thấp, không đủ để hỗ trợ cho các hộ đã hoàn thành việc xây, sửa nhà.

Hiện, UBND huyện Vĩnh Bảo có báo cáo gửi Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Lao động, Thương binh & Xã hội hướng dẫn giải quyết một số khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết số 32 tại địa phương. (Baophapluat.vn 10/4, Phương Thanh)

Quận Lê Chân (Hải Phòng): Tạo sự “khác biệt” trong hỗ trợ người có công xây, sửa chữa nhà

Trong khi "chờ" kinh phí phân bổ từ TP Hải Phòng và Trung ương để hỗ trợ người có công xây, sửa chữa nhà ở thì quận Lê Chân đã có cách làm riêng, mới mẻ và hiệu quả: huy động mọi nguồn lực xã hội hóa để đẩy nhanh "tiến độ" thực hiện hỗ trợ. Đến nay, hàng tỷ đồng xã hội hóa giúp nhiều người có công trên địa bàn có một mái nhà mới, khang trang và sạch đẹp hơn.

Tính đến thời điểm hiện tại, Quận Lê Chân đã có 635/3600 hộ gia đình có công hoàn thành việc xây mới và sửa chữa nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

Cùng với Quyết định 22, Nghị quyết 32 được HĐND TP Hải Phòng ban hành năm 2018 (hỗ trợ thêm xi măng, gạch -PV) đã có sức lan tỏa rộng lớn, là sự tiếp nối và khẳng định việc quan tâm, ưu tiên chăm lo, đảm bảo vấn đề nhà ở đối với người có công với cách mạng. Việc triển khai Nghị quyết đã góp phần nâng cao nhận thức xã hội, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong việc tham gia hỗ trợ, ủng hộ, chăm lo đời sống của người có công với cách mạng, qua đó giúp người có công ổn định và từng bước cải thiện cuộc sống.

Lê Chân là đơn vị đầu tiên được TP Hải Phòng lựa chọn để triển khai thí điểm Nghị quyết 32. Xác định được tầm quan trọng của những bước đi đầu tiên, Quận Lê Chân đã thành lập Ban chỉ đạo gồm 14 thành viên, do Phó Chủ tịch UBND quận Trần Thị Hương Duyên làm Trưởng Ban. Để đưa ra cách làm khoa học nhất, Quận cũng lựa chọn phường Hàng Kênh để thực hiện thí điểm. Chỉ trong thời gian ngắn, phường Hàng Kênh đã có 3 nhà được xây mới, 36 nhà được sửa chữa với tổng số hỗ trợ là 83.400 viên gạch, 39,5 tấn xi măng và nguồn xã hội hóa 1,4 tỷ đồng.

Thành công này đã làm tiền đề vững chắc cho các phường còn lại trên địa bàn Quận bắt tay vào triển khai thực hiện Nghị quyết 32 đảm bảo đúng nguyên tắc, với tinh thần công khai, minh bạch. Sau khi rà soát, để đảm bảo đúng đối tượng và đánh giá mức độ sửa chữa, xây mới nhà ở của người có công, Đoàn thẩm định của UBND quận đã đến từng nhà, kiểm tra trực tiếp để xét duyệt và tổng hợp danh sách đề nghị TP phê duyệt.

Trong đợt 1 và đợt 2, số hộ đã được hỗ trợ là: 483/529 hộ (trong đó: 59 hộ xây mới, 424 hộ sửa chữa). Tổng kinh phí là gần 11 tỷ. Số hộ trong khi chờ kinh phí hỗ trợ từ TP thì đã được hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa là 21 hộ (gồm 07 hộ xây mới và 14 hộ sửa chữa) với số tiền là 560 triệu đồng. Số hộ không đúng đối tượng, đã chết, di chuyển đi nơi khác và không còn nhu cầu nhận hỗ trợ là 25 hộ (gồm 09 hộ xây mới, 16 hộ sửa chữa) với số tiền là 680 triệu đồng. Số hộ chuyển đổi nhu cầu hỗ trợ từ xây mới sang sửa chữa là 10 hộ với số tiền là 200 triệu đồng. Tỷ lệ hoàn thành cả hai đợt của quận Lê Chân sau khi trừ đi số hộ bị loại khỏi Đề án đạt 100%.

Trong đợt 3, số hộ đã được hỗ trợ về tiền theo Quyết định 22 là 111/155 hộ (09 xây mới, 102 sửa chữa). Tổng kinh phí là 2,4 tỷ đồng. Số hộ đã được hỗ trợ về vật liệu theo Nghị quyết 32: 53/53 hộ (08 hộ xây mới, 45 hộ sửa chữa). Số xi măng đã hỗ trợ: 145,63 tấn. Số gạch chỉ đã hỗ trợ: 257.350 viên. Trong đó, TP Hải Phòng cấp 100,35 tấn xi măng, 251.500 viên gạch chỉ. UBDN quận Lê Chân xã hội hóa cấp 45,28 tấn xi măng và 5.850 viên gạch chỉ.

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, Lê Chân là quận đi đầu của TP Hải Phòng trong triển khai Nghị quyết 32 với cách làm sáng tạo, mới mẻ và xuất sắc khi huy động được hàng loạt nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện. Cùng với đó, mặc dù nguồn vốn từ Trung ương cấp chậm, TP Hải Phòng đã chủ động tạm ứng nguồn ngân sách của địa phương để tổ chức thực hiện thí điểm nên việc triển khai diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Chỉ trong 06 tháng đầu năm 2019, quận Lê Chân đã cơ bản hoàn thành việc triển khai công tác hỗ trợ cho 152 gia đình chính sách, người có công được TP phê duyệt, hoàn thành Kế hoạch cả năm 2019. Sự thay đổi quan trọng trong đời sống của một bộ phận người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở đã tạo sự phấn khởi, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân trên địa bàn vào đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Là một bệnh binh hạng 2/3, ông Phạm Hồng Cư (74 tuổi, ngụ tại 28/28 Nguyễn Công Trứ, phường Hàng Kênh) không giấu khỏi xúc động khi chia sẻ: “Bao nhiêu năm nay, gia đình tôi gồm 10 con người phải sống trong căn nhà chật hẹp 22m2, đã xuống cấp nghiêm trọng. Ngày tôi biết tin Quận Lê Chân huy động xã hội hóa 130 triệu và gia đình được nhận thêm 8.500 viên gạch; 5,9 tấn xi măng để xây mới nhà ở tôi đã khóc vì sung sướng. Không có sự hỗ trợ ấy, không biết lúc nào tôi mới có một căn nhà khang trang và sạch đẹp như vậy”.

Mỗi lần có khách đến, ông Cư lại hồ hởi mang những tấm ảnh đã chụp cùng lãnh đạo Quận khi động thổ cũng như khánh thành nhà mới ra tấm tắc khoe. Với ông, căn nhà vuông vức 2 tầng mới xây vừa như là 1 giấc mơ cũng như là 1 kỷ niệm đẹp được lưu giữ lâu bền từ những hy sinh trong năm tháng chiến tranh gian khổ xưa.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Phó chủ tịch UBND quận Lê Chân  Trần Thị Hương Duyên thì việc triển khai thực hiện Quyết định 22 và Nghị quyết 32 còn một số tồn tại hạn chế. Do nguồn vốn của Trung ương bố trí chậm, thời gian kéo dài gây tâm lý chờ đợi, bức xúc cho người dân. Thời gian chờ cấp vốn quá lâu khiến một số hộ vốn chỉ có nhu cầu hỗ trợ sửa chữa đã chuyển đổi mong muốn thành xây mới. Quá trình triển khai dài nên có sự biến động về hiện trạng nhà ở, về đối tượng và giá cả xây dựng so với khảo sát ban đầu xây dựng Đề án.

Để giảm thiểu những tồn tại trên, quận Lê Chân đã linh hoạt phối hợp với các nhà cung cấp đã được lựa chọn để ứng vật liệu kịp thời, có nhiều biện pháp tạm ứng kinh phí từ các quỹ, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng chính sách... để hỗ trợ xây mới, cải tạo nhà ở người có công theo danh sách được TP duyệt.

Hiện, UBND quận Lê Chân đề nghị UBND TP cấp nốt kinh phí cho 43 hộ đợt 3 để giải ngân. Đồng thời, Ban chỉ đạo Quận cũng tiếp tục tổ chức rà soát, thẩm định để đề nghị phê duyệt hỗ trợ cho 250 hộ gia đình người có công đợt 4 (48 hộ xây mới, 202 hộ sửa chữa), với tổng kinh phí hỗ trợ là 5,96 tỷ đồng. (Baophapluat.vn 10/4, Phương Thanh)

“Triệu bữa cơm” tặng người nghèo cả nước

T.Ư Hội LHTN Việt Nam sẽ phối hợp Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo và Công ty Thực phẩm PepsiCo Việt Nam triển khai chương trình “Triệu bữa cơm – Trao niềm tin” trị giá gần 15 tỷ đồng dành cho người dân có hoàn cảnh khó khăn chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19 ở nước ta.

Tối 10/4, T.Ư Hội LHTN Việt Nam cho biết đã hoàn thiện công tác chuẩn bị phát động chương trình “Triệu bữa cơm – Trao niềm tin”. Chương trình sẽ được triển khai từ ngày 13/4 tới đây tại năm thành phố gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ.

Cụ thể, chương trình sẽ tài trợ 300 nghìn USD (khoảng bảy tỷ đồng) tiền mặt và nhiều nhu yếu phẩm trị giá tương đương 1,8 tỷ đồng nhằm hỗ trợ người nghèo, người yếu thế chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19.

Ngoài ra, “Triệu bữa cơm – Trao niềm tin” cũng sẽ tài trợ hơn 6,8 tỷ đồng để mua vật tư, trang thiết bị y tế tặng đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế tại một số bệnh viện, trung tâm y tế đang ngày đêm chống dịch. Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam sẽ đóng vai trò đầu mối tiếp nhận số tiền này từ các nhà tài trợ.

Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam, cho biết: Chương trình là hoạt động hưởng ứng lời kêu gọi “không ai bị bỏ lại phía sau” của Thủ tướng Chính phủ, thiết thực chăm lo, hỗ trợ nhân dân, người lao động đang chịu tác động của dịch Covid-19.

“Chương trình đặt mục tiêu cung cấp một triệu suất ăn tặng người dân cả nước trong thời gian chống dịch bệnh. T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam sẽ chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các cấp bộ Đoàn, Hội để triển khai chương trình đạt hiệu quả cao nhất”, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn nói. (Nhandan.com.vn 10/4, Ngọc Vy; Plo.vn 10/4; Baotintuc.vn 10/4; Tienphong.vn 11/4; Qdnd.vn 11/4; Sggp.org.vn 11/4; Baochinhphu.vn 11/4; Nhandan.com.vn 12/4; Hà Nội mới 12/4, tr7)

Đi chợ giúp dân, cơm trưa miễn phí tận nhà chống dịch

Trong những ngày tháng 4 cao điểm thực hiện giãn cách toàn xã hội phòng chống dịch COVID-19, những người trẻ tiếp tục có nhiều cách làm, mô hình tình nguyện vì cộng đồng, trong đó có đi chợ giúp dân, cơm trưa miễn phí tận nhà.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và thực hiện việc giãn cách toàn xã hội, Đoàn Thanh niên phường Thành Tô (quận Hải An, TP Hải Phòng) thực hiện mô hình "Đi chợ giúp dân - Shipper miễn phí". Theo đó, người dân trên địa bàn phường Thành Tô có nhu cầu mua lương thực thực phẩm sẽ đăng ký với Đoàn phường. Đoàn phường tổng hợp nhu cầu, đi mua đồ và mang đến nhà cho từng gia đình.

Chị Đào Thị Hương - Bí thư Đoàn phường cho biết, mô hình thực hiện từ ngày 5/4, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân phòng chống dịch bệnh; đồng hành cùng người dân thực hiện giãn cách toàn xã hội, hạn chế việc người dân tụ tập đông người mà nhu cầu thiết yếu vẫn được đảm bảo.

"Đội shipper gồm 5 thành viên. Tối hôm trước, đội sẽ chốt tổng đơn để sáng hôm sau đi mua hàng, rồi trao tận nhà cho các hộ dân và thu lại số tiền mua thực phẩm, không thu phí tiền vận chuyển. Ngày nhiều nhất hơn 15 đơn. Hàng thường được lựa chọn tại siêu thị có nguồn gốc rõ ràng, giá niêm yết", chị Hương nói.

Bên cạnh mô hình "Đi chợ giúp dân - Shipper miễn phí", Đoàn thanh niên phường đã phát 300 chiếc khẩu trang miễn phí tại chợ Cát Bi, làm 200 mũ chống giọt bắn tặng các chốt trực phòng chống COVID-19 trên địa bàn phường; tham gia 18 tổ trực chốt.

Đi chợ giúp dân là một trong nhiều mô hình được Đoàn Thanh niên quận Hải An triển khai triển khai trên địa bàn quận từ những ngày đầu tháng 4. Quận Đoàn thông tin tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 và số điện thoại của cán bộ Đoàn chuyên trách địa phương tiếp nhận thông tin cần trợ giúp, đi chợ giúp các hộ dân 24/24 trong thời gian giãn cách toàn xã hội.

 Bên cạnh đó, Quận Đoàn đã phối hợp vận động các nguồn lực ủng hộ và tặng quà 14 hộ có hoàn cảnh khó khăn là người già neo đơn, người nhận thức kém, gia đình thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Đồng thời, cử cán bộ xuống từng nắm tình hình thực tế và nhu cầu sử dụng lương thực thực phẩm của hộ gia đình để lựa chọn loại phù hợp. Mỗi phần quà gồm lương thực, thực phẩm: gạo, mì, trứng, sữa, thịt, đồ hộp, rau củ quả, dầu ăn, gia vị đảm bảo các nhân khẩu trong các hộ gia đình sử dụng đến ngày 15/4.

 Ngày 10/4, Quận Đoàn còn phối hợp thực hiện chương trình “Cơm trưa Samari - chống dịch COVID-19”. Buổi trưa hàng ngày, đoàn viên thanh niên quận sẽ vận chuyển 70 suất cơm trưa mang đến nhà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo thuộc địa bàn phường Tràng Cát, Cát Bi, Nam Hải. Chương trình sẽ tiếp tục triển khai vào các buổi trưa hàng ngày cho đến khi hết dịch. (Tienphong.vn 11/4, Tường Kha)

Hải Phòng: Nhiều chủ nhà trọ miễn, giảm giá thuê cho công nhân

Theo LĐLĐ TP Hải Phòng, tính đến hết ngày 9/4, các cấp Công đoàn (CĐ) TP đã vận động chủ nhà trọ giảm giá 860 phòng trọ cho công nhân (CN), người lao động (NLĐ) do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, các cấp CĐ TP đã vận động chủ nhà trọ có đông CN, NLĐ đang làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng dịch bệnh, giảm giá thuê nhà từ 2-4 tháng cho NLĐ. Qua vận động, hầu hết các chủ nhà trọ đều đồng ý giảm giá từ 30%-50% cho NLĐ bị thiếu việc làm, nghỉ chờ việc, thu nhập thấp, bắt đầu từ tháng 4. Tổng số phòng trọ được giảm giá là 860 phòng với gần 2.000 CN, NLĐ được hưởng lợi. Trong đó, một chủ nhà trọ ở xã Tân Tiến, huyện An Dương đồng ý miễn toàn bộ tiền nhà cho CN bị mất việc làm do dịch bệnh.

Ngoài ra, các cấp CĐ TP Hải Phòng còn tuyên truyền chủ nhà trọ và CN, NLĐ thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch bệnh; vận động CN, NLĐ không di chuyển về các tỉnh, TP khác, nhất là địa phương có người nhiễm SARS-CoV-2.

LĐLĐ TP cũng đã tặng hơn 20.000 khẩu trang vải kháng khuẩn, 800 chai dung dịch rửa tay sát khuẩn cho CN các khu nhà trọ, CĐ cơ sở… để phòng dịch bệnh. (Nld.com.vn 11/4, N.Tú; Truyền hình thông tấn ngày 12/4; Vnews.gov.vn 12/4; Người lao đông 11/4, tr9; VTV1, Bản tin Thời sự 12h- Bản tin Chào buổi sáng ngày 12/4; Lao động 13/4, tr5)

Thanh niên Hải Phòng nhắc người dân giữ khoảng cách, rửa tay sát khuẩn tại cây ATM

Hơn 150 đoàn viên, thanh niên quận Ngô Quyền, Hải Phòng tham gia chốt hỗ trợ, hướng dẫn việc phòng, chống dịch COVID-19 cho người dân khi sử dụng cây ATM trên địa bàn quận.

Từ ngày 7/4/2020, Ban Thường vụ Đoàn quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng đã triển khai mô hình Chốt điểm Thanh niên tại các máy ATM trên địa bàn quận. Sau 3 ngày thực hiện, mô hình đã nhận được sự ủng hộ, khen ngợi của cộng đồng và xã hội.

Ngay sau khi phát động, gần 160 đoàn viên, thanh niên đã đăng ký tình nguyện tham gia trực chốt tại 40 điểm ATM trên địa bàn quận Ngô Quyền. Tại đây, các đoàn viên, thanh niên sẽ hướng dẫn người dân đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn 2m trong khi xếp hàng chờ lượt.

Bên cạnh đó, việc nhắc nhở sử dụng dung dịch sát khuẩn tay trước và sau khi sử dụng máy ATM cũng được chú trọng trong hoạt động này. Đặc biệt, đoàn viên, thanh niên còn hỗ trợ trường hợp người cao tuổi, gặp khó khăn trong việc sử dụng thẻ ngân hàng tại máy ATM.

Theo bà Phạm Thị Nhung (50 tuổi, trú tại quận Ngô Quyền, Hải Phòng) chia sẻ: “Tôi rất ủng hộ việc làm của các bạn thanh niên trẻ, ai nấy cũng nhiệt tình thậm chí chạy theo phun nước khử khuẩn tay cho những ai quên. Thường khi tới rút tiền mọi người hay quên việc đứng cách nhau 2m để đảm bảo an toàn nay các bạn xếp ghế, nhắc nhở nên ai cũng vui vẻ, ủng hộ”.

 “Tôi mỗi lần sử dụng thẻ ngân hàng để rút tiền tại cây ATM sẽ mất rất nhiều thời gian, già rồi nên cứ động đến máy móc là chậm chạp. May giờ có các cháu hỗ trợ nên rút nhanh hơn mọi người không phải chờ đợi lâu” một người cao tuổi trú tại quận Ngô Quyền chia sẻ.

Sau 3 ngày triển khai (7 -10/4), quận Đoàn Ngô Quyền đã hỗ trợ cho gần 8.000 lượt người tới rút tiền tại cây ATM. Trong đó có gần 3.000 người cao tuổi được hỗ trợ khi tới rút lương hưu và trợ cấp xã hội.

Cũng trong dịp này Thành Đoàn Hải Phòng phối hợp với Hội doanh nhân trẻ Hải Phòng đã tổ chức khánh thành Điểm rửa tay dã chiến tại chợ Cố Đạo (đường Trần Nhật Duật, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) để phục vụ cho người dân khi mua nhu yếu phẩm và các tiểu thương buôn bán tại đây. (Tienphong.vn 11/4, Hoàng Dương)

Bảo hiểm xã hội TP Hải Phòng sửa nhà cho hộ đặc biệt khó khăn tại quận Hồng Bàng

Sau một thời gian ngắn, ngôi nhà 10m2 được chắn ghép bằng vài tấm gỗ của gia đình bà Nguyễn Thị Hồng (66 tuổi, khu tập thể số 16/1 Hoàng Ngân, chợ Đổ) - một hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại phường Phan Bội Châu (quận Hồng Bàng) - đã được sửa chữa khang trang, sạch đẹp nhờ sự chung tay, góp sức của Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hải Phòng.

Ngày 11/4, lãnh đạo BHXH TP Hải Phòng cùng các đoàn viên, thanh niên đã đến chia vui, tặng đồ dùng sinh hoạt cho bà Hồng trong ngày khánh thành ngôi nhà vừa sửa chữa.

Ít tai có thể tưởng tượng rằng, giữa trung tâm TP, tại khu vực chợ Đổ, nơi đông đúc, tấp nập bậc nhất TP Cảng vẫn có một căn hộ chật hẹp, xuống cấp nghiêm trọng. Thực chất, căn hộ nằm trên gác 2 của khu tập thể cũ vỏn vẹn chỉ 10m2, bên ngoài chắn ghép bằng vài tấm gỗ, cửa sổ được che bằng bạt. Đây là nơi mà bà Hồng cùng các con sinh sống đã 23 năm qua.

Tháng 3 vừa qua, khi biết hoàn cảnh gia đình bà Hồng đặc biệt khó khăn, công đoàn BHXH TP Hải Phòng đã phát động tập thể cán bộ, viên chức và người lao động quyên góp ủng hộ để sửa chữa nơi ở bà Hồng với chi phí gần 50 triệu đồng. Căn hộ cũ nát đã được thay “áo mới”. Tổng chi phí sửa chữa và sắm đồ dùng sinh hoạt là 70 triệu đồng. Tất cả đồ dùng sinh hoạt cho 1 gia đình: ấm nước, bát đũa, giường, tủ, chăn ga, gối đệm… được các đoàn viên thanh niên của BHXH sắm sửa, sắp xếp gọn gàng vào căn hộ.

Tại cuộc trò chuyện với lãnh đạo BHXH TP, bà Hồng rưng rưng nước mắt: “Cho đến bây giờ, tôi vẫn nghĩ mình đang nằm mơ. Cái nghèo, cái khổ đeo đẳng bao năm nay nên nếu không có cơ quan BHXH TP thì đến lúc chết tôi cũng không có được nơi ăn, chốn ở đàng hoàng như thế này. Từ tận đáy lòng, tôi bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo BHXH TP, đến các thanh niên đã tích cực giúp tôi sửa nhà suốt thời gian qua”.

Động viên và chia vui với bà Hồng, Quyền Giám đốc BHXH TP Hải Phòng Nguyễn Thị Lộc cũng không giấu khỏi xúc động: “Kinh phí sửa chữa nhà là tấm lòng của tập thể cán bộ, người lao động BHXH TP. Chúng tôi mong căn hộ mới này là món quà mang niềm tin đến cho bác rằng cuộc sống vẫn còn nhiều điều tốt đẹp phía trước”.

Được biết, năm 1997, cuộc hôn nhân của bà Hồng đổ vỡ. Bà cùng 2 con nhỏ không có chốn nương thân nên dựng tạm 1 căn phòng nhỏ trên gác 2 của khu tập thể để che nắng, che mưa. Đến tuổi trưởng thành, người con trai cả của bà thiệt mạng trong 1 vụ tai nạn lao động. Người con thứ hai cũng không được trọn vẹn trong hạnh phúc gia đình. Hai mẹ con chỉ còn biết làm thuê, làm mướn để kiếm sống qua ngày.

Câu chuyện chưa dùng lại ở đó. Năm 2019, bà Hồng xin đi làm tạp vụ tại Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng. Mới được ít ngày, bà bị tai nạn gãy xương đùi phải. Chi phí phẫu thuật gần 100 triệu đồng hoàn toàn là hỗ trợ, quyên góp của những tấm lòng hảo tâm. (Baophapluat.com.vn 11/4, Phương Thanh)

Hải Phòng: Nông dân lập tổ may, làm 9.000 khẩu trang tặng người nghèo

Nhiều ngày qua, chị Trần Thị Diệp cùng chị em Hội viên Hội Nông dân phường Hải Thành, quận Dương Kinh, TP.Hải Phòng cặm cụi ngày, đêm may hàng nghìn chiếc khẩu trang vải tặng miễn phí cho hộ nghèo, cận nghèo và những hội viên, nông dân trên địa bàn góp phần chung tay ngăn chặn dịch bệnh Covid-19.

Nhận thấy chi phí thuê máy may khẩu trang trên thị trường có giá cao nên mấy chị em hội, nông dân viên, bàn nhau trang bị máy về sản xuất khẩu trang góp công sức nhỏ bé vào phòng, chống dịch Covid-19.

Mặc dù đã bỏ nghề may cả chục năm, nhưng chị Diệp vẫn táo bạo bỏ ra 5 triệu đồng mua máy may về và huy động thêm được 11 chị em hội viên, nông dân khác phường Hải Thành tham gia tổ may. Thấy tinh thần chị Diệp nên 4 chị em khác trong tổ may cũng bỏ tiền túi mua máy may, gấp rút máy số lượng khẩu trang lớn để phát miễn phí cho nhân dân trên địa bàn.

Để hoạt động hiệu quả, từng khâu trong sản xuất khẩu trang được phân công rõ ràng, mỗi người chịu trách nhiệm từng khâu, người giỏi thì may, người khéo tay thì thì thực hiện thiết kế, cắt, ... Và đặc biệt là chị em tổ may đều gác công việc nhà  tập trung vào việc may khẩu trang.  Nhờ đó, chỉ sau một thời gian, hơn 7.000 chiếc khẩu trang đã được tổ may hoàn chỉnh và được trao đến trường mẫu giáo, điểm chợ đông đúc trên địa bàn phường, các tổ chốt kiểm soát dịch.

Hiện tại, tổ may vẫn gấp rút hoàn thiện khoảng 2.000 chiếc khẩu trang để phát tận tay từng hộ gia đình trong khu phố 1C, phường Hải Thành, quận Dương Kinh.

Nhìn lại kết quả, chị em tổ may đánh giá ngoài trí trưởng tượng của cả tổ. Thời điểm đầu tiên, ai có gì góp đó, người góp công, người góp của. Số khẩu trang đầu tiên hoàn thành được phát cho điểm chợ đông dúc trên địa bàn phường Hải Thành đã tạo hiệu ứng rất tốt.

Thấy được tinh thần của chị em tổ may, nhiều người đi chợ và bán hàng ở chợ ủng hộ tiền,  doanh nghiệp trên địa bàn cũng chung tay ủng hộ kinh phí. Và từ những nguồn này, chị em lại tiếp tục mua nguyên liệu về sản xuất khẩu trang để chuyển tới các điểm chốt kiểm soát dịch của tổ dân phố phát cho những người dân chưa chấp hành việc đeo khẩu trang, những hộ nghèo và cận nghèo, hội viên khó khăn trên địa bàn.

Vừa thực hiện công việc may tại nhà, chị Diệp vừa chia sẻ: 12 chị em trong tổ may tạm gác lại công việc mưu sinh hàng ngày để tích cực tham gia sản xuất khẩu trang. 5 máy khâu hoạt động liên tục từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm, dù mệt và vất vả nhưng các thành viên tổ may khẩu trang đều vui vẻ hăng say làm việc hết mình.

Ngoài việc sản xuất khẩu trang, chị Diệp còn xung phong tham gia chống dịch Covid-19 trong tổ chốt dịch của phường. Với thời gian 6 tiếng/ca trực, hàng ngày thực hiện nghiêm chỉnh chấp hành điểm chốt đúng giờ, nhiệt tình.

Với tinh thần “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”  nên dù tham gia gác chốt kiểm soát dịch vất vả sớm hôm nhưng hết thời gian gác chốt chị Trần Thị Diệp lại tiếp tục cần mẫn may khẩu trang. Chị coi những công việc mình làm là niềm vui, niềm tự hào vì đã góp ít sức nhỏ của mình cùng với cộng đồng chống dịch Covid-19.

Để các chị em hội viên Hội Nôn dân phường Hải Thành trong tổ may đạt được số lượng khẩu trang lớn như vậy phải kể tới những người thân trong gia đình luôn đồng hành và cùng chia sẻ công việc nhà để thành viên tổ may có nhiều thời gian hoàn thành sớm công việc nêu trên.

Anh Vũ Xuân Sửu chồng chị Diệp cho biết, hàng ngày, ngoài việc giúp vợ chăm lo con cái học hành, lo toan bữa ăn cho gia đình, thời gian rảnh anh giúp chị công đoạn luồn dây, kiểm đếm khẩu trang cho vào từng túi gọn gàng để sáng hôm sau kịp thời chuyển cho tổ kiểm soát cấp phát đến tay hội viên, nông dân và người dân.

Ông Nguyễn Quang Khỏe, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hải Thành, quận Dương Kinh cho biết: Việc làm của tổ may trong thời gian qua là hình thức hoạt động đầy ý nghĩa, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, tinh thần đoàn kết trong hội viên, nông dân. Cũng nhờ việc sản xuất khẩu trang để phát miễn phí cho người dân đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống dịch và sớm đánh thắng giặc Covid-19. (Danviet.vn 10/4, Trần Phượng; Nông thôn ngày nay 11/4, tr8 + 9)

Triển khai gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19

Ngày 10/4, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đã ký văn bản chỉ đạo việc thực hiện gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4 của Chính phủ.

Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4 của Chính phủ về một số chế độ hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại Thông báo số 1035-TB/TU ngày 9/4 về hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Ủy ban nhân dân thành phố triển khai các nội dung cụ thể như sau:

1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1/4 và không quá 3 tháng.

2. Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ Luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.

3. Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1/4 được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.

4. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6.

5. Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 và được chi trả một lần.

6. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 và được chi trả một lần.

7. Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12 được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 và được chi trả một lần.

Các đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 2 chính sách trở lên tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4 của Chính phủ thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.

Trước đó, liên quan đến việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, ngày 8/4, UBND TP.Hải Phòng đã có văn bản chỉ đạo, giao UBND các quận, huyện chủ trì cùng Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, thống kê người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không lương với người sử dụng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và mất việc làm trong đơn vị sự nghiệp Giáo dục và đào tạo. Đồng thời, giao Chủ tịch UBND các quận, huyện chỉ đạo Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thống kê hộ kinh doanh cá thể và cá nhân kinh doanh không có đăng ký thuế gửi về UBND các quận, huyện.

Các thông tin gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong ngày 11/4. Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tổng hợp chung và báo cáo UBND thành phố trong ngày 12/4. (Danviet.vn 12/4, Vũ Thị Hải)

Hải Phòng “cạn kiệt” máu dự trữ do dịch Covid-19

Ngày 10/4, trao đổi với PLVN, đại diện Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cho biết, lượng máu dữ trữ tại Trung tâm Huyết học và truyền máu (số 1 Nhà Thương, Cát Dài, quận Lê Chân, Hải Phòng) gần như đã “cạn kiệt”, chỉ còn đủ cho cấp cứu từ 1 đến 3 ngày.

Theo thống kê, hiện tại trong kho dự trữ của Trung tâm Huyết học và truyền máu (Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp) chỉ còn: 36 đơn vị nhóm máu A; 16 đơn vị nhóm máu B; 123 đơn vị nhóm máu O và 7 đơn vị nhóm máu AB. Với nhóm huyết tương: nhóm A còn 70 đơn vị, nhóm B còn 30 đơn vị, nhóm AB chỉ còn 4 đơn vị.

Nếu có bệnh nhân cấp cứu rơi vào các nhóm huyết tương trên cần lọc máu hoặc trao đổi huyết tương là không đủ để thực hiện kỹ thuật, vì mỗi lần bệnh nhân cần từ 12 đến 15 đơn vị huyết tương và mỗi bệnh nhân cần làm từ 2 đến 3 lần.

Được biết, nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt máu như hiện nay là do các đơn vị hiến máu trong tháng 3 và tháng 4 năm 2020 không tổ chức hiến máu theo kế hoạch do đang phải thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19.

Do đó, Trung tâm Huyết học và truyền máu đã và đang kêu gọi toàn thể người dân TP Hải Phòng thực hiện tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái thể hiện nghĩa cử cao đẹp hiến máu cứu người.

Trong quá trình hiến máu, Trung tâm Huyết học và truyền máu bảo đảm các điều kiện an toàn phòng chống dịch như: thực hiện đeo khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước và sau khi hiến máu, giãn cách chỗ ngồi kê khai làm thủ tục hiến máu và các ghế ngồi hiến máu có khoảng cách 2m. Sau khi hiến máu, người hiến máu ngồi nghỉ ngơi giữ đúng khoảng cách và luôn đeo khẩu trang. Nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang và mặt nạ chống giọt bắn, rửa tay đúng quy định. (Baophapluat.com.vn 10/4, Pháp luật Việt Nam 11/4, tr10)

Hải Phòng: Hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch

Thành phố Hải Phòng vừa ban hành văn bản về một số chế độ hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo Nghị quyết của Chính phủ.

Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã họp và có thông báo về chủ trương một số chế độ hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, UBND thành phố Hải Phòng triển khai các nội dung cụ thể về chế độ hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ như sau:

Đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1.4 và không quá 3 tháng.

Đối với người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng NLĐ theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.

Đối với hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1.4 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.

Đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6.2020.

Đối với người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6.2020 và được chi trả 1 lần.

Đối với đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6.2020 và được chi trả 1 lần.

Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019 được hỗ trợ 250 nghìn đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6.2020 và được chi trả 1 lần.

Theo đó, đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 2 chính sách trở lên tại Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.

UBND thành phố Hải Phòng giao Sở LĐTB&XH, Sở Tài chính, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện Thông báo số 181/TB-UBND ngày 6.4.2020 và các Văn bản chỉ đạo của UBNDTP, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định. (Laodong.vn 12/4, Mai Chi; Baovephapluat.vn 12/4; Công an nhân dân 12/4, tr3)

Hải Phòng: Lễ Phục sinh năm 2020 bằng hình thức lễ trực tuyến

Thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, ngày 12/4/2020, lễ Phục sinh năm 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng được diễn ra bằng hình thức lễ trực tuyến. (TTXVN 12/4, An Đăng; Đài Tiếng nói Việt Nam 18h ngày 12/4)

Hàng tấn gạo được hỗ trợ cho người nghèo ở Hải Phòng trong mùa dịch Covid-19

3 doanh nghiệp tại huyện Thủy Nguyên ủng hộ hơn 52 tấn gạo cho hộ nghèo; hai phụ nữ tại quận Hải An đã phát hơn 3 tấn gạo cho người già, người bệnh tật; 01 phường của quận Hồng Bàng đã vận động các nhà hảo tâm phát hơn 2,5 tấn gạo cho các gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn… là những câu chuyện thiện nguyện tiếp tục lan tỏa tình yêu thương trong mùa dịch Covid-19 tại Hải Phòng.

Cụ thể, UBND huyện Thủy Nguyên đã vận động 3 doanh nghiệp, gồm: Công ty TNHH Trung Hạnh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Úc và Công ty TNHH xây dựng Hoàng Lộc ủng hộ hơn 52 tấn gạo để hỗ trợ cho trên 900 hộ nghèo và hơn 3.300 hộ cận nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên địa bàn huyện. Theo đó, mỗi hộ nghèo sẽ được hỗ trợ 20kg gạo và hộ cận nghèo được hỗ trợ 10kg gạo.

Mới đây, UBND huyện Thủy Nguyên đã tổ chức phát gạo cho các hộ nghèo và cận nghèo thuộc 37 xã, thị trấn của huyện. Đại diện các hộ dân đã đến trụ sở UBND xã để nhận gạo hỗ trợ. Một số trường hợp được gửi về tận nhà, hạn chế việc tụ tập đông người.

Tại phường Lạc Viên và phường Đông Khê (quận Ngô Quyền), hai phụ nữ là Tạ Thị Thanh Nghị và Phạm Thị Hồng Kim (trú tại đường Lê Hồng Phong, quận Hải An) đã tổ chức phát hơn 3 tấn gạo miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi gia đình khó khăn nhận được 1 bao gạo 10kg. Ngoài việc phát gạo miễn phí, bà Nghị còn phát thêm 500 suất bánh bao và 500.000 đồng/người bị bệnh để giúp đỡ họ vượt qua khó khăn.

Tại phường Trại Chuối (quận Hồng Bàng), lãnh đạo UBND phường đã tổ chức quyên góp được 2,5 tấn gạo để tặng cho những hộ dân có điều kiện khó khăn trên địa bàn. Chủ tịch UBND phường Trại Chuối Đặng Đức Hiển, cho biết, chỉ trong thời gian ngắn kêu gọi, đơn vị đã nhận được 1,4 tấn gạo ủng hộ từ cá tổ chức, cá nhân và 1 tấn gạo từ các doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng để gửi tặng các hộ nghèo, cận nghèo trong mùa dịch Covid-19.

 Lãnh đạo phường Trại Chuối vận động nhà hảo tâm, doanh nghiệp ủng hộ người khó khăn.

Ngay sau khi nhận số gạo trên, UBND phường Trại Chuối đã tiến hành thông báo, mời tất cả cá hộ dân trên lên trụ sở UBND phường nhận quà. Việc tổ chức nhận quà đảm bảo các quy định về phòng chống dịch: đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đứng cách nhau 2m…

Ngoài ra, 01 cá nhân đã phát hơn 2 tấn gạo, 10 triệu tiền mỳ tôm trước cửa siêu thị Coopmart (quận Ngô Quyền), 01 cá nhân đăng ký phát 1 tấn gạo cho người khó khăn tại phường Lạc Viên (quận Ngô Quyền)… tiếp tục là những câu chuyện “ấm lòng”, thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” của người dân đất Cảng. Trong khi cuộc chiến chống dịch Covid-19 đang bước vào giai đoạn gay go nhất thì tấm lòng của các cá nhân, doanh nghiệp nói trên thật đáng quý. (Baophapluat.vn 11/4)

GIÁO DỤC

Nữ sinh Hải Phòng trúng tuyển và giành học bổng 12 trường đại học của Mĩ

Liên tiếp nhận tin báo trúng tuyển và giành học bổng từ 12 trường đại học tại Mỹ, nữ sinh Nguyễn Thị Thùy Dương, trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) vui mừng vì bao nỗ lực, cố gắng của bản thân đã có kết quả xứng đáng.

Thông tin về cô nữ sinh lớp 12A4 của trường THPT Ngô Quyền(Hải Phòng) liền lúc trúng tuyển 12 trường đại học ở Mỹ nhanh chóng lan tỏa qua facebook của cô hiệu trưởng Cao Tố Nga. Giữa lúc đại dịch COVID-19 hoành hành, bạn bè không gặp được nhau, học sinh phải nghỉ học nhưng trước tin vui của Thùy Dương, tất thảy bạn bè trong lớp cùng thầy cô trong trường đều phấn khởi, tự hào gửi lời chúc mừng, động viên.

Chia sẻ về cảm xúc khi đón nhận tin vui từ 12 trường đại học, Thùy Dương hạnh phúc khoe: "Lúc đầu nhận tin báo từ một trường báo đỗ, em và cả gia đình đều mừng rỡ, ngoài sự mong đợi. Rồi liên tiếp 11 trường báo tin về, em không tin nổi, mừng phát khóc. Lúc đó, em chỉ nghĩ tới bao công sức của bản thân, thầy cô, gia đình trong suốt thời gian dài cũng đã có kết quả và được ghi nhận".

Thùy Dương xúc động tâm sự: "Em làm hồ sơ gửi đến 13 trường đại học của Mĩ thì 12 trường trúng tuyển, trong đó 10 trường có học bổng. Trong quá trình chọn trường, em có nhận được sự tư vấn của cô giáo mình, đặc biệt là cô hiệu trưởng đã gửi thư giới thiệu em với trường đại học bên Mĩ. Ngoài ra, các anh chị khóa trước cũng nhiệt tình tư vấn giúp em lựa chọn trường nộp hồ sơ thi. Vì ngành học của em liên quan đến Business (Kinh doanh) nên ngoài việc lựa chọn xếp hạng của trường, vị trí địa lý cũng là 1 yếu tố quan trọng cho công việc thực tập của em sau này. Cho đến giờ, có 2 trường em đang phân vân lựa chọn".

Theo lời Thùy Dương, giấc mơ du học Mĩ được em ấp ủ từ hồi học lớp 9. Thùy Dương quan niệm đi du học là một cách để tự lập hơn, hoàn thiện bản thân tốt nhất khi không có sự bao bọc của gia đình. Trong thời điểm quyết định làm hồ sơ du học, Dương cũng đã đắn đo rất nhiều vì kinh tế gia đình. Nhờ sự động viên của bố mẹ và anh trai (hiện đang theo học bên Mĩ), Dương quyết tâm săn học bổng để giảm bớt áp lực, gánh nặng tài chính cho bố mẹ. Vì thế, ngay đầu năm lớp 11 Dương đã bắt tay vào làm hồ sơ xin học bổng. Và hành trình ôn luyện IELTS, SAT bắt đầu.

"Với IELTS thì em có thể học và ôn luyện ở Hải Phòng còn SAT thì phải lên Hà Nội tìm thầy theo học. Đều đặn cứ 2 ngày/ tuần, sau khi tan học ở trường, về nhà ăn cơm rồi ra bến xe bắt xe lên Hà Nội học. Học xong là 9 giờ tối, em lại bắt xe về nhà tiếp tục việc học tập. Khoảng thời gian đó khiến em cảm thấy bản thân trưởng thành lên rất nhiều từ việc cân đối thời gian cũng như đặt ưu tiên cho bản thân", Dương xúc động kể lại hành trình ôn luyện tìm kiếm học bổng của mình.

Không chỉ là một thành viên tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, ở trường, tham gia tích cực dự án Les Coeurs D’or (quyên góp nhằm giúp đỡ các trại trẻ mồ côi, viện dưỡng lão tại Hà Nội) và đặc biệt là người hỗ trợ cho các bạn tình nguyện viên nước ngoài tại Hà Nội của tổ chức CSDS (Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững), Nguyễn Thị Thùy Dương còn là người sáng lập dự án Chống miệt thị ngoại hình, thu bút nhiều bạn trẻ từ nhiều tỉnh thành tham gia.

Về dự định tương lai của mình, Thùy Dương cho biết em sẽ theo học ngành Business và cố gắng được thực tập tại Mỹ ngay sau năm nhất đại học.

Chia sẻ về bí quyết giành được học bổng du học Mỹ, trong đó có 10 trường đại học với mức cao nhất 3,3 tỉ, Thùy Dương cho hay: "Theo em, bên cạnh việc ổn định về mặt học thuật thì yếu tố con người được đánh giá rất cao nên các bạn hãy cố gắng phát triển các kĩ năng mềm cũng như bộc lộ khả năng của mình thông qua những gì mình làm. Có ước mơ, dám hành động thì mọi chuyện đều có thể thành hiện thực. Dù vất vả, khó khăn thì niềm tin ở bản thân là rất quan trọng bởi nó sẽ giúp bản thân vượt qua và trưởng thành hơn".

Cũng từ ngôi trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng), Doãn Đức Khánh – học sinh lớp 12 cũng đã tạo nên một kỳ tích cho chính mình trong mùa ứng tuyển Du học – Học bổng Mỹ sớm (Early Decision) 2019-2020 khi chinh phục được 6/6 trường đại học hàng đầu của Mỹ. (Giadinh.net.vn 10/4, Minh Lý)

BÁO ĐỊA PHƯƠNG

Phường Bàng La (quận Đồ Sơn): Trao tặng 2 tấn gạo, 200 kg thịt lợn hỗ trợ các hộ khó khăn

Chiều 9/4, UBND phường Bàng La trao 200 suất quà tặng các gia đình khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, mỗi suất quà gồm 10 kg gạo và 1 kg thịt lợn. (Anhp.vn 10/4, NP)

Quận Lê Chân: Thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa chống dịch vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 10/4, Quận ủy Lê Chân tổ chức họp trực tuyến với 16 điểm cầu trên địa bàn quận về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH 3 tháng đầu năm 2020 và công tác phòng, chống dịch Covid 19.  (Anhp.vn 10/4, Thái Bình)

Quận Đồ Sơn: Nhanh chóng rà soát các trường hợp thuộc diện khó khăn trên địa bàn

Sáng 10/4, đồng chí Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn quận Đồ Sơn. (Anhp.vn 10/4, NP)

Quận Hải An: Tăng cường kiểm tra các bãi xe công-ten-nơ tại phường Đông Hải 2

Chiều 12/4, đồng chí Cao Xuân Liên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID- 19 tại phường Đông Hải 2, quận Hải An. Đây là phường tập trung lượng xe công-ten-nơ nhiều nhất thành phố với hơn 4.000 xe và 38 bãi xe.   (Baohaiphong.com.vn 12/4, Mai Lâm)

Quận Ngô Quyền: Tăng cường kiểm soát các phương tiện vận tải và lái xe ra, vào địa bàn

Sáng 11/4, đồng chí Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại bộ phận “một cửa” quận Ngô Quyền. (Baohaiphong.com.vn 11/4)

ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA

Ngày 22/4: SCIC thoái 450 tỷ đồng vốn tại CTCP Nhiệt điện Hải Phòng

Ngày 22/4 tới đây, tại Sở GDCK Hà Nội (HNX), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ bán đấu giá trọn lô để thoái vốn 45.000.000 cổ phần sở hữu tại Công ty Cổ phần (CTCP) Nhiệt điện Hải Phòng (HND). (Baochinhphu.vn 10/4, Anh Minh; Tapchitaichinh.vn 10/4; Baoxaydung.com.vn 10/4;)

Hải Phòng kiểm soát chặt lái xe vận tải hàng hóa ra vào thành phố

Trước tình trạng vận tải hàng hóa ra vào thành phố vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ lây nhiễm nguồn bệnh trong cộng đồng, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng yêu cầu, các chốt kiểm soát dịch bệnh tại các cửa ngõ ra vào thành phố chỉ cho phép các xe vận tải ra vào khi có giấy xác nhận theo quy định, bắt đầu từ ngày 11.4. (Daibieunhandan.vn 10/4, Bùi Linh; Plo.vn 11/4; Đài Tiếng nói Việt Nam  18h ngày 10/4)

Những tấm lòng sẻ chia trong màu dịch

Trong lúc đại dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng, những nghĩa cử san sẻ trách nhiệm với cộng đồng của những nhà hào tâm, thiện nguyện ở Hải Phòng đã làm ấm lòng bao mảnh đời cơ nhỡ, khó khăn. (Truyền hình thông tấn ngày 10/4 )

Huyện Cát Hải kê khai y tế hộ gia đình

UBND thành phố, huyện Cát Hải đã thành lập 58 Tổ công tác kiểm soát phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện. Các Tổ công tác kiểm soát dịch bệnh COVID-19 lập 63 chốt kiểm soát y tế tại các thôn, tổ dân phố, đồng thời kiểm tra y tế và kê khai y tế toàn dân trên địa bàn. (Truyền hình Nhân dân TV ngày 11/4)./.

 

 

 

 

 

 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn

  Zalo Cổng Thông tin điện tử thành phố