Dự thảo Đề án hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 đã nhận được ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan
Dự thảo Đề án hỗ trợ phát trien thị trường lao động đến năm 2030 đã nhận được ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan; các tỉnh, thành phố; các chuyên gia trong và ngoài nước, thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo và đóng góp ý kiến trực tiếp và bằng văn bản. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đăng tải dự thảo Đề án trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Đến nay, dự thảo Đề án hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 đã được hoàn thiện, cơ bản tiếp thu và chỉnh lý theo ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Mục tiêu tổng quát của Đề án là thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động để tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và vận hành đồng bộ, thông suốt thị trường lao động; góp phần huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, có sự kết nối các thị trường với nhau, thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu cụ thể của Đề án đề xuất các chỉ tiêu cụ thể, chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030, các chỉ tiêu của giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Các chỉ tiêu trọng tâm gồm (1) Tăng đáng kể số lao động có các kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động để có việc làm tốt và làm chủ doanh nghiệp; (2) Tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả nam và nữ, bao gồm cả thanh niên, người khuyết tật và thu lao ngang bằng đối với các loại công việc như nhau; (3) Giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc đào tạo, chủ động thực hiện hiệu quả Hiệp ước việc làm toàn cầu của ILO; (4) Bảo vệ quyền lao động, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả người lao động, đặc biệt là lao động làm trong khu vực phi chính thức; (5) Hình thành và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia có sự chia sẻ thông tin, dữ liệu liên thông trên toàn quốc và giữa các vùng, các quốc gia.
Phạm vi của đề án tập trung vào các hoạt động nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động, phát triển việc làm, kết nối cung - cầu lao động và vấn đề quản trị, vận hành thị trường lao động. Nội dung không đề cập đến các nội dung phát triển kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và phát triển tong thể về nguồn nhân lực (giáo dục đào tạo, sức khỏe, y tế).
Các giải pháp phát triển của thị trường lao động gồm các nội dung cơ bản sau:
Một là, nhóm giải pháp về định hướng phát triển và hoàn thiện khung pháp lý
Nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy định phát triển cung - cầu lao động, các quy định đối với các định chế trung gian của thị trường, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, quy định về vai trò, trách nhiệm của công chức, viên chức và người lao động trong lĩnh vực thị trường lao động.
Nghiên cứu và tham gia các tiêu chuẩn, công ước quốc tế về lao động, việc làm để làm cơ sở đánh giá, hoàn thiện và phát triển thị trường lao động theo các chuẩn quốc tế.
Xây dựng cơ chế, tiêu chí giám sát đánh giá các hoạt động phát triển thị trường lao động để làm cơ sở đánh giá năng lực quản trị thị trường lao động của các chính quyền địa phương, đánh giá sự hoạt động các yếu tố phát triển thị trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tăng cường chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm các quy định hiện hành, đặc biệt về ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ an sinh xã hội khác cho người lao động.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về việc làm và thị trường lao động theo hướng quản lý thống nhất, rõ ràng chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc xây dựng và thực hiện chính sách thị trường lao động.
Nâng cao năng lực giám sát, đánh giá thị trường lao động.
Hai là, nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động
Xây dựng và cung cấp các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là có chính sách hỗ trợ nâng cao kỹ năng lao động đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0. Khuyến khích doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp để đào tạo thực sự gắn với nhu cầu sử dụng lao động
Tổ chức phổ cập các chương trình kỹ năng số cơ bản trong xã hội, để mọi người lao động dễ dàng tiếp cận được các thông tin thị trường lao động, tăng sử dụng các dịch vụ xã hội về việc làm, thị trường lao động.
Xây dựng chính sách thu hút nhân tài, trong đó xây dựng các chính sách về nhà ở, lương thưởng phù hợp mặt bằng quốc tế và các ưu tiên khác về điều kiện sinh hoạt, làm việc nhằm thu hút và giữ chân các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý có trình độ cao.
Triển khai xây bản đồ công nghiệp của Việt Nam để xác định các chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng phục vụ khai thác, phân bo, sử dụng lao động trên toàn quốc, tận dụng hiệu quả nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế xã hội.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động cho các nhóm lao động đặc thù. Trong đó tiếp tục triển khai Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ, tạo việc làm trực tiếp cho người lao động, đặc biệt lao động đặc thù.
Xây dựng các chương trình, chính sách nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký thành lập và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp để thu hút, sử dụng lao động chính thức, chuyển dần lao động phi chính thức sang lao động chính thức.
Ba là, nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển kết nối cung - cầu
Tập trung hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho các học sinh, sinh viên ngay khi còn ngồi còn trong trường học và các cơ sở đào tạo khác để ngay học sinh và gia đình xác định được năng lực và định hướng về nghề nghiệp của bản thân, hạn chế lãng phí trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực đồng thời phát huy được các điểm mạnh của người lao động.
Xây dựng và tổ chức thu thập, cập nhật, lưu trữ, tổng hợp dữ liệu về thông tin về thị trường lao động phục vụ xây dựng chính sách, quản trị thị trường lao động trên cơ sở tối ưu hóa việc kết nối, chia sẻ với dữ liệu đã có. Đồng thời tăng cường các hoạt động phân tích, dự báo thị trường lao động để kịp thời thông tin, định hướng các chủ thể trên thị trường lao động.
Phát triển mạng lưới hoạt động dịch vụ việc làm, đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực Trung tâm dịch vụ việc làm nhằm lành mạnh hóa hoạt động kết nối cung, cầu lao động, cung ứng các dịch vụ công về việc làm, thị trường lao động.
Phát triển các hình thức giao dịch việc làm theo hướng hiện đại trên nền tảng công nghệ số để xóa bỏ rào cản về thời gian, không gian địa lý, kịp thời xử lý các hoạt động kết nối cung - cầu lao động.
Bốn là, nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm
Cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn pháp lý cho người lao động khi tham gia thị trường lao động.
Nghiên cứu, xây dựng các chính sách, chương trình hành động để ăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,... cho người lao động.
Đa dạng hóa các gói dịch vụ an sinh xã hội cung cấp cho người lao động.
Năm là, nhóm giải pháp hỗ trợ kết nối liên thông thị trường
Phát triển hệ thống chứng nhận nghề, kỹ năng theo chuẩn quốc gia và quốc tế.
Thúc đẩy vai trò và hoạt động của các to chức công đoàn, hội nghề nghiệp để phát triển thành viên.
Xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động đặc thù, nhất là cho phát triển thị trường lao động nông thôn, phát triển lao động làm công ăn lương trong khu vực kinh tế tư nhân và phát triển thị trường lao động trình độ cao.
Đề án nêu rõ trách nhiệm của từng Bộ, ngành liên quan như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đề nghị Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam,.