Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh: Nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức, hiệu quả thấp
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh: Nhiều
biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức, hiệu quả thấp
Tham
nhũng ít hay khó phát hiện? Thanh tra ít chuyển, chuyển chậm các vụ sang cơ
quan điều tra? Xử lý sau thanh tra thấp? Tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn
biến phức tạp, nguyên nhân, trách nhiệm?... Đó là những vấn đề đại biểu Quốc hội
truy vấn Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh tại phiên chất vấn hôm 12/6.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong tại phiên chất vấn
3.000
người có dấu hiệu kê khai không trung thực
Mở
đầu phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương) đặt vấn đề: Cử tri cho
rằng tình trạng tham nhũng vẫn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều cấp
chưa được chặn đứng. Với trách nhiệm là người đứng đầu của ngành Thanh tra,
Tổng Thanh tra có giải pháp gì để toàn ngành thực hiện công tác phòng, chống
tham nhũng trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn?
Đại
biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) phân tích, ngành Thanh tra đã có nhiều cố gắng
trong các năm qua, thanh tra nhiều cuộc nhưng cử tri vẫn chưa hài lòng vì cơ
quan thanh tra chưa chuyển nhiều vụ sang cơ quan điều tra hoặc chuyển chậm.
Trả
lời chất vấn, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh: Từ năm 2013 tới nay
sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi năm 2012, việc kê khai tài sản có
tiến bộ hơn. Việc kê khai tài sản năm 2013, kết quả đạt được trên 642 nghìn đối
tượng được kê khai, đạt hơn 98% và công khai trên 59%. Đến nay đã có trên
106/112 đơn vị trong đối tượng phải được kê khai đã hoàn thành việc kê khai,
hơn 919 nghìn nguời trong đối tượng phải kê khai đã kê khai, đạt 98%, đã công
khai trên đạt 97%. Qua quá trình kê khai tài sản thu nhập có khoảng 3 nghìn
người có dấu hiệu kê khai không trung thực, không rõ ràng đã được xác minh làm
rõ và đã xử lý 88 cán.
Tác
dụng của hoạt động này, theo Tổng Thanh tra, công khai tài sản thu nhập của các
đối tượng thuộc diện phải quản lý kê khai tài sản theo quy định của pháp luật;
nắm được tài sản của cán bộ công chức thuộc mình quản lý để kiể soát theo dõi;
đánh giá kê khai đúng hay không đúng để theo dõi khi biến động tăng lên phải
giải trình.
Liên
quan đến việc chuyển cơ quan điều tra, Tổng Thanh tra thẳng thắn thừa nhận
“chưa nhiều”, khi chuyển thì tính khả thi của việc điều tra, truy tố xét xử
cũng chưa phải đầy đủ, yếu tố để cấu thành tội phạm tham nhũng chưa phải nhiều.
Vấn đề này, ngành Thanh tra sẽ tiếp tục triển khai, quan tâm thực hiện, tích
cực chuyển các vụ việc sai phạm tới cơ quan điều tra xử lý.
Tổng
Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cũng cho biết, vừa qua cơ quan thanh tra đã chuyển
hơn 200 vụ việc (240 người vi phạm) qua cơ quan điều tra đề nghị xử lý hình sự,
trong đó Thanh tra Chính phủ chuyển hơn 40 vụ.
Sẽ
tích cực chuyển cơ quan điều tra xử lý vi phạm
Dẫn
các số liệu về việc phát hiện, xử lý các vụ tham nhũng qua các năm, số vụ phát
hiện, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự càng giảm trong khi nhận định, đánh
giá của Thanh tra Chính phủ về công tác phát hiện về xử lý tham nhũng là ngày
càng tiến bộ, đại biểu Nguyễn Văn Hiến (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) hỏi: Tham nhũng
đã bị đẩy lùi hay thực sự kết quả thanh tra phát hiện và xử lý hành vi tham
nhũng ngày càng hạn chế?
Ghi
nhận ngành Thanh tra đã có rất nhiều cố gắng trong công tác thanh tra, công bố
nhiều kết luận thanh tra, nhiều vụ việc giá trị tài sản phải thu hồi lên đến
hàng trăm tỷ đồng; nhiều kiến nghị liên quan đến cán bộ công chức vi phạm,
những con số rất ấn tượng đã thể hiện được sự hiệu lực, hiệu quả của ngành
Thanh tra, đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ) đặt vấn đề: Tại sao kết quả việc thu
hồi xử lý sau thanh tra thấp? Vai trò của cơ quan thanh tra trong phòng, chống
tham nhũng và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện tham nhũng
và xử lý trách nhiệm như thế nào?
Nữ
đại biểu cũng yêu cầu Tổng Thanh tra Chính phủ trình bày về công tác phòng,
chống tham nhũng trong nội bộ ngành?
Tổng
Thanh tra nhấn mạnh: Có thể nói, công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt yêu
cầu là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với những
biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và
gây bức xúc trong xã hội. Hơn nữa, tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, nhiều biện
pháp phòng ngừa tham nhũng thực hiện còn hình thức, hiệu quả thấp, việc phát
hiện xử lý chưa đạt yêu cầu như mong muốn.
Trước
tình hình đó, ngành Thanh tra dự báo, tham nhũng nghiêm trọng chiếm tỷ lệ càng
ngày càng lớn, thiệt hại do tham nhũng gây ra với ngân sách Nhà nước, tài sản
nhân dân, doanh nghiệp vẫn còn cao nhưng thu hồi tài sản, xử lý các vụ án tham
nhũng còn thấp. Tham nhũng vặt vẫn xảy ra ở những hoạt động thường xuyên với
việc tiếp xúc công dân, doanh nghiệp... “Từ dự báo đó khẳng định tham nhũng vừa
qua chưa được đẩy lùi và còn diễn biến khá phức tạp, tinh vi, tiềm ẩn cần phải
tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn”, Tổng Thanh tra nói.
Tổng
Thanh tra cho biết, thời gian tới sẽ tăng cường đào tạo cán bộ để trong khi
thực hiện các nội dung của kết luận thanh tra làm sao khách quan công tâm hơn,
hạn chế được tiêu cực bỏ lọt tội.
Trả
lời chất vấn của đại biểu Yến, Tổng Thanh tra nói: Trước đây, từ năm 2008 -
2011, việc xử lý sau thanh tra đạt tỷ lệ rất thấp, về tiền đạt chỉ được 30%, về
đất đai phát hiện vi phạm thực hiện chỉ đạt 20%. Nhưng, từ năm 2011 đến nay,
chúng tôi quán triệt được việc này, xem đây là một nội dung trọng tâm của
ngành. Đến nay, xử lý sau thanh tra đã đạt 67%.
Chỉ
ra nguyên nhân, Tổng Thanh tra nêu rõ, là do chưa có chế tài mạnh. Nhận thức
pháp luật của đối tượng bị thanh tra cũng chưa tốt. Thẩm quyền của ngành Thanh
tra theo quy định của pháp luật cũng chỉ là phát hiện và kiến nghị chứ chưa có
quyền cưỡng chế hoặc thi hành kết luận thanh tra.
Tổng
Thanh tra cũng thẳng thắn đánh giá, nguyên nhân còn do có những kết luận thanh
tra không khả thi, không đúng nên kết luận thanh tra thực hiện không được.
“Chúng tôi đã đánh giá chất lượng của hoạt động thanh tra và chất lượng của kết
luận thanh tra để làm sao vừa mang tính pháp luật, đúng pháp luật vừa đảm bảo
được yêu cầu, đặc biệt phải có tính khả thi để thực hiện kết luận theo thanh
tra mới có hiệu quả”.
Để
xử lý sau thanh tra ngày càng hiệu quả, Tổng Thanh tra cho biết, đã đề nghị
Chính phủ và được Chính phủ đồng ý để soạn thảo và ban hành nghị định xử lý sau
thanh tra; đồng thời cùng với Ngân hàng Nhà nước dự thảo thông tư phong tỏa tài
khoản đối với các đơn vị kinh tế khi thanh tra đã phát hiện vi phạm mà không
thực hiện kết luận thanh tra.
Liên
quan đến việc xử lý cán bộ trong ngành Thanh tra, Tổng Thanh tra cho biết,
trong 3 năm qua (2011 - 2013), ngành Thanh tra đã tiến hành xử lý kỷ luật 82
cán bộ, công chức, chiếm 0,3% trên tổng số 28.200 cán bộ, công chức (trong đó
xử lý hành chính 71 người, xử lý hình sự 11 người có dấu hiệu và hành vi tham
nhũng).
Riêng
Thanh tra Chính phủ đã xử lý kỷ luật 12 công chức (buộc thôi việc 1 công chức
do vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, cách chức 1 công chức do vi
phạm pháp luật về giao thông và chống người thi hành công vụ, khiển trách 10
công chức do vi phạm về quy trình nghiệp vụ và sinh con thứ ba).
Giải
pháp sắp tới, theo Tổng Thanh tra thì có nhiều, như khắc phục tình trạng nể
nang, tăng cường giáo dục tư tưởng cán bộ, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng
đầu; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, học tập và làm theo tấm gương đạo
đức của Bác và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X)…
Xử
lý 2 nghìn cán bộ đùn đẩy giải quyết khiếu nại, tố cáo
Đại
biểu Điểu K` Rứ (Đắk Nông) chất vấn, có bao nhiêu vụ đã giải quyết nhưng thực
tế người dân vẫn tiếp tục khiếu nại, cách giải quyết thế nào để chấm dứt hoàn
toàn các vụ việc trên, không để kéo dài? Thanh tra Chính phủ cần có những giải
pháp gì để giải quyết 36 vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài còn lại? Qua giải
quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài thì nguyên nhân và trách nhiệm
chính do đâu, của ai?
Đai
biểu Vũ Chí Thực (Quảng Ninh) đặt vấn đề: Tại sao tình hình khiếu nại, tố cáo
phức tạp chưa giảm?
Theo
Tổng Thanh tra, thời gian qua, Thanh tra Chính phủ chủ trì cùng với Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc
phòng thành lập 28 tổ công tác về 46 tỉnh, thành phố có vụ việc tồn đọng phức
tạp nhiều để giải quyết.
Tính
từ cuối năm 2012 đến cuối năm 2013 đã cơ bản hoàn thành giải quyết tồn đọng kéo
dài và đến cuối tháng 5/2014 đã giải quyết được 492/528 vụ, đạt 93%. Hiện nay
còn 36 vụ giải quyết chưa xong, đây là những vụ rất phức tạp đã qua nhiều cấp,
nhiều ngành, nhiều lần giải quyết nhưng chưa được sự đồng thuận. “Chúng tôi sẽ
tìm mọi giải pháp để giải quyết, làm thế nào để dứt điểm trong một thời gian”.
Cũng
theo Tổng Thanh tra, tình hình khiếu nại, tố cáo trong 3 năm gần đây thì hàng
năm đều giảm về số vụ, số người và số đơn, nhưng tính chất có một số vụ hết sức
phức tạp, gay gắt, thậm chí có những vụ việc rất manh động. Nguyên nhân là do
cơ chế chính sách có những bất cập; công tác chỉ đạo điều hành, đặc biệt là
thực hiện trách nhiệm thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân
chưa đến nơi, đến chốn của một số cấp, một số cơ quan Nhà nước, các cấp có thẩm
quyền; ý thức của người dân trong chấp hành pháp luật cũng chưa được đầy đủ,
thậm chí người dân còn chưa am hiểu pháp luật.
Tổng
Thanh tra cho biết, qua 3 năm đã thực hiện xử lý hành chính 2.000 cán bộ né
tránh, đùn đẩy trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời xử lý hình
sự có dấu hiệu vi phạm pháp luật, có vụ lợi trên 30 trường hợp.
Thời
gian tới, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát những vụ kéo dài, phức tạp để
tập trung giải quyết, gắn việc đó với giải quyết khiếu nại thường xuyên trong
việc tiếp công dân, đối thoại giải quyết thường xuyên theo quy định của pháp
luật… Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện giải pháp thanh tra trách nhiệm, kiểm tra
đôn đốc thường xuyên công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn
chế đùn đẩy, né tránh, thể hiện trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền thực
hiện Luật khiếu nại, tố cáo.
(Thủy Nguyên, Báo
Thanh tra)