Triển lãm 20 tác phẩm “Báo chí điều tra” xuất sắc
Sáng
30/11/2014, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức sự kiện
kép thu hút đông đảo sự quan tâm.
Đó là lễ Khai mạc triển
lãm “Báo chí điều tra” FOJ Collection tại khuôn viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền và Hội thảo tổng kết dự án Báo chí điều tra giai đoạn I tại Hội trường
D, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Đây là sự kiện cuối cùng nằm
trong khuôn khổ hoạt động của đề án P34: “Nâng cao kiến thức và kĩ năng tác
nghiệp cho sinh viên báo chí trong điều tra phòng chống tham nhũng” - Một trong
số những đề án đã đạt giải trong Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng
Việt Nam 2013 (VACI 2013).
Khai mạc Triển lãm
Đến dự buổi lễ có PGS.TS
Phạm Huy Kỳ, Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền; PGS.TS Nguyễn
Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Phó trưởng khoa Báo chí,
Chủ nhiệm dự án Báo chí điều tra, Hội Nhà báo Việt Nam cùng đông đảo các nhà
báo, sinh viên và thành viên Câu lạc bộ.
Hoạt động tuyển chọn và xây dựng
bộ sưu tập gồm 20 tác phẩm Báo chí điều tra tiêu biểu nhằm tôn vinh các cây bút
điều tra xuất sắc trong cả nước; đồng thời, phần phân tích tác phẩm của hội
đồng chuyên môn làm bài học tốt cho sinh viên báo chí khi học về báo chí điều
tra.
Ngoài ra, 20 tác phẩm triển lãm
dự kiến sẽ được in trong sách tham khảo “Tác phẩm báo chí điều tra – tuyển chọn
và phân tích”; đồng thời, đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào “Giáo trình
Báo chí điều tra” của Khoa Báo chí (dự kiến, hai tài liệu này sẽ được xuất bản
vào năm 2015).
![](https://cdn.haiphong.gov.vn/gov-hpg/upload/hpgov/2020/03/baochidieutra26372.jpg)
Buổi triển lãm thu hút đông đảo các nhà báo, sinh viên
Tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn
Văn Dững- Trưởng Khoa Báo chí cho biết: “Báo chí điều tra nước ta hiện nay chính
là kết quả của cuộc giao lưu báo chí Đông-Tây. Đó là sự chuyển giao của 30 năm
điều tra biểu dương các điển hình tiên tiến sang đấu tranh, phòng chống tham
nhũng, vi phạm pháp luật.
Đây chính là khó khăn, thách thức
nhưng cũng mở ra cơ hội cho thế hệ nhà báo trẻ bởi báo chí điều tra là lĩnh vực
của báo chí hiện đại, đòi hỏi rất nhiều về kiến thức, kỹ năng và tính chuyên
nghiệp cao cũng như lòng can đảm và sự dấn thân.
Để đưa một tác phẩm báo chí điều
tra chất lượng cao đến với độc giả, nhà báo phải vượt qua các rủi ro sau: sự
lạm dụng quyền lực, luật pháp, văn hóa chính trị và kỹ năng của người viết chưa
tốt.”
Hội thảo tổng kết dự án Báo chí
điều tra VACI 2013 được diễn ra ngay sau Lễ khai mạc triển lãm “Báo chí điều
tra” FOJ Collection nhằm đánh giá quá trình hoạt động của dự án sau một năm
triển khai.
Tại hội thảo, Chủ nhiệm Đề án
“Nâng cao kiến thức và kỹ năng tác nghiệp cho sinh viên báo chí trong điều tra
phòng chống tham nhũng”, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng khẳng định:
“Câu lạc bộ là ý tưởng đề xuất
được đánh giá cao trong bối cảnh hiện nay khi mà báo chí điều tra được coi là
công cụ có ý nghĩa, thể loại “búa tạ” trong báo chí phòng chống tham nhũng. CLB
báo chí điều tra ra đời đáp ứng nhu cầu đào tạo cho sinh viên báo chí học kiến
thức, kỹ năng, nguyên tắc điều tra cho sinh viên báo chí ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường.
Trong một năm hoạt động vừa qua,
tuy có nhiều áp lực về tiến độ thực hiện dự án, nhưng với những thành viên có
năng lực, đam mê thì các mục tiêu cơ bản đã được hoàn thành tốt.
Cùng với đó, mối quan hệ giữa
hoạt động đào tạo ở trường học và cơ quan báo chí, đặc biệt là với tòa soạn và
nhà báo được được thiết lập, tạo tiền đề tốt cho giai đoạn hai của dự án.
Với một quãng thời gian không dài
nhưng sinh viên báo chí trong CLB đã có những bước tiến đáng kể về nghề nghiệp.
Các em được đào tạo bài bản về kiến thức, kỹ năng báo chí điều tra với 3 khóa
tập huấn. Đồng thời, sinh viên được làm quen và học trực tiếp các kỹ năng, kinh
nghiệm làm báo điều tra ở cơ quan báo chí với các nhà báo thông qua các phương
thức đào tạo:
Cầm tay chỉ việc, trực tiếp đi cơ
sở cùng các nhà báo điều tra. Bên cạnh đó, thông qua các buổi chia sẻ, sinh
viên học được các kinh nghiệm, nâng cao các kiến thức, kỹ năng tác nghiệp báo
chí. Qua hoạt động làm bộ sưu tập tác phẩm báo chí điều tra, các em học được
cách phân tích, đánh giá, học được cách thể hiện tác phẩm một cách hiệu quả”.
Phát biểu tại hội thảo, nhà báo
Trần Bá Dung- Trưởng ban nghiệp vụ Hội nhà báo Việt Nam, người luôn theo sát và
ủng hộ dự án tin tưởng: “Tôi hi vọng CLB không những chỉ là nơi sinh họat
nghiệp vụ bổ ích, mà cao hơn là đưa các thành v
iên CLB (nhất là sinh viên báo
chí) vào cuộc thực thụ, ít nhất là tham gia trực tiếp với các cơ quan báo chí
để có những tác phẩm báo chí điều tra tốt trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
Qua đó có thể làm mẫu về phương
pháp, kĩ năng nghiệp vụ báo chí điều tra. Đồng thời, hi vọng các thành viên CLB
là sinh viên báo chí sớm được các cơ quan báo chí đón nhận về làm việc, sớm trở
thành những nhà báo điều tra giỏi.”
Sau thành công tại Chương trình
Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam 2013 (VACI 2013), Khoa Báo chí, Học
viện Báo chí và tuyên truyền tiếp tục giành thắng lợi tại Chương trình sáng
kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam 2014 (VACI 2014) với Đề án mang “số hiệu”
P41. Đây là giai đoạn 2 của đề án “Nâng cao kiến thức và kĩ năng tác nghiệp cho
sinh viên báo chí trong điều tra phòng chống tham nhũng”.
Các hoạt động của đề án giai đoạn
2 sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian sắp tới.
![](https://cdn.haiphong.gov.vn/gov-hpg/upload/hpgov/2020/03/baochidieutra36372.jpg)
PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí HVBC & TT
![](https://cdn.haiphong.gov.vn/gov-hpg/upload/hpgov/2020/03/baochidieutra46372.jpg)
TS. Trần Bá Dung, Trưởng ban nghiệp vụ hội nhà báo Việt Nam
(Trần Thúy, Đất Việt)