THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
Sáng 28/2, Kỳ họp
thứ 12 (kỳ họp bất thường) HĐND thành phố Hải Phòng khóa XV (nhiệm kỳ 2016 -
2021) được khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị thành phố. Kỳ họp thứ 12
(kỳ họp bất thường) HĐND thành phố Hải Phòng khóa XV. Kỳ họp thứ 12 (kỳ họp bất
thường) HĐND thành phố Hải Phòng khóa XV.
Kỳ họp bất thường
của HĐND TP Hải Phòng được tổ chức nhằm quán triệt và triển khai thực hiện Nghị
quyết số 45 của Bộ Chính trị; Chương trình hành động số 76-Ctr/TU của Ban
Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị; nhằm bảo
tồn, khôi phục và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa; phát triển hạ tầng
giao thông, hạ tầng đô thị; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh
chủ trương đầu tư một số dự án.
Phát biểu khai
mạc Kỳ họp, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành nhấn mạnh: Kỳ họp bất thường
của HĐND thành phố hôm nay là để xem xét, quyết định một số chủ trương lớn,
nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện triển khai đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế xã hội theo định hướng tại Nghị
quyết 45 của Bộ Chính trị.
Cụ thể, HĐND
thành phố sẽ xem xét quyết định chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường và khu
bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên; chủ trương về việc
khoanh vùng để quản lý, lập quy hoạch bảo tồn các khu vực liên quan tới cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm trên sông Bạch Đằng; đầu tư Dự án mở rộng quốc lộ
10; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng trục đường Hồ Sen – Cầu Rào 2;
điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải tạo, mở rộng nút giao ngã 5 Kiến An; chủ
trương đầu tư xây dựng mở rộng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành
phố Hải Phòng.
Đồng thời, HĐND
thành phố sẽ xem xét và quyết định việc tặng quà cho nhân dân thành phố nhân
dịp kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2020), để động
viên các tầng lớp nhân dân thành phố đã có những đóng góp tích cực trong sự
nghiệp xây dựng phát triển thành phố trong suốt 65 năm qua.
Theo tờ trình về
Quyết định tặng quà các hộ gia đình trên địa bàn thành phố nhân dịp kỷ niệm 65
năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2020), thành phố sẽ tặng quà
cho tất cả các hộ gia đình có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng và hiện
đang sinh sống trên địa bàn thành phố tính đến ngày 31/3/2020.
Quà là hiện vật
gồm 1 bộ ấm chén và 1 lá cờ Tổ quốc. Trị giá mỗi suất quà không quá 500 nghìn
đồng/suất/hộ. Kinh phí dự kiến 269 tỷ đồng. Thời gian tặng quà bắt đầu từ tháng
5/2020 và hoàn thành trong tháng 6/2020. Riêng cờ Tổ quốc hoàn thành tặng trước
ngày 13/5/2020. (Giaoducthoidai.vn 28/2, Nguyễn Dịu; Vtc.vn 28/2;
Baovephapluat.vn 28/2; Nhandan.com.vn 28/2; Tienphong.vn 28/2;
Nld.com.vn 28/2; Vov.vn 28/2; Antt.nguoiduatin.vn 28/2; Baophapluat.vn 28/2; Thanhtra.com.vn
28/2; Tuoitre.vn 28/2; Enternews.vn 28/2; Dantri.com.vn 28/2; Vnexpress.vn 28/2; Đại biểu nhân dân 29/2, tr2;
Thanh niên 29/2, tr4; Pháp Luật Việt Nam 29/2, tr4; Nhân Dân 29/2, tr6; Công an nhân dân 29/2, tr7)
Hội đồng Nhân dân
thành phố Hải Phòng khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 thông qua nhiều nội dung quan
trọng, tạo điều kiện để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế-xã hội của thành
phố và các địa phương.
Ngày 28/2, Kỳ họp
thứ 12 (bất thường) Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XV, nhiệm kỳ
2016-2021 đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, tạo điều kiện để đẩy nhanh
quá trình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và các địa phương.
Tại kỳ họp lần
này, các đại biểu Hội đồng Nhân dân đã thông qua các Nghị quyết về: Đề án
khoanh vùng để quản lý, lập quy hoạch bảo tồn các khu vực liên quan tới cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm trên sông Bạch Đằng; Quyết định chủ trương đầu tư
dự án xây dựng tuyến đường và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện
Thủy Nguyên; Quyết định tặng quà các hộ gia đình trên địa bàn thành phố nhân
dịp kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2020); Dự án cải
tạo, nâng cấp Quốc lộ 10, đoạn từ cầu Đá Bạc đến cầu Kiền; Dự án đầu tư xây
dựng mở rộng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng từ
ĐT.353 đến cầu Thái Bình (Km0-Km19+645) cùng một số đề án và nội dung khác theo
quy định.
Đối với Đề án
khoanh vùng để quản lý, lập quy hoạch bảo tồn các khu vực liên quan tới các
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trên sông Bạch Đằng, sẽ tập trung vào việc xác
định phạm vi khoanh vùng để hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng đến các khu vực
liên quan tới các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trên sông Bạch Đằng; xây
dựng ranh giới phục vụ nghiên cứu quy hoạch bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị
các khu vực liên quan tới cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trên sông Bạch Đằng,
lập, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan, làm tiền đề để triển khai các dự án
khảo cổ, bảo tồn, phục dựng di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng cấp quốc gia.
Về Nghị quyết
"Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường vào khu bảo tồn
bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên," toàn bộ diện tích khu
bảo tồn là 30.000m2.
Mục tiêu của việc
đầu tư là từng bước thực hiện công tác bảo tồn và khai thác các khu di tích
lịch sử Bạch Đằng, phát huy giá trị lịch sử, truyền thống oai hùng của dân tộc
trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Nghị quyết về
việc tặng quà các hộ gia đình trên địa bàn thành phố nhân dịp kỷ niệm 65 ngày
giải phóng Hải Phòng, các hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng và
những hộ đang sinh sống trên địa bàn Hải Phòng tính đến ngày 31/3/2020 sẽ được
tặng quà trong dịp giải phóng thành phố 13/5.
Hình thức tặng
quà bằng hiện vật, mỗi suất quà gồm 1 bộ ấm chén, 1 lá cờ Tổ quốc, giá trị mỗi
suất không quá 500.000 đồng; có khoảng 600.000 hộ được nhận quà...
Bí thư Thành ủy,
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Văn Thành nhấn mạnh việc tặng
quà nhằm tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân về quá trình xây dựng, phát
triển thành phố và truyền thống trung dũng, quyết thắng của thành phố, bồi đắp
niềm tin của nhân dân với thành phố; động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân
tiếp tục phát huy tinh thần yêu quê hương, đất nước, chung tay xây dựng thành
phố văn minh, hiện đại.
Cũng tại kỳ họp,
Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng thống nhất thông qua việc miễn nhiệm Ủy
viên Ủy ban nhân dân thành phố Hải phòng đối với ông Nguyễn Văn Điệp nguyên Chỉ
huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố do chờ nghỉ hưu; ông Nguyễn Kim Pha
nguyên Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng do chuyển công tác.
Đồng thời, bầu bổ
sung chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đối với ông Nguyễn
Minh Quang, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố; ông Phạm Hưng Hùng,
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. (VietnamPlus.vn/TTXVN
28/2, Minh Thu; Baoxaydung.com.vn 28/2; Baophapluat.vn 29/2)
Bộ trưởng Bộ Tư
pháp vừa có quyết định về việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ
trưởng.
Theo đó, Quyết
định nêu rõ nguyên tắc phân công; Quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và các Thứ
trưởng; Nội dung công tác được phân công và trách nhiệm, quyền hạn của Thứ
trưởng.
Thứ trưởng Phan
Chí Hiếu: Giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác: Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật; Xây dựng và
theo dõi chung việc thi hành pháp luật về dân sự, kinh tế; Kiểm tra, rà soát, hệ
thống hoá, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm
pháp luật; Bổ trợ tư pháp; Công tác
thanh tra; Nghiên cứu khoa học pháp lý; Công tác Đảng; quốc phòng, an ninh;
phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Giải quyết các
công việc về tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng theo quy định về
phân cấp quản lý công chức, viên chức của Bộ, điều phối hoạt động chung của Bộ
và thực hiện các công việc khác thuộc phạm vi thẩm quyền Bộ trưởng phụ trách
khi Bộ trưởng vắng mặt hoặc được Bộ trưởng ủy quyền.
Phối hợp công tác
của Bộ Tư pháp với Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Dân
vận Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Nội
chính Trung ương, Ủy ban kiểm tra Trung ương, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy
ban Dân tộc, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Kinh tế, Ủy
ban Tài chính - Ngân sách, Thanh tra Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và
Công nghệ, Bộ Nội vụ, các Bộ kinh tế ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đảng
uỷ Khối các cơ quan Trung ương, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị -
xã hội và các cơ quan khác có liên quan đến lĩnh vực, nhiệm vụ và các địa
phương được phân công phụ trách.
Thực hiện nhiệm
vụ thành viên hội đồng, các ban và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ
trưởng.
Thứ trưởng Phan
Chí Hiếu phụ trách các đơn vị: Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ
Pháp luật dân sự - kinh tế, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Cục Bổ trợ
tư pháp, Thanh tra Bộ, Viện Khoa học pháp lý, Văn phòng Đảng - Đoàn thể.
Chỉ đạo công tác
tư pháp của các tỉnh: Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương,
Hưng Yên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình. (Baophapluat.vn
28/2)
Sáng 28/2, Kỳ họp
thứ 12 (kỳ họp bất thường), HĐND TP khóa 15 khai mạc trọng thể tại Trung tâm
Hội nghị TP. Chủ trì kỳ họp, ông Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư
Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP cho biết, Kỳ họp thứ 12, HĐND TP sẽ xem xét, quyết
định nội dung đặc biệt quan trong liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội TP.
Trong đó, UBND TP
đề nghị HĐND TP xem xét chủ trương khoanh vùng để quản lý, lập quy hoạch bảo
tồn các khu vực liên quan tới cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trên sông Bạch
Đằng với một trong các nội dung là điều chỉnh các quy hoạch liên quan; làm tiền
đề để triển khai các dự án khảo cổ, bảo tồn, phục dựng di tích trở thành khu di
tích lịch sử- văn hóa- danh thắng cấp Quốc gia, tiến tới di sản văn hóa thế
giới.
Theo Tờ trình của
UBND TP do ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Chủ tịch thường trực TP trình bày, các dự
án và phân giai đoạn thực hiện, trước mắt, trong năm 2020 triển khai dự án khu
vực bãi cọc Cao Quỳ với diện tích khoảng 150ha và được chia làm 2 khu vực.
Khu vực 1, lập dự
án khu vực trung tâm bãi cọc Cao Quỳ với diện tích gần 15ha, bao gồm: đường vào
bãi cọc mặt cắt nền 18 đến 22m, dài hơn 3,4 km. Bãi đỗ xe kết hợp rừng lim xanh
diện tích khoảng 10ha. Khu trưng bày hiện vật khảo cổ diện tích 3 ha, bao gồm
các hạng mục: khu bảo tồn tại chỗ bãi cọc, nhà đón tiếp, trưng bày, giới thiệu
hiện vật, nhà vệ sinh, quảng trường, đường dạo, vườn cây xanh…
Khu vực 2: với
diện tích khoảng 135ha, trước mắt giữ nguyên hiện trạng, tiếp tục duy trì hoạt
động sản xuất nông nghiệp, nghiêm cấm xây dựng mới các công trình…
Ông Nguyễn Xuân
Bình cũng trình bày tờ trình UBND TP về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vào và khu
bảo tồn di tích lịch sử bãi cọ Cao Quỳ, xã Liên Khê (huyện Thủy Nguyên). Quy mô
dự án khu bảo tồn di tích bãi cọc Cao Quỳ có tổng diện tích 30 nghìn m2.
Tuyến đường vào
Khu bảo tồn di tích lịch sử bãi cọc Cao Quỳ: chiều dài tuyến đường hơn 3,4km.
Đầu tuyến là nút giao Quốc lộ 10 (Km7+630 lý trình QL10). Điểm cuối tuyến Khu
bảo tồn di tích lịch sử bãi cọc Cao Quỳ. Bề rộng nền đường từ 18 đến 22 m.
Xây dựng bãi đỗ
xe có quy mô 1 ha, sức chứa 75 ô tô các loại và 400 xe máy. Đồng thời, trồng
cây xanh. Tổng diện tích đất hơn 14,8ha.
Tổng mức đầu tư dự án hơn 431 tỷ đồng. (Baophapluat.vn 28/2, Huy Anh;
Antt.nguoiduatin.vn 28/2; Nhandan.com.vn 28/2; Vtc.vn 28/2; Thanh niên 29/2,
tr4; Quân Đội Nhân Dân 29/2, tr8;
Baophapluat.vn 01/3; Đầu tư 02/3, tr2; Đại biểu nhân dân 02/3, tr5)
Ngày 27/2, tại
Nhà máy X46/Cục Kỹ thuật Hải quân, thành phố Hải Phòng, Ngân hàng Thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã bàn giao 3 xuồng CQ-01 của tặng bộ
đội Trường Sa.
Phát biểu tại lễ
bàn giao, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank đã chia
sẻ với các đại biểu một số thông tin nổi bật về Vietcombank trong hành trình 57
năm phát triển của Vietcombank để trở thành ngân hàng có chất lượng quản trị và
hoạt động tốt nhất tại Việt Nam.
Đặc biệt năm
2019, Vietcombank đạt lợi nhuận trên 23.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) và
nằm trong 200 tập đoàn tài chính ngân hàng có lợi nhuận cao nhất toàn cầu, là 1
trong 2 doanh nghiệp niêm yết nộp ngân sách lớn nhất của cả nước.
Ban lãnh đạo cũng
như cán bộ, viên chức, người lao động Vietcombank luôn quan tâm đến thực hiện
nhiệm vụ an sinh xã hội. Trong 5 năm qua, Vietcombank dành 1.000 tỷ đồng cho
các chương trình an sinh xã hội, tập trung cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, các quỹ khuyến học,
xây nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, các gia đình chính sách.
Từ năm 2010 tới
nay, Vietcombank đã trao tặng lực lượng hải quân những trang thiết bị phục vụ
công tác. Trong chuyến thăm nhân dân và chiến sỹ quần đảo Trường Sa năm 2019,
Vietcombank đã quyết định tặng 3 xuồng CQ-01 trị giá 10,5 tỷ đồng.
Cũng phát biểu
tại lễ bàn giao, Chuẩn đô đốc Phạm Văn Quang, Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân
chia sẻ, sự quan tâm và những đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng nói
chung, Vietcombank nói riêng đã góp phần xây dựng những công trình ý nghĩa tại
Trường Sa, là những “viên đá” rất lớn để cùng với quân dân cả nước xây dựng
Trường Sa ngày càng phát triển, tạo nên thế đứng vững chắc, khẳng định chủ
quyền của Việt Nam tại biển Đông.
“Với trách nhiệm
của mình, chúng tôi sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng của quân chủng hải quân
sớm hoàn thiện thủ tục pháp lý, đưa vào biên chế 3 xuồng CQ-01 cho các đơn vị,
góp phần tăng thêm phương tiện bảo vệ hoạt động kinh tế của nhân dân trên biển,
tham gia cứu hộ cứu nạn, đặc biệt là tăng cường khả năng chiến đấu và sức chiến
đấu của bộ đội Trường Sa để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng
của Tổ quốc,” Chuẩn đô đốc Phạm Văn Quang nhấn mạnh.
Xuồng Trường Sa
với ký hiệu thiết kế CQ-01 do Vietcombank trao tặng có số hiệu 1315, 1321 và
1322 là loại xuồng có tốc độ cao, được sử dụng hoạt động trong khu vực lòng hồ,
vùng ven các đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa để làm các nhiệm vụ kiểm
tra, giám sát và xua đuổi các tàu, thuyền xâm phạm của nước ngoài, bảo vệ chủ
quyền thuộc quần đảo Trường Sa và tham gia cứu hộ, cứu nạn xung quanh khu vực
các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Xuồng CQ-01 có
thân vỏ được chế tạo bằng vật liệu composite, kết cấu sandwich 3 lớp có độ bền
cao, chịu được va đập, mài mòn, đáy xuồng được gia cường đảm bảo không bị thủng
khi va vào san hô, có thể trượt trên san hô. Xuồng CQ-01 có khảng năng chịu
sóng cấp 4, gió cấp 5-6.
Sau hơn 8 tháng
thi công, Nhà máy X46 đã đóng mới hoàn thiện 3 xuồng Trường Sa CQ-01 do
Vietcombank tặng bộ đội Trường Sa và các đơn vị chính thức bàn giao để chuẩn bị
đưa xuồng vào hoạt động tại các đơn vị trên quần đảo Trường Sa. (VietnamPlus.vn
28/2, Hồng Hạnh; Enternews.vn 28/2; Lao động 28/2, tr8; Plo.vn 29/2;
Pháp luât TPHCM 29/2, tr2; Đại biểu nhân dân 02/3, tr6)
Cùng với tập trung nâng cấp, sử dụng hiệu quả phần mềm quản
lý hoạt động kiểm định, phân tích phân loại (PTPL), tích hợp vào hệ thống công
nghệ thông tin của ngành, Cục Kiểm định Hải quan (Tổng cục Hải quan) phấn đấu
rút ngắn thời gian ban hành kết quả PTPL.
Theo Cục Kiểm định Hải quan, những tháng đầu năm, đơn vị đã
có thông báo chấn chỉnh các đơn vị thuộc và trực thuộc bám sát, nhắc nhở và có
biện pháp tích cực để chỉ đạo công tác nghiệp vụ đảm bảo chất lượng, rút ngắn
thời gian PTPL và xác định mã số hàng hóa. Cùng với đó, tổ chức rà soát lại
trang thiết bị kiểm định, xe kiểm định di động để có kế hoạch sử dụng hiệu quả
trong công tác kiểm định, PTPL và công tác kiểm tra chuyên ngành.
Qua thống kê từ Cục Kiểm định Hải quan, trong kỳ (từ 1/1 đến
15/2/2020), các đơn vị trong toàn Cục đã tiếp nhận 1.375 mẫu yêu cầu PTPL, so
cùng kỳ năm 2019 giảm 277 mẫu (1.625 mẫu). Đơn vị đã thực hiện PTPL và ban hành
thông báo PTPL với 1.363 mẫu, kết quả đã làm thay đổi 53,2% số mẫu khai báo
trong đó 12,6% mẫu tăng thuế; 14,5% mẫu giảm thuế; 26,05% mẫu thay đổi mã số
nhưng không thay đổi thuế suất; 2,15% số mẫu phân tích không phân loại, đồng
thời rà soát kết quả phân tích và chuyển Cục Thuế Xuất nhập khẩu 120 hồ sơ/194
mẫu đề xuất phân loại.
Đáng chú ý, 100% kết quả PTPL đã được các cục hải quan địa
phương sử dụng để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ kết quả PTPL giúp các
đơn vị phân loại đúng mã số hàng hóa, góp phần thu đúng thu đủ thuế cho ngân
sách nhà nước, chống gian lận thương mại qua mã số, tạo môi trường cạnh tranh
công bằng cho các doanh nghiệp.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Chi cục Kiểm định Hải quan
2, Cục Kiểm định Hải quan (phụ trách công tác kiểm định, PTPL hàng hóa XNK qua
khu vực cảng Hải Phòng-PV) cho biết,
so với thời điểm trước tết Nguyên đán, lượng mẫu PTPL giảm khoảng 50%. Nguyên
nhân là do lượng hàng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất tập trung nhiều
vào cuối năm nên lượng mẫu tăng đột biến.
“Do tình hình dịch COVID-19 tác động đến công tác PTPL tại
đơn vị. Lượng mẫu PTPL có thời điểm chững lại do hàng hóa nhập khẩu có C/O form
E qua khu vực cảng Hải Phòng giảm
đáng kể. Tới đây, hàng hóa NK từ Hàn Quốc tiếp tục giảm nên lượng mẫu yêu cầu
PTPL cũng giảm theo”- đại điện Chi cục Kiểm định Hải quan 2 cho biết thêm.
Cũng giống như khu vực cảng Hải Phòng, tại Lạng Sơn, hoạt động xuất nhập khẩu cũng chịu tác
động lớn từ dịch COVID-19. Chính vì vậy, lượng mẫu yêu cầu PTPL mã số hàng hóa
xuất nhập khẩu qua địa bàn giảm đáng kể, thậm chí có thời điểm không phát sinh
mẫu PTPL.
Tại Chi cục Kiểm định Hải quan 6, Cục Kiểm định Hải quan
(phụ trách công tác kiểm định, PTPL mã số hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn
Lạng Sơn-PV), bên cạnh tập trung xử lý công việc phát sinh trước đó, đơn vị
đang tập trung nguồn lực để hoàn thiện xây dựng phòng thí nghiệm đạt chuẩn
Vilas.
Năm 2020, Cục Kiểm định Hải quan phấn đấu giảm lượng mẫu
tiếp nhận yêu cầu PTPL (tiếp nhận dưới 10.000 mẫu), tăng cường công tác quản lý
rủi ro trong nghiệp vụ kiểm định, rút ngắn thời gian ban hành kết quả kiểm
định, PTPL (95% thông báo kết quả đúng thời gian quy định), giảm số lượng mẫu
có kết quả PTPL không thay đổi mã số.
Bên cạnh mục mục tiêu trên, đơn vị cũng tập trung nâng cấp,
sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý hoạt động kiểm định, PTPL và công tác quản lý
nội bộ và tham gia xây dựng bài toán nghiệp vụ để tích hợp vào hệ thống công
nghệ thông tin của Ngành. Đồng thời, xây dựng quy chế thực hiện công tác kiểm
tra chuyên ngành của Tổng cục Hải quan; rà soát văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan về việc tham gia nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành; hệ thống hóa văn bản
về tiêu chuẩn, quy chuẩn, phương pháp, quy trình để thực hiện kiểm tra chuyên
ngành. Đơn vị tham gia xây dựng cơ sở pháp lý, chuẩn bị điều kiện về năng lực,
trang thiết bị để tham gia công tác KTCN kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn
thực; chuẩn bị thực hiện Đề án “Đổi mới kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu” sau khi Chính phủ phê duyệt.
Cùng với đó, đơn vị duy trì, mở rộng phòng thí nghiệm Vilas
đáp ứng yêu cầu công tác kiểm định chất lượng, KTCN; xây dựng phòng thí nghiệm
của Chi cục Kiểm định Hải quan 5 và Chi cục Kiểm định Hải quan 6 được công nhận
đạt tiêu chuẩn Vilas. Mặt khác, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn công tác kiểm
định, PTPL trong toàn Ngành, tập trung vào các đơn vị trọng điểm; kiểm tra,
kiểm soát nghiệp vụ nội bộ Cục để đảm bảo chỉ đạo thống nhất nhiệm vụ kiểm
định, kiểm tra chuyên ngành và PTPL. (Haiquanonline.com.vn 01/3, Quang Hùng)
Cục Hải quan Hải Phòng đang xem xét xử lý các lô hàng nhập
khẩu tồn đọng lưu giữ tại các cảng trên địa bàn đã quá thời hạn làm thủ tục hải
quan, theo quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC.
Cụ thể, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng, Cục Hải
quan Hải Phòng vừa ban hành thông báo tìm chủ sở hữu tới các tổ chức, cá nhân
có liên quan đến 9 lô hàng tồn đọng (8 container và 1 lô hàng lẻ) đang lữu giữ
tại cảng Tân Vũ – Hải Phòng; 5 lô hàng tồn đọng (5 container) đang lưu giữ tại
cảng PTSC Đình Vũ – Hải Phòng và 4 lô hàng lẻ tồn đọng đang lưu giữ tại cảng
Hoàng Diệu - Hải Phòng.
Thời hạn để tổ chức, cá nhân đến nhận hàng là 60 ngày. Đối
với hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại, hàng
hóa có hạn sử dụng dưới 60 ngày, thời hạn đến nhận là 15 ngày.
Thông báo nêu rõ, quá thời hạn quy định, nếu không có người
đến nhận hàng, Cục Hải quan Hải Phòng sẽ xử lý lô hàng trên, theo quy định
hướng dẫn tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC về việc xử lý hàng tồn đọng thuộc địa
bàn hoạt động hải quan và các quy định pháp luật có liên quan.
(Thoibaotaichinhvietnam.vn 01/3)
Như Báo Gia đình & Xã hội đưa tin, 1 tuần trước tại xóm
1, thôn Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương (TP. Hải Phòng) xảy ra vụ án mạng
nghiêm trọng khiến người dân nơi đây hoảng sợ khi anh N.V.L (SN 1995), trú tại
thôn Kim, xã Quốc Tuấn (cùng huyện) bị Phạm Ngọc Tuấn sát hại và đốt xác trong
thùng phuy. Vụ việc sau đó được ông ông P.V.Tr (SN 1971, bố đối tượng) đi làm
về phát hiện và cấp báo cho chính quyền sở tại cùng cơ quan chức năng.
Theo tài liệu điều tra, Tuấn là con trai duy nhất của ông
Tr. nhưng không có nghề nghiệp ổn định, lười lao động, Do đó, có thời gian đối
tượng xin làm công nhân nhưng chỉ được vài ngày, Tuấn bỏ việc và sa vào con
đường nghiện ngập lúc nào không hay. Để có tiền chi tiêu, đối tượng thường
xuyên vay nợ, trong đó có vay của anh L.
Qua thu thập thông tin, cơ quan công an xác định thời điểm
nạn nhân bị sát hại, Tuấn có mặt tại hiện trường và khi bố đẻ của Tuấn phát
hiện sự việc thì không thấy đối tượng đâu, thậm chí không thể liên lạc được
bằng điện thoại. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan CSĐT xác nhận Tuấn chính
là nghi can liên quan đến vụ án.
Ngay lập tức, các mối quan hệ quen biết của đối tượng được
lực lượng chức năng tìm hiểu. Từ nhiều nguồn tin khác nhau, cơ quan công phát
hiện Tuấn đã tìm về nơi mẹ đẻ sinh sống tại xã Hoàng Động (huyện Thủy Nguyên)
và đi bộ ra xã Thiên Hương thì mất dấu. Nhận thấy vị trí đối tượng mất dấu nằm
giáp QL10 nên có thể Tuấn đã bắt xe để chạy trốn theo 2 hướng: đi Quảng Ninh,
lên các tỉnh Tây Bắc hoặc vào các tỉnh phía Nam.
Từ nhận định này, Công an TP. Hải Phòng báo cáo lãnh đạo Cục
Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) phối hợp truy bắt. Đồng thời, một tổ công tác lên
đường đi Móng Cái và đề nghị Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp phong tỏa các ngả
đường dẫn sang Trung Quốc để chặn bắt đối tượng.
Đến gần 19h tối 22/2, lực lượng phá án xác định, Tuấn đã lên
xe ô tô khách BKS 26B-00743 của nhà xe Hùng Long chạy tuyến Móng Cái (Quảng Ninh)
đi Sốp Cộp (Sơn La) và hiện tại xe ô tô đã tới QL6. Công an TP. Hải Phòng thông
báo cho Công an tỉnh Sơn La đề nghị phối hợp truy bắt đối tượng.
Vào lúc 3h sáng 23/2, khi xe khách chở Tuấn chạy đến ngã ba
Cò Nòi, lập tức cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng kiểm tra. Đồng thời, lực
lượng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Sơn La lên xe kiểm tra và bắt được Tuấn.
Tại cơ quan công an, đối tượng thừa nhận chính bản thân đã
ra tay sát hại anh L. và khai rằng, khoảng 12h30 ngày 22/2, anh L. đi xe máy
đến nhà đối tượng để đòi tiền nợ (6 triệu đồng nợ gốc và 800 nghìn tiền lãi).
Thời điểm này chỉ có mình Tuấn ở nhà. Do không có tiền trả nên Tuấn bị anh L.
nặng lời.
Bị anh L. nói những lời khó nghe, Tuấn bực tức và chạy xuống
bếp lấy 1 con dao rựa bằng thép. Lợi dụng nạn nhân ngồi trên ghế bấm điện thoại
không để ý, Tuấn cầm dao chém nhiều nhát vào người làm anh L. tử vong tại chỗ.
Mặc dù biết anh L. tử vong nhưng thấy nạn nhân mang theo tài
sản trên người nên Tuấn đã tháo 1 chiếc nhẫn vàng, 6 chiếc điện thoại di động
và 930 nghìn đồng. Lấy tài sản xong, đối tượng mang thi thể nạn nhân cho vào
thùng phuy kéo ra sau vườn của gia đình rồi lấy giẻ cho vào châm lửa đốt.
Do lửa cháy kém, đối tượng tháo một ít xăng trong xe máy của
nạn nhân cho vào phuy và tiếp tục đốt. Sau khi đốt xác anh L., đến khoảng 16h30
cùng ngày, Tuấn đến cửa hàng điện thoại ở xã Thiên Hương (huyện Thủy Nguyên)
bán chiếc điện thoại di động của nạn nhân được 4 triệu đồng rồi ra QL10 bắt xe
khách bỏ trốn. Đến rạng sáng 23/2, đối tượng bị lực lượng công an bắt giữ.
Với chiến công trên, lực lượng phá án Công an TP. Hải Phòng
và Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đã được lãnh đạo chính quyền thành phố
cùng huyện An Dương biểu dương, khen thưởng. (Giadinh.net.vn 29/2, Đức Tùy;
Baodatviet.vn 01/3)
QĐND - Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Quân khu 3 và Bộ CHQS TP
Hải Phòng, việc tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ năm nay ở Trung đoàn 50 có
nét mới so với mọi năm; nhiều nội dung trong xây dựng kế hoạch, tiến trình biểu
huấn luyện chia theo tuần, nội dung bắn súng, điều lệnh có bài gộp vào nhau, có
bài tách ra, thời gian cũng có phần tăng lên, có phần gộp lại…
Trên cơ sở đó, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, trung đoàn lựa
chọn thời gian tập huấn cho cán bộ cũng tăng lên; riêng tiểu đội trưởng, những
năm trước tập huấn, bồi dưỡng chỉ trong một tuần nhưng năm nay là một tháng và
tập trung chủ yếu vào rèn động tác, hành động. Với đội ngũ cán bộ cấp trung
đội, đại đội chủ yếu tập huấn thông qua rèn luyện, nâng cao phương pháp huấn
luyện; cán bộ tiểu đoàn, chú trọng nội dung thông qua giáo án, bài giảng.
Quá trình tập huấn, bồi dưỡng, chọn đội mẫu và tổ chức cho
toàn bộ khung huấn luyện của trung đoàn tham quan hành động, xem trực quan sinh
động việc duy trì nền nếp, chế độ trong ngày. Với riêng phân đội huấn luyện
chiến sĩ mới, làm mẫu kỹ hơn, đó là thời gian biểu từ khi thức dậy đến lúc đi
ngủ, chế độ đọc báo, xem thời sự, duy trì sinh hoạt trung đội, đại đội… Để kịp
thời tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh, đơn vị coi trọng việc thực hiện các nội
dung sinh hoạt tư tưởng, nhất là tổ 3 người để bộ đội mạnh dạn, tự tin giãi bày
suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng bản thân. Ở tất cả các buổi sinh hoạt, thành phần
có cả cán bộ cũ và mới, hạ sĩ quan, chiến sĩ cũ, chiến sĩ mới nhằm khuyến khích
bộ đội mạnh dạn chia sẻ, giới thiệu về gia đình, sinh hoạt, học tập trước lúc nhập
ngũ… qua đó để chiến sĩ hiểu thêm về nhau, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm
vụ.
Một trong những nội dung được coi trọng ngay từ ngày đầu ra
quân huấn luyện đó là đề cao việc xây dựng con người văn hóa, cảnh quan văn
hóa, qua đó để cán bộ, chiến sĩ hiểu, có nhận thức đúng đắn, góp phần ngăn chặn
thông tin xấu độc, làm ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của bộ đội. (Qdnd.vn
01/3, Vũ Quang Thái)
Do mâu thuẫn với Nam, đối tượng Phạm Vũ Linh đã hẹn “thách
đấu”; và hậu quả, một người đã bị thương tích với tỷ lệ lên đến 85%.
Cơ quan CSĐT –CATP Hải Phòng ngày 1/3 cho biết, đơn vị đã ra
quyết định khởi tố vụ án Giết người, để điều tra, truy bắt nhóm đối tượng liên
quan đến vụ xô xát ngày 28/7/2019, tại đoạn đường qua số 25 Đại lộ Tôn Đức
Thắng, xã An Đồng, huyện An Dương.
Theo đó, các đối tượng liên quan đến vụ án gồm: Phạm Vũ Linh
(tức Linh “bơ vơ” – SN 1993); Phạm Hoàng Anh (SN 2003); Vũ Hứa Duy Minh (SN
2003); Vũ Kim Long (SN 2003), đều trú ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng; và Nguyễn
Minh Quân (SN 2003, trú ở huyện An Dương, Hải Phòng).
Ngày 28/7/2019, do mâu thuẫn với Nguyễn Văn Nam (SN 1998,
trú ở huyện An Dương) nên Phạm Vũ Linh đã hẹn thách đấu. Khoảng 21h cùng ngày,
Linh rủ một nhóm đối tượng, đem theo hung khí đến khu vực số 25 Đại lộ Tôn Đức
Thắng.
Cuộc thách đấu diễn ra, và Vũ Hứa Duy Minh đã dùng dao đâm
Tòng Văn Lợi (SN 2003, trú ở TP. Sơn La, tỉnh Sơn La) bị trọng thương, giảm 85%
sức khỏe.
Cơ quan điều tra đã ra lệnh tạm giam đối với nhóm đối tượng
trên; đồng thời ra quyết định truy nã đối với Phạm Vũ Linh, tiếp tục điều tra
làm rõ vụ án. (Anninhthudo.vn 01/3, M.M; News.zing.vn 02/3)
Ngành du lịch thành phố Hải Phòng đang chuẩn bị tốt điều
kiện để đón khách sau mùa dịch COVID-19. Thời gian tới, ngành Du lịch thành phố
tiếp tục các hoạt động xúc tiến, liên kết về du lịch như tham gia trưng bày
gian hàng tại triển lãm "Không gian văn hóa du lịch tỉnh Thái Bình",
xúc tiến, quảng bá du lịch Hải Phòng tại hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam -
VITM Hà Nội 2020 và ký kết hợp tác phát triển du lịch với thành phố Hà Nội.
Ngành Du lịch cũng sẽ hoàn thiện đề án "Xây dựng quản
lý và phát triển thương hiệu du lịch Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm
2030"; xây dựng đề cương đề án nghiên cứu sức chứa của khu du lịch Cát Bà
và đề án "Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới".
Sách hướng dẫn du lịch Hải Phòng, ấn phẩm quảng bá du lịch Hải Phòng đều đang
được triển khai để xuất bản.
Cơ sở hạ tầng du lịch của Hải Phòng có chuyển biến đáng kể,
trong đó thành phố có thêm khách sạn 5 sao của Tập đoàn Vingroup, phát triển du
lịch cao cấp trên du thuyền. Thành phố Hải Phòng có 502 cơ sở lưu trú du lịch,
với 11.806 phòng lưu trú, trong đó có 57 tàu thủy lưu trú du lịch với gần 400
phòng.
Ngoài sự thay đổi về hệ thống dịch vụ du lịch, giao thông
ngày càng thuận tiện nên những năm gần đây Hải Phòng trở thành địa điểm du lịch
hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Do ảnh hưởng dịch COVID-19, trong tháng 2/2020 doanh thu của
ngành Du lịch Hải Phòng giảm so với cùng kỳ. Ngành ước đón và phục vụ 469.430
lượt khách, giảm 9,42% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 54.400
lượt, giảm 15,89% so cùng kỳ. Ước 2 tháng năm 2020, du lịch Hải Phòng đón và
phục vụ 1.040.000 lượt khách, giảm 0,2% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế là
121.280 lượt, giảm 9,8% so với cùng kỳ.
Ông Vũ Tiến Lập, Trưởng phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch
huyện Cát Hải cho biết, trong tháng 2, lượng khách du lịch đến Cát Bà giảm mạnh
đặc biệt là khách đến từ các nước châu Á. Tổng số lượt khách du lịch tháng 2
ước đạt 57.500 lượt khách, lũy kế 2 tháng ước đạt 172.500 lượt khách, bằng
78,4% so cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế tháng 2 ước đạt 43.600 lượt khách,
lũy kế 2 tháng ước đạt 115.100 lượt khách, bằng 81,1% so với cùng kỳ. Để đảm
bảo an toàn cho khách du lịch cũng như nhân viên, các khách sạn đều phun khử
trùng, lau dọn phòng và khu vực bên trong khách sạn bằng dung dịch khử khuẩn
theo quy định.
Theo ông Vũ Tiến Lập, dù doanh thu lĩnh vực du lịch giảm so
với năm trước nhưng những người làm du lịch tại Cát Bà luôn đặt yếu tố an toàn
của du khách lên hàng đầu và quan niệm làm du lịch bốn mùa. Nếu các yếu tố đều
thuận lợi, dịp 30/4 và 1/5, Cát Bà sẽ nhộn nhịp đón khách trở lại với các sản
phẩm du lịch mới, trong đó điểm nhấn là dự án nghỉ dưỡng cao cấp Flamingo Cát
Bà dự kiến sẽ khánh thành và đưa vào hoạt động trong tháng 5. (TTXVN 28/2, Minh
Thu)
Ban Quản lý Khu
kinh tế Hải Phòng vừa có văn bản khẩn gửi các doanh nghiệp có người Hàn Quốc
làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn thành
phố; các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN đề nghị tiếp tục cập nhật danh
sách lao động người Hàn Quốc làm việc tại doanh nghiệp từ ngày 24/2/2020 cho
đến khi có thông báo hết dịch.Thông tin được báo cáo về Ban trước 15 giờ hàng
ngày.
Theo đó, đối với
các trường hợp người lao động Hàn Quốc, người lao động nước ngoài đến từ Daegu
và khu Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc hoặc đi qua khu vực này trong vòng 14 ngày trở
lại đây (tính từ ngày 9/2/2020) cần phải được áp dụng các biện pháp giám sát,
theo dõi y tế và kịp thời cách ly tập trung tại khu cách ly tập trung của thành
phố tại cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (xã An Đồng, An Dương).
Đối với các
trường hợp trở về từ khu vực khác ngoài khu vực Daegu và khu Bắc Gyeongsang,
Hàn Quốc thì khuyến cáo tự theo dõi sức khỏe và thông báo cho cơ sở y tế trên
địa bàn. Trường hợp phát hiện những người có dấu hiệu sốt, ho, khó thở cần liên
hệ Trung tâm Cấp cứ 115 chuyển ngay đến Khoa Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Hữu nghị
Việt Tiệp (cơ sở 1) hoặc Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Trẻ em để được cách ly
tuyệt đối và lấy mẫu xét nghiệm.
Ban Quản lý Khu
kinh tế Hải Phòng đề nghị các doanh nghiệp có người lao động Hàn Quốc phối hợp
tích cực với Ban Quản lý, chính quyền địa phương, cơ quan y tế và các đơn vị
hữu quan trong thực hiện các biện pháp, công tác phòng chống dịch bệnh
Covid-19.
Các doanh nghiệp
kinh doanh hạ tầng trong KCN, KKT phối hợp với chính quyền địa phương, các trạm
y tế tiếp tục đôn đốc theo dõi và giám sát lao động người Hàn Quốc, người lao
động nước ngoài di chuyển từ vùng dịch, đi qua các vùng dịch làm việc tại các
doanh nghiệp trong KCN, KKT thực hiện phòng, chống và các công tác khử trùng vệ
sinh, kiểm tra sức khỏe theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh
Covid-19, Bộ Y tế và Sở Y tế.
Về trường hợp 2
mẹ con từ Hàn Quốc về Hải Phòng nghi nhiễm, theo báo cáo của Sở Y tế Hải Phòng,
tính đến 17 giờ ngày 27/2, 2 mẹ con chị B.T.H (30 tuổi) và cháu H.J.J (26
tháng) có địa chỉ tại xã Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên nhập viện ngày 25/2 đã có
kết quả âm tính và được ra viện.
Tuy nhiên, trong
ngày 27/2, thành phố xuất hiện thêm 3 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 là trường
hợp của cháu Đ.M.H. sinh 2015, ở quận Ngô Quyền, đi du lịch Thái Lan 5 ngày, về
Việt Nam ngày 23/2, có biểu hiện sốt 38,5 độ.
Anh Đ.T.T.M. 26
tuổi, ở quận Hải An, là du học sinh sống ở tỉnh Gyeongsang Bắc, trở về Hải
Phòng ngày 25/2, có biểu hiện viêm họng, ho thúng thắng, sốt 37,3 độ.
Chị B.T.B.C. 35
tuổi, ở quận Hải An, có tiếp xúc với chồng 2 tiếng vào ngày 8/2, sau đó chồng
trở lại Thái Lan, ngày 16/2, chồng của chị B.T.B.C có kết quả dương tính với
Covid-19 tại Thái Lan, ngày 22/2, chị B.T.B.C xuất hiện triệu chứng sốt 37,5
độ, ho, hắt hơi, sổ mũi.
Các trường hợp
nghi nhiễm trên đã được đưa vào cách ly, chờ kết quả xét nghiệm. Trên địa bàn
TP Hải Phòng hiện đang theo dõi cách ly chặt chẽ 6 trường hợp nghi nhiễm
Covid-19, chờ kết quả xét nghiệm. (Haiquanonline.com.vn 28/2, Thái Bình)
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 2 tháng đầu năm 2020,
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 863,9 nghìn tỷ
đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,4%
(cùng kỳ năm 2019 tăng 9,3%). Đây là mức tăng thấp nhất của 2 tháng trong 6 năm
nay.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng
đầu năm nay ước tính đạt 674 nghìn tỷ đồng, chiếm 78% tổng mức và tăng 9,8% so
với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 13,3% của cùng kỳ năm 2019 do
ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng hạn chế đến nơi công cộng mua
sắm.
Trong đó, ô tô tăng 11,2%; xăng, dầu tăng 11%; đồ dùng, dụng
cụ, trang thiết bị gia đình tăng 9,5%; may mặc tăng 8,9%; lương thực, thực phẩm
tăng 8,6%; phương tiện đi lại tăng 7,1%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 4,7%.
Một số địa phương có mức doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng khá là: Quảng Ninh tăng
13,8%; Hải Phòng tăng 13,6%; Thanh
Hóa tăng 11,9%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm ước tính
đạt 95 nghìn tỷ đồng, chiếm 11% tổng mức và chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm
trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,8%) do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người
dân hạn chế đi lại và ăn uống ngoài gia đình, đồng thời việc tạm ngừng cấp visa
cho khách Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến dịch vụ lưu trú, ăn uống.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng so với cùng kỳ
năm trước giảm ở hầu hết các địa phương, trong đó Khánh Hòa giảm 24,2%; Lâm
Đồng giảm 10,2%; Hà Nội giảm 8,1%...
Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm ước tính đạt 7,4
nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng
kỳ năm 2019 tăng 12,8%), trong đó doanh thu của Bình Thuận tăng 5,3%; Đà Nẵng
tăng 1,5%; Hà Tĩnh tăng 0,8%...
Doanh thu dịch vụ khác 2 tháng đầu năm ước tính đạt 87,5
nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2019, trong
đó doanh thu của Quảng Ninh tăng 8,7%; Quảng Ngãi tăng 6,1%; Thừa Thiên - Huế
tăng 5,4%; Đà Nẵng tăng 4,7%...
Tổng cục Thống kê phân tích, tháng 2 là tháng sau Tết Nguyên
đán và là tháng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động thương mại dịch
vụ trong tháng không sôi động như những tháng trước. Do đó, tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 giảm 7,9% so với tháng trước và
tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
tháng Hai ước tính đạt 414,1 nghìn tỷ đồng, giảm 7,9% so với tháng trước và
tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt
325,2 nghìn tỷ đồng, giảm 6,7% và tăng 8,2%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống
đạt 44,2 nghìn tỷ đồng, giảm 13% và giảm 3,9%; doanh thu du lịch lữ hành đạt
3,3 nghìn tỷ đồng, giảm 21% và giảm 6%; doanh thu dịch vụ khác đạt 41,4 nghìn
tỷ đồng, giảm 10,2% và tăng 1,8%. (Baochinhphu.vn 01/3, Anh Minh)
Theo Tổng cục Thống kê, tháng 2 là tháng sau Tết Nguyên đán
và là tháng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động thương mại dịch vụ
trong tháng không sôi động như những tháng trước.
Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng tháng 2 ước tính đạt 414,1 nghìn tỷ đồng, giảm 7,9% so với tháng
trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 325,2 nghìn tỷ đồng,
giảm 6,7% và tăng 8,2%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 44,2 nghìn tỷ
đồng, giảm 13% và giảm 3,9%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,3 nghìn tỷ đồng,
giảm 21% và giảm 6%; doanh thu dịch vụ khác đạt 41,4 nghìn tỷ đồng, giảm 10,2%
và tăng 1,8%.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 863,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,3% so
với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,4% (cùng kỳ năm 2019 tăng
9,3%).
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng
đầu năm nay ước tính đạt 674 nghìn tỷ đồng, chiếm 78% tổng mức và tăng 9,8% so
với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 13,3% của cùng kỳ năm 2019 do
ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng hạn chế đến nơi công cộng mua
sắm.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm ước tính
đạt 95 nghìn tỷ đồng, chiếm 11% tổng mức và chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm
trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,8%) do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người dân
hạn chế đi lại và ăn uống ngoài gia đình, đồng thời việc tạm ngừng cấp visa cho
khách Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến dịch vụ lưu trú, ăn uống.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng so với cùng kỳ
năm trước giảm ở hầu hết các địa phương, trong đó Khánh Hòa giảm 24,2%; Lâm
Đồng giảm 10,2%; Hà Nội giảm 8,1%; Cần Thơ giảm 5,6%; thành phố Hồ Chí Minh
giảm 5%; Thanh Hóa giảm 2,9%; Bình Định giảm 1,6%.
Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm ước tính đạt 7,4
nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng
kỳ năm 2019 tăng 12,8%), trong đó doanh thu của Bình Thuận tăng 5,3%; Đà Nẵng
tăng 1,5%; Hà Tĩnh tăng 0,8%; Hải Phòng
giảm 0,7%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 1,2%; Hà Nội giảm 9,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu
giảm 9,7%; Quảng Nam giảm 12,8%; Thanh Hóa giảm 23,6%.
Doanh thu dịch vụ khác 2 tháng đầu năm ước tính đạt 87,5
nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2019, trong
đó doanh thu của Quảng Ninh tăng 8,7%; Quảng Ngãi tăng 6,1%; Thừa Thiên - Huế
tăng 5,4%; Đà Nẵng tăng 4,7%; Bình Định tăng 4%; Quảng Bình tăng 3,9%; Hải Phòng tăng 1,2%; thành phố Hồ Chí
Minh giảm 0,3%; Hà Nội giảm 1,2%. (Baochinhphu.vn 01/3, Nguyễn Hoàng;
VietnamPlus.vn 01/3)
Vụ việc thương
tâm xảy ra trưa ngày 27/2, tại một gia đình sinh sống tại xã Đại Bản, huyện An
Dương, TP Hải Phòng.
Chiều 28/2, ông
Vũ Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Đại Bản (An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, vào
trưa 27/2 tại xã vừa xảy ra vụ 2 anh em ruột tử vong vì đuối thương tâm.
Nạn nhân được xác
định là bé N.M.S (SN 2014) và N.T.M (SN 2017). Thời điểm xảy ra tai nạn, bố mẹ
2 cháu bé đang đi làm tại KCN Nomura (Hải Phòng), bà nội đi làm đồng nên 2 bé
S. và M. ở nhà cùng ông nội.
Đến trưa cùng
ngày, ông bà nội phát hiện hai cháu rơi xuống bể nước. Được biết, nắp bể nước
của gia đình được đậy bằng miếng tôn, không có khóa nên rất có thể 2 cháu đùa
chơi phía trên nên gặp nạn.
Ngay sau khi phát
hiện vụ việc, gia đình đã đưa 2 cháu đến Trạm Y tế xã Đại Bản cấp cứu, nhưng 2
cháu được xác định đã tử vong trước đó.
Ngay sau khi nhận
tin báo, chính quyền UBND và Mặt trận Tổ quốc xã Đại Bản đã có mặt tại hiện
trường, chia buồn hỗ trợ gia đình nạn nhân
4 triệu đồng, đồng thời báo cáo sự việc lên UBND huyện An Dương.
(Infonet.vietnamnet.vn 28/2, Nguyên Trung; Nld.com.vn 28/2; Baogiaothong.vn
28/2; Tienphong.vn 28/2; Baophapluat.vn 28/2; Giaoducthoidai.vn 27/2;
Kinhtedothi.vn 28/2; Baodansinh.vn 28/2; Giadinh.net.vn 28/2; Vov.vn
28/2)
Tối 28/2, bà Phạm Thu Xanh, Giám đốc Sở Y tế TP.Hải Phòng,
cho biết TP này cũng đang “chia lửa” với Thái Bình, Quảng Ninh trong việc cách
ly người từ Hàn Quốc trở về. “Mỗi ngày tại sân bay Cát Bi có hơn 100 người từ
Hàn Quốc về nên Hải Phòng cũng đang quá tải”, bà Xanh nói. (Thanh niên 29/2,
tr3; Thanhnien.vn 29/2)
Ngày 28/2, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu
Quốc gia phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo: "Xây dựng bộ tiêu
chí, công tác huy động nguồn lực và mô hình tổ chức bộ máy giúp việc Ban chỉ
đạo xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025".
Tính đến tháng 2/2020, cả nước có 4.947/8.902 xã (55,6%) đã
đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 15,66 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5
tiêu chí. Và hiện có 9 tỉnh/ thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
như: Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình
Dương, Cần Thơ.
Theo định hướng giai đoạn 2021-2025, Ban chỉ đạo Trung ương
sẽ tập trung nhằm nâng cao đời sống của người dân nông thôn và có những điều chỉnh
bổ sung, khắc phục những hạn chế nhằm phù hợp với điều kiện thực tế, đặc thù
từng vùng miền, nhưng trên cơ sở giữ nguyên 19 bộ tiêu chí nông thôn mới giai
đoạn 2016-2020.
Cụ thể, quan tâm hoàn thiện và nâng cấp hệ thống hạ tầng
phát triển kinh tế, xã hội nông thôn đồng bộ, kết nối với đô thị; thực hiện
hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới để hình
thành nền nông nghiệp hiện đại; nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các thiết
chế văn hóa, thể thao; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống;
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.
Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng
Bộ NN&PTNT, Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục
tiêu Quốc gia cho biết, về cơ bản 19 tiêu chí sẽ không thay đổi nhiều mà chủ
yếu chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhất là với các vùng khó khăn,
vùng đặc thù.
“Sẽ không hạ thấp tiêu chuẩn, chất lượng của các tiêu chí
quan trọng như: thu nhập, giảm hộ nghèo, giáo dục, lao động, môi trường, an
ninh trật tự... để đảm bảo việc xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả” - đó là
khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam. (Đại đoàn kết 29/2,
tr5, Thái Bình; Daidoanket.vn 28/2)
Trong văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không
Việt Nam mới đây, UBND TP Hải Phòng đề nghị tạm dừng tiếp nhận các chuyến bay
từ Hàn Quốc về Hải Phòng.
Hiện, mỗi ngày Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi của Hải Phòng
tiếp nhận một chuyến bay thẳng từ Incheon (Seoul), Hàn Quốc về Hải Phòng với số
lượng trung bình từ 150-170 hành khách. Trong đó, có rất nhiều người đi từ hai
TP Daegu và Khu Bắc Gyeongsang của Hàn Quốc. Hải Phòng đã chủ động sàng lọc,
phân loại để chuyển các trường hợp này về cách ly y tế tập trung.
Tuy nhiên, với số lượng lớn người cần cách ly bổ sung hàng
ngày, Hải Phòng không đủ nhân lực, địa điểm để bố trí cách ly tập trung. Để
công tác phòng chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả cao, Hải Phòng đã đề nghị tạm
dừng tiếp nhận các chuyến bay từ Hàn Quốc về Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi,
Hải Phòng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc là quốc gia có số ca
mắc Covid-19 đứng thứ hai sau Trung Quốc. (Baophapluat.vn 29/2, Phương Thanh)
Hải Phòng quyết định lập quy hoạch bảo tồn các khu vực liên
quan tới cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trên sông Bạch Đằng để đề nghị công
nhận là di sản văn hóa thế giới.
HĐND TP Hải Phòng khóa XV vừa thông qua đề án khoanh vùng để
quản lý, lập quy hoạch bảo tồn các khu vực liên quan tới các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm trên dòng sông Bạch Đằng.
Theo nội dung đề án, dòng sông Bạch Đằng trên địa bàn Hải
Phòng trải dài từ ngã ba sông Đác Bạc và sông Giá đến phà Rừng.
Đây là khu vực có nhiều địa danh, di tích lịch sử liên quan
đến 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc, như: đền thờ tướng quân
Trần Quốc Bảo; di tích Bạch Đằng Giang; chùa, động Hang Lương; cụm di tích đền,
chùa Thụ Khê; đình Trúc Động, chùa Hạ Sơn…
TP Hải Phòng đánh giá trong tương lai không xa, cụm di tích
nêu trên hoàn toàn có thể trở thành khu di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng
cấp Quốc gia, tiến tới có thể đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới.
Trước mắt, trong năm 2020, thành phố sẽ triển khai dự án bảo
tồn khu vực bãi cọc Cao Quỳ với diện tích khoảng 150 ha và được chia làm 2 khu
vực.
Khu vực 1 là lập dự án khu vực trung tâm bãi cọc Cao Quỳ với
diện tích gần 15 ha, bao gồm: đường vào bãi cọc mặt cắt nền 18 đến 22 m, dài
hơn 3,4 km. Bãi đỗ xe kết hợp rừng lim xanh diện tích khoảng 10 ha.
Khu trưng bày hiện vật khảo cổ diện tích 3 ha, bao gồm các
hạng mục: khu bảo tồn tại chỗ bãi cọc, nhà đón tiếp, trưng bày, giới thiệu hiện
vật, nhà vệ sinh, quảng trường, đường dạo, vườn cây xanh…
Khu vực 2 có diện tích khoảng 135 ha, trước mắt giữ nguyên
hiện trạng, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp, nghiêm cấm xây
dựng mới các công trình… Tổng mức đầu tư dự án là hơn 431 tỷ đồng.
Trong phạm vi khoanh vùng bảo tồn, TP Hải Phòng hạn chế phát
triển công nghiệp, đô thị có quy mô lớn; không cấp phép khai thác khoáng sản
đối với các dự án mới và rà soát thu hồi các dự án khai thác khoáng sản đã cấp
phép.
Theo thống kê, Hải Phòng có 142 đình, đền, miếu thờ ghi lại
công lao các tướng trong chiến thắng Bạch Đằng. Đặc biệt, vào cuối năm 2019,
trong quá trình lao động sản xuất, người dân phát hiện bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên
Khê (huyện Thủy Nguyên). Sau đó, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải
Phòng tiến hành khai quật 3 hố tại cánh đồng Cao Quỳ, phát hiện 27 chiếc cọc.
Qua kết quả khai quật, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đánh
giá đây là di tích lịch sử quan trọng liên quan đến các trận chiến trên dòng
sông Bạch Đằng vào năm 1288. Phát hiện này làm thay đổi nhận thức về cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử… (News.zing.vn 29/2, Nguyễn Dương;
Giaoduc.net.vn 02/3)
Ngày 29/2, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đình Chuyến đã
có làm việc với Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố do Thứ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến làm Trưởng đoàn. Cùng dự có
đại diện lãnh đạo, sở, ngành, UBND các huyện.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
toàn thành phố hiện có 653 trang trại chăn nuôi, trong đó có 66 trang trại lợn,
587 trang trại gia cầm.
Bệnh cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại thôn Kim Sơn, xã Tân
Trào, huyện Kiến Thụy trên đàn gia cầm của hộ ông Đinh Văn Tứ có tổng đàn vịt
3.770 con. Theo chủ hộ, đàn gia cầm nhập từ Thái Bình về nuôi, không có giấy
chứng nhận kiểm dịch, chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm.
Đến ngày 28/2/2020, dịch đã xảy ra tại 4 hộ (trong đó có 3
hộ nuôi liền kề hộ ông Tứ có kết quả giám sát dương tính virus cúm gia cầm
A/H5N6). Tổng số gia cầm ốm, chết, tiêu hủy trên địa bàn huyện Kiến Thụy hơn
11,3 nghìn con.
Trước tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra trên địa bàn
huyện Kiến Thụy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đình Chuyến yêu cầu xã Tân
Trào, huyện Kiến Thụy tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh theo quy
định. Các hộ cần nuôi nhốt quản lý chặt chẽ đàn gia cầm, không thả rông gia cầm
và thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, khử trùng tiêu
độc phòng chống dịch; tạm ngừng nuôi mới gia cầm, không giết mổ gia cầm…
Đặc biệt, thành lập chốt kiểm dịch tạm thời, bố trí lực
lượng trực 24/24 giờ kiểm soát chặt chẽ, không cho vận chuyển gia cầm, sản phẩm
gia cầm ra - vào vùng có dịch. Tăng cường giám sát dịch cúm gia cầm trên người,
nhất là tại hộ có gia cầm ốm, chết và tiêu hủy do dịch, phát hiện sớm các
trường hợp nghi mắc bệnh, báo cáo cơ quan y tế theo quy định…
Trực tiếp kiểm tra tình hình dịch cúm gia cầm tại xã Tân
Trào, huyện Kiến Thụy, sau khi nghe ý kiến phát biểu của lãnh đạo sở, ngành,
địa phương, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao việc triển khai Chương
trình, Kế hoạch phòng, chống cúm gia cầm A/H5N6 của thành phố Hải Phòng; lãnh
đạo thành phố đã chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm đạt
hiệu quả, thiết thực.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị thành phố tiếp tục chỉ đạo
các huyện chủ động tiêm vắc xin, tổ chức vệ sinh, thực hiện khử trùng, tiêu độc
hiệu quả. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, phổ biến, tuyên
truyền việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm, đặc biệt của các hộ chăn nuôi
nhỏ lẻ.
Hải Phòng là địa phương thứ 9 công bố dịch cúm A/H5N6, sau
Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Trà Vinh, Thái Bình, Bình Dương và Ninh
Bình. (Baophapluat.vn 29/2. H.Thư; Nhandan.com.vn 01/3; Daidoanket.vn 02/3;
Nông nghiệp Việt Nam 02/3, tr1; Nongnghiep.vn 01/3)
Bạch Long Vĩ là hòn đảo nằm trên Vịnh Bắc Bộ. Ở huyện đảo có
vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh trên
biển của đất nước, quân và dân nơi đây luôn nỗ lực phấn đấu bảo vệ, dựng xây để
đảo ngày càng phát triển giàu đẹp...
Quốc ca giữa biển
Mọi người dân Việt Nam đều rất quen thuộc với giai điệu hào
hùng của bài Quốc ca vẫn vang lên mỗi buổi chào cờ. Nhưng nghe Quốc ca giữa
biển trời nơi đảo xa, cách đất liền hàng trăm cây số, được cất lên từ những ngư
dân chân trần đứng trên mũi tàu lại mang đến cảm xúc vô cùng đặc biệt. Tôi may
mắn được chứng kiến khoảnh khắc đó và đã lặng đi vì xúc động. Ấy là khi các ngư
dân của huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) được cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh sát
biển (CSB) 1 trao tặng cờ Tổ quốc. Các ngư dân đã giơ cao lá cờ trên tay và
đồng thanh hát Quốc ca giữa biển trời mênh mông trong không khí vui tươi, hào
hứng và đầy tự hào. Sau khi treo lá cờ Tổ quốc mới lên cột trên nóc ca-bin tàu,
anh Nguyễn Văn Nghinh, quê ở xã Hải Thanh (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) hào hứng kể:
“Chúng tôi ra khơi đánh bắt giữa mênh mông biển cả, mỗi khi nhìn lên nóc tàu
hay nhìn sang tàu bạn thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa biển trời lồng lộng
thì tự hào lắm. Càng cố gắng bám biển, bám ngư trường, vì đây vừa là kế sinh
nhai của chúng tôi, nhưng đồng thời rất tự hào vì mình cũng góp phần khẳng
định, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”.
Các ngư dân tại đây có người chỉ đi học đến khi biết đọc,
biết viết là xuống tàu theo cha mẹ ra biển, nhưng lòng tự hào dân tộc, tinh
thần yêu nước và trách nhiệm với Tổ quốc thì họ không hề thua kém bất cứ ai. Để
có được những kết quả đó phải nhờ đến công sức của các cấp chính quyền, đoàn
thể, LLVT làm nhiệm vụ tại đây đã tích cực tuyên truyền, giáo dục, giải thích
cho ngư dân trong nhiều năm liền. Cùng đi trong chuyến công tác, Thượng tá Lê
Huy, Phó chính ủy Vùng CSB 1 cung cấp thêm thông tin: Nhiều năm qua, BTL CSB đã
xây dựng các kế hoạch, chương trình phổ biến kiến thức pháp luật, tuyên truyền
về biển, đảo và tổ chức nhiều tổ, đội thực hiện nhiệm vụ này xuống từng khu dân
cư, từng tàu cá, từng ngư dân. Trong đó được đánh giá hiệu quả nhất là Chương trình
"CSB đồng hành cùng ngư dân" đã được BTL CSB triển khai từ năm 2017.
Trong chương trình này, ngoài giúp đỡ ngư dân về vật chất, như: Tặng quà, dụng
cụ cứu sinh, thuốc chữa bệnh, làm công trình dân sinh trên các đảo... thì ý
nghĩa về tinh thần là rất lớn, đã động viên ngư dân, người dân sinh sống trên
các đảo vững tin vào Đảng, Nhà nước, tuyên truyền cho người dân nêu cao tinh
thần yêu nước, có ý thức, trách nhiệm trong việc cùng với các lực lượng chức
năng khẳng định, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của đất nước.
Con tàu 9004 của Vùng CSB 1 đưa chúng tôi ra Bạch Long Vĩ
lần này cũng là chuyến đi kết hợp giữa tuần tra, kiểm tra, kiểm soát với tổ
chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân làm ăn trên biển.
Đại úy Lê Xuân Ninh, Chính trị viên phó Hải đội 111, Hải đoàn 11, Vùng CSB 1
giới thiệu với tôi: Tàu 9004 là tàu tuần tra với thiết kế chịu được mọi cấp độ
sóng. Có lẽ do sóng lớn, tàu luôn chao đảo nên khiến tôi say sóng đến mềm
người. Thế nhưng khi bước chân lên đảo, cảnh vật và con người ở Bạch Long Vĩ
làm tôi phấn chấn quên cả mệt sau chặng đường gần 9 giờ lênh đênh trên biển.
Đoàn công tác của chúng tôi làm việc trên đảo với lịch trình dày đặc nên mọi
người như phải chạy đua cùng thời gian và tôi phải tận dụng hết mức mới có chút
thời gian khám phá hòn đảo rất đẹp này.
Có một địa điểm đặc biệt mà hầu như ai ra Bạch Long Vĩ cũng
được giới thiệu đến tham quan, đó là ngọn hải đăng trên đảo. Hải đăng Bạch Long
Vĩ do Tổng công ty Đảm bảo an toàn hàng hải phía Bắc quản lý, được xây dựng từ
năm 1995, chính là “con mắt” của đảo hướng ra Vịnh Bắc Bộ. Ngoài nhiệm vụ chính
là dẫn đường cho tàu thuyền trên biển thì đây còn là biểu tượng khẳng định chủ
quyền quốc gia trên Vịnh Bắc Bộ. Cao hơn 100m so với mực nước biển, chiếu sáng
xa tới 20 hải lý, những ngày đẹp trời, tàu thuyền ở cách hơn 40km vẫn nhìn thấy
ánh sáng của đèn.
Tôi lên hải đăng Bạch Long Vĩ khi hoàng hôn vừa buông. Đón
tôi là anh Vũ Đặng Giang, nhân viên của trạm. Anh Giang dẫn tôi leo hết 100 bậc
thang xoáy trôn ốc lên đỉnh ngọn hải đăng, từ đây có thể nhìn thấy bốn phía
quanh đảo ra tới biển xa. Khi mặt trời vừa lặn xuống đường chân trời thì ánh
đèn của những con tàu đánh cá hiện lên giữa biển như những ngôi sao. “Nhiều đêm
trời yên biển lặng, nhìn thấy cả một vùng biển mênh mông lấp lánh ánh đèn, đẹp
lắm! Và những con tàu từ ngoài đó lại hướng về phía ngọn hải đăng của chúng tôi
để xác định hướng “nhà” của mình”, anh Giang kể.
Nhìn chếch về hướng khác là âu tàu Bạch Long Vĩ, nơi náo
nhiệt nhất của đảo với hàng trăm tàu, thuyền ra vào, neo đậu mỗi ngày. Âu tàu
này bắt đầu hoạt động từ năm 2001, có thể đáp ứng khoảng 20.000 lượt tàu đánh
bắt thủy hải sản trên Vịnh Bắc Bộ vào neo đậu tránh bão, mua bán hải sản, tiếp
dầu, lương thực, nước ngọt. Đây là địa điểm tránh trú an toàn và gần ngư trường
nhất trong Vịnh Bắc Bộ.
Trời tối hẳn, tôi được anh Giang dùng xe máy đưa xuống nơi
nghỉ vì anh bảo: “Giờ này đường rất tối, đi bộ khá nguy hiểm, có khả năng gặp
rắn rết vì đi qua cả đoạn đường rừng vắng”. Nhưng hôm ấy là giữa tuần trăng, con
đường chúng tôi đi không quá tối mà lấp loáng ánh trăng. Trên đầu là cả bầu
trời sao, bốn phía xung quanh là biển đêm với hàng trăm ánh đèn của tàu đánh cá
cũng lấp lánh như sao sa. Tôi có cảm giác mình đang lạc vào xứ sở thần tiên và
thấy cả hòn đảo như đang lơ lửng giữa ngân hà...
Tôi đã không đủ thời gian để khám phá hết những điều thú vị
ở Bạch Long Vĩ trong lần ghé thăm đầu tiên này. Vẫn còn những lời hẹn đành để
lỡ, như: Lời hẹn với cô giáo Vũ Thị Hà đến thăm trường tiểu học, nơi mà theo
lời cô, học sinh đến trường không hề có áp lực điểm số, các thầy cô không có áp
lực về thành tích, thầy và trò trao đổi, truyền đạt kiến thức trong không khí
vui vẻ, thân thương; lời hẹn đến thăm Tiểu đoàn Phòng thủ đảo Bạch Long Vĩ để
ngắm vườn rau “xanh và đẹp hơn cả trong đất liền” như lời “quảng cáo” của Đại
úy Đỗ Quang Tuyên, Chính trị viên tiểu đoàn; hẹn trở lại ăn bữa cơm với các anh
trên trạm hải đăng vì hôm trước các anh đã mời rất nhiệt tình mà tôi phải ra về
để còn theo chương trình làm việc; cả lời hẹn đi phiên chợ sớm để xem nhiều
loại hải sản “lạ và hiếm” theo lời giới thiệu của một người dân ở khu chợ.
Trên chuyến tàu trở về, tôi để ý có 4 chiến sĩ cứ đứng mãi
trên boong nhìn về phía đảo cho đến khi hòn đảo chỉ còn là một vệt xanh nhỏ xa
mờ. Bắt chuyện với họ, tôi được biết, đó là các chiến sĩ của Trạm CSB 1 thuộc
Vùng CSB 1 vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đất liền. Đậu Đoàn Khuê,
chàng trai trẻ quê ở Nghi Lộc, Nghệ An đã có hai năm gắn bó với đảo không khỏi
bâng khuâng, lưu luyến. Mắt vẫn hướng về phía đảo, Khuê tâm sự: “Lúc đầu mới ra
đảo em thấy buồn lắm. Nhưng qua hai năm gắn bó với nơi này, giờ trở về em lại
thấy bâng khuâng lắm!”.
Tâm sự của Khuê khiến tôi nhớ đến câu thơ: “Khi ta ở chỉ là
nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” của nhà thơ Chế Lan Viên. Bạch Long
Vĩ là mảnh đất rất đặc biệt giữa trùng khơi, tuy nhỏ bé và còn nhiều khó khăn,
thiếu thốn nhưng có biết bao nhiêu con người đã, đang và sẽ tiếp tục gắn bó
dựng xây, gìn giữ vùng biển đảo này, để nơi đây mãi là điểm tựa tiền tiêu, là
tấm khiên chắn, là bức tường thành vững chắc của Tổ quốc giữa biển khơi.
(Qdnd.vn 29/2, Ngọc Hân; Quân đội nhân dân 01/3, tr6)
Sở LĐ-TB&XH TP Hải Phòng vừa cho biết tính đến 17 giờ
ngày 28/2, có 41 người nghi nhiễm COVID-19, trong đó đã loại trừ 35 người, còn
sáu người vẫn đang được cách ly điều trị chờ kết quả.
Cũng theo địa phương này, hiện số người đang được cách ly
trên địa bàn là 588 người.
Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH TP Hải Phòng cho biết thêm tính
đến 11 giờ ngày 29/2, có hai người Trung Quốc quay trở lại làm việc, nâng số
lao động Trung Quốc trở lại làm việc là 1.402 người.
Lao động Hàn Quốc trở lại làm việc là sáu người, nâng tổng
số lao động Hàn Quốc trở lại làm việc là 1.525 người. Riêng lao động Nhật Bản
không có người lao động quay lại làm việc, nên tổng số lao động trên địa bàn
vẫn giữ mức 484 người.
Liên quan đến dịch COVID-19, mới đây Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã yêu cầu tất cả bộ, ngành và các tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm giải
pháp cách ly tập trung hành khách đi từ vùng dịch vào Việt Nam.
Các cơ quan, đơn vị như ngoại giao, giao thông vận tải, hàng
không phải thông báo rõ cho hành khách về giải pháp cách ly tập trung áp dụng
đối với người đến hoặc đi qua vùng có dịch để được biết và quyết định việc mua
vé đến hoặc về Việt Nam.
Bên cạnh đó, Thủ tướng khẳng định công tác phòng, chống dịch
COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm nhưng nhiệm vụ thúc đẩy phát triển sản xuất,
kinh doanh cũng cần phải được quan tâm chỉ đạo... (Plo.vn 01/3, Viết Long)
Hải đăng trên đảo tiền tiêu Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) - ngọn
đèn biển sừng sững như tháp bút khổng lồ, cao 80m so với mực nước biển và chiếu
sáng xa tới 20 hải lý. 25 năm qua, “con mắt thần” giữa trùng khơi luôn vững
vàng, kiêu hùng phát sáng, chỉ dẫn tàu bè đến với Bạch Long Vỹ an toàn. Hải
đăng Bạch Long Vỹ - ngọn đèn kiêu hùng giữa trùng khơi.
Bạch Long Vỹ là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ. Cách đất
liền thành phố Hải Phòng chừng 130 km, khoảng 8 tiếng chạy tàu. Không chỉ có vị
trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh – quốc phòng biển
của Việt Nam, mà nơi đây còn sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi xanh, thanh bình.
Hải đăng trên đảo là một trong những địa điểm ưa thích của
nhiều du khách khi đến Bạch Long Vỹ. Lên ngọn hải đăng, khách sẽ được phóng tầm
mắt giữa mênh mông sóng nước, ngắm bình minh từ trên cao, thu gọn cảnh sắc toàn
đảo, cảm nhận thiên nhiên tươi đẹp, trong lành.
Anh Đồng Văn Cường, Trạm trưởng Trạm hải đăng Bạch Long Vỹ
cho biết: Ngọn hải đăng trên đảo Bạch Long Vỹ được xây dựng từ năm 1995, trên
vị trí cao nhất thuộc đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), do Tổng Công ty Đảm bảo An
toàn Hàng hải phía Bắc đầu tư xây dựng và vận hành.
Ngọn hải đăng có chiều cao 23,5m, được chia làm chín tầng.
Tháp cao tổng cộng hơn 100m so với mực nước biển. Ánh sáng đèn tín hiệu có thể
quét xa với bán kính đến 22 hải lý vào ban ngày và 20 hải lý vào ban đêm.
Ngọn hải đăng này có tác dụng độc lập báo vị trí đảo Bạch
Long Vỹ. Nó giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển vịnh Bắc Bộ định hướng và
xác định vị trí của mình. Ngọn hải đăng sừng sững trên đảo, hoạt động suốt ngày
đêm còn góp phần khẳng định và giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ
quốc.
Với những người quản lý, hay công nhân của Tổng Công ty Đảm
bảo An toàn Hàng hải phía Bắc đang vận hành cây đèn biển trên đảo Bạch Long Vỹ
thì tháp đèn là ngôi nhà chung thứ hai của họ.
Khi đoàn công tác của chúng tôi đến với hải đăng, anh Đồng
Văn Cường, Trạm trưởng đon đả đón chào. Thay một hướng dẫn viên du lịch, anh
dẫn chúng tôi leo qua gần 100 bậc thang xoáy trôn ốc lên đỉnh ngọn hải đăng.
Anh giới thiệu cho chúng tôi về cây đèn biển, với những thăng trầm, sóng gió
trùng khơi một cách rành rọt, chi tiết.
Hải đăng sừng sững như tháp bút khổng lồ, có kiến trúc hình
vòm độc đáo với những ô kính cường lực bao quanh. Ở đúng tâm của căn phòng là
tổ hợp các chóa đèn phẳng to như cánh tủ, được gọi tim đèn với thiết kế hình
khối lục lăng, cứ 2 mặt sáng lại có một mặt tối.
Anh Cường cho biết, những ngày trời quang mây tạnh, tàu biển
cách xa Long Châu tới 30 - 40km vẫn nhìn thấy ánh sáng phát ra từ đảo. Việc
thiết kế chóa đèn kiểu sáng - tối để ánh sáng chiếu ra kiểu chớp - tắt, tàu bè
từ xa dễ quan sát hơn, tàu có cảm biến cũng sẽ dễ nhận ra hơn.
Từ đỉnh ngọn đèn nhìn xuống, đưa mắt về hướng Tây Nam đảo,
sẽ thấy hiện lên rõ nét công trình quan trọng bậc nhất của Bạch Long Vỹ - âu
cảng - được thiết kế như một viên kim cương nổi bật giữa trùng khơi. Từ khi
được hoàn thành, đưa vào sử dụng, âu cảng đã biến hòn đảo xa xôi này thành nơi
náo nhiệt với hàng trăm tàu, thuyền ra vào, neo đậu mỗi ngày.
Canh giữ hải đăng có trạm trưởng, trạm phó và các công nhân
quản lý vận hành đèn luồng báo hiệu. Tất cả đều là người trong đất liền, ra đảo
họ sống luôn trong thân đèn, ở khu vực khối đế, với các trang thiết bị cho cuộc
sống ở mức vừa phải.
Công việc gác đèn cũng không quá phức tạp, chủ yếu là đảm
bảo cho đèn luôn sáng vào mỗi đêm. Ban ngày, công nhân chia nhau bảo dưỡng các
hệ thống như điện, ắc quy dự phòng, pin mặt trời hay thông tin liên lạc.
Tuy nhiên, vì là đảo tiền tiêu, Bạch Long Vỹ lắm giông bão,
nên các công nhân gác đèn phải căng sức trực bão. Điện ở đảo phải dùng tiết
kiệm, những lúc bão bùng, mất điện dài ngày, cả tập thể phải tìm mọi cách để
tìm nguồn thay thế, tích trữ điện vào những bình ắc quy khổ lớn.
Khi được hỏi về cuộc sống, những khó khăn của người công
nhân trực đèn trên biển, anh Cường cười nói: “Ở đây, anh em đoàn kết, bảo ban
nhau làm việc vì mục đích chung. Đồ ăn, thức uống trên đảo có phần khó khăn,
khan hiếm hơn đất liền. Nhưng anh em công nhân thay nhau tăng gia, cải thiện
thêm. Điều mà anh em chúng tôi luôn thiếu đó là thiếu… người. Vì thế, bất kỳ dân
đảo nào, không riêng gì chúng tôi, cứ thấy tàu cập bến là khấp khởi, vui mừng
đón khách”.
Ngoài việc làm hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về ngọn
hải đăng, về đảo Bạch Long Vỹ, anh Cường và đồng nghiệp luôn muốn được nghe
khách tâm sự, kể những câu chuyện trong đất liền nơi có người thân mình ở đó. (Giaoducthoidai.vn
01/3, Nguyễn Dịu)
Trung tâm Giáo dục quốc phòng thuộc Trường Đại học Hải Phòng
vừa được UBND thành phố Hải Phòng trưng dụng làm khu vực cách ly. Tại đây, có
thể đón từ 500 đến 1.000 công dân để đối phó với dịch Covid-19.
Theo đó, UBND thành phố vừa ban hành Công văn số 1339 về
việc chuẩn bị khu vực cách ly tập trung cho công dân người Hải Phòng và các
tỉnh khác về nước từ các vùng dịch.
UBND thành phố giao Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố chủ trì,
phối hợp Sở Y tế, Công an thành phố và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên
quan tổ chức tiếp nhận, phân loại, thực hiện cách ly tập trung đối với công dân
người Hải Phòng và các tỉnh khác từ các điểm nóng của dịch Covid-19 về nước tại
sân bay Cát Bi theo quy định.
Giao Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh, Trường Đại học
Hải Phòng chuẩn bị khu vực cách ly cho 500 đến 1.000 công dân và các lực lượng
làm nhiệm vụ. Thời gian bắt đầu thực hiện cách ly từ ngày 1/3.
Trước đó, dự báo sẽ có số lượng lớn khách và công dân từ các
điểm nóng của dịch về thành phố Hải Phòng qua sân bay Cát Bi, thực hiện chỉ đạo
của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Chỉ huy Quân sự
thành phố có tờ trình về việc bảo đảm lưu trú, cách ly cho công dân người Hải
Phòng và các tỉnh khác về từ vùng dịch.
Trong tờ trình, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố đã đề xuất
trưng dụng Trung tâm Giáo dục quốc phòng chuẩn bị khu vực cách ly cho 500 đến
1.000 công dân và các lực lượng làm nhiệm vụ. (Baophapluat.vn 01/3, Song Thu;
Nhandan.com.vn 01/3; Nhandan.com.vn 02/3; Dantri.com.vn 01/3; Vtv.vn 01/3; Nhân
dân 02/3, tr5)
Ngày 1/3, Sở Y tế Hải Phòng cho biết cơ quan chức năng đã
thực hiện phân loại cách ly đối với 181 hành khách trong chuyến bay từ Hàn Quốc
về Hải Phòng.
Chuyến bay từ sân bay Incheon (Hàn Quốc) về Cảng hàng không
quốc tết Cát Bi (Hải Phòng) sáng 1/3 mang theo 181 hành khách, trong đó có 25
khách Hàn Quốc, 156 hành khách Việt Nam.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại
một số địa phương của Hàn Quốc, để chủ động phòng, chống dịch có nguy cơ xâm
nhập qua chuyến bay này, cơ quan chức năng của Hải Phòng đã quyết định thực
hiện phân loại, cách ly tập trung đối với toàn bộ hành khách trên chuyến bay
này.
Ngay sau máy bay hạ cánh, hành khách được đo thân nhiệt,
sàng lọc cách ly ngay tại khu vực sân bay. Cơ quan chức năng cho biết trong số
181 hành khách trên chuyến bay từ Hàn Quốc về Hải Phòng có 11 ca có biểu hiện
sốt được đưa về cách ly tại Khoa Bệnh nhiệt đới BV Việt Tiệp. Ngoài ra, qua
khai báo y tế, có bảy trường hợp khác về từ vùng dịch ở Hàn Quốc.
Theo Sở Y tế Hải Phòng, sở này sẽ thực hiện đón, phân loại
cách ly đối với 123 hành khách gồm 25 khách Hàn Quốc và 101 hành khách Việt Nam
trú tại Hải Phòng, đưa về cách ly tại cơ sở 2 BV Việt Tiệp. Bộ chỉ huy quân sự
TP đón số hành khách còn lại là người Việt Nam không cư trú tại Hải Phòng, đưa
về cách ly tại Trường quân sự TP.
Cơ quan chức năng huy động bốn xe cấp cứu của Trung tâm Cấp
cứu 115 cùng xe cấp cứu của trung tâm y tế các quận, huyện để vận chuyển hành
khách từ sân bay tới khu vực cách ly.
Để hạn chế nguy cơ lây chéo dịch bệnh trong quá trình di
chuyển, Sở Y tế bố trí hành khách người Hàn Quốc, khách nghi ngờ có khả năng
nhiễm dịch, khách đi từ vùng dịch di chuyển bằng các xe riêng của Trung tâm Cấp
cứu 115.
Do số lượng hành khách khá nhiều lại chở theo hành lý nên
việc vận chuyển hành khách tới tận 14 giờ 30 vẫn chưa hoàn tất.
Trước đó, ngày 29/2, Hải Phòng cũng đã thực hiện sàng lọc,
cách ly đối với 98 hành khách trên chuyến bay từ Hàn Quốc về Hải Phòng. Trong
số đó có ba hành khách có biểu hiện sốt được đưa về Khoa Bệnh nhiệt đới BV Việt
Tiệp để theo dõi, giám sát.
Bà Phạm Thu Xanh, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng, cho biết hiện
nay khu cách ly tại cơ sở 2 BV Việt Tiệp và Trường quân sự TP đã đầy. Cơ quan
chức năng dự kiến từ ngày 2/3, sẽ sử dụng Trung tâm Giáo dục quốc phòng Trường
ĐH Hải Phòng để cách ly đối với hành khách về từ vùng dịch. (Plo.vn 01/3, Đỗ
Hoàng; Tienphonbg.vn 01/3)
Sân bay Cát Bi sẽ đón chuyến cuối cùng từ Hàn Quốc về trong
sáng 2/3, sau đó tạm dừng đến gần hết tháng.
Ông Vũ Duy Mật, Phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Cát Bi,
cho biết sân bay sẽ tạm dừng đường bay Cát Bi - Incheon (Hàn Quốc) từ ngày 2/3
đến 29/3. Đây là quyết định của hãng hàng không đang khai thác đường bay này.
Đêm 1/3, hãng sẽ bay từ Cát Bi sang Incheon và thực hiện
chuyến bay cuối cùng đón người về nước trước khi tạm dừng.
Sau khi Nội Bài và Tân Sơn Nhất dừng nhận chuyến bay từ Hàn
Quốc, người Việt tại Hàn có xu hướng chọn bay về Cát Bi. Theo ông Mật, với gần
200 người thuộc diện cách ly trở về mỗi ngày, địa phương cũng sẽ quá tải chỗ
cách ly trong vài ngày tới nếu không dừng bay.
Sáng 1/3, sân bay Cát Bi đón chuyến bay chở 181 hành khách
từ Incheon về, trong đó có 25 công dân Hàn Quốc, 156 người Việt Nam. Toàn bộ
hành khách đã được phân loại tại sân bay và đưa về các điểm cách ly tập trung
của thành phố.
Hành khách được đưa về cách ly tập trung tại Bệnh viện Hữu
nghị Việt Tiệp cơ sở 2 để theo dõi. Quá trình cách ly nếu phát hiện ca nghi
nhiễm sẽ chuyển đến bệnh viện cơ sở 1.
Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng giao Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
chuẩn bị xe, buồng phòng đảm bảo tiếp nhận người. Để hạn chế nguy cơ lây chéo
dịch bệnh trong quá trình di chuyển, Sở Y tế Hải Phòng bố trí hành khách Hàn
Quốc, khách nghi ngờ nhiễm dịch và khách đi từ vùng dịch (nếu có) di chuyển
bằng các xe riêng của Trung tâm Cấp cứu 115. (News.zing.vn 01/3, Ngoc Tân;
Vtc.vn 01/3)
Tàu chở hàng Guo Xing 1 bị chìm ở Nhật Bản có 14 thủy thủ,
trong đó có 6 người mang quốc tịch Việt Nam, 7 người Trung Quốc và 1 người
Philippines.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 1/3, Đại sứ quán Việt
Nam tại Nhật Bản đã xác nhận vào lúc 22 giờ 35 phút ngày 29/02, tàu chở hàng
Guo Xing 1 treo cờ Belize đã bị chìm sau khi đâm va vào một tàu cá của Nhật Bản
tại vị trí cách cảng cá Tomari, tỉnh Aomori, 12km về phía Đông.
Ông Nguyễn An Tiến, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại
Nhật Bản, cho biết vào thời điểm xảy ra tai nạn, trên tàu Guo Xing 1 có 14 thủy
thủ, trong đó có 6 người mang quốc tịch Việt Nam, 7 người Trung Quốc và 1 người
Philippines.
Trong số này, chỉ có một thủy thủ Việt Nam, tên là Nguyễn
Văn Hải, sinh ngày 20/11/1986 tại Hải Phòng, đã được một tàu khác đang hoạt
động gần khu vực xảy ra tai nạn cứu thoát. Các thủy thủ khác trên tàu hàng này
vẫn đang mất tích.
Ông Tiến nói: “Đại sứ quán đã liên hệ với thủy thủ Hải để
nắm thông tin về tình hình sức khỏe và nguyện vọng của thủy thủ này. Hiện nay,
thủy thủ Hải đã bình phục, sức khỏe ổn định. Anh Hải đã bày tỏ nguyện vọng sớm
được hồi hương. Bên cạnh đó, Đại sứ quán đã liên hệ và đề nghị các cơ quan chức
năng của Nhật Bản đảm bảo quyền lợi cho công dân này."
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) đã cử các tàu tuần
tra tới khu vực xảy ra tai nạn để tìm kiếm những thủy thủ còn mất tích.
Ông Tiến khẳng định: “Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản sẽ
tiếp tục nắm tình hình và chủ động liên hệ với phía Nhật Bản để bảo hộ công
dân”. (VietnamPlus.vn/Baotintuc.vn/TTXVN 01/3, Đào Thanh Tùng; Nhandan.com.vn
01/3; Vov.vn 01/3; Doisongphapluat.com 01/3; Baochinhphu.vn 01/3; News.zing.vn
01/3; Nguoiduatin.vn 01/3; Tienphong.vn 02/3; Antt.nguoiduatin.vn 02/3; Phapluatnet.vn 02/3; Baoquocte.vn 02/3;
Hà Nội mới 02/3, tr8; Thanh niên 02/3, tr3)
Chuỗi hành trình 'Cùng Honda đẩy lùi Corona' đã được Honda
Winner tiếp nối tại các khu công nghiệp Nomura, Tràng Duệ, TP Hải Phòng và tỉnh
Vĩnh Phúc vào cuối tuần qua.
14 ngày, một nửa chặng hành trình trôi qua đã đọng lại trong
người tham gia rất nhiều cảm xúc sau khi chương trình đã lăn bánh tới 4 thành
phố Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng và Vĩnh Phúc, trao tặng được 120.000 chiếc khẩu
trang cho người lao động và rất nhiều phần quà có ý nghĩa cho 11 đơn vị nhà
trường.
Dù có gặp chút bất lợi về thời tiết, thành viên của CLB
Winner không giấu được niềm vui của mình sau một ngày dài làm việc hăng say khi
được tham gia một chương trình có ý nghĩa cho cộng đồng.
Ngoài ra, các anh chị em công nhân chia sẻ rằng người lao
động cũng cảm thấy yên tâm và tập trung làm việc với năng suất cao hơn sau khi
được tiếp xúc với nguồn tin tức chính thống về cách phòng ngừa dịch bệnh cũng
như có sự chuẩn bị cần thiết trong việc bảo vệ bản thân.
Trong hai ngày 28, 29/2, trong hành trình đến với các khu
công nghiệp (KCN) Nomura, KCN Tràng Duệ, TP Hải Phòng, CLB Winner đã trao tặng
những chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn và tờ rơi hướng dẫn cách phòng chống,
bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh cho hơn 40.000 công nhân tại KCN Nomura và KCN
Tràng Duệ.
Bên cạnh đó, Honda Winner cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến
cuộc sống của người dân tại Vĩnh Phúc. Tại đây, Honda Winner đã hỗ trợ 30.000
chiếc khẩu trang đến Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc với phương châm cùng
cộng đồng chống dịch COVID-19 trên tinh thần không chủ quan, không bị động,
không hoang mang.
Song song với "Hành Trình Winner - Cùng Honda Đẩy Lùi
Corona", "Hành trình Winner - Thắp lửa đam mê" cũng đã diễn ra
thuận lợi tại 7 tỉnh thành trong 2 tuần qua. Vào ngày 29/2 và 1-3, trong hành
trình đến với các trường học tại Hậu Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh, các anh
em cầm lái Honda Winner 150 đã có cơ hội để thử khả năng tăng tốc cũng như vận
hành ở tốc độ cao. Trên những đoạn đường nhiều ổ gà, ổ voi, với lốp kích thước
lớn, dòng xe tay côn Honda Winner 150 đã phát huy được ưu điểm bám đường của
mình, sẵn sàng vượt qua thử thách trên mọi cung đường.
Tại đây, Honda Winner đã khích lệ tinh thần học tập, vui
chơi lành mạnh của các em học sinh thông qua việc trao tặng những phần quà, học
bổng có giá trị cũng như xây dựng một sân chơi bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi
cho các em học sinh được vui chơi sau những giờ học căng thẳng.
Honda Winner hi vọng có thể cùng nhà trường sẵn sàng đón các
em trở lại học tập bằng những hoạt động vệ sinh sạch sẽ trường lớp, lắp đặt bồn
rửa tay kèm theo bảng hướng dẫn quy trình hướng dẫn rửa tay, và trao tặng 100
cục xà phòng diệt khuẩn cùng với 500 khẩu trang vải kháng khuẩn.
Thông qua "Hành Trình Winner - Cùng Honda đẩy lùi
corona" và cả "Hành trình Winner - Thắp lửa đam mê", Honda
Winner mang tới cho cộng đồng một năng lượng tràn đầy tích cực, giúp mọi người
duy trì một lối sống lành mạnh.
Sau TP Hải Phòng và tỉnh Vĩnh Phúc, Honda Winner sẽ chọn TP
Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh sẽ là những điểm đến tiếp theo
trong chuỗi "Hành trình Winner - Cùng Honda đẩy lùi corona" từ nay
đến ngày 31-3-2020. Bên cạnh đó, "Hành trình winner - Thắp lửa đam
mê" vẫn được diễn ra song song tại 29 tỉnh thành từ nay đến 29-3-2020. (Tuoitre.vn 01/3)
Sau 4 tuần tạm
nghỉ phòng dịch Covid-19, nhiều đại học quyết định đón sinh viên quay trở lại
trường từ ngày 2/3.
11 trường trực
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là: Đại học Công nghệ; Đại học Khoa học Tự nhiên;
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Đại học Ngoại ngữ; Đại học Kinh tế; Đại
học Giáo dục; Đại học Việt Nhật; Khoa Luật; Khoa Y Dược; Khoa Quốc tế; Khoa
Quản trị và Kinh doanh.
Lịch học các môn
chung của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao; Trung tâm Giáo
dục Quốc phòng và An ninh lùi đến hết ngày 15/3/2020. Học sinh THCS, THPT thuộc
các trường đại học thực hiện theo kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Đại học quốc gia
Hà Nội cho biết, với sinh viên, học viên sau đại học, giảng viên, chuyên gia
quốc tế có quốc tịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ở trong vùng dịch (đang ở
tại các quốc gia này) tiếp tục nghỉ cho đến khi có thông báo mới.
Còn sinh viên,
học viên sau đại học, giảng viên, chuyên gia quốc tế đang ở tại Việt Nam thì
các đơn vị căn cứ vào điều kiện thực tiễn, trên cơ sở các văn bản quy định hiện
hành về phòng, chống dịch chủ động chỉ đạo triển khai phù hợp tại đơn vị.
Cùng với đó,
nhiều trường đại học khác trong cả nước bắt đầu thông báo đón sinh viên trở lại
trường từ 2/3/2020 là: Đại học Bách Khoa Hà Nội; Đại học Giao thông Vận tải
TP.HCM; Đại học Y Dược TP.HCM.
Học sinh của 11
trường đại học thuộc Bộ Y tế cũng đi học gồm: Đại học Y Hà Nội, Đai học Dược Hà
Nội, Đại học Y dược TP.HCM , Đại học Y Dược Hải Phòng, Đại học Y Dược Thái Bình, Đại học Y - Dược Cần Thơ, Đại
học Y tế công cộng, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Học viện Y - Dược học cổ
truyền Việt Nam, Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương, Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà
Nẵng. (Vtc.vn 28/2, Hà Cường)
Ngày 28/03/2020
Sở GD&ĐT có văn bản số 423/SGDĐT-VP về việc xin ý kiến cho học sinh mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở nghỉ học từ ngày 02/03 đến ngày 08/03 nhằm đảm
bảo công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid - 19.
Theo đó, căn cứ
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 716/VPCP-KGVX ngày 02/02/2020
của Văn phòng chính phủ về việc xin ý kiến chỉ đạo cho phép học sinh, sinh viên
nghỉ học phòng, chống dịch nCoV. Căn cứ công văn số 586/BGDĐT-GDTrH ngày
27/02/2020 của Bộ GDĐT gửi UBND các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương về
việc cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ học để phòng chống Covid
-19.
Căn cứ các văn
bản chỉ đạo của UBND TP về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
Covid - 19. Căn cứ vào việc kiểm tra thực tế về phòng, chống dịch tại các đơn
vị trường học trên địa bàn thành phố. Căn cứ ta kiến chuyên môn của Sở y tế Hải
Phòng và tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới và tại Việt
Nam.
Sở GD&ĐT Hải
Phòng đề nghị UBND TP. Hải Phòng cho phép trẻ em mầm non, học sinh tiểu học,
THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2/3 đến hết ngày 8/3/2020. Học sinh THPT, học
viên giáo dục thường xuyên đi học trở lại từ ngày 2/3/2020.
(Thuonghieucongluan.vn 28/2, Q.N; Giaoduc.net.vn 28/2; Laodong.vn 28/2; Thanh niên 29/2, tr17;
Baophapluat.vn 29/2; Baophapluat.vn 29/2; Vov.vn 29/2; Daidoanket.vn 02/3; Đại
đoàn kết 02/3, tr2)
Qua hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 06 của HĐND thành phố quy
định cơ chế, chính sách trong phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi tuyển
chọn, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ giáo viên giỏi trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng
học sinh giỏi quốc gia, quốc tế thành phố đã và đang mang lại nhiều "trái
ngọt" cho ngành Giáo dục thành phố Cảng.
Tại cuộc thi Olympic Toán quốc tế (IMO) 2019 tại Vương quốc
Anh, em Nguyễn Thuận Hưng, học sinh lớp 12 chuyên Toán, Trường THPT chuyên Trần
Phú xuất sắc giành huy chương vàng môn Toán. Với thành tích này, 24 năm liền
Hải Phòng có giải quốc tế, trở thành một trong những địa phương dẫn đầu toàn
quốc về thành tích thi học sinh giỏi quốc tế. Em Nguyễn Thuận Hưng là người đầu
tiên được nhận phần thưởng cao nhất sau khi Nghị quyết 06 của HĐND thành phố
được ban hành.
Phó giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Đỗ Văn Lợi cho biết,
ngoài thành tích quốc tế vừa giành được, trong năm học 2019 – 2020, với 79/112
các thí sinh tham gia đoạt giải, trong đó có 7 giải nhất, 26 giải nhì, 24 giải
ba, 22 giải khuyến khích, Hải Phòng tiếp tục nằm trong tốp đầu toàn quốc về
thành tích thi học sinh giỏi quốc gia. So với năm học 2018-2019, đội tuyển học
sinh giỏi thành phố tăng thêm 7 giải (1 giải nhất, 3 giải nhì). Tính đến tháng
12-2019, tổng tiền thưởng giáo viên và học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc
gia, quốc tế vận dụng theo mức thưởng theo Nghị quyết số 06 hơn 14 tỷ đồng.
Trước đây, thành phố chưa xây dựng được cơ chế, chính sách
đặc thù về giáo dục, mức chi từ ngân sách chưa bảo đảm, sau khi Nghị quyết 06
ra đời, kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi trở nên thuận lợi
hơn.Thầy giáo Đoàn Thái Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Phú cho biết,
nhờ sự quan tâm của thành phố, nhà trường tháo gỡ vướng mắc, khó khăn
trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi. Thầy Sơn lấy ví dụ,
trước đây mỗi đội tuyển đi thi học sinh giỏi quốc gia được nhà trường hỗ trợ 50
triệu đồng, kinh phí đến từ nguồn xã hội hoá mà cha mẹ học sinh đóng góp chủ
yếu nên rất khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay mỗi đội tuyển đi thi học sinh giỏi
được nhà trường hỗ trợ 200 triệu đồng, mỗi học sinh khi tham gia đội tuyển học
sinh giỏi được hỗ trợ 6 triệu đồng. Điều này giúp các em học sinh học giỏi,
nhưng gia đình kinh tế khó khăn hoàn toàn có thể yên tâm tập trung ôn luyện. Bên
cạnh đó, nhờ những cơ chế đãi ngộ hấp dẫn đối với sinh viên, giáo viên người
Hải Phòng mà năm học 2019-2020, trong số những học sinh đoạt giải quốc gia,
quốc tế của nhà trường có 3 học sinh lựa chọn thi vào Trường đại học Sư phạm Hà
Nội, trong đó có em Nguyễn Thuận Hưng (Huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế
2019) và 2 học sinh đoạt giải quốc gia. Nhà trường sẽ theo dõi, hỗ trợ để sau
khi tốt nghiệp, các em trở về góp sức trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân
tài.
Tại cuộc giám sát giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số
06/2018/NQ-HĐND của HĐND thành phố vừa qua, bên cạnh thành tích đáng ghi nhận,
các đại biểu cũng chỉ ra những khó khăn trong quá trình thực hiện nghị quyết,
đồng thời đưa ra nhiều giải pháp để nghị quyết thực sự phát huy hiệu quả cao.
Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Phú Đoàn Thái Sơn cho biết, theo Đề án 3930
ngày 26-6-2018 của UBND thành phố Hải Phòng, kinh phí cấp cho công tác đào tạo,
bồi dưỡng học sinh giỏi năm 2019 là 27 tỷ 901 triệu đồng, tuy nhiên thực tế nhà
trường mới được cấp 16 tỷ 202 triệu đồng nên ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thiện
các khu chức năng như nhà học đội tuyển, khu ký túc xá dành cho học sinh, dẫn
đến khó khăn trong việc tập huấn tập trung các đội tuyển. Bên cạnh đó, công tác
tập huấn và tổ chức phần thi thực hành các môn: Tin học, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa
học, Sinh học gặp nhiều khó khăn do chưa có nhà thí nghiệm. Ngoài ra, thiếu lực
lượng giáo viên chuyên đủ dày để thay thế các giáo viên đến tuổi nghỉ hưu.
Nhiều đại biểu cũng cho rằng, công tác phát hiện, đào tạo,
bồi dưỡng học sinh giỏi cần được làm tốt từ bậc THCS, chứ không phải đợi đến
bậc THPT. Bởi có nhiều em học tốt ở bậc THCS, nhưng do không có điều kiện tập
huấn, bồi dưỡng nên không thể vào được Trường THPT chuyên Trần Phú. Mặc dù Sở
GD&ĐT xây dựng kế hoạch thí điểm khối THCS chất lượng trong Trường THPT
chuyên Trần Phú; xây dựng Đề án các trường THCS trọng điểm tại các quận, huyện
để tạo nguồn, phát hiện, bồi dưỡng HSG giỏi thành phố từ cấp THCS, tuy nhiên
đến nay việc xây dựng trường THCS trọng điểm tại các địa phương còn triển khai
chậm.
Để nghị quyết phát huy hiệu quả cao trong thực tế, Phó giám
đốc Sở GD&ĐT thành phố Vũ Văn Trà cho biết, trước mắt Sở triển khai đề án
xây dựng bổ sung cấp THCS chất lượng trong trường THPT chuyên Trần Phú; làm
việc với các quận, huyệnxây dựng các trường THCS trọng điểm tại các địa phương.
Sở Tài chính cũng sẽ nhanh chóng cấp đủ kinh phí để Trường THPT chuyên Trần Phú
có thể hỗ trợ tiền thuê nhà đối với học sinh ở xa, giúp các em giảm chi phí
trong thời gian tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi, đồng thời nhà trường cũng
có kinh phí để hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập huấn đội tuyển.
Thầy giáo Đoàn Thái Sơn cũng thông tin thêm, thời gian qua nhà trường cũng chủ
động liên hệ các trường đại học tốp đầu cả nước để kêu gọi, thu hút nhân tài về
đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng, thành phố nói chung.
Đến nay, 2 giáo viên Vật lý và Toán học về trường và đang dạy theo diện hợp
đồng, sắp tới sẽ tham gia kỳ thi tuyển chọn giáo viên môn chuyên. Thời gian sắp
tới, nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện công tác thu hút nhân tài để thay thế cho
các giáo viên sắp đến tuổi nghỉ hưu. (Baovanhoa.vn 28/2; Baovanhoa.vn 28/2,
Hiệp Lê)
Để đón học sinh trung học phổ thông quay lại trường học vào
ngày 2/3, các trường tại Hải Phòng đã thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống
dịch bệnh Covid-19.
Giáo viên trường chuyên ở Hải Phòng điều chế nước rửa tay
diệt khuẩn chống dịch
Trong 2 ngày cuối tuần (29/2 và 1/3), các trường trung học
phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng
tích cực triển khai các biện pháp phòng dịch.
Theo quan sát của phóng viên, các nhà trường đều thực hiện
vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan
chuyên môn.
Tại Trường Trung học phổ thông An Lão, nhà trường huy động
toàn bộ cán bộ, giáo viên để vệ sinh phòng học, dọn vệ sinh xung quanh trường;
Lau chùi các vật dụng thường xuyên cầm, nắm như: tay vịn cầu
thang, tay nắm cửa, bàn, ghế phòng học, nhà vệ sinh và các phòng chức năng,
thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học và học liệu được sử dụng trong dạy và học
nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 từ môi trường, lớp học.
Cùng với đó, nhà trường đã chuẩn bị nước sát khuẩn đặt tại
các vị trí thuận lợi để giáo viên, học sinh sử dụng.
Nhà trường cũng phân công cán bộ nhắc nhở giáo viên, nhân
viên, học sinh rửa tay thường xuyên khi vào phòng học, phòng thí nghiệm, nhà
ăn, nhà vệ sinh;
Cô giáo Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông
Ngô Quyền cho biết, trong thời gian học sinh nghỉ học, nhà trường thực hiện
nghiêm túc các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Sở Giáo dục và
Đào tạo.
“Nhà trường tổ chức tập huấn cho giáo viên, nhân viên nhà
trường quy trình phòng, chống dịch bệnh để thực hiện và hướng dẫn học sinh thực
hiện khi trở lại trường học.
Ban giám hiệu nhà trường cũng giao nhiệm vụ cho giáo viên
thường xuyên theo dõi, giám sát và hướng dẫn học sinh thực hiện đúng quy trình
phòng, chống dịch bệnh được Bộ Y tế hướng dẫn”, cô giáo Cao Tố Nga nói.
Cũng theo cô giáo Nga, nhà trường xác định phải đặt sức khỏe
của học sinh, giáo viên lên hàng đầu.
Do đó, những ngày vừa qua, tập thể Ban giám hiệu, giáo viên
nhà trường đã tích cực dọn vệ sinh trường, lớp, thực hiện các biện pháp khử
khuẩn để đón các em quay trở lại trường vào ngày 2/3.
Thầy giáo Phạm Anh Phong, Phó hiệu trưởng Trường Trung học
phổ thông Hàng Hải chia sẻ: “Bên cạnh việc vệ sinh trường, lớp, khử khuẩn, nhà
trường cũng triển khai các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho giáo viên,
học sinh.
Ban giám hiệu nhà trường hướng dẫn giáo viên thực hiện và
phối hợp với gia phụ huynh hướng dẫn học sinh thực hành hàng ngày các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc biệt là rèn luyện thói
quen rửa tay thường xuyên, đúng lúc, đúng cách, không đưa tay lên mặt, mũi,
miệng”.
Theo bà Đỗ Thị Hòa, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải
Phòng, ngày 28/2, sở đã ban hành văn bản đề nghị các cơ sở giáo dục thực hiện
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhằm đón các em học sinh cấp 3
quay trở lại trường.
Cùng với các biện pháp các nhà trường đã thực hiện, sở yêu
cầu các cơ sở giáo dục có dịch vụ đưa, đón học sinh bằng xe ô tô, mỗi ngày hai
lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh phải tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa
xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe;
Thực hiện nghiêm các yêu cầu quy định về an toàn vệ sinh,
khử khuẩn trước, trong và sau khi đưa đón học sinh.
Đối với học sinh tự đi học hoặc do gia đình đưa đón, gia
đình học sinh có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn học sinh thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh trên đường từ nhà đến trường và từ trường về nhà.
Kiểm soát chặt chẽ người ra, vào khuôn viên nhà trường, có
biện pháp phù hợp để không cho người có biểu hiện sức khỏe không bình thường
vào trường.
“Trước khi học sinh đến trường, gia đình cần nhắc nhở học
sinh trung học phổ thông tự do thân nhiệt; không cho học sinh đến trường khi có
biểu hiện không bình thưởng về sức khỏe.
Khi học tập ở trường, giáo viên hướng dẫn học sinh tự theo
dõi bản thân để phát hiện kịp thời và báo cáo giáo viên khi cảm thấy sức khỏe
không bình thường;
Thường xuyên rửa tay trước khi vào lớp, trước khi ăn, sau
khi đi vệ sinh, sau khi thực hành, thí nghiệm, sử dụng sách, vở, học liệu dùng
chung…
Khi phát hiện có học sinh không bình thường về sức khỏe,
giáo viên kịp thời báo cáo lãnh đạo nhà trưởng để có biện pháp xử lý.
Kết thúc mỗi buổi học, các nhà trường duy trì thực hiện vệ
sinh, tẩy trùng trường, lớp theo đúng quy định; kiểm tra, bổ sung nước sát
khuẩn, xà phòng và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị cho buổi học tiếp
theo”, bà Đỗ Thị Hòa cho biết. (Giaoduc.net.vn 02/3, lã Tiến)
Qua hệ thống
camera giám sát trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, lực lượng CSGT thuộc Đội
TTKS giao thông đường bộ cao tốc số 2, Phòng Hướng dẫn TTKS giao thông đường
bộ, Cục CSGT (Đội 2) đã lập biên bản, xử lý với lái xe ô tô tải đi ngược chiều
trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Cụ thể, vào
khoảng 02h45 cùng ngày, tổ kiểm soát hình ảnh đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
phát hiện ô tô BKS: 36C-167.XX, đi ngược chiều từ Km 89 đến Km 94+ 850. Ngay
sau khi phát hiện sự việc, tổ kiểm soát hình ảnh đã báo cho lực lượng CSGT
thuộc Đội 2 để kịp thời xử lý.
Đến 3h15 cùng
ngày, tổ công tác thuộc Đội 2 đã tiếp cận chiếc xe chạy ngược chiều, lập biên
bản hành chính và tạm giữ phương tiện, GPLX với lái xe. Được biết, lái xe vi
phạm tên là Lê Văn H, sinh năm 1977, có hộ khẩu thường trú tại huyện Tĩnh Gia,
Thanh Hóa.
Theo Nghị định
100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi vi phạm của lái xe H bị phạt từ
16-18 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) từ 5 - 7
tháng.
Trước đó, vào hồi
9h27 ngày 17/2, hệ thống camera giám sát trên đường cao tốc này đã ghi nhận tài
xế ôtô biển kiểm soát 17D - 004.XX điều khiển xe ô tô đi ngược chiều trên đường
cao tốc ở làn đường cho phép chạy 120km/h. Tổ công tác thuộc Đội 2 cũng đã lập
biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với lái xe, theo đúng quy định của pháp
luật. (Anninhthudo.vn 28/2, Hoàng Phong; Doisongvietnam.vn 28/2; Vtc.vn 28/2;
Kinhtedothi.vn 28/2; Baophapluat.vn 28/2; Vov.vn 28/2; Tienphong.vn 28/2; Atgt.vn 28/2; Nguoiduatin.vn 28/2;
Phapluatxahoi.vn 29/2; An Ninh Thủ
Đô 29/2, tr9; Gia đình & Xã hội 29/2, tr4)
Không ít người tham gia giao thông cố tình lấn vào làn ngược
chiều tại đường ngang khi chờ tàu qua dẫn đến việc ùn tắc mỗi khi có tàu.
Tại hai bên đường bộ trước khi vào đường ngang đều có dải
phân cách để các phương tiện đi theo làn, tránh ùn tắc trên đường ngang. Tuy
nhiên, trong ảnh, người và phương tiện ngang nhiên dừng đỗ kín cả làn đường
ngược chiều trong khi đợi tàu.
Tình trạng này thường xuyên xảy ra tại đường ngang này. Một
nhân viên gác chắn tại đây cho biết, đường ngang này gần ngay ngã ba giao giữa
phố Hai Bà Trưng và phố Trần Nguyên Hãn. Cách chắn về hai phía chỉ khoảng vài
trăm mét là hai ngã tư Tam Kỳ, An Dương có tín hiệu giao thông đường bộ đèn
xanh - đèn đỏ.
Cũng cách gác chắn trong vòng bán kính khoảng 200-300m là
Bệnh viện đa khoa Việt Tiệp, chợ An Dương và trường học nên lượng người và xe
qua lại đường ngang này rất đông. Mỗi khi có tàu qua, các phương tiện nối đuôi
nhau chờ xếp hàng dài, có khi đến tận ngã tư.
Nếu các phương tiện dừng đúng làn đường, khi tàu qua hết,
chắn mở, các phương tiện tuần tự qua sẽ nhanh chóng thanh thoát. Nhưng do ý
thức của không ít người tham gia giao thông, cố tình lấn vào làn ngược chiều
như vậy, dẫn đến càng thêm ùn tắc mỗi khi có tàu.
Trước hình ảnh này, nhiều thành viên bức xúc: “Thiếu ý thức,
dừng xe như vậy, tắc đường, lại ăn vạ, đổ tại đường sắt, đòi đưa tàu ra khỏi
nội đô Hải Phòng”. Các thành viên khác cho biết, tình trạng trên hiện khá phổ
biến tại các đường ngang khác trên cả nước, nhất là tại các đô thị.
Điều đáng nói là, CSGT thường không xử phạt các hành vi vi
phạm này, mặc dù tại không ít đường ngang thường xuyên có lực lượng CSGT trực
chốt để điều tiết, xử lý vi phạm giao thông đường bộ.
Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đã có nhiều
quy định xử phạt tăng nặng hơn so với trước, đối với cả vi phạm giao thông
đường bộ và vi phạm giao thông đường sắt. “Trước thì bảo chế tài không đủ sức
răn đe, giờ quy định xử phạt nặng hơn rồi vẫn không xử phạt. Chỉ cần lực lượng
công an, thanh tra giao thông làm nghiêm, tự khắc người tham gia giao thông
“xót tiền” sẽ phải ý thức hơn”, một thành viên bình luận. (Baogiaothong.vn
01/3, Kỳ Nam)
Thực hiện Chương trình công tác năm 2020, sáng 27/2, Đoàn
công tác của Quận ủy Lê Chân do đồng chí Lê Trung Kiên, Ủy viên Thành ủy, Bí
thư Quận ủy Trưởng đoàn làm việc tại Dự án Trung tâm mua sắm Aeon Mall Hải
Phòng Lê Chân trên địa bàn phường Kênh Dương về công tác đảm bảo an toàn lao
động, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch Covid-19 và các đề
xuất, kiến nghị liên quan đến việc triển khai thực hiện Dự án. (Anhp.vn 28/2,
Thái Bình)
Trong 2 ngày 27 và 28/2, Đảng bộ phường Trại Cau, quận Lê
Chân tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 13, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đến dự và chỉ
đạo có đồng chí Phạm Văn Tân - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân
quận. (Anhp.vn 28/2, TB)
Sáng 28/2, UBND quận Hải An đã tổ chức họp báo về việc cưỡng
chế thu hồi đất đối với Công ty TNHH Kim Long để thực hiện Dự án Phát triển
giao thông đô thị tại phường Đằng Hải.
(Anhp.vn 28/2, KO)
Chiều ngày 26/2, đồng chí Phạm Văn Hà - Ủy viên Ban Thường
vụ Thành Ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ chủ trì Hội nghị công bố các quyết định
của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Công ty xăng dầu Khu vực III.
(Anhp.vn 28/2, Thái Bình)
Nguồn nước ngọt của thành phố chủ yếu được khai thác từ 6
con sông là Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thuỷ
nông Tiên Lãng. Với lưu lượng khoảng 78 triệu m3, hệ thống sông, kênh kể trên
đang cung cấp đủ nước ngọt cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của
người dân thành phố. (Anhp.vn 28/2, Kim Oanh)
Công an TP Hải Phòng đang tạm giữ Lâm Bích Liên (47 tuổi,
ngụ phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền) để điều tra hành vi Mua bán trái phép chất
ma túy. (Phapluatxahoi.vn 28/2, HP;
Haiquanonline.com.vn 28/2; Vov.vn 28/2; Doisongphapluat.com 28/2;
Kienthuc.net.vn 29/2; Congly.vn 29/2; Pháp luật TPHCM 28/2, tr2; Đời sống &
Pháp luật 29/2, tr3; Công an nhân
dân 29/2, tr8; Kinhtedothi.vn 29/2; Anninhthudo.vn 29/2; Baophapluat.vn
29/2; Bảo vệ pháp luật 02/3, tr9)
Người cách ly
được các cán bộ dinh dưỡng phục vụ các bữa ăn hợp khẩu vị theo yêu cầu từng
người như tại khách sạn. Các suất ăn được phục vụ cho các đối tượng thực hiện
cách ly y tế tại cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng). (Infonet.vietnamnet.vn
28/2, Nguyên Trung)
Theo thông tin từ
Công an TP Hải Phòng, 23/2, Công an quận Lê Chân phát hiện và bắt quả tang tại
khu vực trước cửa Chợ Sắt, phường Quang Trung, quận Hồng Bàng các đối tượng Vũ
Anh Tuấn Nguyễn Trung Tuyến đang có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép ma
túy với Giàng A Mua (1997) và Giàng A Chìa (1995) cùng cư trú tại xã Na Sang,
huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. (Baogiaothong.vn 28/2, Đức Tâm)
Ngày 27/2, tại
trụ sở Công an quận Lê Chân, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam
khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong chuyên án 202M, triệt phá
đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ khu vực phía Bắc về
thành phố Hải Phòng. (Phapluatxahoi.vn 28/2)
Báo cáo của Sở Y tế Hải Phòng cho biết, tính đến 17h ngày
28/2, toàn thành phố chưa có trường hợp nào mắc Covid-19. Có 42 trường hợp nghi
nhiễm nhưng đã loại trừ 35 trường hợp (kết quả xét nghiệp Covid-19 âm tính). Số
ca nghi nhiễm hiện đang được cách ly điều trị. (Tienphong.vn 28/2, Nghiêm Huê)
Dự kiến tháng
5/2020, UBND quận Hồng Bàng sẽ di dời 40 hộ dân xóm chài để phục vụ dự án Cải
tạo sông Tam Bạc. Gần 40 năm qua, cuộc sống của hơn 40 hộ gia đình ở
"xóm" chài trên sông Tam Bạc (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) vẫn lặng
lẽ trôi như dòng chảy của con sông. Tuy nhiên, hiện người dân "xóm"
chài đang vui, buồn lẫn lộn vì sắp được... "lên bờ". (Bưu điện Việt
Nam 29/2, tr10, Nguyên Trung) ./.