Phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030: Chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả

Đối với Việt Nam chúng ta, trong bối cảnh xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và hội nhập quốc tế, yêu cầu đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao để tranh thủ thời cơ dân số vàng góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, cần thiết phải có một chiến lược tổng thể cho giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển trong giai đoạn tới. Đó là khẳng định của Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng

 Xác định rõ mục tiêu chiến lược

- Xin ông cho biết, quan điểm phát triển GDNN giai đoạn 2021 - 2030 là gì?

- Ở phạm vi toàn cầu, mục tiêu phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc đã xác định phát triển con người, giáo dục - đào tạo là trung tâm, trong đó trọng tâm là phát triển kỹ năng nghề và GDNN. Nhằm đạt được mục tiêu thiên niên kỷ.

UNESCO cũng có 1 chiến lược riêng về GDNN, nhóm các nước G20, OECD và nhiều quốc gia phát triển gần đây tập trung phát triển chiến lược GDNN, chiến lược kỹ năng.

https://daibieunhandan.vn/Uploads/AnhBaoIn/50743/truong%20anh%20dung.jpg

Với Việt Nam, dựa trên chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay và đặc biệt là Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chúng tôi đã đưa ra 5 quan điểm phát triển GDNN. 

Một là, phát triển GDNN phải được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Tại sao, bởi Thế giới xếp phát triển GDNN, phát triển kỹ năng nghề trong trụ cột kinh tế, vì thực chất đây không chỉ đơn thuần là vấn đề giáo dục để trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, mà đằng sau đó là góp phần nâng cao NSLĐ và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy tăng GDP, Chỉ thị số 24 ngày 28.5.2020 của Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã cho thấy rõ điều này. Ngoài ra, đối với Việt Nam chúng ta, đó còn là vấn đề chính trị, giai cấp (nâng tầm, vị thế của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động Việt Nam trong thời kỳ mới).

Hai là, đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN cần chú trọng cả quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo đồng bộ với đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, bảo đảm tính ổn định của hệ thống nhưng cần tầm nhìn dài hạn.

Ba là, phát triển hệ thống GDNN theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, dễ tiếp cận và công bằng, với nhiều phương thức và trình độ đào tạo…

Bốn là, đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp. Lấy sự chấp nhận của thị trường lao động là thước đo của hiệu quả GDNN; nâng chất lượng GDNN từng bước đạt chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước và hội nhập với thị trường lao động khu vực và thế giới cũng như thích ứng với CMCN 4.0. Thực hiện chuyển số, ứng dụng CNTT mạnh mẽ hơn nữa trong quản lý, điều hành và tổ chức đào tạo.

Năm là, GDNN là dịch vụ công cơ bản, thiết yếu được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho trường chất lượng cao, các cơ sở GDNN chuyên biệt tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, các ngành, nghề đặc thù và các đối tượng chính sách.

- Ông có thể cho biết thêm về mục tiêu cũng như phương án phát triển GDNN đến năm 2025 và năm 2030? 

- Mục tiêu chung, cần phát triển hệ thống GDNN theo hướng mở, linh hoạt, chất lượng, hiệu quả, dễ tiếp cận, công bằng và bền vững. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của GDNN. Phấn đấu đến năm 2030, GDNN Việt Nam tiếp cận trình độ các nước ASEAN - 4. Trong đó, một số mục tiêu cụ thể chiến lược hướng tới là:

Về quy mô tuyển sinh, năm 2025 phấn đấu tăng gấp 2 lần hiện nay, đến năm 2030 tăng gấp 3 lần hiện nay với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo phù hợp, không chỉ cho thị trường lao động hiện tại và trong ngắn hạn, mà cần tập trung chuẩn bị cho 5 - 10 năm tới, thậm chí dài hơi hơn. Chất lượng và hiệu quả đào tạo phải nâng lên, phấn đấu ít nhất 90% người học sau khi tốt nghiệp có việc làm theo đúng nghề, trình độ đào tạo hoặc làm việc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.

Về mạng lưới, phát triển hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt, chuẩn hoá, hiện đại hoá, có phân tầng chất lượng. Nhà nước tập trung đầu tư một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho các nhóm đối tượng đặc thù. Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 70 trường được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao, trong đó 3 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN - 4; đến năm 2030 có khoảng 100 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao, trong đó 15 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; 50 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4. Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN.

Hoàn thiện thể chế phải đi trước một bước

- Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, thách thức cả về kinh tế, già hóa dân số và hội nhập quốc tế như hiện nay, việc đưa ra các mục tiêu như trong chiến lược có khó khăn gì không, thưa ông?  

- Mục tiêu như Dự thảo đưa ra là phù hợp với bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay và hướng tới đáp ứng yêu cầu của tương lai. Nhu cầu lao động có kỹ năng nghề, nhất là kỹ năng nghề cao phục vụ phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập lớn, chúng ta phải chuẩn bị nguồn nhân lực để đón làn sóng chuyển dịch đầu tư từ các “đại bàng”. Đồng thời, đào tạo, đào tạo lại là xu thế tất yếu để người lao động thích ứng với cuộc CMCN 4.0 - đã bộc lộ rõ qua đại dịch Covid - 19 vừa qua. Quan trọng, hiện nay chúng ta đang ở thời kỳ dân số vàng nên tôi cho rằng đây là cơ hội tốt cho phát triển GDNN để có thể tăng quy mô đào tạo như mục tiêu đã đề ra.

- Theo ông, đâu là giải pháp cốt lõi nhất để GDNN phát triển, đáp ứng được yêu cầu xã hội và thực hiện thành công các mục tiêu như trong chiến lược đề ra?

- Dự thảo chiến lược cũng đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp: Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách phát triển GDNN; Hiện đại hóa và đổi mới hình thức và phương thức đào tạo; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản trị nhà trường; Tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững; Tăng cường các điều kiện đảm bảo và kiểm soát chất lượng; Thực hiện chuyển đối số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động đào tạo; Tăng cường nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp; Truyền thông, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. 

Trong đó tôi cho rằng, để thực hiện được các giải pháp sau thì việc hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phải đi trước một bước, cùng với đó là ưu tiên đầu tư cho GDNN, đây là giải pháp quan trọng nhất. Theo đó, phải bổ sung hoàn thiện chính sách cho các đối tượng tham gia GDNN gồm người học, người dạy, cơ sở GDNN và đặc biệt là huy động được lực lượng đông đảo doanh nghiệp tham gia GDNN; xây dựng mô hình đào tạo phù hợp với bối cảnh nước ta, hình thành mô hình giáo dục chia sẻ để nâng cao hiệu quả đầu tư. Đồng thời, cần hiện thực hóa chính sách của Nhà nước về phát triển GDNN trong Điều 6 của Luật GDNN: “Đầu tư cho GDNN được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực. Ngân sách cho GDNN được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo” để tạo đột phá về quy mô và chất lượng GDNN.

Ngoài ra, trong thời đại của cuộc CMCN 4.0, chắc chắn không thể thiếu việc thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động đào tạo. Do đó, GDNN phải xây dựng các chương trình đào tạo chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ nhà nước, cán bộ quản

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn

  Zalo Cổng Thông tin điện tử thành phố