Các hệ sinh thái liền kề, nơi lưu giữ giá trị đa dạng sinh học cao tại Cát Bà
Các hệ sinh
thái liền kề, nơi lưu giữ giá trị đa dạng sinh học cao tại Cát Bà

Quần đảo Cát Bà tồn tại các
hệ sinh thái điển hình liền kề nhau tại một khu di sản và tập trung cao về đa dạng
sinh học với nhiều loại quý hiếm, đặc hữu, loài bị đe dọa có giá trị toàn cầu.
Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng xin giới thiệu với bạn đọc 7 hệ sinh thái nổi bật của Quần đảo Cát Bà.
Trong một vùng diện tích
không rộng lắm, chỉ 32.090 ha đã tồn tại nhiều hệ sinh thái điển hình liền kề
nhau được coi như đặc điểm nổi bật về mặt sinh thái học của Quần đảo Cát Bà –
Long Châu, đó là: 1. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới ; 2. Hệ sinh thái rừng ngập
mặn; 3. Hệ sinh thái vùng triều; 4. Hệ sinh thái rạn san hô; 5. Hệ sinh thái đáy
mềm; 6. Hệ sinh thái hồ nước mặn và tùng áng; 7. Hệ sinh thái hang động.
- Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới trên núi đá vôi.
Đó là phần chính nằm ở trung tâm vùng lõi vườn Quốc gia Cát Bà với 15.067 ha
trong đó rừng nguyên sinh còn sót lại với diện tích là 1045,2 ha nằm ở trung
tâm đảo, phần còn lại là rừng tái sinh và rừng trồng. Khu này có mức độ đa dạng
sinh học cao với 1561 loài thuộc 5 ngành thực vật đó là: Hạt kín (1462 loài),
Thông (29 loài), Dương xỉ (63 loài), Tháp Bút (1 Loài), Thạch Tùng (6 loài). Sống
trong khu rừng này có trên 200 loài động vật trên cạn trong đó có thú (20
loài), chim (69 loài), bò sát (15 loài), lưỡng cư (11 loài). Trong vùng này có
những loại đặc hữu và quý hiếm như Voọc đầu trắng, Sơn Dương, Nhạn trắng, choắt, tắc
kỳ, kỳ đà, khỉ vàng. Voọc đầu trắng là đặc hữu của Cát Bà tập trung sống chủ yếu
ở các vách núi bên bờ sông Việt Hải, Lạch Tầu, áng Ông Cam với số lượng khá ít
khoảng 62 cá thể, đang được bảo vệ nghiêm ngặt.
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn. Chúng tồn tại là nhờ chủ yếu vào vùng
nước phù sa của sông ven biển nằm ở phía Bắc và Tây bắc quần đảo với một thảm
thực vật ngập mặn tạo thành hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc thù của khu vực nước
mặn của vùng nhiệt đới, đồng thời hiếm gặp ở các hòn đảo ngoài biển. Địa hình
và thể nền ở đây đa dạng nhưng chủ yếu là nền đáy bùn lầy với lớp phù sa mang
ra từ các cửa sông chủ yếu cửa Lạch Huyện. Hệ sinh thái này được phát triển và
mở rộng chậm. Sống ở đây có 31 loài (11 loài thực vật ngập mặn, 11 loài có nguồn
gốc chịu được mặn, 9 nguồn gốc nội địa di chuyển ra). Rừng ngập mặn này với đặc
điểm là không tập trung vào một vùng mà phân bố lên một vài hòn đảo, gần cửa
sông, rộng nhất là khu vực đảo Cái Viềng – Phù Long với 632 ha, sau đến đảo Đường
Gianh với 18 ha rồi đến đảo Vườn quả, chỗ dai nhất của rừng tới trên 10 km.
Thực vật ở hệ sinh thái rừng
ngập mặn với nền đáy phù sa mầu mỡ đã phát triển thành thảm lớn chủ yếu là các
đới sú với mắm, trang với đước, vẹt tương đối thuần loại. Ở các bãi vùng cao
triều là đới hỗn hợp nhiều loài, đó là sú, trang, đước, cói, na biển, vạng hôi,
sậy… Ngoài những thực vật bậc cao kể trên thì còn có các loài rong sống bám
trên mảnh vỏ của các cây này, gốc cây ngập mặn như Rong Lam, Rong Lục, Rong Đỏ.
Sống dựa vào rừng ngập mặn
nay có động vật đáy (như thân mềm, giáp xác và động vật phân hủy thân cây chết),
nhóm cá, kéo theo là nhiều chim khác nhau tìm kiếm sống và làm tổ ở đây, có
nhóm sống ổn định và nhóm di cư, sau đó là bò sát.
- Hệ sinh thái vùng triều. Hệ sinh thái này bao gồm các bãi cát, bãi rạn đá và
vùng triều hỗn hợp. HST này thường xa với vùng cửa sông, nước trong chiếm một vùng diện tích tương đối rộng từ
triều cao tới chiều thấp. Có tới 658 loài động vật có xương sống ở đáy trong đó
động vật thâm mềm là phong phú nhất (298 loài 45,3%), theo thứ tự đến Giun đốt,
Giáp xác. Hải miên, Da gai. Các động vật đá phân bố khác nhau ở các bãi triều
khác nhau. Bãi triều với chất đáy cát – cát sỏi có sự thay đổi đáng kể về số
loài ở 3 mức độ trên bãi triều cao, triều trung và triều sâu. Người ta thấy rằng
ở khu triều sâu có số loài cao nhất, rồi đến triều trung và thấp nhất ở bãi triều
cao. Quần đảo Cát Bà có tới hàng trăm hòn nhỏ ở các khu vực xa bờ. Ở đây, sự
phân bố của động vật đáy phụ thuộc vào cấu tạo đáy hỗn hợp của triều cát – đá vụn,
san hô với các động vật rạn san hô, đặc biệt ở các tầng rạn san hô đã chết. Vì
vậy nó có tính pha trộn của các hệ động vật ở đáy và chúng ta gặp ở đây đặc biệt
có giun nhiều tơ, cua Xanthidae, tôm gõ mõ, đuôi rắn, các loại thân mềm thuộc
Mythidae. Sinh vật lương cao nhất ở khu thấp triều, sau đó là trung triều và thấp
nhất là cao triều. Đặc tính kể trên lại không gặp thấy ở khu có các bãi triều rạn
đá. Ngược lại ở đây khu trung triều là nơi có sinh vật lượng và năng suất sinh
học của động vật đáy cao hơn khu cao triều và thấp triều. Điều này gặp thấy rõ
ràng ở các điểm Vạn Bôi, Hang Trai, Tùng Ngón.
Ở hệ sinh thái này gặp khá
nhiều rong biển phát triển, có giá trị kinh tế và quý hiếm. Chúng tập trung
trong 4 ngành: Rong Lam, Rong Nâu, Rong Đỏ, Rong Lục. Sự phân bố của chúng gặp
thấy khá tập trung ở nhiều bãi. Diện tích của chúng thay đổi từ 1 ha – 30 ha.
Thường mỗi một đới triều từ triều cao đến triều giữa, triều thấp và dưới triều
đều có một số loài rong đại diện. Đi theo nó là các loài động vật quan trọng
như Rắn Biển, Rùa Da, Đồi Mồi. Vì vậy nó có tầm quan trọng đặc biệt.
- Hệ sinh thái vùng đáy mềm. HST này kế tiếp hệ sinh
thái vùng triều là một vùng rộng lớn của đáy biển với các thủy vực bao lấy phần đáy vùng dưới triều và một số nơi
còn xen kẽ với các rạn đá và rạn san hô. Có 4 nhóm sinh vật thống trị hệ sinh
thái này là động vật đáy mềm, thực vật phù du, động vật phù du, cá biển và thú
biển. Đối với động vật đáy mềm thì vùng này chứa một số lượng loài khá phong
phú, có tới 340 loài và chiếm hơn 50% nguồn gen động vật đáy của vùng biển quần
đảo này. Chỉ tính nhóm có số loài nhiều nhất là động vật thân mềm (Mollusca) có
tới 162 loài sau đó là giun đất (Annelida) trong đó có lớp giun nhiều tơ
(Polychacta) – 115 loài, ngành chân đốt (Arthrophoda) trong đó giáp xác (Crustacea)
– 52 loài, da gai (Echinodermata) - 11 loài.
Thực vật phù du ở đây có tới
400 loài, ưu thế là tảo Silic chiếm 222 loài, tiếp đó là Tảo Giáp, Tảo Kim, Tảo
Lam, Tảo Lục…
Trong cấu trúc thành phần hệ
thực vật phù du ở vùng quần đảo Cát Bà hầu hết là các loài mang tính ven bờ biển
ấm nhiệt đới và á nhiệt đới. Mật độ của thực vật phù du biến động nhiều, và dao
động từ 500 – 25.000 tế bào/ 1 lít vào mùa mưa (chủ yếu là loài Pseudonitzschia
sp.) và 1.000 – 10.000 tế bào/ 1 lít (ưu thế là 3 loài Chaetoceros sp.,
Pseudonitzschia sp., Bacteriastrium sp.)
Động vật phù du có tới 131 loài, trong đó đa số là
Copepoda chiếm trên 80% tổng số loài. Động vật phù du này được tạo thành bởi 4
nhóm sinh thái cơ bản:
Nhóm động vật phù du ven bờ
có khả năng thích nghi rộng với nhiệt độ và độ muối từ 20 - 30%. Chúng tập
trung nhiều phía Đông Nam Cát Bà và chiếm 70 - 80% tổng số loài, thường xuyên
xuất hiện với mật độ lớn và chủ yếu là 8 loài chính tạo nên.
Nhóm loài nước lợ gặp thấy ở
vùng Đông Nam Cát Bà vào mùa mưa, độ muối tầng mặt giảm xuống tới 15%, lúc này
gặp một số loài đặc trưng cho nước lợ với số lượng không lớn và không thường
xuyên. Vào mùa khô ở vùng này khi độ muối trên 30% thấy xuất hiện nhiều loài có
nguồn gốc nước mặn biển khơi.
Nhóm loài phân bố rộng trên
thế giới cũng gặp ở đây, chúng phân bố từ các vùng nước lợ cửa sông đến các
vùng nước mặn biển khơi và chiếm khoảng 20% tổng số loài Động vật phù du. Ở đây
không có những loài nước ấm ôn đới điển hình, nhưng vẫn gặp một số loài nước ấm
ôn đới không điển hình như Acartra erythraea, Labidocera euchaeta.
Mật độ của động vật phù du
biến động theo mùa. Mùa mưa mật độ của chúng từ 1985 - 3660 con/m2
cao hơn mùa khô rõ rệt (230 - 935 con/m2), tập trung cao nhất vào
khu vực Ba Trái Đào tới 3660 con/m2.
Nhóm cá biển có tới 124
loài với 4 nhóm phân bố sinh thái khác nhau. Nhóm cá nổi khoảng 23 loài sống ở
tầng nước mặt, sống tập trung đám lớn, di chuyển nhanh, thức ăn là sinh vật phù
du, là nhóm cá kinh tế, đối tượng khai thác của người dân ven bờ, đại diện là
nhóm cá nổi ở ven bờ và cá nổi xa bờ di cư đến biển Cát Bà để kiếm ăn. Nhóm cá
tầng nước đáy có tới 52 loài, tập trung thành đàn nhỏ di chuyển chậm, thức ăn
là động vật phù du, động vật đáy và các loài cá nhỏ. Nhóm này có nhiều loài có
giá trị kinh tế cao. Nhóm cá đáy có số lượng loài thấp hơn, 21 loài, sống sát mặt
đáy, sông phân tán và di chuyển chậm, sống trên nền đáy bùn hoặc cát, thức ăn
là động vật đáy.
- Hệ sinh thái các rạn san hô. Chúng phân bố chủ yếu ở
phía đông nam quần đảo Cát Bà - Long Châu với diện tích 1.500ha. Hệ sinh thái
này lớn nhất Vịnh Bắc Bộ, tồn tại như một khu rừng dưới biển, có tới 193 loài với
hai nhóm san hô, đó là san hô cứng và san hô mềm, trong đó san hô cứng chiếm đa
số đặc biệt san hô dạng khối là phong phú. Chúng tạo thành rừng ở độ sâu từ 3 -
11m và là nơi lưu giữ và phát tán nguồn gen chủ yếu cho Vịnh Bắc Bộ. Nơi này để
bảo tồn nguồn gen và bảo vệ đa dạng sinh học biển, nơi lý tưởng để nghiên cứu khoa học,
giáo dục cộng đồng và du lịch.
- Hệ sinh thái các hồ nước mặn. Là các hồ nằm trong các
hòn đảo đá vôi được gọi là hồ Karst, chứa nước mặn với những sinh cảnh đặc biệt.
Cho tới nay đã biết được 26 hồ (áng) tại quần đảo Cát Bà - Long Châu. Thủy vực
này thường không lớn, lớn nhất là Áng Vẹm
(28,8ha). Trong quá trình phát triển địa chất chúng đã tách khỏi vùng biển xung
quanh. Vì vậy, các thủy vực này còn giữ được tính nguyên thủy của sinh vật, nhiều
loài cổ xưa khác với ngoài biển xung quanh, mang tính quý hiếm gặp ở nhóm Sứa,
Hải Miên, thân mềm, giáp xác và cá. Ở đây rất ít có sự tác động của con người,
chứa đựng tính nguyên thủy, và vì vậy có thể là nơi nghiên cứu tốt về những loài
sinh vật biển của một số nhóm sinh vật vùng Vịnh Bắc Bộ.
-
Các hang đá. Ở đây cũng được coi như một dạng hệ sinh thái
đặc biệt. Hang động trên cạn và dưới nước ở quần đảo Cát Bà đang là một loại hệ
sinh thái được coi như bị bỏ ngỏ. Cho đến nay ta mới phát hiện một số hang chủ
yếu là hang trên cạn. Quần xã sinh vật trong 2 loại hang đang là một bí mật.
Chúng có đặc điểm sinh học, sinh thái cũng rất khác biệt, thích nghi trong điều
kiện tối, độ ẩm cao đối với hang cạn, có cả nhóm sống giới hạn, nhóm sống cả đời,
nhóm chỉ sống một giai đoạn nào đó của sự phát triển cá thể, có khi có đặc tính
hỗn hợp… Cho đến nay ta mới chỉ ghi nhận được mốt số loài dễ bắt gặp ở động
vật có xương sống và không xương sống. Vì vậy, hang động chứa những sinh cảnh đủ
cấu thành quần xã sinh vật đặc biệt trong môi trường được coi là các hệ sinh
thái nhỏ, một cấu thành của các hệ sinh thái quần đảo Cát Bà.