Chủ trương, chính sách của Đảng đối với phát triển thị trường lao động

Thực hiện Nghị quyết số 01/2020/NQ-CP ngày 01/01/2020 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước năm 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030.

Thị trường lao động là sự tương tác giữa cung lao động và cầu lao động nhằm hình thành nên các quan hệ lao động căn cứ trên thỏa thuận về tiền lương và các điều kiện làm việc khác như thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội;...Khi thị trường lao động hoạt động tốt bảo đảm nguồn lao động cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, phân phối công bằng hơn những thành quả đạt được của tăng trưởng; và hạn chế rủi ro trong thị trường lao động do thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc thu nhập bấp bênh.

Chủ trương, chính sách của Đảng đối với phát triển thị trường lao động

Phát triển thị trường lao động là một trong những yêu cầu được Đảng và Nhà nước quan tâm, là một trong những động lực để phát triển kinh tế xã hội. Tại Nghị quyết số 11-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII ngày 03/6/2017 đã nhấn mạnh về nhiệm vụ “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề. Có cơ chế, chính sách để định hướng chuyển lao động, phân bố hợp lý lao động theo vùng; lao động di cư và gia đình được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội.”. Đồng thời, tại Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ốn định và tiến bộ trong tình hình mới tiếp tục nhấn mnh “phát triển thị trường lao động để các bên có cơ sở đối thoại, thương lượng.”

Vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy, phát triển thị trường lao động

Mặc dù thị trường lao động hoạt động theo cơ chế vận động tự cân bằng, tuy nhiên Nhà nước cần phải tham gia với vai trò chủ thể ở 3 khía cạnh để hỗ trợ thị trường lao động phát triển theo đúng hướng, khắc phục được những khiếm khuyết của thị trường, cụ thể: (1) Nhà nước là chủ thể tạo lập môi trường, quy định khung pháp lý cho sự vận hành của thị trường, bao gồm đối tượng tham gia thị trường, loại việc làm được thuê lao động, tiêu chuẩn về quan hệ lao động, quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thị trường phù hợp với đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia. (2) Nhà nước hoạch định và thực thi các chính sách khắc phục các thất bại của thị trường và thực hiện những điều mà thị trường không thể tự thực hiện được nhằm đảm bảo sự công bằng, ốn định và lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường. (3) Nhà nước xây dựng và thực thi các chính sách mang tính định hướng cho sự phát triển của thị trường, hướng tới các đối tượng lao động - việc làm cụ thể nhằm đảm bảo sự phát triển của thị trường được hài hoà, phù hợp với sự vận động và phát triển của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội khác.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn

  Zalo Cổng Thông tin điện tử thành phố