Điểm báo hằng ngày về Hải Phòng (ngày 28/7/2021)

 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Hải Phòng ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ, NLĐ các khu công nghiệp

Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng phối hợp với ngành y tế, các tổ chức tiêm vaccine COVID-19 cho hơn 1.400 người tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.

 Dự kiến trong 2 ngày 27 – 28/7, ngành Y tế sẽ tiêm cho hơn 1.400 các nhà quản lý cấp cao tại các khu công nghiệp, khu kinh tế. Đây là một trong những giải pháp trong kế hoạch chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP. Hải Phòng về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, không để dịch xâm nhập vào khu công nghiệp, khu kinh tế.

Ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng cho biết - Theo chỉ đạo UBND thành phố, sau khi có đủ lượng vaccine, ngành Y tế sẽ tiếp tục ưu tiên tiêm cho cán bộ, công nhân các khu công nghiệp, khu kinh tế nhằm đảm bảo sức khỏe, duy trì sản xuất, không bị đứt gẫy chuỗi cung ứng sản xuất của thành phố.

Ngoài ra, Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng phối hợp các ngành chuẩn bị các kịch bản về phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có kịch bản “3 tại chỗ“ tại doanh nghiệp, đó là sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ. Sau khi được thành phố đồng ý phương án, Ban Quản lý khu kinh tế sẽ thực hiện thí điểm tại 3 doanh nghiệp với các phương án về ăn, ngủ cho khoảng từ 500 - 1.000 công nhân, vấn đề cung cấp nhu yếu phẩm, các lực lượng hỗ trợ khi nhà máy phải cách ly để đảm bảo vừa cách ly, vừa sản xuất và ăn, nghỉ tại chỗ. Từ đó, nếu xuất hiện ca F0 trong khu công nghiệp, khu kinh tế, các doanh nghiệp trên cơ sở kịch bản chuẩn bị cùng tình hình thực tế sẽ phối hợp triển khai nhanh nhất, khoanh vùng, truy vết, cách ly mà vẫn đảm bảo tối đa cho sản xuất, không cho dịch lây lan trong khu công nghiệp, khu kinh tế. (Laodong.vn 27/7, Đặng Luân; Truyền hình thông tấn – Bản tin Thời sự 27/7; Baotainguyenmoitruong.vn 27/7)

Hải Phòng tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Hải Phòng luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định về phòng, chống dịch.

Thực hiện văn bản số 1015/TTg-CN ngày 25/7 của Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân vùng có dịch COVID-19.

Tại Hải Phòng, các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống người dân đã được dán giấy nhận diện có mã QR Code của ngành giao thông vận tải trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước đều được qua chốt và sẽ kiểm tra tại điểm giao nhận hàng hóa.

Ghi nhận tại chốt phòng, chống dịch COVID-19 cuối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nhánh xuống đường 356, quận Hải An lúc 11 giờ ngày 27/7, các phương tiện vận tải lưu thông khá thuận lợi, không có hiện tượng ùn tắc.

Trước đó, từ 6 giờ ngày 24/7/2021 thành phố Hà Nội đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, TP. Hải Phòng đã siết chặt hơn việc kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch của thành phố.

Đối với phương tiện vận tải mang biển kiểm soát ngoại tỉnh, nếu chưa có Giấy nhận diện có mã QR Code của ngành giao thông vận tải, các chốt kiểm soát sẽ kiểm tra Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cũng như các quy định khác trong phòng, chống dịch của địa phương. Sau khi kiểm tra đầy đủ việc chấp hành các quy định này, phương tiện sẽ được qua chốt.

Đối với các xe đi, đến từ vùng có dịch thì kết quả xét nghiệm RT-PCR của lái xe và phụ xe có hiệu lực trong vòng 48h. Đối với các xe đi, đến từ vùng chưa có dịch, thì kết quả xét nghiệm RT-PCR của lái xe và phụ xe có hiệu lực trong vòng 72h.

Quan điểm của TP. Hải Phòng luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định về phòng, chống dịch của Trung ương và địa phương.

Thành phố cũng yêu cầu các công ty, doanh nghiệp phải xây dựng các kịch bản, phương án để phòng, chống dịch với mức độ cao nhất trước diễn biến phức tạp của dịch hiện nay. Các công ty, doanh nghiệp cần quản lý tốt nhóm nguy cơ, nếu có sai sót, công ty, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm.

Đồng thời, Hải Phòng tập trung rà soát người đi từ vùng dịch về và việc tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp không chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch.

Trong ngày 26/7, có tổng số 11.070 phương tiện và 15.787 người vào TP. Hải Phòng qua các chốt kiểm soát; 202 phương tiện và 303 người phải quay đầu. Số lượng test nhanh tại các chốt kiểm soát cửa ngõ ra vào thành phố trong ngày 26/7 là 2.561 trường hợp.

Sở Giao thông Vận tải TP. Hải Phòng cũng đã có Thông báo số 250/TB-SGTVT về công bố luồng xanh Hải Phòng kết nối với luồng xanh quốc gia trong phòng, chống dịch COVID-19.

Cụ thể, luồng xanh cho các phương tiện lưu thông quá cảnh qua địa bàn Hải Phòng, gồm: trục Quốc lộ 10, từ cầu Nghìn đến cầu Đá Bạc; trục đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến cầu Bạch Đằng; Quốc lộ 37 đoạn từ cầu Chanh đến cầu Sông Hóa;

Quốc lộ 17B đoạn từ Quốc lộ 5 đến giáp ranh địa phận huyện Kim Thành (tỉnh Hà Dương); Tỉnh lộ 360 đoạn từ Quốc lộ 10 đến cầu Quang Thanh; đường liên tỉnh kết nối huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương với huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), đoạn từ Quốc lộ 10 đến cầu Dinh.

Luồng xanh trong địa bàn Hải Phòng kết nối luồng xanh quốc gia qua địa bàn Hải Phòng, gồm: trục Quốc lộ 5: Tỉnh lộ 351, 356, 360 (cầu Niệm ); Quốc lộ 17B; đường Võ Nguyên Giáp; đường Hùng Vương; đường Lê Thánh Tông - trục đường Mạc Thái Tổ - Tân Vũ Lạch Huyện; các tuyến đường khác trên địa bàn Hải Phòng kết nối Quốc lộ 5.

Trục Quốc lộ 10: Tỉnh lộ 351, 360, 362; đường Nguyễn Trường Tộ; đường Hùng Vương; Quốc lộ 37 (đoạn qua địa bàn Hải Phòng); các tuyến đường khác trên địa bàn thành phố kết nối Quốc lộ 10.

Luồng xanh trong địa bàn Hải Phòng là các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý, khai thác bảo trì của UBND TP. Hải Phòng. (TTXVN/Bnews.vn 27/7, Đoàn Minh Huệ)

Hải Phòng dừng vận tải hành khách đi Lào Cai từ 27/7

Sở Giao thông Vận tải TP. Hải Phòng vừa ban hành thông báo số 2145/SGTVT-QLVT về việc tạm dừng hoạt động vận tải hành khách đi tỉnh Lào Cai và ngược lại trong phòng, chống dịch COVID-19.

 Theo đó, từ ngày 27/7, Hải Phòng tạm dừng hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe buýt từ TP. Hải Phòng đi tỉnh Lào Cai và ngược lại cho đến khi có thông báo mới (trừ các phương tiện được phép hoạt động theo quy định của Sở GTVT tỉnh Lào Cai).

Cùng với đó, Sở GTVT tạm đình chỉ hiệu lực của phù hiệu đã cấp cho các phương tiện kinh doanh vận tải thuộc diện dừng hoạt động nêu trên. Các đơn vị vận tải có trách nhiệm dừng hoạt động của phương tiện, khẩn trương nộp ngay phù hiệu về Sở GTVT Hải Phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra lây lan dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Các đơn vị kinh doanh vận tải tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng, ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thanh tra Sở chủ trì phối hợp với phòng Quản lý vận tải kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch.

Trước đó, Sở GTVT thành phố có thông báo 2112/SGTVT-QLVT về việc tạm dừng hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe hợp đồng, xe taxi, xe du lịch từ TP. Hải Phòng đi tỉnh Lai Châu và ngược lại kể từ ngày 25.7.2021 cho đến khi có thông báo mới. (Laodong.vn 27/7, Mai Dung; Congluan.vn 27/7)

Hải Phòng tiếp nhận 1,3 tỷ đồng ủng hộ phòng, chống Covid-19

Chiều 27/7, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hải Phòng đã tiếp nhận 1,3 tỷ đồng của các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ quỹ phòng, chống Covid-19 của thành phố Cảng.

Theo đó, cán bộ, nhân dân quận Kiến An đóng góp ủng hộ 1 tỷ đồng; cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Bạch Đằng ủng hộ 200 triệu đồng; Công ty CP giao nhận vận tải Con Ong ủng hộ 100 triệu đồng.

Qua 8 đợt trao kinh phí ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hải Phòng đã tiếp nhận số tiền gần 23 tỷ đồng của các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân (đợt 1: 669 triệu đồng; đợt 2: 475 triệu đồng; đợt 3 hơn 1,1 tỷ đồng; đợt 4: 9 tỷ 20 triệu đồng; đợt  5 hơn 2,8 tỷ đồng; đợt 6 hơn 3,9 tỷ  đồng; đợt 7: 3, tỷ đồng; đợt 8: 1,3 tỷ đồng ). (Nhandan.vn 27/7, Ngô Quang Dũng)

Hải Phòng: Xử phạt hành chính các trường hợp không tuân thủ quy định phòng, chống dịch Covid-19

Từ ngày 21 - 26/7/2021, TP. Hải Phòng xử phạt 808 trường hợp vi phạm hành chính do không tuân thủ quy định phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền 653,155 triệu đồng. Riêng trong ngày 26/7, thành phố xử phạt 321 trường hợp với 115,855 triệu đồng...

Tính đến 15h, ngày 26/7/2021, TP. Hải Phòng có 269 người đi về từ vùng dịch, 6 người đi khỏi địa bàn về vùng dịch. Tổng số 11.070 phương tiện và 15.787 người vào thành phố qua các chốt kiểm soát; 202 phương tiện và 303 người phải quay đầu; có 15.645 người thực hiện khai báo y tế, trong đó có 113 người có yếu tố dịch tễ. Các sở, ngành, địa phương triển khai công tác phòng chống dịch. Trong đó, tập trung rà soát người đi từ vùng dịch, tăng cường xử phạt vi phạm hành chính những trường hợp không chấp hành nghiêm các quy định phòng chống dịch.

Tình hình phân luồng, bảo đảm giao thông thông suốt tại chốt kiểm soát ra, vào TP. Hải Phòng ổn định, được Bộ Giao thông vận tải đánh giá cao. Theo Sở Công Thương Hải Phòng, tình hình hàng hóa cơ bản ổn định. Hiện nay, Sở Công Thương chuẩn bị kịch bản cung cấp hàng hóa trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Các địa phương tiến hành việc rà soát về khả năng cung ứng, dự trữ hàng hóa với phương châm “4 tại chỗ”…

Tính đến 17h, ngày 26/7, các địa phương rà soát, quản lý 3.071 người đi từ Thành phố Hồ Chí Minh (tăng 9 người so với ngày 25/7), lấy 3.118 mẫu xét nghiệm. Trong ngày 26/7, rà soát được 1.456 người từ Hà Nội về, xét nghiệm 497 người. Tổng số người hiện còn đang cách ly tập trung trong ngày báo cáo là 858 người; Tổng số người hiện cách ly tại khách sạn là 320 người; Tổng số đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 2.933 người. Trong ngày 26/7, các chốt kiểm soát liên ngành TP. Hải Phòng phát hiện 6 trường hợp vượt chốt. Lực lượng Công an lập biên bản xử lý 26 hàng quán vi phạm kinh doanh ăn uống tại quán, xử phạt 101 trường hợp không đeo khẩu trang, xử phạt 24 trường hợp ra ngoài đường sau 22h không có lý do chính đáng.

Theo Sở Y tế Hải Phòng, trong đợt này, Bộ Y tế phân bổ vaccine cho Hải Phòng 1.117 liều Pfizer; 20.160 liều Moderna. Hiện, ngành Y tế có kế hoạch tiêm chủng với các trường hợp ưu tiên tiêm theo quy định và giao Bệnh viện hữu nghị Việt - Tiệp và Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng dự trữ nguồn vaccine để tiêm các trường hợp theo yêu cầu của TP. Hải Phòng.

Theo Tiến sỹ Phạm Thu Xanh - Tổ trưởng Tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch Coivid-19 TP. Hải Phòng, thành phố cần tiếp tục triển khai các biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch. Các địa phương kiểm soát chặt phương tiện vận tải hàng hóa từ Hà Nội xuống, kiên quyết không cho vào các chợ đầu mối, khu dân cư nếu lái xe, phụ xe không có giấy xét nghiệm âm tính RT-PCR; tăng cường rà soát vòng trong, vòng ngoài với người từ vùng dịch về. Kiểm soát chặt chẽ, phân luồng đối với các chợ dân sinh, chợ đầu mối, tránh tập trung đông người. Lên danh mục các thực phẩm, hàng hóa thiết yếu và có phương án cung ứng tới người dân theo nhu cầu bằng phương tiện vận chuyển như ôtô. Những trường hợp nguy cơ cao, cần có sự phân luồng, hạn chế tập trung đông người tại các siêu thị, trung tâm thương mại và sớm làm xét nghiệm nhân viên của các đơn vị này…

Ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đề nghị các cấp, ngành, địa phương tăng cường vận động người dân hạn chế đi từ vùng dịch về thành phố; có dấu hiệu ho sốt, khó thở đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và xét nghiệm. Đồng thời, tăng cường xử lý các vi phạm trong công tác phòng chống dịch. Để chuẩn bị cho phương án mở rộng các khu cách ly, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đề nghị UBND các quận, huyện báo cáo tình hình các trường học trên địa bàn (từ cấp mầm non đến cấp THPT) có khả năng cách ly hay không, cách ly bao nhiêu người để Văn phòng UBND thành phố tổng hợp. Sở Du lịch rà soát tổng hợp năng lực của các khách sạn, cơ sở lưu trú gửi Văn phòng UBND thành phố tổng hợp.

Để đảm bảo an toàn sản xuất và phòng chống dịch, Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng và UBND các quận, huyện xây dựng phương án thí điểm ăn, nghỉ, làm việc tại chỗ của doanh nghiệp. Trước mắt, thực hiện thí điểm với 3 doanh nghiệp. Sở Y tế khẩn trương xây dựng phương án điều trị bệnh nhân nặng do mắc Covid-19 trong trường hợp điều trị 300, 500, 700, 1.000 bệnh nhân nặng. Công an thành phố xem xét trách nhiệm lái xe ôtô BKS 15H.0790, đưa người vượt chốt vào thành phố trái phép, xử phạt hình thức cao nhất. Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng chỉ đạo dừng hoạt động các cơ sở lưu trú tại địa bàn quận Đồ Sơn (trừ cơ sở lưu trú phục vụ công nhân). (Baoxaydung.com.vn 27/7, Đăng Hùng)

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 242 liệt sĩ

Tại Quyết định số 1338/QĐ-TTg ngày 27/7, Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 242 liệt sĩ thuộc Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng; các tỉnh.

Tại Quyết định số 1338/QĐ-TTg ngày 27/7, Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 242 liệt sĩ thuộc Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng; các tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Định, Cà Mau, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Trà Vinh, Vĩnh Long và các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh. (TTXVN/Baotintuc.vn 27/7; Baochinhphu.vn 27/7; Nhân dân 28/7, tr2; Quân đội nhân dân 28/7, tr1; Truyền hình Nhân dân – Chương trình Thời sự 22h 27/7; Sức khỏe & Đời sống 28/7, tr2; Hà Nội mới 28/7, tr3)

HẢI QUAN

Ngành Hải quan khẩn trương xây dựng hệ thống Hải quan số, Hải quan thông minh

Xây dựng hệ thống Hải quan số, Hải quan thông minh là bước tiến quan trọng để tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan và sớm đưa Hải quan Việt Nam hiện đại ngang tầm các nước phát triển trên thế giới.

Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của toàn Ngành trong giai đoạn hiện nay là tập trung nguồn lực để sớm hoàn thành các nội dung công việc liên quan đến xây dựng hệ thống Hải quan số, Hải quan thông minh.

Mới đây nhất, Tổng cục Hải quan có văn bản 3435/TCHQ-VP ngày 8/7/2021 phân công rà soát, hoàn thiện yêu cầu nghiệp vụ xây dựng hệ thống Hải quan thông minh đối với các vụ, cục khối cơ quan Tổng cục Hải quan và các cục hải quan địa phương.

Đáng chú ý, Tổng cục Hải quan quyết định lập 6 nhóm cán bộ công chức (CBCC) làm việc với các chuyên gia nước ngoài thuộc dự án TFP liên quan đến các nội dung về xây dựng hệ thống Hải quan thông minh.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan còn phân công, giao nhiệm vụ cho các đơn vị (đơn vị cung cấp tài liệu, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp) trong xây dựng các bài toán nghiệp vụ (9 nhóm) phục vụ xây dựng hệ thống. Các lĩnh vực có nhiều bài toán nghiệp vụ phải thực hiện liên quan đến giám sát quản lý về hải quan, quản lý rủi ro…

Về bố trí CBCC tham gia rà soát, hoàn thiện yêu cầu nghiệp vụ, lãnh đạo Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Thuế Xuất nhập khẩu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Quản lý rủi ro, Cục CNTT và Thống kê hải quan, Cục Kiểm định hải quan, Vụ Thanh tra- Kiểm tra, Vụ Pháp chế, Ban Cải cách hiện đại hóa cử 1 lãnh đạo vụ, cục và công chức tham các nhóm rà soát có liên quan. Riêng Ban Cải cách hiện đại hóa cử CBCC tham gia tất cả các nhóm.

Đối với các đơn vị được giao chủ trì rà soát, hoàn thiện các yêu cầu bài toán nghiệp vụ, cử 1 lãnh đạo cục phụ trách chung và các cán bộ chuyên trách tham gia các nhóm rà soát hoàn thiện các yêu cầu bài toán nghiệp vụ được phân công theo từng bài toán, lĩnh vực…

Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Hải quan, sau khi có chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, các vụ, cục khối cơ quan Tổng cục Hải quan, nhất là các cục hải quan địa phương đã khẩn trương triển khai những công việc liên quan.

Là một trong nhưng đơn vị được giao chủ trì xây dựng nhiều bài toán nghiệp vụ, Cục Hải quan Hải Phòng đã kịp thời chủ động bố trí nguồn lực, xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết.

Ngày 25/7, trao đổi với phóng viên, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Kiên Giang cho biết, theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại Công văn 3435, Cục được giao chủ trì xây dựng 12 bài toán nghiệp vụ (về lĩnh vực giám sát hải quan và thuế xuất nhập khẩu) và tham gia phối hợp trong tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ khác.

Với các lĩnh vực đơn vị tham gia phối hợp, Cục Hải quan Hải Phòng phân công các nhóm cụ thể để phối hợp với những cục hải quan địa phương được giao chủ trì. Đồng thời yêu cầu các đơn vị chủ động nghiên cứu tài liệu để việc phối hợp đạt hiệu quả. “Với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục, lãnh đạo Cục yêu cầu nghiên cứu cụ thể về các lĩnh vực chuyên sâu như kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, thanh tra, chống buôn lậu… trong khi các chi cục có nhiệm vụ nghiên cứu toàn bộ tài liệu về các bài toán nghiệp vụ. Cục Hải quan Hải Phòng quyết tâm đảm bảo thưc hiện các nội dung công việc theo tiến độ do lãnh đạo Tổng cục Hải quan đặt ra”, ông Nguyễn Kiên Giang khẳng định.

Ngày 26/1/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Quyết định 97/QĐ-BTC về việc phê duyệt chủ trương thuê dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) thực hiện Hải quan số, trong đó phân cấp cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT thực hiện hải quan số, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng thuê dịch vụ CNTT.

Cùng với việc xây dựng các bài toán nghiệp vụ, việc triển khai Quyết định 97/QĐ-BTC có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng Hải quan số, Hải quan thông minh. Lãnh đạo Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, được sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Ban chỉ đạo triển khai thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số, các Tổ, Nhóm làm việc, các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan đã có rất nhiều nỗ lực, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao và hoàn thành khối lượng lớn công việc đặt ra. Đó là, hoàn thành yêu cầu bài toán nghiệp vụ; hoàn thành yêu cầu kỹ thuật công nghệ; hoàn thành xây dựng dự toán kinh phí; hoàn thành dự thảo hồ sơ phê duyệt cấp độ an toàn thông tin cho hệ thống; hoàn thành dự thảo Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT… (Haiquanonline.com.vn 27/7, Thái Bình)

Hải quan Hải Phòng: Chi cục đầu tiên đạt số thu 10.000 tỷ đồng

Hết tháng 6, 4/9 chi cục trực thuộc Cục Hải quan Hải Phòng đạt được số thu ngân sách trên 60% so với chỉ tiêu cả năm.

Hết tháng 6, Cục Hải quan Hải Phòng thu ngân sách được 32.974 tỷ đồng, đạt 58,9% so với chỉ tiêu của Bộ Tài chính giao (56.000 tỷ đồng), đạt 57% so với chỉ tiêu của Tổng cục Hải quan giao (57.900 tỷ đồng); tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Riêng khu vực Hải Phòng thu được 28.778 tỷ đồng, đạt 58,1 % so với chỉ tiêu của Bộ Tài chính giao (49.500 tỷ đồng), đạt 56,7 % so với chỉ tiêu của Tổng cục Hải quan giao (50.800 tỷ đồng), đạt 54,3% chỉ tiêu UBND TP. Hải Phòng giao phấn đấu (53.000 tỷ đồng); tăng 23,75 % so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, qua nửa đầu năm có 4/9 chi cục trực thuộc Cục Hải quan Hải Phòng đạt số thu trên 60% so với chỉ tiêu cả năm là: Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công thu được 4.645 tỷ đồng, đạt 70,38%; Chi cục Hải quan Thái Bình thu gần 830 tỷ đồng đạt 76,3% chỉ tiêu; Chi cục Hải quan Hải Dương thu được 1.366,5 tỷ đồng, đạt 68,32% chỉ tiêu.

Đặc biệt, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 thu được hơn 10.100 tỷ đồng, đạt 61,22% chỉ tiêu cả năm. Đây cũng là là đơn vị duy nhất có chỉ tiêu thu hơn 10.000 tỷ đồng trong năm 2021 (chỉ tiêu 16.500 tỷ đồng). Sở dĩ Chi cục có chỉ tiêu thu lớn vì là đơn vị thực hiện thủ tục chủ yếu đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu, nguồn đóng góp lớn hàng đầu về thu ngân sách tại Hải quan Hải Phòng.

Trong 9 chi cục, còn Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 2 và Chi cục Hải quan KCX và KCN đạt số thu dưới 50% chỉ tiêu cả năm.

Cụ thể, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 2 thu được 2.728 tỷ đồng, đạt 49,6% và Chi cục Hải quan KCX và KCN thu được 1.064 tỷ đồng, đạt 46,26% chỉ tiêu. (Haiquanonline.com.vn 27/7, Thái Bình)

KINH TẾ   

Tháo gỡ khó khăn, bảo vệ chuỗi sản xuất

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất trong bất cứ kịch bản dịch Covid-19 nào đang là một trong những mục tiêu lớn nhất của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp (DN). Nhiều giải pháp quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh (SXKD), bảo vệ sản xuất đang được nỗ lực triển khai.

Để thích nghi với yêu cầu phòng, chống dịch (PCD) ở mức cao nhất, các DN của nhiều tỉnh, thành phố như: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cà Mau... đã thực hiện phương châm “3 tại chỗ” gồm: Sản xuất tại chỗ-ăn tại chỗ-nghỉ ngơi hoặc thực hiện giải pháp “một cung đường-hai điểm đến”-chỉ duy nhất một cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân nhằm giữ vững an toàn hoạt động sản xuất. Nhờ chủ động chuẩn bị phương án “3 tại chỗ” từ sớm, Công ty Cổ phần (CP) Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (quận 12, TP Hồ Chí Minh) vẫn duy trì được hoạt động SXKD trong suốt thời gian qua. Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt cho biết, từ cuối tháng 6-2021, khi dịch diễn biến phức tạp, công ty đã xây dựng kế hoạch dự phòng theo hướng “3 tại chỗ”, sắp xếp chỗ ăn ở cho hơn 100 công nhân. Theo đó, công ty xây dựng nhà máy thành hai khu sản xuất riêng biệt. Bộ phận giao hàng được bố trí chỗ ăn, ở tách biệt với khu vực sản xuất và công nhân của công ty thường xuyên được thực hiện xét nghiệm Covid-19.

Tuy nhiên, theo ghi nhận, không phải DN nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện ngay các giải pháp nêu trên, nhất là đối với DN có số lượng công nhân lên tới hàng nghìn người. Cũng nỗ lực thực hiện phương án “3 tại chỗ”, Công ty CP Sài Gòn Food (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) đã phải dừng hoạt động 2/5 nhà máy để lấy chỗ làm nơi ở cho hơn 400 công nhân. Tuy nhiên, theo phản ánh của DN, hiện việc thu xếp thực hiện “3 tại chỗ” và thu xếp chi phí xét nghiệm thường xuyên cho hơn 1.700 công nhân là điều rất khó khăn. Công suất nhà máy hiện chỉ duy trì được khoảng hơn 10%. Các đơn hàng xuất khẩu hiện đã phải dừng. “Thời điểm này, các đối tác tạo điều kiện để giãn, hoãn đơn hàng nhưng nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, hệ lụy sẽ rất lớn, có thể mất đơn hàng”, đại diện Công ty CP Sài Gòn Food cho biết.

Một trong những vấn đề nổi cộm khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động SXKD của DN, đó là thiếu sự đồng bộ, nhất quán trong những quy định, chính sách áp dụng của các địa phương. Đặc trưng của ngành công nghiệp là tính kết nối sản xuất theo chuỗi không phân biệt địa giới hành chính. Do đó, khi các địa phương áp dụng các chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hóa, quy định về thực phẩm thiết yếu... càng gây thêm khó khăn cho DN trong giao dịch, lưu thông hàng hóa. Chẳng hạn, mặt hàng sữa được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu ở tỉnh này, nhưng không thuộc nhóm hàng hóa thiết yếu ở tỉnh khác nên các DN sữa cũng không thể giao hàng đến đại lý...

Cùng với đó, DN vận tải hiện đang rối như tơ vò vì có sự khác biệt giữa các địa phương trong áp dụng biện pháp PCD và cách hiểu văn bản hướng dẫn. Điển hình như quy định của TP. Hải Phòng tại Công văn khẩn số 4958/UBND-VX ngày 24-7, trong đó quy định “cách ly y tế tập trung 14 ngày đối với tất cả những người về/đi qua Hà Nội”, bất kể là diện đối tượng nào. Đối với trường hợp từ Hà Nội về mà có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19, bằng phương pháp RT-PCR do các cơ sở được phép xét nghiệm khẳng định Covid-19 tại Hà Nội cấp thì Hải Phòng sẽ xem xét giải quyết theo từng trường hợp cụ thể. Vì thế, toàn bộ hoạt động vận tải hàng hóa giữa Hà Nội-Hải Phòng bị đặt vào tình trạng hết sức căng thẳng bởi các lái xe chở hàng đều sẽ bị áp quy định này, trong khi Hải Phòng là cửa ngõ xuất nhập khẩu lớn nhất phía Bắc, cũng là nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất. Các tình huống đổi tài xế, sang tải... đều được DN đặt ra, nhưng không phải công ty nào cũng đủ điều kiện và số lượng tài xế để bố trí từng chặng. Và nhiều loại hàng hóa cũng không thể sang tải ở các chốt chặn quanh Hải Phòng vì việc sang tải phải cần thiết bị nâng cẩu, hỗ trợ đặc thù chỉ ở cảng hay trong từng khu sản xuất mới có.

Ngoài ra, theo ông Trần Văn Hào, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Vận tải Thái Việt Trung, có tình trạng vênh nhau về cách hiểu quy định xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp nào, thời hạn ra sao, mỗi địa phương lại áp dụng cách thức khác nhau. Đó là chưa kể khi xuống tới các cơ sở nhà máy, mỗi nơi lại có thêm quy định khác. Hay đối với giải pháp cấp thẻ “luồng xanh” của Hà Nội, dù đã được áp dụng song vẫn còn tình trạng ách tắc tại các điểm chốt dịch, các phương tiện có đủ điều kiện vẫn phải dừng lại đứng chờ cùng với các xe khác. “Các quy định này đều có hiệu lực nhanh, DN không sao xoay xở kịp, thiệt hại cho cả đơn vị vận tải và chủ hàng là vô cùng lớn. DN mong muốn quy định của Chính phủ và bộ, ngành cần có hướng dẫn cụ thể, thống nhất cách làm từ trên xuống dưới”, ông Trần Văn Hào phản ánh.

Theo phản ánh của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), dịch bùng phát tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn khu công nghiệp, DN chế biến chế tạo, đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Nhiều DN phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đặc biệt các đơn hàng xuất khẩu. Thực tế cho thấy, nếu không có giải pháp giúp DN sớm quay trở lại sản xuất, khách hàng sẽ dừng, hủy đơn hàng để chuyển sang nước khác. Và đến khi dịch được kiểm soát, DN khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh đã mất.

Đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, ông Trương Chí Thiện cho rằng, để tránh tình trạng người lao động phải di chuyển nhiều lần đi xét nghiệm Covid-19, đồng thời góp phần giảm tải cho hệ thống y tế, đề nghị các địa phương giao quyền chủ động cho DN thực hiện nhiệm vụ xét nghiệm ngay tại DN và chịu trách nhiệm về kết quả. Các DN chắc chắn sẽ thực hiện nghiêm túc hoạt động này, bởi nó gắn liền với an toàn của DN. Còn đại diện Công ty CP Sài Gòn Food đề nghị, bên cạnh giải pháp “3 tại chỗ”, “một cung đường, hai địa điểm”, cần có những biện pháp thay thế linh hoạt hơn, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, trên cơ sở bảo đảm duy trì hoạt động SXKD, cơ sở sản xuất đủ điều kiện về PCD và an toàn cho người lao động.

Nhận định nguyên nhân chính gây ra ùn tắc giao thông tại một số chốt kiểm soát tại Hà Nội là chưa có phương án phân luồng từ sớm, từ xa, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, Hà Nội sẽ triển khai phân luồng từ xa và không kiểm tra xe có mã QR Code “luồng xanh”; xem xét mở thêm những trạm kiểm soát đường ngang, ngõ tắt để kiểm soát phương tiện vào nội đô...

Để gỡ vướng cho hoạt động lưu thông hàng hóa, Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thực hiện kiểm tra đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống người dân (đã được dán giấy nhận diện có mã QR Code của ngành giao thông vận tải) trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước. Việc kiểm tra chỉ được thực hiện tại các điểm giao nhận hàng hóa, bảo đảm tuân thủ đầy đủ yêu cầu PCD... Cũng liên quan tới vấn đề tháo gỡ cho vận tải hàng hóa, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đề nghị, công tác chống dịch cần có sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương nhưng phải trên cơ sở chia sẻ, phân tích, tính toán khoa học để thực hiện mục tiêu kép Chính phủ đã đề ra.

Để thúc đẩy hơn nữa các hoạt động sản xuất, các hiệp hội ngành hàng cũng kiến nghị mong muốn được áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh; cho phép DN có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng nhưng vẫn bảo đảm không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm do nghỉ dịch lâu các DN phải làm tăng ca cho kịp tiến độ giao hàng; đưa các đối tượng trong ngành logistics thuộc diện ưu tiên cao hơn trong danh sách tiêm vaccine nhằm bảo đảm dòng lưu thông hàng hóa được thông suốt, để tránh đứt gãy kinh tế. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị, chiến lược tiêm chủng vaccine cần đẩy nhanh hơn, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, trên cơ sở DN tự chịu chi phí nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động và để DN có thể sớm quay trở lại ổn định hoạt động SXKD. (Qdnd.vn 27/7, Vũ Dung; Quân đội nhân dân 28/7, tr4)

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế biển để tháo gỡ khó khăn do COVID-19 gây ra

Các đại biểu Quốc hội kiến nghị chuyển đổi cơ cấu kinh tế biển theo xu hướng phát triển đô thị biển. Có như vậy, Việt Nam mới thực sự bước ra biển lớn.

Du lịch biển, trọng tâm của nền kinh tế biển Việt Nam, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng suốt hai năm qua do đại dịch COVID-19 gây ra. Đứng trước thách thức to lớn để phục hồi kinh tế trong dịch và sau dịch, Quốc hội đã thảo luận về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó có chiến lược đầu tư về biển.

Chia sẻ với phóng viên Báo VietnamPlus bên lề cuộc họp, đại biểu Nguyễn Chu Hồi (Hải Phòng), Chủ tịch Hội Bảo vệ môi trường biển, đưa ra nhiều ý kiến đóng góp để phục hồi và phát triển kinh tế biển.

Đại biểu cho rằng biển mênh mông, rộng lớn, nếu đầu tư không cẩn thận thì không hiệu quả, cho nên Chính phủ phải rà soát lại, ưu tiên cho những đối tượng nào.

Là chuyên gia về biển và nghề cá nhiều năm, đại biểu cho hay cần huy động nguồn lực xã hội nhiều hơn và chuyển đối tượng thực hiện cho các tỉnh quản lý.

“Chúng ta cần hiểu rằng chiến lược biển là phát triển kinh tế, chứ không phải nghiên cứu khoa học về kinh tế nên yếu tố thực tiễn rất quan trọng, nên giao cho các địa phương có biển lồng ghép vào các chương trình phát triển. Bên cạnh đó, kêu gọi các doanh nghiệp, những người khai thác, sử dụng biển vào cuộc,” ông nói.

Đại biểu cũng nhấn mạnh vai trò của cộng đồng ven biển. Ông cho rằng lâu nay cộng đồng dân cư làm ăn nhỏ lẻ, chưa xác định vai trò của mình trong những chủ trương chính sách lớn của Nhà nước. Tuy nhiên, đây là chiến lược là của quốc gia nên mọi thành phần kinh tế, xã hội có năng lực, có nhu cầu đều phải tham gia.

“Đối với cộng đồng duyên hải thì biển chính là nồi cơm, là sinh kế của họ. Thoát nghèo hay không là nhờ biển, bảo vệ môi trường biển được hay không là do nhận thức người dân, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc cũng dựa vào người dân ven biển, hải đảo,” ông nói.

Đại biểu nói thêm rằng biển đảo cũng cần có một bộ luật, nhiều lĩnh vực khác nhau của biển đảo và biển đảo cần có sự quản lý thống nhất về mặt Nhà nước. Những đặc thù của biển đảo cần được thể cụ thể hơn trong luật pháp.

“Hiện đã có một số nghị định, tuy nhiên căn cứ những gì đã thực hiện trong thực tiễn thì nó như “cái áo chật”, cần “cái áo rộng” hơn để hàm chứa được nhiều vấn đề và chính xác hơn, cụ thể hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn để giúp giải quyết được một cách kịp thời và căn bản những vấn đề về biển đảo và các hoạt động của ngư dân,” ông nói.

Vì vậy, đại biểu cho biết trong nhiệm kỳ của mình tại Quốc hội, ông sẽ tập trung đóng góp ý kiến để sớm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan về biển đảo và nghề cá của Việt Nam. Bởi theo ông, những năm gần đây, mặc dù Quốc hội đã thông qua những luật cơ bản, song cần có một bộ luật bap trùm nhiều lĩnh vực khác nhau của biển đảo và kinh tế biển đảo.

Du lịch biển là một mũi nhọn trong kinh tế biển, đó là mục tiêu đã được Chính phủ xác định với tầm nhìn đến 2030, nhưng do dịch COVID-19, du lịch biển đã sụt giảm doanh thu nghiêm trọng.

Lý giải điều này, đại biểu cho rằng đây là một ngành kinh tế dựa vào tự nhiên do đó dễ bị tổn thương trước diễn biến dịch bệnh. “Những địa phương ven biển lấy du lịch biển làm nền tảng, mũi nhọn để phát riển kinh tế thì sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất,” đại biểu phân tích.

Ông cho rằng để phát triển du lịch biển thì có hai yếu tố là điểm đến và lưu trú; trong đó thiệt hại nhất là hệ thống khách sạn, còn thiên nhiên, điểm đến thì không bị ảnh hưởng bởi tình trạng vắng khách, thậm chí không có khách du lịch còn là yếu tố thuận lợi để thiên nhiên phục hồi.

“Những nguồn lực vật chất, hạ tầng cơ sở của ngành du lịch như khu nghỉ dưỡng, khách sạn, phương tiện giao thông, dịch vụ là ảnh hưởng nhất. Tình trạng này nếu kéo dài thì một bộ phận doanh nghiệp sẽ phá sản,” ông trăn trở.

Từ đó, ông đề xuất biện pháp là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế biển một cách kịp thời linh hoạt, cụ thể là phải nhanh chóng có cơ chế để đầu tư vào năng lượng biển tái tạo, năng lượng gió ngoài khơi, đầu tư cho những ngành nghề mới như nuôi thủy sản ngoài khơi, phát triển nghề cá giải trí.

“Thay vì đánh cá thì ta nuôi cá, tổ chức du lịch ra khơi ngắm cá, câu cá giải trí, lặn ngắm cá san hô. Đây là những ngành nghề tạo giá trị kinh tế cao mà không tổn hại đến tự nhiên,” ông nói.

Mô hình này khá phổ biến trên thế giới. Bản thân ông cũng đã từng đề nghị đưa vào chiến lược của ngành thủy sản nhưng chủ trương này chỉ dừng ở góc độ khuyến khích doanh nghiệp tham gia chứ chưa có cơ chế.

Đại biểu cho rằng nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng chuyển hướng, chỉ chờ cơ chế.

Mặt khác, đại biểu kiến nghị phát triển đô thị biển tại 28 tỉnh ven biển. Bài toán quy hoạch hiện nay không chỉ là xây nhà, mở rộng diện tích mà phải làm kinh tế, tạo một hệ sinh thái nhân sinh. Ông lấy ví dụ những đô thị ven biển như Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng đã thay đổi rất nhiều, trở thành những đô thị ven biển văn minh, đáng sống.

Đó là những tín hiệu tốt để thấy kinh tế đô thị sẽ phát triển tốt cùng kinh tế biển. Ngoài ra, ông cũng mong rằng sau Phú Quốc, sẽ có thêm Côn Đảo, Phú Quý, Cát Bà sẽ trở thành đô thị “đô thị đảo” thật sự, là điểm cầu thu hút đầu tư, kết nối bờ và biển, biển và đảo, kết nối biển Việt Nam với đại dương thế giới.

“Kinh tế Việt Nam phải tiến ra đại dương chứ không nên đứng mãi ven bờ. Đô thị đảo, đô thị nổi, đảo nhân tạo đang rất phát triển tại Nhật Bản, Singapore, các nước Trung Đông. Chúng ta nên đi theo xu hướng này,” ông nói. (TTXVN/VietnamPlus.vn 27/7)

PHÁP LUẬT – AN NINH QUỐC PHÒNG     

Uỷ ban kiểm tra giám sát xử lý vụ thư ký Toà án ở Hải Phòng dương tính với ma túy

Ông Lê Văn Mịch, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra (UBKT) Quận ủy Hồng Bàng (Hải Phòng) cho biết, vụ việc thư ký TAND quận Hồng Bàng dương tính với chất ma túy tại quán hát karaoke sẽ được UBKT Quận ủy giám sát việc xử lý theo quy định.

Như Đại Đoàn Kết đưa tin, vào hồi 17h15 ngày 17/7, tại quán Karaoke VKV (xã An Hồng, huyện An Dương), Tổ công tác của Công an huyện An Dương đã phát hiện tại phòng hát VIP 1 trên tầng 2 của quán hát karaoke có ông Nguyễn Hồng Chính (38 tuổi), cán bộ TAND quận Hồng Bàng đang cùng một số đối tượng khác hát karaoke, có biểu hiện sử dụng trái phép chất ma túy.

Theo Công an huyện An Dương, tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng yêu cầu Lê Quốc Tuân, chủ quán hát karaoke mở cửa phòng hát để kiểm tra nhưng chủ quán chống đối, không mở cửa. Lực lượng công an phải cậy cửa phòng hát karaoke mới vào được bên trong để kiểm tra, phát hiện có ba đối tượng nam cùng bốn cô gái trong độ tuổi 20 – 21 tuổi ở trong phòng hát karaoke.

Theo công an huyện An Dương, tiến hành test nhanh, cả bảy người có mặt tại quán hát karaoke (bao gồm cả chủ quán hát) được xác định dương tính với chất gây nghiện. Trong bảy đối tượng này, công an huyện An Dương xác định có ông Nguyễn Hồng Chính, cán bộ TAND quận Hồng Bàng.

Tại thời điểm kiểm tra, công an huyện An Dương còn ghi nhận ông Trần Văn Cường (38 tuổi), cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy của công an quận Hồng Bàng cũng có mặt tại quán hát karaoke VKV.

Trong giải trình với công an quận Hồng Bàng, ông Cường cho biết, trưa ngày 17/7, ông Cường cùng ông Chính đến nhà người bạn ở phường Quán Toan, quận Hồng Bàng để ăn mừng nhà mới sau đó được mời đi hát karaoke.

Đến quán hát, ông Cường ngủ khoảng 30 phút, khi tỉnh dậy vừa ra khỏi phòng hát thì gặp Tổ công tác của công an huyện An Dương đến làm việc, được yêu cầu về trụ sở Công an huyện An Dương để làm rõ vụ việc. Tại Công an huyện An Dương, ông Cường được test nhanh với chất gây nghiện và có kết quả âm tính.

Hiện vụ việc liên quan đến ông Cường có mặt tại quán hát karaoke đang trong thời gian cấm hoạt động loại hình dịch vụ này, Thanh tra Công an quận Hồng Bàng đang xác minh và sẽ báo cáo Công an thành phố xử lý theo quy định. (Daidoanket.vn 27/7, Nam Khánh; Laodong.vn 27/7)

Tăng cường kiểm tra kiểm soát đối với các mặt hàng thiết yếu tại các chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố

Sáng ngày 23/7/2021, trước diễn biến phức tạp của dịch bênh Covid-19, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hải Phòng đã tiến hành tổ chức kiểm tra đột xuất đối với một số mặt hàng thiết yếu tại các chợ, siêu thị bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.

 Từ đầu năm 2021, Cục QLTT TP. Hải Phòng đã khẩn trưởng chỉ đạo các Đội QLTT tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường, kế hoạch cao điểm; kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại; chú trọng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, trang thiết bị, các sản phẩm phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá, các mặt hàng thực phẩm tươi sống. Qua quá trình kiểm tra, kiểm soát, từ đầu năm 2021 Cục QLTT TP. Hải Phòng chưa phát hiện các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hoá trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hoá hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hoá bất hợp lý đối với các loại hàng hoá thiết yếu.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid như hiện nay, sáng ngày 23/7/2021, Cục trưởng Trần Thành Vin đã chỉ đạo các Đội QLTT tiến hành kiểm tra đột xuất tại các chợ: Chợ Ga, Chợ đầu mối Hoa quả và Siêu thị Mega Market,.. trong đó chú trọng tập trung kiểm tra các mặt hàng thiết yếu.

Cục QLTT TP. Hải Phòng đã có biện pháp cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trong đó giảm tần suất các cuộc kiểm tra định kỳ thay vào đó là tăng cường kiểm tra đột xuất tập trung triệt phá các đường dây buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, góp phần giúp các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, Cục QLTT TP. Hải Phòng đã tích cực phối hợp với các ban ngành có liên quan thực hiện các kế hoạch nhằm đảm bảo lượng hàng hoá với giá ổn định phục vụ nhân dân, nên đến thời điểm này, hàng hoá tại các chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố cơ bản đều đầy đủ với giả cả ổn định. Cục QLTT thành phố hi vọng người dân hãy là người tiêu dùng thông thái, không nên lo lắng tích trữ hàng hoá tránh gây hiện tượng “sốt giả” trên thị trường tạo cơ hội cho một số tổ chức, cá nhân đầu cơ tăng giá để trục lợi. (Dms.gov.vn 28/7, Bùi Thu Hà)

XÃ HỘI     

Nhiều hoạt động tri ân nhân 74 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ

Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2021), tại Hải Phòng đã diễn ra nhiều hoạt động tưởng niệm và tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ.

Thường trực Thành ủy tổ chức Lễ dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ thành phố, Tượng đài đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

Các đồng chí lãnh đạo thành phố đã tới dâng hương tại Tượng đài đồng chí Nguyễn Đức Cảnh trong khuôn viên Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp và tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - Lãnh tụ lỗi lạc của phong trào cộng sản, người sáng lập tổ chức Công hội đỏ (tiền thân của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ngày nay) và là Bí thư Thành ủy đầu tiên của TP. Hải Phòng.

Các đồng chí lãnh đạo thành phố dành phút mặc niệm tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - Người cộng sản kiên trung, Bí thư Thành ủy đầu tiên của TP. Hải Phòng. Bày tỏ lòng biết ơn vô hạn về những công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, noi gương Người cộng sản kiên trung, Đảng bộ, chính quyền, công nhân lao động và các tầng lớp nhân dân Hải Phòng quyết tâm phát huy trí tuệ, đoàn kết thống nhất xây dựng TP. Hải Phòng trở thành hình mẫu của thành phố công nghiệp, thông minh, thịnh vượng.

Tại nghĩa trang liệt sỹ phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh và Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ thành phố, Thành đoàn - Hội LHTN Việt Nam thành phố tổ chức Lễ dâng hương, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ.

Tại Trường Tiểu học Bạch Đằng, quận Hồng Bàng, Thành đoàn - Hội LHTN Việt Nam thành phố tổ chức Chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”, trao tặng 30 suất quà trị giá 30 triệu đồng cho nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật trong các gia đình có công.

Tại phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, Thành đoàn - Hội LHTN Việt Nam thành phố đã tổ chức khởi công xây dựng Nhà Nhân ái cho gia đình bà Huỳnh Thị Tuyết, sinh năm 1965, là gia đình có công với cách mạng, thuộc diện hộ nghèo và đối tượng được bảo trợ xã hội, kinh phí Thành đoàn hỗ trợ là 20 triệu đồng.

Thành đoàn Hải Phòng tổ chức chương trình tặng quà cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn quận Dương Kinh. Thành đoàn Hải Phòng cùng với các đơn vị tài trợ đã trao tặng 50 suất quà cho gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với tổng trị giá 50 triệu đồng.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Thành uỷ Hải Phòng tổ chức thăm, tặng quà các gia đình chính sách kết hợp thực hiện chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng.

Tại chương trình đã diễn ra chuỗi các hoạt động thiết thực như tổ chức thăm, tặng quà 5 Mẹ Việt Nam anh hùng, tặng 50 suất quà cho gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid -19 và tặng 20 chiếc xe đạp cho các cháu học sinh vượt khó học giỏi của xã. Tổng số tiền trong đợt hoạt động này là 100 triệu đồng.

Đây là hoạt động thể hiện sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tình cảm, trách nhiệm của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nói chung, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 nói riêng đối với các gia đình chính sách, ngư dân có hoàn cảnh khó khăn và chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng như kịp thời động viên các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập. Qua đó góp phần cùng lực lượng Cảnh sát biển xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển và bảo vệ chủ quyền, an ninh biển, đảo của Tổ quốc. (Baotainguyenmoitruong.vn 27/7, Phạm Duy)

Triển lãm ảnh “60 năm thảm họa da cam Việt Nam-Nỗi đau còn đó-Nhân chứng lịch sử”

Ngày 27/7, tại Cung văn hóa Lao động hữu nghị Việt-Tiệp, Hội Nhà báo và Hội TP. Hải Phòng phối hợp tổ chức triển lãm ảnh chủ đề "60 năm thảm họa da cam Việt Nam - Nỗi đau còn đó - Nhân chứng lịch sử".

60 bức ảnh (tượng trưng cho 60 năm thảm họa da cam) được bố cục, chuyển tải theo từng nội dung: Thảm họa da cam - nỗi đau còn đó; Toàn Đảng, toàn dân, cộng đồng trong và ngoài thành phố chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân; Xây dựng Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP. Hải Phòng đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao; Hoạt động đối ngoại nhân dân-đấu tranh đòi công lý.

Đại tá Nguyễn Hữu Ý, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP. Hải Phòng chia sẻ, thông qua triển lãm lần này, Hội tiếp tục gửi đi thông điệp "Khắc phục hậu quả thảm họa da cam, là lương tâm, là trách nhiệm của cộng đồng và xã hội. Nạn nhân chất độc da cam cần lắm sự sẻ chia, quan tâm của cộng đồng và mọi người chúng ta".

Hải Phòng có 17.047 người nhiễm và nghi nhiễm chất độc hóa học, trong đó hơn 10.000 người trực tiếp, trên 6.000 người là con đẻ, cháu nội, cháu ngoại người hoạt động kháng chiến, nạn nhân qua đã đời là hơn 1.000 người. Tại Hải Phòng hiện có 6.462 nạn nhân còn sống đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Đảng, Nhà nước, thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cả hệ thống chính trị và cộng đồng chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần, giúp đỡ nạn nhân khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Những năm gần đây, mỗi năm, thành phố trích ngân sách hơn 40 tỷ đồng tặng quà cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 2 lần vào dịp Tết Nguyên đán và ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7) với mức 9 triệu đồng/người (mức quà tặng cao nhất toàn quốc). Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP. Hải Phòng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thành phố nhiều hơn nữa về tinh thần và vật chất dành cho các nạn nhân. (TTXVN/Baotintuc.vn 27/7, Đoàn Minh Huệ; Nhandan.vn 27/7; Công an nhân dân 28/7, tr6; Quân đội nhân dân 28/7, tr8)

Vùng Cảnh sát biển 1 tặng quà các gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày 27/7, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy Hải Phòng tổ chức thăm, tặng quà các gia đình chính sách kết hợp thực hiện chương trình "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân" tại xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng).

Tại chương trình đã diễn ra chuỗi các hoạt động thiết thực như tổ chức thăm, tặng quà 5 Mẹ Việt Nam Anh hùng, tặng 50 suất quà cho gia đình chính sách, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19; tặng 20 chiếc xe đạp cho các cháu học sinh vượt khó học giỏi của xã Hùng Thắng.

Đây là hoạt động thể hiện sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn", tình cảm, trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nói chung và của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 nói riêng đối với các gia đình chính sách, ngư dân có hoàn cảnh khó khăn cũng như kịp thời động viên các cháu học sinh nghèo có nỗ lực vươn lên. Các hoạt động tình nghĩa này cũng góp phần xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc. (TTXVN/Baotintuc.vn/VietnamPlus.vn 27/7, Thường – Huệ; Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự 17h 27/7)

Ở nơi 100% hộ dân đồng thuận hiến đất làm đường

Tại xã Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), có thể thấy các tuyến đường trục xã, thôn được mở rộng, đầu tư trải thảm nhựa, có vỉa hè, hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh như đường đô thị, khu xử lý rác thải tập trung. Những thay đổi này đến từ Chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Ông Vũ Ngọc Ngưng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Kiến Thiết là 1 trong 8 xã được TP lựa chọn xây dựng thí điểm xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu với 30 hạng mục công trình. Trong đó, TP tập trung đầu tư vào hệ thống giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước dân cư, trồng cây xanh và tiêu chí về môi trường.

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Huyện ủy, sự vào cuộc quyết liệt của UBND huyện cùng các tổ chức đoàn thể, quá trình triển khai thực hiện các hạng mục công trình được đảm bảo đúng tiến độ. Công tác tuyên truyền, vận động tích cực của cả hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở đã tạo được sự đồng thuận của toàn thể nhân dân, nhất là các hộ dân liên quan đến mặt bằng để triển khai dự án.

Toàn bộ cán bộ từ xã đến thôn đã tập trung tuyên truyền vận động, phổ biến các chủ trương, chính sách của TP giúp người dân hiểu rõ những lợi ích mà chương trình mang lại cho cộng đồng nhất là việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, tạo sức lan tỏa từ trong cộng đồng dân cư, người dân vận động lẫn nhau.

Kết quả 100% các hộ dân đều đồng thuận hiến đất để làm đường. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để các công trình giao thông trong chương trình xây dựng xã NTM kiểu mẫu được triển khai thuận lợi, đạt được tiến độ theo yêu cầu đề ra.

Để triển khai xây dựng 25 tuyến đường xã NTM kiểu mẫu trong năm 2021, xã Kiến Thiết có hơn 300 hộ dân đồng thuận hiến đất; trong đó diện tích đất ở mà nhân dân hiến là trên 3.000m2 , đất nông nghiệp trên 5.000m2 . Bên cạnh đó, có nhiều hộ cho đến hiện nay chưa nhận được tiền hỗ trợ vật kiến trúc trên đất nhưng đã tự nguyện tháo dỡ những công trình, bàn giao cho các đơn vị nhà thầu thi công để đảm bảo công trình hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra.

Các công trình NTM được khởi công đợt này chủ yếu là các tuyến đường giao thông đường trục chính từ trung tâm huyện đến đường xã, đường liên xã; đường từ xã về thôn; đường trục thôn, đường ngõ xóm. Ngoài một số tuyến trục chính có điều kiện mặt bằng thi công rộng rãi, thuận lợi cho các phương tiện ra vào công trình, các công trình giao thông còn lại đều có mặt bằng thi công chật hẹp, địa hình thi công phức tạp. Các tuyến đường được thiết kế kết cấu trải nhựa bê tông ápphan và bê tông cát, xi măng cùng hệ thống rãnh thoát nước, vỉa hè, điện chiếu sáng đồng bộ.

Đường thôn An Thạch, từ xóm ông Kốt đến xóm ông Dược có chiều dài toàn tuyến gần 300m, tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Đây là tuyến đường đầu tiên của huyện Tiên Lãng khởi động Chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu.

Để có được con đường rộng, đẹp như vậy, chính quyền địa phương đã tích cực vận động người dân hiến đất làm đường, đóng góp công sức, tiền của, đồng thời huy động các nguồn lực để nâng cấp hệ thống đường giao thông tạo thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất, kinh doanh của bà con…

Chỉ cho chúng tôi tuyến đường dẫn vào thôn An Thạch, ông Nguyễn Văn An (người dân thôn) cho biết: “Hưởng ứng phong trào chung tay xây dựng NTM kiểu mẫu, trong đó có xây dựng, mở rộng đường giao thông nông thôn theo cơ chế hỗ trợ nguyên vật liệu của Nhà nước, người dân xã tôi tham gia tích cực lắm. Đường phóng tuyến đến đâu, vướng vào đất hộ nào là hộ ấy sẵn sàng hiến đất để làm đường”.

“Nhiều hộ lúc đầu còn chần chừ nhưng giờ đã hiểu, chỉ có mở đường mới có thể phát triển. Nhờ sự chung tay của nhân dân, từ một con đường đất nắng bụi, mưa lầy, rộng chưa đến 3m đã được mở rộng lên gần 5m, rải thảm nhựa với vỉa hè, cây xanh, hệ thống đèn chiếu sáng. Bà con thấy việc đóng góp của mình có ý nghĩa và có thêm niềm tin để tiếp tục phong trào chung”.

Là một trong những hộ gia đình tiên phong trong việc hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, ông Lê Văn Bạch (thôn An Thạch) cho hay, gia đình ông và nhiều hộ gia đình khác trong thôn được cán bộ xã, thôn đến tuyên truyền, vận động hiến đất để mở rộng đường.

Thấy được lợi ích thiết thực đối với đời sống sinh hoạt của gia đình và của nhân dân, các hộ dân trong thôn đã tự nguyện tháo dỡ tường rào, công trình để mở rộng và đóng góp làm đường bê tông… Khi xã phát động gia đình ông Bạch đã không ngần ngại hiến gần 100m2 đất thổ cư để giải phóng mặt bằng cho đơn vị thi công.

“Tôi thấy hiến đất là chuyện có lợi ích cho cả tập thể. Ngôi nhà của gia đình tôi ở đầu con ngõ, mà bên trong kia là anh em, hàng xóm. Tôi không hiến đất thì đường xóm không mở rộng được sạch đẹp, khang trang như vậy. Từ cuối 2020, con đường dẫn vào thôn An Thạch hoàn thành, không chỉ riêng bà con nhân dân làng An Thạch mà toàn xã vô cùng phấn khởi. Ai cũng vui mừng bởi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đang đi vào đời sống, người dân được thụ hưởng”, ông Bạch nói.

Những kết quả đã đạt được từ sự đồng thuận và nỗ lực của cán bộ, nhân dân xã Kiến Thiết hôm nay đã góp phần đưa xã trở thành điểm sáng trong thực hiện phong trào xây dựng thôn NTM kiểu mẫu của huyện Tiên Lãng nói riêng và TP. Hải Phòng nói chung. Đây là động lực để xã Kiến Thiết tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển của địa phương trong thời gian tiếp theo. (Pháp Luật Việt Nam 28/7, tr14, Thùy Linh)

9.739 đơn vị, doanh nghiệp Hải Phòng được giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

Ngày 27/7, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội TP. Hải Phòng cho biết, qua rà soát, ước tính sẽ có 9.739 đơn vị trên địa bàn được giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp với tổng số 359.658 lao động.

Nhằm triển khai hiệu quả một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH TP. Hải Phòng đã kịp thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động và người sử dụng lao động được nhận hỗ trợ nhanh chóng, đảm bảo đúng quy định.

Cụ thể, BHXH TP đã phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND TP. Hải Phòng ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho người sử dụng lao động và người lao động theo Nghị Quyết số 68/NĐ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Ngành BHXH cũng phối hợp với Sở Tài chính và các ngành làm việc với các doanh nghiệp có tàu du lịch lưu trú đêm trên đảo Cát Bà về giảm phí tham quan, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất.

Để triển khai nhanh chóng việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp, BHXH TP đã ban hành Công văn số 1616/BHXH-QLT ngày 14/7/2021 gửi các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, trong đó hướng dẫn cụ thể và chi tiết về đối tượng, điều kiện, thủ tục, thời hạn giải quyết cũng như quy trình thực hiện.

Tiếp đó, ngày 16/7/2021, BHXH TP. Hải Phòng tiếp tục ban hành công văn số 1848/BHXH-QLT để hướng dẫn nghiệp vụ cho BHXH quận, huyện thực hiện việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, điều chỉnh giảm quỹ tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp và xác nhận điều kiện hưởng trợ cấp cho người lao động liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT.

Trong vòng 1 ngày, BHXH TP đã tập trung chỉ đạo BHXH các quận huyện gửi thông báo tới toàn bộ các đơn vị đủ điều kiện điều chỉnh giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. Theo số liệu ước tính, Hải Phòng có 9.739 đơn vị được giảm mức đóng vào quỹ với 359.658 lao động. Tổng số tiền tạm tính được giảm mức đóng 12 tháng, tính từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/6/2022 là trên 136 tỷ đồng.

Quyền Giám đốc BHXH TP. Hải Phòng Nguyễn Thị Lộc cho biết: Với phương châm việc triển khai hỗ trợ phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời, không được phát sinh thêm bất kỳ thủ tục hành chính nào theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và các công văn hướng dẫn của ngành, BHXH TP luôn chủ động trong việc xác nhận, tiếp nhận hồ sơ đề nghị, không để tình trạng nhận hồ sơ rồi trả lại đề nghị bổ sung với mong muốn người dân, người lao động và cộng đồng doanh nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước một cách nhanh chóng, kịp thời, để giảm bớt nhiều khó khăn nhất có thể trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp như hiện nay”. (Baophapluat.vn 27/7, P. Thanh; Phapluatplus.vn 27/7)

GIÁO DỤC

Các nhà trường tuyển sinh đầu cấp thế nào?

Các trường trên địa bàn Hải Phòng linh hoạt giữa hai phương án đăng ký trực tiếp và trực tuyến để bảo đảm tuyển sinh đầu cấp đúng tiến độ và an toàn chống dịch.

Theo ghi nhận của phóng viên vào ngày 26/7, các trường trung học cơ sở và tiểu học trên địa bàn TP. Hải Phòng bắt đầu triển khai Kế hoạch Tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2021 – 2022. Để đảm bảo công tác tuyển sinh theo đúng tiến độ, đồng thời đảm bảo các biện pháp an toàn phòng chống dịch Covid-19, các trường đưa ra hai phương án đăng ký trực tuyến và trực tiếp tại trường để phụ huynh linh hoạt lựa chọn

Ghi nhận tại Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh (quận Lê Chân, Hải Phòng), nhà trường đã xây dựng kế hoạch, chia lịch tuyển sinh theo từng ngày cho các tổ dân phố. Song song với hình thức đến trường nộp hồ sơ, Ban giám hiệu nhà trường mở thêm hình thức tuyển sinh Trực tuyến

Nhà trường đã đẩy mạnh tuyên truyền trên các kênh thông tin nhằm khuyến khích phụ huynh đăng ký tuyển sinh trực tuyến. Đây cũng là giải pháp thuận tiện nhất, hạn chế sự tiếp xúc, bảo đảm an toàn sức khỏe cho cán bộ, giáo viên nhà trường và phụ huynh trong bối cảnh dịch bệnh

Trao đổi với Giáo dục Việt Nam, cô giáo Trần Thị Mị, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh cho biết: “Với tâm thế chủ động, linh hoạt ứng phó với tình hình dịch bệnh, tính đến 11 giờ sáng 26/7, nhà trường đã nhận được 205 hồ sơ tuyển sinh lớp 1 năm học 2021 – 2022 theo hình thức trực tuyến. Những phụ huynh đăng ký trực tuyến sẽ nộp hồ sơ sau khi các con đến trường tập trung"

Theo đó, số lượng phụ huynh học sinh đến nộp hồ sơ tại trường giảm đi rõ rệt, đảm bảo giãn cách và các quy định phòng, chống dịch Covid-19  (Giaoduc.net.vn 27/7, Lã Tiến – Phạm Linh)

Lấy học sinh làm trung tâm: Đổi thay diện mạo trường học

Lấy học sinh (HS) làm trung tâm được nhiều trường xem như giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới dạy học, giữ vững niềm tin phụ huynh... Dù mỗi trường một cách triển khai, song đích cuối cùng vẫn là vì HS.

Tại Trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân - Hà Nội) hàng loạt hoạt động được nhà trường triển khai khi đặt HS làm trung tâm giáo dục.

Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Đình Giót cho biết: Những năm gần đây, trường triển khai hoạt động chào đón HS tới lớp theo biểu tượng cảm xúc. Điều này khiến HS hào hứng khi tới trường. HS lớp 1 vào môi trường học tập mới nhưng nhanh chóng hòa nhập, không căng thẳng.

Khoảng cách giữa giáo viên (GV) và HS được xóa bỏ, công tác dạy học thêm hiệu quả. Mặt khác, thay vì phê bình nhắc nhở HS đi học muộn, GV sẽ thăm hỏi lý do, động viên, chia sẻ để lần sau gia đình đưa trẻ đi học đúng giờ.

Cô Vũ Thị Thu Phượng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Đèo (Thủy Nguyên – Hải Phòng) chia sẻ: Lấy HS làm trung tâm đã và đang gắn liền với hoạt động giáo dục của GV và HS trên lớp hàng ngày. Trong quá trình triển khai CT, SGK mới, yêu cầu lấy HS làm trung tâm càng được triển khai quyết liệt.

Tại Trường Tiểu học Núi Đèo, GV không chỉ dạy kiến thức, mà còn thay phụ huynh quan tâm, phát hiện năng lực, năng khiếu của HS để phát triển đúng hướng. Nhà trường yêu cầu GV hiểu rõ HS cần gì? Điểm yếu, mạnh ra sao trong học tập và sinh hoạt... Trên cơ sở đó kết hợp với gia đình cùng giáo dục.

Để bảo đảm việc đặt HS là trung tâm giáo dục, trường yêu cầu GV nghiêm túc từ việc tập huấn chuyên môn, xây dựng kế hoạch bài giảng, cách đánh giá HS theo yêu cầu mới... Các hoạt động giáo dục trong quá trình triển khai luôn đặt quyền lợi HS trên hết.

Cô Nguyễn Thị Liên – GV Trường Mầm non Lùng Phình 2 (Bắc Hà – Lào Cai) chia sẻ: Dù trường thuộc vùng cao khó khăn, song GV đã và đang ứng dựng công nghệ thông tin, các phần mềm, trò chơi vào giảng dạy. GV xây dựng kế hoạch công việc rõ trọng tâm, mục tiêu vì người học.

Ngoài ra, trường cũng tích cực tổ chức, tham gia các hội thi để GV và trẻ có cơ hội giao lưu, phát triển toàn diện. Đặc biệt, mạnh dạn chọn GV có năng lực, tay nghề cao… vào dạy các lớp mẫu giáo 5 tuổi để thực hiện tốt mục tiêu phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ.

Bên cạnh triển khai xây dựng môi trường sạch, đẹp, an toàn, thân thiện từ trường chính đến các phân hiệu…, trường còn chỉ đạo, khuyến khích GV tích cực làm đồ dùng dạy học, đồ chơi để tăng hiệu quả hoạt động giáo dục. Trẻ được thực hành, khám phá, trải nghiệm hằng ngày qua các chủ đề...

TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội khẳng định: Mỗi nhà giáo dục cần tạo thói quen ứng xử tốt, văn minh, tôn trọng HS. Để làm được điều đó, GV cần nắm chắc một số nguyên tắc trong quá trình dạy học.

Trước hết, GV cần kiên trì và khoan dung trước những hành vi thái độ chưa chuẩn mực của HS. Nên tìm hiểu vì sao, do đâu mà HS xử sự như vậy thay vì để tức giận lấp đầy cảm xúc. GV cần thấu cảm và kiên nhẫn từ đầu để xử lý và giáo dục đạt hiệu quả… Ngoài những yêu cầu giáo dục chung, GV cần biết kích thích đúng sở trường cá nhân, mong muốn của HS. Cần đồng hành cùng HS, giúp các em hòa nhập tập thể trên tinh thần vì lợi ích chung.

Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc cũng chia sẻ: Khi xây dựng mô hình trường học lấy HS làm trung tâm, đâu đó vẫn có GV nghĩ là hình thức, khó khăn phức tạp cho GV khi phải thay đổi từ tâm lý, kiến thức, ứng xử… để phù hợp yêu cầu. Do đó, để triển khai một cách thực chất từ tư duy tới hành động, nhà trường phải giúp mỗi GV thấy được sự thay đổi là cần thiết và ban giám hiệu phải là người gương mẫu đi đầu, làm trước.

Cô Ngọc cũng khẳng định: Để quá trình xây dựng mô hình trường học lấy HS làm trung tâm nhất thiết đòi hỏi GV phải tự nâng cao kiến thức kỹ năng, tăng cường trách nhiệm, thời gian cho trường lớp, học trò…

Về phía ban giám hiệu, tổ chuyên môn cần có sự động viên, chia sẻ để GV thấu hiểu, nhận ra giá trị và sự cần thiết của việc lấy HS làm trung tâm hoạt động giáo dục. Chỉ có như vậy, mỗi GV sẽ tham gia một cách tự nguyện, tích cực, nhiệt huyết.

Ông Nguyễn Văn Lịch – Trưởng phòng GD&ĐT Yên Bình (Yên Bái) chia sẻ: Ngành Giáo dục đã chỉ đạo các trường tích cực, chủ động trong việc xây dựng trường học lấy HS làm trung tâm với các hoạt động đi vào thực tiễn, qua từng tiết học, bài giảng, hoạt động trường lớp…

Từ những kết quả có được khi triển khai lấy HS làm trung tâm, đội ngũ cán bộ, GV đã và đang tiếp tục thay đổi tích cực trong tư duy, nhận thức, hành động. Chất lượng giáo dục Yên Bình những năm gần đây có bước tiến đáng ghi nhận. Quan trọng hơn, khi triển khai lấy HS làm trung tâm, niềm tin của phụ huynh với nhà trường, thầy cô, ngành Giáo dục được nâng lên. Các tổ chức xã hội sẽ chung tay, tạo điều kiện hỗ trợ nhà trường có thêm nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.  (Giaoducthoidai.vn 28/7, Đức Trí)

Thủ khoa khối A toàn quốc từng bỏ cơ hội vào trường chuyên để học ở "trường làng"

Từng có cơ hội trúng tuyển vào một trong những trường nằm trong tốp đầu của thành phố Hải Phòng song nam sinh Trần Cao Sơn vẫn quyết định học ở trường THPT Hùng Thắng (Tiên Lãng) vì gần nhà. Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, chàng trai đất Tiên Lãng đã trở thành thủ khoa khối A toàn quốc với số điểm xuất sắc 29,55 điểm.

Ngay khi có thông tin một thí sinh ở Hải Phòng đoạt thủ khoa khối A toàn quốc với điểm thi xuất sắc 29,55 điểm, danh tính của thủ khoa này nhanh chóng được dân mạng sôi sục tìm kiếm.

Trong chốc lát, thông tin về chàng trai đỗ thủ khoa khối A được cập nhật khiến nhiều người thán phục, ngỡ ngàng vì nam sinh này không học ở trường chuyên, lớp chọn nào.

Nam sinh tên Trần Cao Sơn, lớp 12A1, trường THPT Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều là giáo viên. Nhà có 2 anh em và Sơn là lớn. Nhà Sơn ở xã Vinh Quang, xã tận cùng của huyện Tiên Lãng và khó khăn nhất nhì thành phố Cảng. Suốt 12 năm theo học "trường làng", Sơn không tham gia các lò luyện thi mà chỉ học trên lớp và ôn thi theo chương trình của nhà trường và chủ yếu tự học.

Biết phóng viên tới tìm hiểu câu chuyện về mình, Sơn từ tốn cười đáp: "Cả đêm đó em không dám ngủ chờ tới giờ truy cập tra cứu điểm thi. Sau nhiều lần cố gắng tra cứu vì nghẽn mạng, em cũng vào được hệ thống xem điểm và bất ngờ khi mình đạt điểm cao nhất toàn quốc khối A với tổng điểm 29.55 điểm. Em thích nhất là môn Toán và môn Vật lý".

Trần Cao Sơn chia sẻ thêm: "Năm lớp 9, em đạt giải Nhất cấp thành phố môn thực hành Vật lý và có cơ hội được tuyển vào một trong những trường nằm trong tốp đầu của thành phố Hải Phòng nhưng vẫn quyết định chọn trường THPT Hùng Thắng để gần nhà. Trước khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, em đăng  ký vài khóa học online để có điều kiện trao đổi với các bạn trên mạng về kỹ năng, kinh nghiệm làm bài. Em cũng thường xuyên liên hệ, học hỏi từ các anh chị khóa trước".

Nói về bí quyết học tập của bản thân, Sơn khiêm tốn nói: "Đầu tiên em học các lý thuyết dễ trong sách giáo khoa trước, sau đó làm thêm các chuyên đề, nâng dần độ khó lên, làm thật nhiều câu dễ để không bị sai, mất điểm. Những câu khó em làm nhiều hơn nhưng chủ yếu lấy phản xạ, ý tưởng là chính", Sơn nói.

Tự hào vì có cậu con trai học giỏi, đạt thủ khoa khối A toàn quốc 2021, anh Trần Cao Soàn - bố của thủ khoa Trần Cao Sơn chia sẻ: "Dù bố mẹ làm giáo viên nhưng thú thực chúng tôi không hỗ trợ được con nhiều. Lên cấp 3, cháu chủ yếu học ở trường THPT Hùng Thắng với thầy cô trên lớp. Sơn được cái rất chủ động việc học từ học hỏi anh chị khóa trên đến tìm tòi học trên mạng và cũng không ôn thi lò luyện nào. Chúng tôi chỉ định hướng, động viên con được thôi".

Đánh giá về cậu học sinh trường mình, thầy giáo Vũ Văn Chiến, Hiệu trưởng trường THPT Hùng Thắng tự hào nói: "Dù điều kiện học tập còn khó khăn nhưng Sơn có tinh thần tự rèn luyện rất cao, tư chất rất tốt; gia đình cũng luôn tạo điều kiện để Sơn phát huy được những sở trường của bản thân. Trong các năm học, Sơn đều là học sinh toàn diện và xuất sắc. Năm học 2018-2019, em đạt giải 3 môn giải Toán bằng Tiếng Anh cấp thành phố. Năm học 2019-2020, Sơn đạt giải Nhất môn Khoa học tự nhiên cấp thành phố và năm 2020-2021, đạt giải Nhất môn Vật lý cấp thành phố".

Với số điểm gần như tuyệt đối, Sơn có nguyện vọng trúng tuyển vào lớp IT1, Khoa Khoa học máy tính, Đại học Bách Khoa Hà Nội và ước mong đỗ tiếp vào lớp tài năng của khoa.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, ngành giáo dục Hải Phòng có thí sinh đỗ thủ khoa khối A toàn quốc với số điểm gần như tuyệt đối. Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, thí sinh Nguyễn Trung Hải, trường Chuyên Trần Phú đã đỗ thủ khoa khối A toàn quốc với 29,75 điểm cùng với 1 thí sinh đến từ Thái Bình. Cả 2 bạn đều đăng ký nguyện vọng 1 vào trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. (Giadinh.net.vn 27/7, M.Lý - Tuệ Anh)

GIAO THÔNG

Đề nghị tiếp tục thử nghiệm các thiết bị quản lý đào tạo lái xe

Với việc đưa vào ứng dụng các thiết bị quản lý đào tạo lái xe, công tác sát hạch lái xe đầu ra sẽ được đảm bảo nâng cao về chất lượng cho học viên.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ đề nghị tiếp tục thực hiện thử nghiệm các thiết bị phục vụ quản lý đào tạo lái xe.

Thời gian qua, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, một số địa phương đã tạm dừng công tác đào tạo lái xe dẫn đến việc thử nghiệm thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe và thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe ôtô-cabin học lái của Tổng cục Đường bộ bị gián đoạn.

Để đảm bảo lộ trình trang bị các thiết bị phục vụ quản lý đào tạo lái xe theo quy định, Tổng cục Đường bộ đề nghị các Sở Giao thông Vận tải tiếp tục thực hiện quá trình thử nghiệm đến tháng 9/2021 đối với thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe và tháng 12/2021 đối với thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe ôtô-cabin học lái xe ôtô; đảm bảo nhận dạng, giám sát thời gian, quãng đường học thực hành lái xe của tối thiểu 50 học viên (trong đó, có ít nhất 3 học viên hoàn thành khóa học) đối với thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe và sử dụng cabin học lái xe để thử nghiệm dạy môn học thực hành lái xe cho học viên của các khóa học mới khai giảng.

Các Sở Giao thông Vận tải phối hợp với đơn vị cung cấp thiết bị đánh giá, báo cáo quá trình triển khai, nội dung thử nghiệm, ưu nhược điểm của thiết bị và đề xuất (nếu có) gửi về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 5/8 để tổng hợp và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải.

Được biết, Thông tư 01/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải (chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3/2021) cho phép lùi thời điểm bắt buộc cơ sở đào tạo lái xe trang bị và sử dụng ca-bin học lái, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên thêm một năm.

Theo đó, thời điểm bắt buộc cơ sở đào tạo lái xe trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2022 và trang bị, sử dụng cabin học lái ôtô để đào tạo lái xe ôtô từ ngày 1/7/2022.

Trước đó, để thống nhất các quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, tại Điều 3 Thông tư 38/2019 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành có hiệu lực từ ngày 1/12/2019 quy định các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe phải đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.

Cụ thể, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe; ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và đảm bảo theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ôtô (trừ hạng B1) theo lộ trình quy định. Dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên làm tài liệu quản lý đào tạo...

Ngoài ra, thông tư còn bổ sung hai nội dung các học viên phải học khi tham gia đào tạo lái xe hạng B1, B2 và C gồm đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông. (TTXVN/VietnamPlus.vn 27/7, Việt Hùng; Hanoimoi.com.vn 27/7; An ninh Thủ đô 28/7, tr9)

BÁO ĐỊA PHƯƠNG

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố thẩm tra hồ sơ trình kỳ họp thứ 2, HĐND thành phố khóa 16

Ngày 27/7, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố họp thẩm tra hồ sơ trình kỳ họp thứ 2 HĐND thành phố khoá 16. Đồng chí Trần Thu Hương, Trưởng Ban chủ trì cuộc làm việc. Dự họp có đồng chí Bùi Đức Quang, Phó chủ tịch HĐND thành phố; đại diện lãnh đạo các ngành, địa phương liên quan.

Tại cuộc làm việc, các sở, ngành, địa phương báo cáo chủ trương đầu tư 6 dự án gồm: Dự án đầu tư xây dựng cầu Lại Xuân và tuyến đường hai đầu cầu, cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352 theo hình thức BOT; dự án đầu tư cải tạo đường 359 đoạn từ cầu Bính đến xã Trung Hà, huyện Thuỷ Nguyên; dự án đầu tư cải tạo đường thị trấn Minh Đức; dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng sân golf Hải Phòng Sakura Club tại huyện An Lão; dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Hoá và đoạn tuyến qua Hải Phòng của tuyến đường bộ từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn; dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức tại ngã tư đường Tôn Đức Thắng - Máng Nước - Quốc lộ 5.

Thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND thành phố cơ bản nhất trí chủ trương đầu tư xây dựng các dự án, góp phần thúc đẩy hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, thành phố. Đồng thời đề nghị các sở, ngành, Ban quản lý dự án, lãnh đạo các địa phương liên quan giải trình, làm rõ một số nội dung về điều chỉnh quy mô dự án, tăng vốn, thống nhất số hộ thuộc diện thu hồi đất, bố trí tái định cư…

Cũng trong ngày làm việc, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố thống nhất cao các ý kiến của các sở, ngành liên quan về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 148/2016/NQ-HĐND ngày 13-12-2016 của HĐND thành phố về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng; và điều chỉnh quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2019. (Baohaiphong.com.vn 27/7, Lê Oanh)

Tiêm 1.400 liều vaccine phòng COVID-19 cho nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Sáng 27/7, đồng chí Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng đi kiểm tra công tác tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 tại Khu công nghiệp Tràng Duệ.

Kiểm tra điểm tiêm vaccine tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, đồng chí Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng ghi nhận công tác tiêm chủng được thực hiện quy củ, bài bản, bảo đảm các điều kiện về an toàn và phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đồng chí cho biết, đây là bước đầu trong cam kết của thành phố về việc ưu tiên tiêm vaccine với người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Trong thời gian tới, nếu được cấp thêm vaccine, thành phố sẽ tiếp tục ưu tiên tiêm các cán bộ, công nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế để bảo đảm sức khỏe, duy trì sản xuất, hướng tới mục tiêu không bị đứt gẫy chuỗi cung ứng sản xuất của thành phố.

Đồng chí Lê Trung Kiên cũng thông tin, Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng đang phối hợp với các ban, ngành liên quan chuẩn bị các kịch bản về phòng, chống dịch COVID-19 nếu dịch bùng phát trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Trong đó có kịch bản “3 tại chỗ”: sản xuất tại chỗ; ăn tại chỗ; nghỉ tại chỗ. Sau khi được thành phố đồng ý phương án, sẽ thực hiện thí điểm tại 3 doanh nghiệp với các phương án về ăn, ngủ, nghỉ với khoảng từ 500 - 1.000 công nhân để có kinh nghiệm ứng phó khi xảy ra dịch bệnh. (Baohaiphong.com.vn 27/7, Hiệp Lê)

Bảo đảm tiến độ, an toàn tại các điểm tiêm vaccine phòng COVID-19

Sáng 27/7, đồng chí Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố kiểm tra công tác lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với các tiểu thương tại chợ đầu mối hoa quả Hải Phòng (quận Hồng Bàng) và một số điểm tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan.

Kiểm tra công tác lấy mẫu đối với các tiểu thương tại chợ đầu mối hoa quả Hải Phòng (quận Hồng Bàng), đồng chí Phó chủ tịch UBND thành phố yêu cầu chính quyền địa phương chỉ đạo lực lượng Công an và Ban quản lý chợ làm tốt công tác phân luồng người đến lấy mẫu, chấp hành nghiêm quy định “5K” của Bộ Y tế; yêu cầu lực lượng y tế tổ chức lấy mẫu bảo đảm chất lượng, sớm có kết quả sàng lọc virus SARS-CoV-2 để thực hiện các phương án phòng, chống dịch tiếp theo.

Kiểm tra công tác tiêm chủng tại Trạm Y tế thị trấn An Dương (huyện An Dương) đối với hơn 100 trường hợp của thị trấn theo quy định; Bệnh viện hữu nghị Việt - Tiệp tiêm mũi 2 đối với hơn 400 cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện, Phó chủ tịch UBND thành phố đề nghị các đơn vị tiêm chủng thực hiện theo đúng kế hoạch, đúng trường hợp ưu tiên tiêm chủng theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và thành phố. Đồng chí lưu ý các đơn vị tổ chức tiêm chủng sắp xếp tiêm trong thời gian quy định để bảo đảm chất lượng vaccine sau khi xuất kho; bố trí đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm về kỹ thuật tiêm, sẵn sàng xử lý sự cố sau tiêm (nếu có). Người đến tiêm chủng tuân thủ nghiêm quy định về an toàn tiêm chủng, nhất là ở lại đủ thời gian theo dõi tình hình sức khỏe sau tiêm... (Baohaiphong.com.vn 27/7, Minh Minh)

Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tiếp nhận 1,3 tỷ đồng ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Chiều 27/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tổ chức tiếp nhận kinh phí ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Cụ thể, nhân dân và cán bộ quận Kiến An ủng hộ 1 tỷ đồng; hội viên Câu lạc bộ Bạch Đằng ủng hộ 200 triệu đồng; cán bộ, nhân viên Công ty CP giao nhận vận tải con ong ủng hộ 100 triệu đồng.

Đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố ghi nhận tinh thần sẻ chia, sự hỗ trợ thiết thực, kịp thời của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với thành phố nhằm thực hiện hiệu quả cao công tác phòng, chống dịch COVID-19 và mong các đơn vị, cá nhân tiếp tục vận động người thân, gia đình cùng tham gia hoạt động ý nghĩa này. Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố cam kết nhanh chóng phân bổ nguồn kinh phí minh bạch, đúng mục đích để hỗ trợ những lực lượng ở tuyến đầu chống dịch; người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng như tham mưu thành phố để mua vaccine phòng COVID-19 cho nhân dân... (Baohaiphong.com.vn 27/7, Mai Lê)./.

 

 

 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn