Gần 50% người dân, công chức chỉ tố cáo tham nhũng khi đụng chạm đến lợi ích

Gần 50% người dân, công chức chỉ tố cáo tham nhũng khi đụng chạm đến lợi ích

Kết quả khảo sát cho thấy, với 46,8% công chức, viên chức và 45,8% người dân được hỏi cho rằng, chỉ tố cáo tham nhũng khi đụng chạm, liên quan đến lợi ích của mình. Nhìn chung, người dân không sẵn sàng hay chỉ tố cáo khi quyền lợi của mình bị xâm hại xuất phát từ nhìn nhận một cách thiếu tích cực về cơ chế đảm bảo cho người tố cáo tham nhũng.

Ngày 29/7, tại Hà Nội, Thanh Tra Chính phủ phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo Hoàn thiện và công bố báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá về quy định và việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, thu hồi tài sản tham nhũng theo yêu cầu của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Cuộc khảo sát được triển khai đối với công dân đại diện cho hộ gia đình, từ 18 tuổi trở lên tại 5 tỉnh, thành phố, gồm: Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Khánh Hòa và Đồng Nai. Cuộc khảo sát cũng được tiến hành với công chức, viên chức của 16 bộ, cơ quan ngang bộ, 58 tỉnh, thành phố thông qua cơ quan thanh tra tỉnh, thành phố.

Yếu tố năng lực người được tuyển dụng không được đề cao

Theo ông Đinh Văn Minh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học thanh tra, việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa tham nhũng.


Ông Đinh Văn Minh, Phó viện trưởng viên khoa học Thanh tra công bố kết quả khảo sát 

Đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến việc tuyển dụng công chức, viên chức, kết quả khảo sát người dân cho thấy, yếu tố năng lực người được tuyển dụng không được đề cao và không phải là yếu tố then chốt, quyết định trong việc được tuyển dụng.

Đáng chú ý, có tới 43,2% người cho rằng, yếu tố người có thẩm quyền, chức vụ tác động có ảnh hưởng đến sự thành công trong việc tuyển dụng công chức, viên chức.

Đối với yếu tố tặng quà, tiền và có người thân quen, chỉ có 7,7% cho rằng không ảnh hưởng, trong khi đó có tới 37% người được hỏi cho là có ảnh hưởng, cho thấy sự chưa thực sự tin tưởng của người dân trong tuyển chọn vào các cơ quan công quyền.

Về sự tham gia của xã hội trong PCTN, với 46,8% công chức, viên chức và 45,8% người dân được hỏi cho rằng, chỉ tố cáo khi đụng chạm, liên quan đến lợi ích của mình. Nhìn chung, người dân không sẵn sàng hay chỉ tố cáo khi quyền lợi của mình bị xâm hại xuất phát từ cách nhìn nhận một cách thiếu tích cực về cơ chế đảm bảo người tố cáo tham nhũng.

Hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng thấp

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng chỉ khoảng dưới 10%, năm 2014 cũng chỉ đạt 22%.

Phát hiện và xử lý tham nhũng (chỉ 5% được phát hiện), trong đó có vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng (TSTN) được đánh giá là khâu yếu nhất, gây ra nhiều bức xúc trong xã hội.

Thực tế báo cáo của cơ quan có chức năng cho thấy, các vụ tham nhũng xảy ra nhiều nhưng đến tòa án thì số vụ tham nhũng còn rất ít. Nhiều vụ việc khi được phát hiện thì chỉ xử lý bằng hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, thuyên chuyển công tác… Việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn rất yếu, một số trường hợp chưa xử lý triệt để.

Về hiệu quả thu hồi TSTN, kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 12,9% công chức, viên chức được hỏi cho rằng, hiệu quả và có đến 60,8% nhận định chỉ hiệu quả trong một số trường hợp nhất định.

Từ phía người dân, số người cho rằng hiệu quả trong thu hồi TSTN đạt 28,4%, trong khi số lượng cho rằng không hiệu quả là 24,5% và chỉ hiệu quả trong một số trường hợp nhất định là 43,6%.

Về nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi TSTN, các công chức, viên chức được hỏi cho rằng, cơ sở pháp lý trong hoạt động thu hồi TSTN còn nhiều hạn chế, vướng mắc (33,9%); thiếu trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản (22,8%); chưa có quy định về tịch thu tài sản.

Theo ông Đinh Văn Minh, việc thực hiện các quy định pháp luật về PCTN nói chung là tốt, nhưng có khoảng cách giữa việc thực hiện và hiệu quả thực hiện. Việc xác minh kê khai tài sản hiện nay còn phức tạp, nhiều đầu mối, nên thu về một đầu mối, Thanh tra Chính phủ hoặc Bộ Nội vụ.

Ông Nguyễn Khắc Chanh - Chánh Thanh tra tỉnh Nam Định cũng chỉ ra: Thời gian qua, chủ yếu phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực công. Việc kê khai tài sản, thu nhập mới chỉ giới hạn trong cán bộ, công chức nhà nước.

“Kê khai khai tài sản là tài liệu mật trong quản lý công chức, vì vậy, người dân làm sao có thể nắm được thông tin?”, ông Nguyễn Khắc Chanh đặt câu hỏi. Mặt khác, theo ông, việc kê khai thì nhiều, thẩm tra, xác minh thì ít. Người kê khai tài sản chưa tự giác, hình thức, chỉ khi có đơn tố giác, hoặc bổ nhiệm chức vụ thì mới phải thẩm tra, xác minh.

Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 81% công chức, viên chức được hỏi đánh giá tích cực về việc thực hiện quy định về kê khai tài sản, thu nhập, nhưng chỉ nhận được sự đồng tình của 35,6 người dân khi nhìn nhận về vấn đề này.

Số liệu của Thanh tra Chính phủ cho thấy, tính đến ngày 31/5/2015, trong tổng số 1.225 người thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập được cơ quan chức năng xác minh chỉ phát hiện, kết luận 4 người kê khai không trung thực. 

Trong số những bất cập được coi là nguyên nhân hạn chế hiệu quả của biện pháp kê khai tài sản, thu nhập được công chức, viên chức và người dân đồng tình, có 23,7% công chức, viên chức cho rằng, quy định về việc chỉ kê khai tài sản của người có chức vụ, quyền hạn, vợ, chồng, con chưa thành niên là chưa đủ; con số này đối với người dân là 28%.; việc sử dụng tiền mặt còn phổ biến cũng nhận được sự đồng tình của 42,1% công chức và 25,7% người dân; 54,5 công chức, viên chức cho rằng, chưa có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật để kiểm soát tài sản, thu nhập của toàn xã hội.

(Thu Hằng, Báo điện tử Đảng Cộng sản)

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn

  Zalo Cổng Thông tin điện tử thành phố