Thành tựu và những vấn đề cần giải quyết để thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động Việt Nam
Thị trường lao động Việt Nam được hình thành, phát triển chính thức từ năm 1986 đến nay, từng bước đã tạo được khuôn khố luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động; quy mô và chất lượng cung lao động tăng lên, chất lượng việc làm ngày dần được cải thiện, từng bước chính thức hóa việc làm phi chính thức; cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, thu nhập, tiền lương được cải thiện, năng suất lao động và tính cạnh tranh của lực lượng lao động được nâng lên. Từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước duy trì dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%.
Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập như: chất lượng việc làm, chất lượng lao động ở nước ta còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, còn thiếu nhiều lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động trong một số ngành công nghiệp mới; có sự mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế, mặc dù số lượng lao động không có việc làm lớn nhưng một số ngành nghề, địa phương không tuyển được lao động;...
Nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của thị trường lao động Việt Nam do: (i) hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách được xây dựng chưa bao phủ được đầy đủ các chủ thể trên thị trường lao động, chưa nắm bắt được xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động dưới sự tác động của bối cảnh mới, chưa xác định được cơ chế vận hành của chính sách để đạt được những kết quả như kỳ vọng; (ii) chất lượng tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, chưa tạo ra nhiều việc làm có chất lượng, năng suất và tính bền vững cao. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn thấp nên chưa tạo đột phá để kích thích chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại; (iii) cơ chế kết nối cung-cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu, mà lý do chính là hệ thống thông tin trên thị trường lao động chưa được phát triển đầy đủ; (iv) các định chế an sinh, bảo hiểm của thị trường lao động mới hình thành và phát triển thực sự từ 10 năm qua, thể chế và năng lực vận hành đều còn yếu và có độ bao phủ thấp, chưa đạt hiệu quả cao; (v) thị trường lao động chưa có sự liên thông, kết nối cao.
Yêu cầu đặt ra cho thị trường lao động Việt Nam trong tương lai
Thế giới đang bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều động lực tăng trưởng như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm cải tiến năng suất và năng lực sản xuất; sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ và xu hướng tăng cường ký kết các hiệp định thương mại đa phương và song phương của các nền kinh tế đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua việc tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy lưu thông vốn và hàng hóa; tăng cường vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển công nghệ. Xu thế này sẽ ảnh hưởng nhiều đến cầu lao động khi cơ cấu việc làm và yêu cầu về kỹ năng trình độ sẽ thay đoi nhanh chóng. Nếu cung lao động không đáp ứng kịp thời, người lao động trong nước có thể bị gạt ra ngoài lề của nền kinh tế toàn cầu mới. Ngoài ra, những yếu tố bất lợi như tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực lãnh tho, tài nguyên; xu hướng bảo hộ thương mại, chiến tranh thương mại và các vấn đề toàn cầu như khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng có nguy cơ tác động tiêu cực tới thị trường lao động Việt Nam nếu cơ chế tự cân bằng của thị trường, cũng như các giá đỡ an sinh, không được củng cố và phát triển phù hợp.
Xuất phát từ cơ sở khoa học, yêu cầu thực tế trong nước và kinh nghiệm quốc tế, việc xây dựng và thực hiện Đề án hỗ trợ phát trien thị trường lao động đến năm 2030 là hết sức cần thiết, nhằm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển thị trường lao động góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Để phục vụ việc xây dựng đề án, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, chuyên gia nghiên cứu để triển khai tong kết, đánh giá quá trình phát triển thị trường lao động Việt Nam từ năm 1986 đến nay, nghiên cứu cơ sở khoa học về vai trò của Nhà nước đối với thị trường lao động cũng như kinh nghiệm quốc tế của các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia,... trong việc quản trị và thúc phát triển thị trường lao động. Trên cơ sở đó, Đề án được xây dựng các hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ phát triển thị trường lao động giai đoạn 2021-2030.