Điểm báo hằng ngày về Hải Phòng (ngày 08/02/2022)

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Hải Phòng: Ngày 7/2 ghi nhận 650 ca mắc COVID-19

Ngày 7/2, Hải Phòng ghi nhận 650 ca mắc COVID-19 tại 14/15 quận, huyện trong đó: 613 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, 36 trường hợp F1, còn lại là trường hợp xét nghiệm sàng lọc nhân viên y tế.

Công bố khỏi trong ngày báo cáo: 275 ca.

Hồi phục xuất viện: 34.900 ca

Đang điều trị: 10.322 ca

Bệnh nhân nặng/nguy kịch: 184 ca. Trong đó:

+ Nặng thở marsk, gọng kính: 155.

+ Nặng thở HFNC: 16.

+ Nguy kịch thở máy xâm lấn: 13.

Tử vong trong ngày: 05 ca.

Tích lũy tử vong: 94 ca.

Đến 18h ngày 07/02/2022, số cơ sở cách ly y tế trên toàn thành phố đang thực hiện:

+ Tại các cơ sở cách ly tập trung: 443 người.

+ Tại các khách sạn: 182 người.

+ Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 22.704 người.

Tình hình xét nghiệm: Tổng tích lũy từ ngày 23/3/2020 đến ngày 07/02/2022 đã lấy 738.300 mẫu xét nghiệm. Tính trong thời gian từ ngày 27/4/2021 đến ngày 07/02/2022 đã lấy 2.119.969 mẫu xét nghiệm. Trong ngày báo cáo lấy 15.975 mẫu.

Tổng tích lũy mũi tiêm: 3.999.743 mũi, trong đó:

 

+ Người lớn: 3.652.364 trong đó (Mũi 1: 1.508.725 = 104,59% (bao gồm cả người ngoại tỉnh); Mũi 2: 1.442.481 = 100,00%; mũi nhắc lại: 200.037; Mũi bổ sung: 501.121).

+ Trẻ em từ 12-17 tuổi: 347.379 trong đó (Mũi 1 : 173.742 = 100%; Mũi 2: 173.637= 99,98%).

Số tiêm trong ngày: 2.504 mũi, trong đó:

+ Người lớn: 2.504 trong đó (Mũi 1: 15; Mũi 2: 0; Mũi nhắc lại: 555; Mũi bổ sung: 1.934).

+ Trẻ em từ 12-17 tuổi: 0 trong đó (Mũi 1: 0; Mũi 2: 0). (Suckhoecongdongonline.vn 07/02, Thu Trang)

179 bệnh nhân Covid-19 tại Hải Phòng đang trong tình trạng nặng, nguy kịch

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hải Phòng cho biết, hiện trên địa bàn có 179 bệnh nhân Covid-19 đang trong tình trạng nặng/nguy kịch.

Theo thông tin trên Cổng tin tức TP. Hải Phòng, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố cho biết, hiện trên địa bàn có 179 bệnh nhân covid-19 đang trong tình trạng nặng/nguy kịch. Trong đó có 144 ca nặng thở marsk, gọng kính; 17 ca nặng thở HFNC; 18 ca nguy kịch thở máy xâm lấn.

Tính từ 18h00 ngày 5/02/2022 đến 18h00 ngày 6/02/2022, Hải Phòng ghi nhận 550 ca dương tính Covid-19 mới. Các ca bệnh được phát hiện tại 14/15 quận, huyện; trong đó có 521 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, 11 Test nhanh dương tính, 03 trường hợp xét nghiệm sàng lọc nhân viên y tế, 11 trường hợp F1, 03 ca bệnh nghi ngờ, còn lại là trường hợp thuyền viên lấy mẫu tại thuyền.

Trong ngày 6/2/2022, có 441 ca được công bố khỏi bệnh. Số bệnh nhân hồi phục xuất viện là 34.622 ca, số bệnh nhân đang điều trị là 9.169 ca. Đến 18h ngày 6/2/2022, số cơ sở cách ly y tế trên toàn thành phố đang thực hiện cách ly tập trung 426 người, cách ly tại các khách sạn 180 người, cách  ly tại nhà, nơi lưu trú 22.835 người.

Về tình hình xét nghiệm, tổng tích lũy từ ngày 23/3/2020 đến ngày 06/02/2022 đã lấy 722.325 mẫu xét nghiệm. Tính trong thời gian từ ngày 27/4/2021 đến ngày 06/02/2022 đã lấy 2.119.969 mẫu xét nghiệm. Trong ngày báo cáo lấy 7.477gmẫu.

Về tình hình tiêm chủng, tổng tích lũy mũi tiêm là 997.239 mũi. Trong đó: người lớn 3.649.860 mũi (Mũi 1: 1.508.710 = 104,59% (bao gồm cả người ngoại tỉnh); Mũi 2: 1.442.481 = 100,00%; mũi nhắc lại: 199.482; Mũi bổ sung: 499.187); trẻ em từ 12-17 tuổi 347.379 mũi (Mũi 1 : 173.742 = 100%; Mũi 2: 173.637= 99,98%). Số mũi tiêm trong ngày là 48 mũi; trong đó: người lớn 48 mũi (Mũi 1: 0; Mũi 2: 1; Mũi nhắc lại: 47; Mũi bổ sung: 0), trẻ em từ 12-17 tuổi 0 mũi (Mũi 1: 0; Mũi 2: 0). (Doisongvietnam.vn 07/02, N.H)

Hải Phòng khuyến khích phụ huynh test nhanh COVID-19 cho con khi trở lại trường

Trở lại học trực tiếp sau Tết nguyên đán, hầu hết học sinh bậc THCS, THPT ở Hải Phòng đều test nhanh COVID-19 trước khi đến lớp. Riêng bậc Tiểu học, Mầm non sẽ trở lại trường muộn nhất ngày 14/2.

Trong sáng 07/02, tại Hải Phòng, học sinh bậc THCS, THPT vô cùng phấn khởi khi được trở lại trường học trực tiếp, gặp bạn bè, thầy cô. Nhiều học sinh thú nhận, nghỉ dịch và học online lâu quá nên rất thèm đến trường.

Tại Trường THCS Trần Phú (quận Lê Chân, Hải Phòng) trong sáng 7/2/2022 có 2.483 học sinh đến trường, vắng 250 học sinh chủ yếu liên quan COVID-19. Cụ thể, toàn trường có 40 học sinh diện F0, 114 học sinh diện F1, 94 học sinh ốm, đi du lịch xa chưa về v.v…. Cùng với đó, nhà trường cũng có 4 giáo viên diện F0, 2 giáo viên F1.

Theo bà Lê Minh Tâm – Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú, để đảm bảo phát hiện học sinh, giáo viên mắc COVID-19, các lớp đều chủ động kêu gọi phụ huynh phối hợp, làm test nhanh COVID-19 để sàng lọc trước khi trở lại trường. Qua đó, xác nhận được những con số trên. Việc 6 giáo viên đang nghỉ dạy do liên quan dịch tễ COVID-19 cũng không gây ảnh hưởng nhiều tới hoạt động dạy học của nhà trường do đơn vị đã lập kế hoạch dự phòng, bố trí giáo viên dạy thay.

Tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố (quận Lê Chân) và Tiểu học Cát Bi và Mầm non Đằng Lâm (quận Hải An), học sinh vẫn chưa thể quay lại lớp trong tuần này. Tuy nhiên, trong sáng nay các thầy cô đều đã tới trường dọn dẹp, chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học, phun khử phòng học, kết nối với phụ huynh cập nhật tình hình sức khỏe, dịch tễ của học sinh. Phía các trường Tiểu học, Mầm non cũng đã sẵn sàng khởi động bếp ăn bán trú, phục vụ đón học sinh trở lại an toàn trong dịch.

Theo bà Phạm Thúy Hải – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cát Bi (quận Hải An), để chuẩn bị đón học sinh trở lại học từ tuần sau (14/2), đơn vị đã xây dựng các phương án dạy và học, bố trí phòng cách ly tạm thời nếu có học sinh nghi ngờ dương tính.

Ông Phạm Sỹ Tuyên -Trưởng phòng GD&ĐT Hải An cho biết: "Để đảm bảo an toàn trong dịch khi đón học sinh trở lại trường, Phòng đã chỉ đạo các trường kêu gọi phụ huynh làm test nhanh COVID-19 cho con em mình và thông báo kết quả về cho giáo viên chủ nhiệm trong nhóm zalo của lớp. Qua đó, các lớp sẽ sàng lọc được học sinh vắng mặt, học sinh phải học online để bố trí lịch dạy cho phù hợp. Tương tự, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường cũng đều phải thực hiện test nhanh COVID-19".

Chia sẻ về việc sẵn sàng đưa con trở lại trường từ 14/2, bà Lê Minh Trang (40 tuổi, ở phường Cát Bi, quận Hải An) bày tỏ: "Suốt mấy ngày nay, nhóm zalo phụ huynh đều chia sẻ mong ngóng ngày con được đi học trở lại. Đành rằng nhóm tiểu học chưa được tiêm vaccine cũng có chút lo lắng nhưng so với việc để con ở nhà học online thì tới trường vẫn hơn. Nếu nhà trường tổ chức cho ăn bán trú thì vô cùng thuận lợi cho mọi gia đình".

Cũng trong sáng 07/02, Sở Giáo dục & Đào tạo Hải Phòng về một số quận, huyện kiểm tra công tác đón học sinh trở lại học sau kỳ nghỉ dài do COVID-19 và Tết nguyên đán. Trong tuần đầu trở lại học trực tiếp, hầu hết các quận, huyện ở Hải Phòng đều bố trí cho học sinh bậc THCS, THPT đến trường học trực tiếp, riêng quận Kiến An, ngành giáo dục sẽ khởi động vào ngày 14/2 cùng bậc Mầm non, Tiểu học toàn thành phố. Các nhà trường cùng với Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chủ động phối hợp với ngành y tế tổ chức tập huấn về công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19; tập huấn công tác y tế trường học và công tác phòng, chống dịch khi học sinh trở lại trường học.

Theo chỉ đạo từ Sở Giáo dục & Đào tạo, các trường tổ chức ăn bán trú cho học sinh Mầm non, Tiểu học phải trên nguyên tắc đạt sự đồng thuận, tự nguyện của cha mẹ học sinh và bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng, chống dịch. (Giadinh.net.vn 07/02, Minh Lý)

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Hải Phòng: Thực hiện mục tiêu phát triển theo hướng xanh, bền vững

Ngày 7/2, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thành ủy Hải Phòng Đỗ Mạnh Hiến tham dự Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2022 tại huyện An Dương và quận Ngô Quyền.

Tại lễ phát động, đại diện lãnh đạo huyện An Dương và quận Ngô Quyền khẳng định, Tết trồng cây là truyền thống tốt đẹp, giàu ý nghĩa, thiết thực, mang lại nhiều giá trị kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần đưa các địa phương thực hiện mục tiêu phát triển theo hướng xanh, bền vững.

Hoạt động này còn góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, cải tạo vườn tạp, xanh hóa diện tích đất bỏ hoang, trồng các cây mang lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao như cây bóng mát, cây ăn quả, hoa cây cảnh.

Trước đó, theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân TP. Hải Phòng, Tết trồng cây 2022, thành phố sẽ trồng gần 1.500 cây gồm các loài như bằng lăng, sấu, hoa ban, osaka, điệp vàng, phượng vỹ, xà cừ...

Ủy ban nhân dân TP. Hải Phòng yêu cầu, mỗi quận, huyện chọn một địa điểm để đồng loạt tổ chức lễ phát động Tết trồng cây, ưu tiên trồng tại các tuyến đường kiểu mẫu, xung quanh sân vận động, công trình văn hóa, khu đô thị mới theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị.

Việc tổ chức Tết trồng cây phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức, tạo không khí phấn khởi để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng ngay từ những ngày đầu Xuân, gắn với công tác chăm sóc, bảo vệ cây, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng mùa hanh khô, đặc biệt trong những ngày lễ, Tết. (TTXVN/Baotintuc.vn 07/02, Minh Thu; Kinhtenongthon.vn 07/02; Baotainguyenmoitruong.vn 08/02)

KINH TẾ   

Đổi mới thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng vừa đưa ra Chỉ thị yêu cầu các Sở, ngành, các quận, huyện có biển tiếp tục đổi mới sáng tạo, tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chỉ thị nêu rõ, sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; 1 năm thực hiện Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của TP. Hải Phòng, các Sở, ngành, địa phương đã nỗ lực, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, bước đầu đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng yêu cầu các Sở, ngành, các địa phương có biển trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, cần lựa chọn, xác định các Dự án, Đề án cũng như những nhiệm vụ ưu tiên để tập trung đầu tư, tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển.

Đẩy mạnh hợp tác công – tư nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển kinh tế biển nói chung, kết cấu hạ tầng biển và ven biển nói riêng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện nhanh việc chuyển đổi số các ngành kinh tế biển. Các địa phương có biển vừa phát huy nội lực “tự lực, tự cường”, vừa tận dụng “ngoại lực” cho phát triển. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm, khuyến khích hình thành, phát triển các công ty đầu tư trong các ngành kinh tế biển, đặc biệt là 6 ngành kinh tế biển được xác định trong Nghị quyết số 36-NQ/TW. Đây là những ngành kinh tế trọng điểm, có tiềm năng lợi thế và còn dư địa lớn làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố… Cần chỉ rõ các chính sách, quy định đang hạn chế nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế để kiến nghị HĐND, UBND TP. Hải Phòng để tháo gỡ.

Tại Chỉ thị này, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng yêu cầu Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của thành phố tăng cường vai trò chỉ đạo thống nhất liên ngành các nội dung liên quan, khắc phục hạn chế điều phối đa ngành trong phát triển bền vững kinh tế biển.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện lồng ghép nội dung quy hoạch không gian biển vào Quy hoạch TP. Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050…

Các Sở, ngành chức năng TP. Hải Phòng chú trọng các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, nghiên cứu các công nghệ, giải pháp, kỹ thuật khai thác hợp lý gắn với bảo vệ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển của thành phố; đề xuất quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu đô thị ven biển, khu đô thị sinh thái ven biển gắn với hình thành các trung tâm kinh tế biển; quy hoạch chi tiết hệ thống các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố; nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nguồn nhân lực biển đạt trình độ tiên tiến trong cả nước và khu vực… (Baoxaydung.com.vn 07/02, Hải Nguyên)

Hải Phòng: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng

Năm 2021, tốc độ tăng của Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 19,28% cao hơn tốc độ tăng IIP của toàn ngành công nghiệp (18,15%).

Đây là kết quả khá ấn tượng, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, thể hiện sự bứt phá của Thành phố. Hải Phòng thực sự đã và đang phát huy tốt vai trò, vị thế là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Hải Phòng giai đoạn 2016-2020 đã có sự phát triển tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận và thể hiện vai trò quan trọng tạo nền tảng phát triển kinh tế. Hệ thống cơ sở vật chất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô lớn, phong phú về chủng loại, đa dạng về cơ cấu. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng tăng trong GRDP thành phố…

Bình quân giai đoạn 2016-2020, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ngành CBCT tăng 22,59%/năm, cao hơn IIP của toàn ngành công nghiệp (20,64%/năm). Trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng IIP của ngành công nghiệp lần lượt là 16,9%; 22%; 25,3%; 24,3 và 14,6%; trong đó tốc độ tăng IIP của ngành chế biến, chế tạo là 18,5%; 25,7%; 27,6%; 25,5% và 16,1%. Năm 2021, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt 42,8% (năm 2020 đạt 38,97%); tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt 50%, tăng 3,5% so với kế hoạch năm và cao hơn so với năm 2020 (45,5%).

Tuy nhiên, theo ông Lê Gia Phong, Cục trưởng Cục Thống kê Hải Phòng, dù đạt được những thành tựu đáng kể song công nghiệp chế biến chế tạo cũng còn những hạn chế nhất định. Do độ mở kinh tế Hải Phòng lớn (năm 2020 là 157%), ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, thiếu chủ động và dễ khan hàng trước các biến động của thị trường thế giới, điển hình như đại dịch Covid-19.

Các doanh nghiệp trong nước đầu tư trong công nghiệp chưa đi vào chiều sâu; việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học trong các doanh nghiệp chế biến, chế tạo còn yếu; sản xuất các sản phẩm phụ trợ còn thiếu nhiều chủng loại. Phần lớn doanh nghiệp chế biến, chế tạo là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh nhìn chung thấp.

Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị xác định, Hải Phòng phải đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Từ mục tiêu đó, Đảng bộ Thành phố xác định công nghiệp là 1 trong 3 trụ cột phát triển cùng với cảng biển và du lịch, trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp công nghệ cao. Cụ thể, thành phố sẽ cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn như cơ khí chế tạo; điện tử- tin học; công nghiệp hỗ trợ... Đồng thời, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, quỹ đất để thu hút ngành công nghiệp mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có đóng góp lớn cho ngân sách như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng điện khí, công nghệ thông tin, viễn thông, hóa dầu, hóa mỹ phẩm, dược phẩm...

Theo ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng, hầu hết các nhà máy công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế của Hải Phòng đều ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường và được thu hút đầu tư một cách có chọn lọc. Với sự hiện diện của nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong nước và thế giới như LG, Bridgestone; Fuji Xerox; GE; Roze Roboted... sản phẩm sản xuất tại Hải Phòng đều nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế công nghiệp Hải Phòng.

Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn như Tập đoàn điện tử Pegatron, nhà cung ứng linh kiện cho Apple, Sony, Microsoft, Lenovo... đang hoàn tất quá trình đầu tư xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp DEEP Hải Phòng, với tổng vốn khoảng 481 triệu USD để sản xuất thiết bị điện tử (điện tử dân dụng, máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy tính, thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử, bảng mạch...), chuẩn bị đưa vào hoạt động. Cũng tại KCN DEEP C Hải Phòng, USI Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp bảng mạch điện tử với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD; Tesa cũng mới đầu tư 55 triệu USD xây dựng nhà máy rộng 70.000 m2...

Việc thu hút FDI chất lượng cao, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp chế biến trong nước. Có tiêu chí sàng lọc, lựa chọn nhà đầu tư để bảo đảm thu hút đầu tư theo đúng nhu cầu của nền kinh tế. Tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động kết nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, xây dựng năng lực giúp doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI.

Năm 2022, Hải Phòng đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 13%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động đạt 200.000 tỷ đồng và thu hút 2,5 - 3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Giai đoạn 2021 - 2025, Hải Phòng đặt mục tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1,2 triệu tỷ đồng, gấp hơn hai lần giai đoạn 2016 - 2020. (Baodautu.vn 08/02, Thanh Sơn)

Hải quan Hải Phòng: 2 chi cục có chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước trên 10.000 tỷ đồng

Cục Hải quan Hải Phòng vừa có quyết định giao chỉ tiêu thu ngân sách năm 2022 cho các chi cục hải quan trực thuộc.

Theo đó, đơn vị có chi cục có chỉ tiêu lớn nhất là Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 với 20.330 tỷ đồng (chỉ tiêu phấn đấu 21.800 tỷ đồng).

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 có chỉ tiêu thu đứng thứ hai với 11.500 tỷ đồng (chỉ tiêu phấn đấu 12.350 tỷ đồng).

Trong năm 2022 Cục Hải quan Hải Phòng được giao dự toán thu ngân sách 63.630 tỷ đồng (chỉ tiêu phấn đấu 68.600 tỷ đồng).

Năm nay, cả 9 chi cục trực thuộc Cục Hải quan Hải Phòng đều có chỉ tiêu thu ngân sách từ 1.000 tỷ đồng trở lên.

Trong 3 chi cục ngoài địa bàn Hải Phòng (gồm Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình), Chi cục Hải quan Hưng Yên có chỉ tiêu thu cao nhất là 3.600 tỷ đồng (chỉ tiêu phấn đấu 4.000 tỷ đồng).

Năm 2021, Cục Hải quan Hải Phòng được giao chỉ tiêu thu là 56.000 tỷ đồng, trong đó, khu vực Hải Phòng là 49.500 tỷ đồng. Cả năm, Cục Hải quan Hải Phòng thu ngân sách được 66.362 tỷ đồng, đạt 118,5% chỉ tiêu Bộ Tài chính giao, đạt 109,7% chỉ tiêu phấn đấu do Tổng cục Hải quan giao, tăng 11.694 tỷ đồng (tương ứng 21,4%) so với năm 2020 (54.669 tỷ đồng).

Trong đó, khu vực Hải Phòng thu được 57.861 tỷ đồng, đạt 116,9% so với chỉ tiêu Bộ Tài chính giao, đạt 110,2% so với chỉ tiêu phấn đấu do Tổng cục Hải quan giao, đạt 109,2% chỉ tiêu UBND TP. Hải Phòng giao phấn đấu, tăng 10.136 tỷ đồng (tương ứng 21,2 %) so với năm 2020.

Khu vực 3 tỉnh ngoài địa bàn Hải Phòng (gồm Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình) thu được 8.501 tỷ đồng, bằng 130,8% so với chỉ tiêu Bộ Tài chính giao, đạt 106,3% so với chỉ tiêu Tổng cục Hải quan giao, tăng 1.557 tỷ đồng (tương ứng 22,4%) so với năm 2020. (Haiquanonline.com.vn 07/02, Thái Bình)

Hải Phòng triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố

UBND TP. Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND về việc thực hiện đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn TP. Hải Phòng.

Theo đó, kế hoạch nhằm đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc để quản lý tốt về chất lượng hàng hóa trong thành phố, đảm bảo an toàn sức khỏe, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế thành phố và hội nhập quốc tế. Nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn cho các tổ chức và cá nhân liên quan.

Nhận diện và truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa, trong đó chú trọng các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm chương trình OCOP của địa phương, qua đó kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu dùng. Xây dựng, vận hành hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của thành phố một cách công khai, minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, đảm bảo sự đồng bộ, liên thông, kết nối với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia.

Việc thực hiện kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn TP. Hải Phòng được chia ra làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những mục tiêu cụ thể. Giai đoạn đầu từ nay đến năm 2025 và giai đoạn 2 từ năm 2025 đến năm 2030.

Theo đó, nội dung chính của kế hoạch là tập trung vào thông tin, tuyên truyền về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ.

Sở Khoa học và công nghệ Hải Phòng được giao là đơn vị tham mưu, giúp UBND thành phố  triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, đánh giá kết quả thwujc hiện kế hoạch, định kỳ hàng năm và đột xuất, tổng hợp báo cáo UBND thành phố và Bộ Khoa học và Công nghệ. Kế hoạch do ông Hoàng Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng ký ngày 21/01/2022. (Thuonghieucongluan.com.vn 07/02, Quỳnh Nga - Lương Huệ)

Ngày làm việc sau Tết đầy hứng khởi, hăng say của công nhân Hải Phòng

Từ sáng 7/2, phần lớn công nhân, viên chức, người lao động TP bắt đầu ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Không khí vui tươi, phấn khởi, hăng say tràn ngập các nhà máy, nhà xưởng.

Sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán kéo dài 9 ngày, đúng 8h sáng 7/2, gần 150 công nhân, lao động Công ty CP sản xuất và thương mại Sơn Thuỷ bắt tay vào ngày đầu làm việc của năm mới Nhâm Dần. Được biết, đến 8h ngày 7/2, 98% công nhân Công ty Sơn Thuỷ trở lại làm việc với khí thế hăng say, phấn khởi, một số ít lao động chưa đi làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ông Trần Duy Cường - Phó Giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết: Tỉ lệ người lao động trở lại làm việc đạt cao là tín hiệu vui cho doanh nghiệp trong ngày đầu năm. Có được điều này cũng phần lớn nhờ sự quan tâm, chăm lo của ban lãnh đạo doanh nghiệp, tuyên truyền đến người lao động bảo đảm an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong suốt kì nghỉ Tết.

Cũng theo Ban lãnh đạo doanh nghiệp, năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng công ty vẫn duy trì việc làm, thu nhập cho người lao động. Trong năm, người lao động được tăng lương từ 15-20%, khối hành chính tăng lương 10%, mọi phúc lợi, chế độ đều bảo đảm. Nhờ vậy, công ty không xảy ra biến động lao động, người lao động yên tâm gắn bó, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Trong ngày đầu làm việc sau Tết, lãnh đạo doanh nghiệp đến thăm hỏi, động viên, chúc Tết, lì xì đầu xuân cho người lao động.  

Chị Trần Thị Hằng, công nhân tổ Cuốn, người có 10 năm gắn bó với Công ty Sơn Thuỷ phấn khởi: “Chúng tôi rất vui trở lại làm việc sau kì nghỉ Tết. Mong rằng trong năm 2022, công ty tiếp tục duy trì việc làm, bảo đảm thu nhập, nâng cao phúc lợi cho người lao động”.

Còn tại Công ty cổ phần OSR Việt Nam (quận Hồng Bàng, Hải Phòng), người lao động bắt đầu làm việc từ ngày 5/2, tuy nhiên đến 7/2, tỉ lệ người lao động đi làm trở lại đạt cao, hơn 95%.

Được biết, năm 2022, công ty bảo đảm đơn hàng, duy trì việc làm cho người lao động với thu nhập bình quân hơn 11 triệu đồng/người/tháng. Mọi chế độ, phúc lợi được bảo đảm, người lao động nhờ vậy yên tâm lao động sản xuất, gắn bó với doanh nghiệp.

Trong ngày làm việc đầu xuân, không khí lao động hăng say, bảo đảm đúng yêu cầu an toàn vệ sinh lao động. Ông Phạm Văn Cao - bộ phận Cắt cho biết: “Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng công ty vẫn bảo đảm đơn hàng, công việc thường xuyên cho người lao động với thu nhập ổn định, đó là điều chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi. Mong muốn công ty ngày càng phát triển, đời sống người lao động năm sau cao hơn năm trước”.

Trước đó, để động viên người lao động trước khi trở lại làm việc sau Tết, Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng dành hơn 1.000 suất quà tặng lao động tỉnh xa, công nhân nhà trọ. Đồng thời, tổ chức xét nghiệm PCR cho công nhân các khu nhà trọ trên địa bàn thành phố sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Theo lãnh đạo Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng, nhờ sự quan tâm, chăm lo của tổ chức Công đoàn và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tỉ lệ người lao động TP. Hải Phòng trở lại làm việc sau Tết luôn đạt cao, khoảng 95%. (Laodong.vn 07/02, Mai Dung)

DU LỊCH

Hải Phòng: Những tín hiệu vui từ du lịch

Trong 7 ngày nghỉ lễ Tết âm lịch 2022, lượng khách du lịch đến TP. Hải Phòng du xuân lễ chùa lên đến hàng vạn lượt người, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù thời tiết tại Hải Phòng trong những ngày Tết khá lạnh, nhưng dòng người mỗi lúc một đông, nhộn nhịp đổ về các ngôi đền, chùa để dâng hương cầu may, tận hưởng không khí ngày đầu năm mới.

Tại các đền, chùa khu vực quận Đồ Sơn như chùa Tháp Tường Long, chùa Hang, Cô Chín Suối Rồng… tập trung đông du khách đón hơn hàng nghìn lượt khách mỗi ngày. Các điểm vui chơi, giải trí, di tích văn hóa, lịch sử khác trên địa bàn thành phố cũng tấp nập khách du lịch, rất nhiều gia đình đưa con đến vui chơi, chụp ảnh trong ngày đầu năm.

Trong đó, tại chùa Tháp Tường Long, du khách đổ về đông nhất, từ mùng 1 đến mùng 7 Tết, chùa đã đón gần 5 vạn khách. Theo bà Lưu Thị Thu Huyền - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ du lịch và Quản lý di tích lịch sử Đồ Sơn cho biết: “Năm trước do tình hình dịch Covid-19, chùa tháp Tường Long chỉ được mở cửa 3 ngày từ mùng 1 đến mùng 3 Tết nên lượng khách đến tham quan khá vắng vẻ.

Tuy nhiên năm nay hầu như người dân đã được tiêm vaccine, kì nghỉ lễ dài nên lượng khách đổ về lên đến gần 5 vạn, tăng khoảng 30% so với năm trước. Bên cạnh đó, để phục vụ đón năm mới vui tươi, Ban quản lý chùa đã chủ động trang trí chào đón Tết âm lịch…mở ra các quầy lưu niệm như cây điều ước, viết thư pháp… để người dân được tự tay làm những điều ý nghĩa. Song vẫn giữ nguyên được những nét đẹp truyền thống, quảng bá lịch sử ngôi chùa để lại ấn tượng cho du khách thập phương”.

Được biết, Tháp Tường Long được xây dựng trên đỉnh núi Ngọc Sơn, ngọn núi đầu tiên trong dãy núi Cửu Long thuộc phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn. Qua những lần nghiên cứu khảo cổ học, bằng những di vật – di tích và nền móng tháp cổ gần nghìn năm tuổi, Tháp Tường Long được biết đến như một trung tâm văn hóa, lịch sử lớn của Việt Nam thế kỷ 11-12. Ngoài mục đích tôn giáo, Tháp còn có vai trò là bảo vệ sự an nguy cho quốc gia.

Ngoài chùa Tháp Tường Long, đền Cô Chín tại phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn cũng đón gần 8 nghìn lượt khách trong 7 ngày. Mặc dù rất đông du khách, nhưng mọi người đều có ý thức xếp hàng trật tự, chờ đến lượt vào chùa làm lễ.

Ông Hoàng Gia Bổn – Trưởng ban quản lý đền Cô Chín cho hay: “Để phục vụ du khách một cách chu đáo, đảm bảo an toàn cho du khách, chúng tôi luôn tuân thủ các quy tắc phòng chống dịch. Trong trạng thái bình thường mới, Đồ Sơn luôn là nơi được du khách ghé thăm. Lượng khách đổ về khá đông tuy nhiên với tiềm năng tại  đây Đồ Sơn luôn được kì vọng thu hút nhiều khách du lịch hơn nữa. Để thực hiện hóa mục tiêu, chúng tôi rất mong thành phố quan tâm, tạo điều kiện để thúc đẩy du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng. Để du khách đến đây sẽ luôn muốn gặp lại Đồ Sơn nhiều lần nữa”.

Tại chùa Hang (quận Đồ Sơn), đền Nghè (quận Lê Chân), chùa Kiến Linh (xã Phục Lễ, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), du khách tấp nập đến tham quan, dâng hương lễ Phật, cầu cho gia đình một năm mới bình an. Hầu như du khách ghé thăm nơi đây đều đi theo gia đình và đi xe cá nhân.

Trong quá trình du xuân của du khách tình hình an ninh, trật tự tại các điểm du lịch trên địa bàn TP tương đối ổn định, không xảy ra ùn tắc giao thông, không xuất hiện hàng rong, ăn xin, chèo kéo khách du lịch. Công tác phòng, chống dịch cũng được đảm bảo một các an toàn tuyệt đối, người dân đến dâng hương, cầu may đều phải sát khuẩn tay, quét mã QR tuân thủ quy tắc 5K và đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển. Công tác vệ sinh cũng luôn được đảm bảo sạch sẽ, không gây mất mỹ quan nơi linh thiêng. Tại đền Cô Chín, chính quyền địa phương còn tổ chức test nhanh cho các nhân viên phục vụ, chủ các cửa hàng và những hành khách có nhu cầu để đảm bảo an toàn cho du khách ghé thăm.

Đi chùa đầu năm là nét đẹp truyền thống của người Việt, với mong muốn tìm được sự bình an, gạt bỏ những muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Đặc biệt, trong trạng thái bình thường mới, mọi người đều mong cầu bình an cho bản thân, gia đình và người thân. (Kinhtedothi.vn 07/02, Vĩnh Quân – Hải Yến)

GIÁO DỤC

Hải Phòng: Ngày đầu học sinh trở lại trường học trực tiếp

Từ sáng 7/2/2022, hơn 320.000/516.961 học sinh các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông của Hải Phòng quay trở lại trường học trực tiếp. Các trường hợp chưa quay lại trường học là F0, F1 hoặc ở các địa phương đang tiếp tục triển khai các biện đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19.

Theo báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng, đến trưa 7/2, tỷ lệ học sinh trung học phổ thông đến trường đạt cao nhất, với 59.817/63.743 học sinh (đạt 93,84%), tỷ lệ học sinh mầm non đến trường thấp nhất, với 23.607/112.147 học sinh (đạt 21,05%). Tất cả các trường trên địa bàn Hải Phòng sẽ đón học sinh trở lại học trực tiếp vào ngày 14/2/2022.

Ghi nhận trong ngày đầu đón học sinh đến trường tại một số trường trên địa bàn Hải Phòng cho thấy học sinh rất phấn khởi vì sau nhiều ngày các em phải học và tương tác với thầy cô, bạn bè qua màn hình, giờ đã được trò chuyện, học tập cùng nhau dù vẫn phải ý thức các biện pháp phòng, chống dịch. Các nhà trường đã chuẩn bị tối đa điều kiện an toàn để đón học sinh quay lại học trực tiếp.

Em Phạm Thị Sao Mai, học sinh lớp 8, Trường Trung học cơ sở Trần Phú, quận Lê Chân cho biết: "Khi quay lại lớp, em rất vui vì trường lớp đẹp hơn, các bạn ai cũng cao lớn hơn. Các thành viên trong lớp có nhiều chuyện kể cho nhau nghe. Bài giảng được các thầy cô truyền đạt trực tiếp sinh động, hấp dẫn hơn so với tương tác qua màn hình. Để chủ động phòng, chống dịch, tất cả học sinh trong lớp đều đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên."

Bà Lê Thị Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Trần Phú, quận Lê Chân cho biết trước khi học sinh quay lại trường vào ngày 7/2, trường đã tổ chức dọn vệ sinh, phun khử khuẩn, kiểm tra lại các phòng học, cơ sở vật chất phục vụ phòng dịch bố trí tại các khu vực trong trường và các phòng học, đồng thời gửi thông báo về lịch quay trở lại trường, thời khóa biểu mới cho phụ huynh, giáo viên.

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, nhà trường thông báo khuyến khích, động viên giáo viên và học sinh thực hiện test nhanh trước khi quay trở lại trường học, nhờ đó, nhà trường đã rà soát được một số F0, F1. Nhà trường cũng yêu cầu phụ huynh chủ động đo thân nhiệt, báo cáo tình hình sức khỏe của học sinh ngay cho giáo viên nếu có gì bất thường để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời.

Trong ngày đầu đón học sinh quay lại Trường Trung học cơ sở Trần Phú, đoàn viên và thanh niên xung kích trực tại cổng trường vào đầu và cuối giờ để phân làn, giải tỏa giao thông, nhắc nhở phụ huynh và học sinh không tụ tập đông người tại khu vực cổng trường và kiểm tra, nhắc nhở việc đeo khẩu trang từ cổng trưởng.

Các điều kiện phòng dịch thiết yếu khác như nước sát khuẩn tay, khẩu trang dự phòng, mã QR, sổ khai báo thông tin y tế đã được bổ sung tại khu vực cổng trường. Giáo viên tập hợp theo dõi sỹ số hằng ngày, thống kê cụ thể số lượng và lý do vắng mặt của học sinh, thường xuyên kiểm tra công tác phòng dịch của các lớp trong suốt buổi học.

Tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố, quận Lê Chân, các thầy, cô giáo đang rất mong chờ đến ngày 14/2 để đón học sinh quay lại nhà trường.

Bà Nguyễn Thị Thắm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố cho biết, nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về phòng dịch như phun khử khuẩn, vệ sinh sạch sẽ bàn ghế, lớp học, đồng thời chuẩn bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn trang bị cho các em. Nhà trường cũng đề nghị các bậc phụ huynh quan tâm đến sức khỏe của con em mình và báo lại cho nhà trường khi các con có những biểu hiện bất thường, khuyến khích các gia đình xét nghiệm nhanh cho các con.

Tại buổi kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các nhà trường trên địa bàn quận Lê Chân, bà Đỗ Thị Hòa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của các nhà trường trong việc chuẩn bị các điều kiện an toàn để đón học sinh quay lại trường học trực tiếp, nhất là việc khuyến cáo để các gia đình trang bị bình nước riêng cho các em.

Bà Đỗ Thị Hòa đề nghị các nhà trường khuyến khích các bậc phụ huynh xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho các học sinh, nhất là những em có yếu tố nguy cơ, có biểu hiện bất thường như ho, sốt, sổ mũi để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính các em và cộng đồng.

Trong thời gian các em học tập tại trường, hằng ngày, các nhà trường tiếp tục dành thời gian nhắc nhở học sinh về ý thức phòng, chống dịch COVID-19. (TTXVN/VietnamPlus.vn/Baotintuc.vn/Vnanet.vn 07/02, Minh Thu; Baophapluat.vn 07/02; Phapluatplus.vn 07/02; Nhân dân 08/02, tr1; Nhandan.vn 08/02)

Hải Phòng: Trò hồ hởi, thầy phấn khởi ngày đầu đến trường sau thời gian nghỉ học kéo dài

Nhiều trường học tại Hải Phòng đã mở cửa đón học trò. Trong niềm vui đầu năm mới, thầy trò các nhà trường mong muốn được an toàn dịch tễ để yên tâm dạy tốt, học tốt.

Em Hoàng Quỳnh Anh, học sinh lớp 9D4, Trường THCS Tô Hiệu, quận Lê Chân hồ hởi được gặp bạn bè, thầy cô sau thời gian dài ở nhà học trực tuyến.

Quỳnh Anh chia sẻ, được gặp bạn bè, thầy cô em rất vui mừng. Thời gian dài học online ở nhà rất buồn tẻ vì em không được giao lưu, chuyện trò cùng bạn. Sáng nay đến lớp, các bạn tíu tít, quây quần bên nhau chia sẻ buồn vui trong những ngày qua. Những câu chuyện dù bâng quơ tuổi học trò nhưng chúng bạn cười giòn tan một góc lớp khiến không khí mùa xuân thêm rộn ràng.

"Dù đi học trong tình hình dịch bệnh còn phức tạp và có khả năng tăng cao sau dịp nghỉ Tết nhưng chúng em đã được tiêm vắc xin nên cũng phần nào yên tâm. Với học sinh lớp 9 chúng em được đi học lại càng sớm càng thuận lợi cho việc học tập và chuẩn bị kiến thức cho kì thi vào lớp 10 sắp tới", Quỳnh Anh chia sẻ.

Em Đỗ Thế Sơn, bạn cùng lớp với Quỳnh Anh chia sẻ, đi học trực tiếp sẽ dễ tiếp thu bài hơn, có gì chưa hiểu chúng em sẽ được cô giải đáp cụ thể.  Em hy vọng sớm có vắc xin cho trẻ em và đạt miễn dịch cộng đồng để học sinh được tới trường học tập.

Cô giáo Lê Thuý Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiệu, quận Lê Chân cho biết, trường có hơn 1.900 học sinh. Do vị trí ngay giáp đường lớn và cạnh ngã tư nên mật độ giao thông đông. Để tránh ùn tắc, học sinh của trường vào học sớm hơn 10 phút. Ngày đầu đi học trở lại sau kì nghỉ dài, dù trời mưa rét nhưng rất ít em đến muộn. Thầy cô và học sinh đều phấn khởi đến trường và thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch.

Tại xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, tình hình dịch bệnh ổn định nên học sinh các trường tại xã được an toàn đến trường. Cô giáo Nguyễn Thị Bẩy, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đoàn Lập cho hay, nhà trường có trên 400 học sinh. Trước Tết có khoảng 100 học sinh đi học. Sau kì nghỉ Tết, hôm nay trường đón 160 học sinh. Với những thôn có dịch học sinh sẽ nghỉ ở nhà, còn lại nhà trường vẫn đón nhận trẻ đến trường. Nhưng tâm lý phụ huynh còn dè dặt và đợi thời gian cho dịch ổn định mới cho trẻ đi học nên số trẻ đến trường còn ít.

Em Phạm Bảo Ngọc, lớp 8C12, Trường THCS Chu Văn An, quận Ngô Quyền cho hay, không được đến trường chúng em rất buồn, việc học trực tuyến tuy thầy cô vất vả để có được những bài giảng hay nhưng không thể chất lượng như học trực tiếp. Hy vọng dịch bệnh ổn định để học sinh được tới trường. Thời gian đi học trở lại chúng em sẽ cố gắng học tốt và củng cố lại kiến thức còn yếu khi học trực tuyến.

Em Vũ Thái Dương Linh, học sinh lớp 8C9, Trường THCS Chu Văn An chia sẻ, giờ học trên lớp hôm nay em thấy vui và thoải mái. Được học tập cùng thầy cô giáo các bộ môn, được trò chuyện vui vẻ với bạn bè sau quãng thời gian chỉ gặp nhau trực tuyến thật thú vị.

Thầy giáo Phạm Văn Quân- Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An chia sẻ, sáng 7/2 sau khi ổn định trường, Ban Giám hiệu đã họp để bàn phương án xử lý nếu có trường hợp học sinh và giáo viên F0. Theo đó, nếu học sinh F0, F1 dừng đến trường và tuỳ tình hình sức khoẻ sẽ học onine khi thầy cô dạy trên lớp và phát trực tuyến cho các em.

Với giáo viên F0 cách ly tại nhà, nếu có giáo viên dạy thay nhà trường sẽ bố trí. Trường hợp không có người thay, thầy cô sẽ thực hiện giảng bài trực tuyến. Học sinh vẫn đến trường và học cùng giáo viên qua màn hình ti vi có sự hỗ trợ thiết bị, âm thanh của thầy cô tại trường để giờ học diễn ra hiệu quả. Việc dạy học trực tuyến như này nhà trường đã thực hiện với một số trường hợp, thời gian đầu còn lúng túng nhưng đần đã ổn định, thầy Quân chia sẻ.

Trước khi đến trường, ngày 6/2, nhà trường yêu cầu cán bộ, giáo viên phải test Covid-19 và khuyến khích phụ huynh test cho học sinh để đảm bảo an toàn.

Thầy Quân cho biết thêm, qua nắm bắt tâm lý giáo viên, học sinh và phụ huynh, về cơ bản thầy và trò rất hồ hởi được đến trường. Tuy nhiên, còn nhiều phụ huynh băn khoăn về an toàn dịch bệnh khi đến trường sau kì nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, nhà trường đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để đón học sinh, công tác phòng dịch từ trước Tết. Nhà trường đặc biệt lưu tâm đến việc quản lý học sinh và nắm diễn biến tâm lí của các em sau thời gian nghỉ học kéo dài.

Tuần đầu đi học các thầy cô sẽ vừa dạy vừa rà soát kiến thức cho học sinh. Nếu chỗ nào chưa ổn thì cho dừng lại bài mới để ôn bài cũ. Thuận lợi với học sinh lớp 9 Trường THCS Chu Văn An là các em vẫn được đến trường học 3 môn Toán, Văn, Tiếng Anh vào thời điểm các khối lớp khác phải học trực tuyến, do vậy nhà trường yên tâm chất lượng thi lên lớp 10. (Giaoducthoidai.vn 07/02, Nguyễn Thảo Nguyên)

Học sinh Hải Phòng trở lại trường, thực hiện nghiêm phòng dịch

Một thời gian dài dừng đến trường vì dịch bệnh, sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, ngày 7/2, hàng trăm nghìn học sinh các cấp trên toàn TP. Hải Phòng đã đến trường học trực tiếp.

Sáng 7/2, học sinh THCS và THPT trên toàn TP. Hải Phòng đã đến trường học trực tiếp.

Với những địa phương an toàn dịch bệnh, học sinh mầm non và tiểu học cũng đến trường học tập trung ngay những ngày đầu sau kì nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Thống kê từ Sở GD&ĐT, có nhiều quận huyện cho học sinh các cấp đi học trở lại từ ngày 7/2 như huyện: Kiến Thuỵ, Vĩnh Bảo, An Lão, An Dương, Tiên Lãng. Tại những địa phương này, trước kì nghỉ Tết Nguyên đán học sinh vẫn đi học trực tiếp, việc linh hoạt hình thức dạy học với từng trường có diễn biến dịch phức tạp.

Các quận: Lê Chân, Ngô Quyền, Dương Kinh, Hải An, Hồng Bàng, Đồ Sơn, Kiến An học sinh THCS đi học từ ngày 7/2 (riêng có quận Dương Kinh học sinh khối lớp 6 sẽ quay lại trường từ ngày 14/2); học sinh mầm non và tiểu học đi học từ ngày 14/2.

Huyện Thuỷ Nguyên học sinh mầm non và tiểu học tuỳ tình hình cụ thể, nhiều trường cho học sinh đi học từ ngày 7/2; với những trường dịch bệnh còn phức tạp thì lùi lịch học trực tiếp đến ngày 14/2.

Tại huyện Cát Hải, học sinh mầm non sẽ đến trường vào ngày 14/2, còn lại các cấp học khác đi học trở lại ngày 7/2. Học sinh được test nhanh Covid-19 trước khi bước vào học.

Học sinh mầm non và tiểu học tại huyện đảo Bạch Long Vĩ sẽ đến trường vào ngày 14/2.

Trước đó, ngày 27/1, Sở GD&ĐT Hải Phòng ra công văn về việc tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.

Theo đó, với các trường học thuộc bậc mầm non, tiểu học, căn cứ vào tình hình dịch bệnh của xã, phường, UBND các quận, huyện quyết định cho học sinh đi học trực tiếp từ ngày 14/2. Với bậc THCS, THPT học sinh sẽ đi học tại trường từ ngày 7/2.

Sở GD&ĐT cũng hướng dẫn các đơn vị về phương án thích ứng an toàn, linh họat, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để tổ chức dạy học trực tiếp.

Theo đó, căn cứ phân loại, đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp xã, phường, thị trấn để quyết định dạy học trực tiếp với học sinh.

Với các trường ở địa bàn được xác định ở cấp độ 1 và 2 thì tổ chức dạy học trực tiếp, củng cố hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện, sẵn sàng chuyển hình thức dạy học nếu dịch phức tạp.

Các trường thuộc khu vực dịch cấp độ 3, dạy học trực tiếp kết hợp dạy học trực tuyến, dạy trên truyền hình. Căn cứ tình hình thực tế, các nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học cho từng khối lớp, ưu tiên các lớp đầu cấp và cuối cấp.

Tại địa bàn có dịch cấp độ 4, căn cứ vào thực tế và tiến độ triển khai kế hoạch năm học các trường tổ chức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài cho học sinh tự học...

Theo thống kê của Sở GD&ĐT, toàn TP. Hải Phòng có trên 516 nghìn học sinh, trong đó bậc mầm non là trên 112 nghìn, tiểu học trên 200 nghìn học sinh, THCS trên 132 nghìn em; THPT là trên 63 nghìn em; GDTX trên 8 nghìn học sinh. (Giaoducthoidai.vn 07/02, Nguyễn Dịu)

Hải Phòng: Thành lập 4 đoàn công tác kiểm tra điều kiện dạy học trực tiếp

Ngày 7-8/2, 4 đoàn công tác của Sở GD&ĐT Hải Phòng do các lãnh đạo Sở dẫn đầu, kiểm tra các điều kiện dạy học trực tiếp tại một số cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Tại Trường Tiểu học Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, ông Bùi Văn Kiệm- Giám đốc Sở GD&ĐT kiển tra cơ sở vật chất lớp học, điều kiện tổ chức dạy học và ăn bán trú tại nhà trường.

Cô giáo Lưu Thị Hồng Thơm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vạn Sơn thông tin, nhà trường có gần 400 học sinh. Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo 100% học sinh học 2 buổi trong ngày và 96% học sinh ăn bán trú.

Để đón học sinh quay lại trường, các thầy cô giáo đã dọn dẹp, vệ sinh trường lớp và khử trùng các dụng cụ, đồ dùng bán trú.

Nhà trường sẽ thông tin cho phụ huynh kế hoạch dạy học cụ thể và việc tổ chức ăn bán trú trên tinh thần đã đăng kí. Qua nắm bắt tâm lý phụ huynh, cha mẹ trẻ cũng yên tâm cho trẻ đến trường. Trường động viên phụ huynh test cho con em trước khi đi học.

Cô Hoàng Thị Nga, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Tiến, phường Bàng La, quận Đồ Sơn cho hay, trường có 250 học sinh chia 8 nhóm lớp. Trường đã chuẩn bị sẵn khẩu trang, khử khuẩn, vệ sinh đồ dùng đón học sinh vào ngày 14/2. Kế hoạch đón học sinh đã sẵn sàng và được chia theo ca. Giáo viên đón học sinh tại cổng và ghi sổ theo dõi sức khỏe.

Trường THCS Hợp Đức, quận Đồ Sơn có 913 học sinh. Để đón học sinh quay lại trường, sáng 6/2, nhà trường đã tổ chức vệ sinh, khử khuẩn. Qua nắm thông tin có khoảng 92% phụ huynh tự test Covid-19 cho con em trước khi đi học. Trong ngày đầu tiên, trường có 30 em vắng mặt, trong đó có 8 học sinh F0, 8 em F1, còn lại vắng có lý do.

Cô Nguyễn Thị Thức, Hiệu trưởng nhà trường thông tin, qua nắm thông tin, đa phần phụ huynh rất đồng tình với chủ trương cho học sinh đi học.

Ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn cho hay, địa phương đã chỉ đạo các nhà trường chuẩn bị mọi phương án để sẵn sàng đón học sinh đến trường. Những trường đón học sinh ngày 7/2 đã khử khuẩn, vệ sinh trường lớp. Với trường học đón trò vào ngày 14/2 sẽ cho vệ sinh, khử khuẩn vào cuối tuần tới, sát ngày đi học để đảm bảo mọi điều kiện an toàn dịch tễ. Tâm lý phụ huynh trong quận rất yên tâm và ủng hộ việc mở cửa trường lớp đón học sinh đi học.

Ông Bùi Văn Kiệm chia sẻ, ngành Giáo dục thành phố quyết tâm mở cửa trường lớp, đón học sinh. Dư luận phần đông phụ huynh ủng hộ, đồng tình với việc trên nhưng cũng có nhiều ý kiến còn băn khoăn do dịch bệnh. Để đảm bảo mọi điều kiện an toàn dịch tễ, các nhà trường nhanh chóng kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, vệ sinh trường lớp để đón học sinh.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT đề nghị lãnh đạo các địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo sát sao cho các nhà trường làm tốt công tác dạy và học, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Căn cứ điều kiện thực tiễn các trường kích hoạt lại Ban chỉ đạo phòng dịch. Từ việc đón học sinh, tổ chức dạy học linh hoạt, an toàn, tránh bùng phát thành ổ dịch trong trường.

Vấn đề tổ chức ăn bán trú tại trường tiểu học nếu phụ huynh đồng thuận, nhà trường nên tổ chức sao cho an toàn.

Với bậc học mầm non, nhà trường và địa phương tích cực tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường.  Trước ngày 14/2, nhà trường phải rà soát, nắm được tình hình sức khỏe của trẻ.

Ông Bùi Văn Kiệm ghi nhận sự chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường để đón học sinh đi học.

Tại Trường THCS Hợp Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT lưu ý, nhà trường cũng như phòng GD&ĐT theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh trên địa bàn để linh hoạt phương án dạy học cho phù hợp. Khuyến cáo cán bộ, giáo viên, học sinh không nên đến những nơi đông người. Các nhà trường không quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan với dịch bệnh. (Giaoducthoidai.vn 07/02, Nguyễn Thảo Nguyên)

Hải Phòng: Chuẩn bị các điều kiện tổ chức cho học sinh trở lại học trực tiếp

Để chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngành Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng xây dựng phương án thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 khi tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh.

Theo đó, các nhà trường cùng với Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với ngành Y tế tổ chức tập huấn về công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; tập huấn công tác Y tế trường học và công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi học sinh quay trở lại trường học.

Hiện, các quận, huyện TP. Hải Phòng chủ động quyết định cho học sinh Mầm non, Tiểu học đi học trực tiếp căn cứ vào cấp độ dịch bệnh, bảo đảm chậm nhất trước ngày 14/02/2022 theo đúng tinh thần chỉ đạo chung. Bậc Mầm non, Tiểu học đi học trở lại vào ngày 8/02/2022 (dự kiến chung các quận, huyện); bậc Phổ thông đồng loạt từ ngày 7/02/2022. Các trường tổ chức ăn bán trú ngay cho học sinh mầm non, tiểu học phải trên nguyên tắc đạt sự đồng thuận, tự nguyện của cha mẹ học sinh và bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng, chống dịch.

Ngành Giáo dục sẽ tăng cường các hoạt động kiểm tra không báo trước về nền nếp dạy học sau Tết Nguyên đán, trong điều kiện dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, đồng thời yêu cầu các đơn vị giáo dục triển khai ngay các hoạt động dạy và học theo đúng kế hoạch năm học.

Trước mắt, ngành Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng tập trung thực hiện các nhiệm vụ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; chuẩn bị tổ chức tốt các kỳ thi… (Baoxaydung.com.vn 07/02, Đăng Hùng; Danviet.vn 07/02)

XÃ HỘI

Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng mang niềm vui đầu năm mới đến công nhân nhà trọ

Tối 7/2, Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng thăm, tặng lì xì công nhân các khu nhà trọ gần Khu công nghiệp Tràng Duệ.

Tại các khu nhà trọ trên địa bàn xã Hồng Phong (huyện An Dương, Hải Phòng), lãnh đạo Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng thăm hỏi tình hình người lao động trở lại làm việc sau Tết, chúc mừng năm mới, tặng lì xì tới toàn thể người lao động.

Qua nắm bắt tình hình, phần lớn người lao động tỉnh xa đã trở lại Hải Phòng sau kỳ nghỉ Tết. Một số người lao động bắt đầu ngày làm việc đầu tiên năm mới Nhâm Dần từ 7/2, số còn lại chuẩn bị làm việc vào ngày 8 đến 10/2 theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.

Anh Nguyễn Xuân Hoá (quê Thạch Thành, Thanh Hoá, công nhân Công ty Heesung - Khu công nghiệp Tràng Duệ) cho biết: "Ngày 6/2, tôi bắt xe về Hải Phòng, chuẩn bị trở lại làm việc. Nhận được món quà lì xì đầu xuân từ Công đoàn thành phố, tôi rất vui, xúc động, cảm ơn công đoàn luôn quan tâm, chăm lo đến người lao động xa quê".

Theo thống kê Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng, ngày 7/2, có gần 90% công nhân lao động các khu công nghiệp trở lại làm việc. Số còn lại chưa đi làm trở lại do doanh nghiệp bố trí sản xuất từ ngày 8 đến 10/2, chủ yếu là các doanh nghiệp Khu công nghiệp An Dương. Người lao động trở lại làm việc đều được các doanh nghiệp test COVID-19, bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả. (Laodong.vn 07/02, Mai Dung)

Về Hải Phòng sau kì nghỉ Tết, công nhân phấn khởi nhận lì xì từ Công đoàn

Tối 6/2, đoàn công tác Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng tiếp xúc, lì xì, gặp mặt đầu xuân công nhân lao động tại các khu nhà trọ trên địa bàn TP. Hải Phòng.

 Cụ thể, đoàn Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng do bà Đào Thị Huyền - Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, chúc Tết, lì xì công nhân 4 khu nhà trọ trên địa bàn xã Kiền Bái (huyện Thuỷ Nguyên).

Tại các khu nhà trọ, đại diện lãnh đạo Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng vui mừng chào đón công nhân trở lại sau kì nghỉ Tết, chúc người lao động năm mới mạnh khoẻ, bình an, công việc thuận lợi, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Đồng thời khẳng định, tổ chức Công đoàn luôn quan tâm, chăm lo, đồng hành với lao động nói chung, lao động ngoại tỉnh nói riêng.

Chị Quang Thị Tuyết (quê ở Con Cuông, Nghệ An), công nhân Công ty TongYuan trở lại Hải Phòng từ chiều 5/2, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị trở lại công ty làm việc từ 8/2. "Mới về Hải Phòng, hai vợ chồng nhận được lì xì, chúc Tết từ tổ chức Công đoàn, tôi vui, bất ngờ và xúc động, càng muốn gắn bó với Hải Phòng lâu hơn".

Theo kế hoạch, Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng tặng quà hơn 1.000 công nhân các khu nhà trọ đông công nhân trên địa bàn các quận Dương Kinh, Đồ Sơn, huyện An Dương, Thuỷ Nguyên, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, khu nhà trọ công nhân Công đoàn Khu kinh tế, Công đoàn ngành Công thương.

Qua đó, động viên, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân nhà trọ nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thể hiện vai trò chăm lo, bảo vệ người lao động của các cấp Công đoàn. Đồng thời thông qua hoạt động này giúp tổ chức Công đoàn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, công nhân lao động nhập cư sau kì nghỉ Tết nguyên đán. (Laodong.vn 06/02, Mai Dung)

Hải Phòng: Cặp vợ chồng 11 năm hiếm muộn đón "thiên thần" ngày đầu năm mới

Ngày 7/2, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện vừa mổ đẻ thành công cho sản phụ Trần Mỹ Linh (trú tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) sau 11 năm hiếm muộn.

Sản phụ Linh cho biết, chị quê ở Cao Bằng, còn chồng ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Năm 2011, hai người kết hôn và chờ đợi những "thiên thần" bé nhỏ chào đời.

Tuy nhiên, thời gian trôi đi, một năm, hai năm… điều vợ chồng chị mong đợi đã không đến, con mãi chưa tới với gia đình. Vợ chồng chị đã đi khám, điều trị cả Đông và Tây y ở nhiều nơi vô vọng. Vợ chồng chị cũng đã khám và điều trị chuyên khoa Hỗ trợ sinh sản tại Hà Nội và 2 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) nhưng đều thất bại.

Đầu năm 2020, vợ chồng chị Linh quyết định làm IVF tại BV Phụ sản Hải Phòng và được PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm, Giám đốc BV,  trực tiếp khám và điều trị.

Tháng 5/2021, chị Linh được chuyển phôi và thành công ngay lần đầu tiên. Khỏi phải nói, vợ chồng chị vui mừng như thế nào. Tiếp sau đó, là chuỗi ngày vợ chồng cị chờ đợi ngày thiên thần nhỏ chào đời.

PGS. Vũ Văn Tâm cho biết, đến tuần 28, sản phụ được phát hiện bị tiểu đường thai kỳ, có thể phải sinh sớm. Tuy nhiên, các bác sĩ đã theo dõi sát sao, tư vấn cũng như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp nên sản phụ đã vượt qua tuần 39.

Ngày 3/2/2022, sản phụ dấu hiệu chuyển dạ, gia đình lập tức đưa đến Bệnh viện để sinh.

Sáng 4/2/2022, sản phụ đã được mổ đẻ thành công. Bé gái nặng 3,4kg, hoàn toàn khỏe mạnh, khóc to. Hiện tại, mẹ con sản phụ tiếp tục được theo dõi tại Bệnh viện sau phẫu thuật. (Phunuvietnam.vn 07/02, Linh Trần)

MÔI TRƯỜNG

PC Hải Phòng phối hợp với huyện đảo Cát Hải tổ chức Tết trồng cây

Ngày 7/2/2022, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (PC Hải Phòng) đã phối hợp với huyện đảo Cát Hải tổ chức Lễ trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác. Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Minh Quang - Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự TP. Hải Phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, Lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện Cát Hải cùng đại diện các ban ngành.

Nhằm hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng theo Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 972/CTLT-EVN-CĐ ĐVN ngày 01/03/2021 về việc hưởng ứng thực hiện phòng trào “Tết trồng cây”. Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc về việc phát động các đơn vị trong toàn Tổng công ty triển khai thực hiện.

Tại tuyến đường xã Phù Long huyện đảo Cát Bà, Công ty đã phối hợp với UBND huyện tiến hành trồng 100 cây Phượng Vỹ.

Phát biểu tại buổi lễ trồng cây, ông Nguyễn Hữu Hưởng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Điện lực Hải Phòng - cho biết: Thấm nhuần lời dạy sâu sắc Bác Hồ "Mùa Xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân", cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong PC Hải Phòng luôn xác định việc trồng cây xanh là việc làm quan trọng, gắn liền với việc bảo vệ môi trường sống của con người. Tết trồng cây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, thực sự mang lại lợi ích to lớn cho đất nước và trở thành một tập quán tốt đẹp của nhân dân ta trong những dịp Tết đến Xuân về. Trồng cây, trồng rừng đã góp phần quan trọng trong việc chủ động phòng, chống thiên tai, điều hoà khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, làm đẹp thêm cảnh quan thiên nhiên.

Theo kế hoạch của PC Hải Phòng, trong năm 2022, CBCNV Công ty sẽ trồng và chăm sóc 300 cây xanh đạt tiêu chuẩn quy định, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Mục tiêu phấn đấu từ nay đến hết năm 2025, toàn Công ty sẽ trồng được 1.000 cây xanh trên địa bàn Thành phố.

Trong thời gian tới, Công ty dự kiến sẽ tiếp tục trồng cây tại khuôn viên các nhà điều hành, trụ sở làm việc, các trạm 110kV, các công viên, trường học, khu chung cư đã được quy hoạch hoặc xây mới. Để việc trồng cây xanh mang lại hiệu quả cao và đạt được mục tiêu đề ra, Công ty kính đề nghị UBND huyện Cát Hải quan tâm tạo điều kiện bố trí quỹ đất, đồng thời phối hợp với Công ty trong việc chọn địa điểm, loại cây phù hợp để triển khai tổ chức trồng và chăm sóc, quản lý cây xanh ngày càng phát triển lan rộng.

Ông Nguyễn Hữu Hưởng mong muốn hoạt động Tết trồng cây sẽ được duy trì hàng năm và trở thành việc làm thường xuyên, tự giác của mỗi CBCNV ngành điện và Công ty. Đổng thời kỳ vọng, với khí thế của buổi Lễ ra quân ngày hôm nay sẽ là một sự khởi đầu mới tốt đẹp cho phong trào trồng cây và ngày càng lan tỏa sâu rộng đến các đơn vị, đến với mọi người, mọi nhà, để những hàng cây, vườn cây do chính bàn tay của những người thợ điện Hải Phòng vun xới sẽ góp phần xây dựng môi trường Xanh - Sạch – Đẹp, làm cho TP. Hải Phòng phát triển toàn diện, bền vững, xứng tầm trở thành một thành phố đáng sống, cho hành tinh của chúng ta mãi giữ được màu xanh, cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tươi đẹp. (Congthuong.vn 07/02, Hoàng Trường; Congnghieptieudung.vn 07/02)

BÁO ĐỊA PHƯƠNG

Đồng chí Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố dự lễ phát động Tết trồng cây tại quận Đồ Sơn

Sáng 7/2, tại Ban Chỉ huy Quân sự quận Đồ Sơn, đồng chí Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”- Xuân Nhâm Dần 2022 tại quận Đồ Sơn. Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố; đại diện cán bộ, nhân dân quận Đồ Sơn cùng dự.

Trong ngày phát động Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần 2022, các cơ quan, đơn vị, địa phương quận Đồ Sơn thực hiện trồng mới hơn 2.000 cây xanh. Quận phát động sâu rộng phong trào trồng mới, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, qua đó góp phần xây dựng đô thị quận ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.

Tại lễ phát động, đồng chí Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố cùng các đại biểu quận Đồ Sơn tham gia trồng cây tại khuôn viên Ban Chỉ huy quân sự quận Đồ Sơn.

Nhân dịp này, đồng chí Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố trao quà động viên cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy quân sự quận. (Baohaiphong.com.vn 07/02, Minh Khôi)

Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ dự lễ phát động Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần 2022 tại quận Dương Kinh

Sáng 7/2 (tức mồng 7 tháng Giêng năm Nhâm Dần), đồng chí Nguyễn Đức Thọ, Phó chủ tịch UBND thành phố cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành thành phố và quận Dương Kinh dự lễ phát động Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần 2022.

Ngay sau lễ phát động, các đại biểu cùng toàn thể nhân dân quận Dương Kinh trồng mới 150 cây xanh (gồm: ban, sấu, phượng vỹ, bằng lăng) trên các tuyến đường, mở đầu cho kế hoạch trồng mới và thay thế hàng nghìn cây xanh tại các phường, khu dân cư, cơ quan đơn vị, trường học trên địa bàn quận.

Đồng chí Nguyễn Đức Thọ, Phó chủ tịch UBND thành phố ghi nhận quận chuẩn bị chu đáo lễ phát động trồng cây đầu năm; biểu dương nỗ lực của quận hoàn thành 2 công viên cây xanh trên địa bàn phường Hưng Đạo và phường Hải Thành. Đồng chí yêu cầu quận Dương Kinh tổ chức chăm sóc tốt các cây đã trồng để sinh trưởng và phát triển tốt, bảo đảm tỷ lệ cây sống cao; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan đô thị quận xanh, sạch, đẹp. (Baohaiphong.com.vn 07/02, Nguyễn Cường)

Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập dự lễ phát động Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần tại huyện Thủy Nguyên

Sáng 7/2, tại khu tái định cư đường 359 (xã Hoa Động), huyện Thủy Nguyên tổ chức lễ Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần 2022. Đến dự có các đồng chí: Phạm Văn Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Lã Thanh Tân, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách TP. Hải Phòng; lãnh đạo các sở, ngành thành phố.

Tại lễ phát động, đồng chí Phạm Văn Lập cùng lãnh đạo các sở, ngành thành phố, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thủy Nguyên trồng cây tại khu tái định cư đường 359 thuộc địa bàn xã Hoa Động, đặt khởi đầu tốt đẹp cho mùa “trồng cây - trồng rừng” năm 2022 trên địa bàn huyện.

Thời gian qua, nhờ tích cực hưởng ứng và thực hiện hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, huyện Thủy Nguyên hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đất rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước. Riêng trong năm 2021, huyện Thủy Nguyên hoàn thành mục tiêu trồng mới 10 vạn cây xanh. (Baohaiphong.com.vn 07/02, Minh Châm)

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng dự lễ phát động Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần 2022 tại huyện Vĩnh Bảo

Sáng 7/2 (tức mồng 7 tháng Giêng năm Nhâm Dần), đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố dự lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Nhâm Dần 2022 tại khu tái định cư Nhân Hòa- thị trấn Vĩnh Bảo (huyện Vĩnh Bảo).

Cùng dự có đồng chí Đào Trọng Đức, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành thành phố, huyện Vĩnh Bảo.

Tại lễ phát động Tết trồng cây, đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố cùng các đại biểu tham gia trồng 90 cây gạo, xà cừ tại khu vực tái định cư thị trấn Vĩnh Bảo.

Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố, thăm và chúc Tết gia đình cụ Nguyễn Văn Nho, 100 tuổi, ở thôn 8 Hội Am, xã Cao Minh và cụ Đoàn Thị Tuyết, 100 tuổi, ở thôn 5, xã Cộng Hiền. (Baohaiphong.com.vn 07/02, Thái Phan)

Huyện Cát Hải: Trồng 680 cây phượng trên tuyến đường 356 hưởng ứng Tết trồng cây

Hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, sáng 7/2, tại tuyến đường 356 trên địa bàn xã Phù Long, huyện Cát Hải tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần 2022. Dự lễ phát động có đồng chí Nguyễn Minh Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố.

Với mục tiêu tạo cảnh quan môi trường khu du lịch Cát Bà xanh, sạch, đẹp, hoạt động Tết trồng cây được huyện Cát Hải duy trì thường niên vào dịp đầu xuân và phát động rộng khắp tới các đơn vị, địa phương. Năm nay, huyện trồng 680 cây phượng, chọn tuyến đường 356 trên địa bàn xã Phù Long để phủ xanh, tạo điểm nhấn đối với du khách khi đến với khu du lịch Cát Bà. (Baohaiphong.com.vn 07/02, Ngọc Sơn)

Các khu công nghiệp Hải Phòng sẵn sàng đón các luồng vốn đầu tư lớn

Chiều 7/2, đồng chí Lê Trung Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng tới thăm, tặng quà, động viên, chúc Tết một số doanh nghiệp xây dựng hạ tầng khu công nghiệp tại Hải Phòng. Cùng đi có các đồng chí lãnh đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế và các phòng, ban.

Đoàn tới thăm, tặng quà Công ty CP Khu Công nghiệp Đình Vũ (chủ đầu tư xây dựng tổ hợp khu công nghiệp DEEP C); Công ty CP khu công nghiệp Sài Gòn- Hải Phòng (chủ đầu tư Khu công nghiệp Tràng Duệ); Công ty CP Shinec (chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam cầu Kiền) và Công ty TNHH Đại Thắng.

Lãnh đạo các đơn vị báo cáo: Năm 2021 tuy có nhiều khó khăn nhưng các KCN đều hoạt động ổn định và có nhiều khởi sắc; công tác phòng, chống dịch bệnh được bảo đảm. Đặc biệt, năm 2022 có thêm nhiều tín hiệu vui khi ngay từ đầu năm đã có nhiều nhà đầu tư tìm hiểu và mong muốn được đầu tư tại các KCN. Như tại tổ hợp DEEP C, lượng khách hàng đăng ký đầu tư với diện tích đất sử dụng lên tới gần 1000 ha trong những năm tới, trong đó có nhiều nhà đầu tư lớn.

Tại KCN Tràng Duệ, các nhà đầu tư cũng đang “xếp hàng” chờ KCN Tràng Duệ giai đoạn 3 hoàn tất hạ tầng là xây dựng nhà máy ngay. KCN Nam cầu Kiền kiên trì với định hướng xây dựng KCN sinh thái đã gặt hái nhiều thành công và vừa đoạt giải nhì Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam (Vifotec) với công trình nghiên cứu kiến tạo Nam cầu Kiền thành khu công nghiệp sinh thái với mô hình kinh tế tuần hoàn; các dự án đầu tư lớn cũng được xúc tiến triển khai. Công ty TNHH Đại Thắng ngay từ đầu năm đã hoạt động ổn định, hiệu quả…

Đồng chí Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng ghi nhận và đánh giá cao các khu công nghiệp có nhiều nỗ lực, cố gắng, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn để đạt được các mục tiêu đề ra. Đồng chí đặt nhiều kỳ vọng thu hút đầu tư vào các KCN trong năm 2022, tin tưởng sẽ đạt kết quả cao hơn năm 2021 và mong muốn các chủ đầu tư KCN tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng; thu hút các dự án đầu tư tầm cỡ, quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch, góp phần lấp kín các KCN và góp phần tích cực vào sự phát triển của thành phố.

Đồng chí đề nghị các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng KCN tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ, thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn đầu tư. Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng tiếp tục theo sát, sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi và cùng với các khu công nghiệp tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư lớn thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu hút 3 tỷ USD vốn FDI trong năm 2022. (Baohaiphong.com.vn 07/02, Lê Hiệp)

Quận Đồ Sơn: Biểu dương, khen thưởng thành tích đợt thi đua mừng Đảng, mừng Xuân năm 2022

Để triển khai công việc ngay ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, sáng 7/2, Quận ủy- HĐND- UBND quận Đồ Sơn tổ chức gặp mặt đầu Xuân với cán bộ, công chức, người lao động các cơ quan, đơn vị, địa phương và biểu dương, khen thưởng thành tích đợt thi đua mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần 2022. Đồng chí Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố cùng dự.

Trong không khí thân mật, ấm cúng của những ngày đầu Xuân Nhâm Dần, thay mặt lãnh đạo thành phố, thay mặt lãnh đạo thành phố trao quà, động viên tập thể cán bộ, công chức, người lao động dự hội nghị.

Đồng chí đề nghị ngay trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quận Đồ Sơn bắt tay ngay vào công việc với tinh thần tập trung cao, quyết liệt, hiệu quả; tiếp tục cải tiến mạnh mẽ hơn nữa phương thức làm việc bảo đảm tiến độ, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp…

Tại cuộc gặp mặt, quận Đồ Sơn biểu dương, khen thưởng các cơ quan, đơn vị có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần 2022. (Anhp.vn 07/02, Thiên An)

ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA

OCOP đưa đặc sản đất Cảng từ làng… ra phố

Giai đoạn 2021-2025, TP. Hải Phòng đặt mục tiêu phát triển ít nhất 335 sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP được triển khai trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, thực hiện tại 217 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, 7 quận của TP. Hải Phòng. Đồng thời vận động, khuyến khích các hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm tham gia Chương trình OCOP liên kết thành lập doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác; liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng. (Nông thôn ngày nay 08/02, tr37, Nguyên An) ./.

QR Code
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn

  Zalo Cổng Thông tin điện tử thành phố