Di chúc nào là hợp pháp?

Di chúc nào là hợp pháp?

Hỏi: Tôi và anh trai là hai anh em sinh đôi, mẹ mất sớm. Ngày anh em tôi đủ 18 tuổi, bố tôi có lập di chúc nói rằng sau này bố mất sẽ chia đôi toàn bộ tài sản của mình cho hai anh em hưởng thừa kế. Di chúc được lập ngày 20-10-2007, với sự chứng kiến của hai anh em. Đến năm 2016 thì bố mất. Sau khi hoàn thành thủ tục ma chay cho bố thì anh em tôi phát hiện một di chúc khác được thành lập bằng văn bản vào năm 2015 có chữ kí của bố và 2 người làm chứng. Nội dung di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh trai tôi, với lý do năm 2014 anh trai tôi bị tai nạn và mất khả năng lao động, còn tôi hiện nay có một công việc ổn định. Di sản để lại của ông là một căn nhà trị giá 2 tỷ đồng. Cho tôi hỏi, di chúc nào của bố tôi hợp pháp và chia di sản của ông là như thế nào? Tôi cảm ơn.

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005 thì di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau: “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Di chúc bố bạn để lại trong trường hợp này là văn bản, về nguyên tắc không cần công chứng chứng thực cũng có thể được xem là hợp pháp bởi vì theo quy định tại khoản 3 điều 656 BLDS 2005 thì: Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Trong trường hợp bản di chúc do người khác viết, nó sẽ hợp pháp nếu người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt 2 người làm chứng; người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc”.

Theo khoản 5 điều 667 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực”. Như vậy, bản di chúc sau cùng của bố bạn sẽ có hiệu lực.

Về việc chia di sản của bố bạn: Năm 2007 bạn đã đủ 18 tuổi. Như vậy bạn đã thành niên vào năm 2016. Theo điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

Như vậy bạn không thuộc trường hợp được hưởng di sản mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Do vậy toàn bộ tài sản anh trai của bạn sẽ được hưởng theo di chúc.

(ANHP)

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn

  Zalo Cổng Thông tin điện tử thành phố