Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2011; Phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2012
Báo cáo thực hiện nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2011; phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp năm 2012
Phần
thứ nhất
KẾT
QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI
NĂM 2011
Thành phố thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2011 trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn,
thách thức đan xen. Những kết quả đạt được trong năm 2010 tạo đà thuận lợi cho
sự phát triển năm 2011, giá cả hàng hóa ở mức cao, nhu cầu tiêu thụ, nhập khẩu
trên thế giới vẫn duy trì do kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục tạo điều
kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó hàng loạt diễn biến phức
tạp, bất ổn về chính trị, xã hội trên thế giới đã tác động tiêu cực đến kinh tế
- xã hội đất nước: thị trường tài chính toàn cầu còn nhiều biến động, đặc biệt
là khu vực đồng tiền chung châu Âu; các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ,
Đức đang tăng trưởng chậm lại; đồng Đô la mất giá trên thị trường quốc tế, giá
vàng tăng đột biến; tác động của thảm họa kép tại Nhật Bản ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển kinh tế toàn cầu; bất ổn chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông;
tình hình biển Đông phức tạp làm cho giá dầu mỏ, giá vàng, lương thực và một
số loại nguyên vật liệu cơ bản tăng cao, biến động về tỷ giá, lạm phát gia tăng
tại hầu hết các nền kinh tế.
Trong nước, kinh tế vĩ mô chưa thực
sự ổn định, lạm phát còn ở mức cao, giá vàng, tỷ giá biến động mạnh; lãi suất
huy động và cho vay của ngân hàng quá cao; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức
tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và đời sống người dân. Trước tình hình đó, ngay từ những tháng đầu năm
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP, Bộ Chính trị đã có Kết luận số
02-KL/TW với chỉ đạo không đặt nặng mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, tập trung
ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an
sinh xã hội.
Chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, Chính
phủ, Ủy ban nhân dân thành phố đã kịp thời điều chỉnh công tác chỉ đạo, điều
hành để nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh mới: tập trung tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh
doanh, các dự án sản xuất lớn hoạt động ổn định, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và
thủy sản do tác động bất lợi của thời tiết; thực hiện cắt giảm đầu tư công,
tiết kiệm chi thường xuyên, triển khai kế hoạch bình ổn giá; tăng cường các
biện pháp đảm bảo an sinh xã hội, triển khai nhiều chính sách trợ cấp cho các
đối tượng có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, hộ nghèo, các đối tượng bảo trợ
xã hội. Đồng thời, thành phố quyết tâm không điều chỉnh các chỉ tiêu đặt ra và
phấn đấu quyết liệt để hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
2011 ở mức cao nhất.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ, hỗ trợ to lớn của
Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; sự tập
trung chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân thành phố, sự nỗ lực phấn đấu, đồng thuận của các cấp
chính quyền và nhân dân, kinh tế - xã hội
thành phố đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thể hiện trên các mặt chính
như sau:
I. Về phát triển kinh tế:
1. Sản xuất công nghiệp: Chỉ số phát triển sản xuất
công nghiệp (IIP) tăng 10,02 %; một số ngành có tốc độ tăng trưởng khá như: sản xuất bia, sản xuất hóa chất,
phân bón, sản xuất và phân phối điện, sản xuất phương tiện vận tải khác; ngành
sản xuất xi măng giảm so với cùng kỳ, sản xuất sắt thép chững lại do sản lượng
hàng hóa tồn kho lớn.
2. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:
Tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm
là 108,9 nghìn ha bằng 99,2% so với cùng kỳ, năng suất lúa cả năm ước đạt 61,5
tạ/ha/vụ, đạt 101,8% kế hoạch năm, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Chăn nuôi:
tổng đàn trâu ước giảm 4,3%, đàn bò giảm 1,3%, đàn lợn tăng 2,0%, đàn gia cầm
tăng 12,6% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước 2.973,2 tỷ đồng,
tăng 4,99% so với cùng kỳ và bằng 100,47% kế hoạch năm. Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 24 tỷ đồng, đạt kế
hoạch năm. Thủy sản: tổng sản lượng
nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ước tăng 3,0% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng
khai thác tăng 2,8%, nuôi trồng thủy sản tăng 3,1%. Giá trị sản xuất thủy sản
ước đạt 1.107,3 tỷ đồng tăng 8,33% so với cùng kỳ và bằng 100,3% kế hoạch năm.
3. Hoạt động thương mại - dịch vụ: Tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm ước tăng 24,2% so với
cùng kỳ, bằng 102,2% kế hoạch năm. Tổng
kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố cả năm ước tăng 18,86% so với
cùng kỳ, đạt 101,9% kế hoạch năm. Tổng
kim ngạch nhập khẩu cả năm ước tăng 19,7% so với cùng kỳ, bằng 102,4% kế
hoạch năm.
Sản lượng hàng
qua các cảng trên địa bàn thành phố ước 43,55 triệu tấn, tăng 23,74% so với
năm 2010, vượt 14,6% kế hoạch. Vận tải: Vận chuyển hàng hoá trên địa bàn ước tăng 14,2% về tấn,
luân chuyển hàng hoá tăng 4,4% về tấn km so cùng kỳ; doanh thu vận tải hàng hóa
tăng 18,6% so với cùng kỳ. Vận chuyển hành khách tăng 16,3 % về người và 14,9%
về người km; doanh thu vận tải hành khách tăng 28,3% so với cùng kỳ. Bưu
chính viễn thông: số thuê
bao điện thoại phát triển mới trong năm ước đạt 420 nghìn thuê bao; thuê bao
Internet ước tăng thêm 20.500 thuê bao. Tổng
lượng khách du lịch đến Hải Phòng ước tăng 0,92% so với cùng kỳ, bằng 94,2%
kế hoạch.
4. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 47.725 tỷ đồng, tăng 11,7% so
với năm 2010; trong đó: thu thuế Hải quan 40.425 tỷ đồng, tăng 19,2%; thu nội
địa ước 7.300 tỷ đồng, tăng 18,7%,
vượt kế hoạch. Tổng chi ngân sách địa
phương ước trên 7.513,8 tỷ đồng, tăng 18% so với kế hoạch trung ương giao
và tăng 16% so với kế hoạch Hội đồng nhân dân giao; trong đó chi đầu tư phát
triển ước 2.421 tỷ đồng, chi thường xuyên ước 4.859 tỷ đồng.
Tín dụng: Tổng nguồn vốn huy động ước tăng 10% so với cùng kỳ; tổng dư nợ cho vay
tăng 7% so với cùng kỳ, trong đó tổng dư nợ cho các đối tượng chính sách 1.530
tỷ đồng tăng 5% so với cùng kỳ.
5. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố cả năm ước thực hiện
35.031,7 tỷ đồng, tăng 8,87% so cùng kỳ, trong đó: vốn nhà nước trên địa bàn
tăng 26,95%; vốn ngoài nhà nước tăng 1,04%; vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tăng 8,16% so cùng kỳ. Tổ chức
khởi công xây dựng nhà máy Kyocera Mita tại khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ
VSIP Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 187,5 triệu USD; cấp giấy chứng nhận đầu tư
cho Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng giai đoạn
khởi động với tổng vốn đăng ký 321 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: ước cấp mới cho 30 dự án và 22
lượt dự án tăng vốn với tổng vốn thu hút 910 triệu USD, đạt 182% kế hoạch; tính
đến nay trên địa bàn thành phố có 318 dự án FDI còn hiệu lực với số vốn đăng ký
5.189 triệu USD. Vốn tài trợ của các tổ
chức phi Chính phủ nước ngoài: trong năm đã vận động đã vận động được 66 dự án phi chính
phủ nước ngoài với tổng giá trị cam kết trên 4,8 triệu USD. Giải ngân nguồn vốn
ODA: tiến độ thực hiện giải ngân nguồn vốn các dự
án ODA năm 2011 đạt 413,3 tỷ đồng bằng 57,1% kế hoạch năm, một số dự án tiến độ
giải ngân chưa đạt tiến độ đề ra: dự án thoát nước mưa, thoát nước thải và quản
lý chất thải rắn Hải Phòng giai đoạn 1; dự án xây dựng Cầu Rào 2 và dự án Phát
triển giao thông đô thị. Công tác thẩm
định dự án đầu tư: đã thẩm định phê duyệt 83 dự án đầu tư, trong đó: 48 dự
án duyệt mới với tổng mức đầu tư là 4.414,15 tỷ đồng (giảm 16 dự án so với cùng
kỳ năm 2010); 35 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 1.648,67 tỷ
đồng ( tăng 2 dự án so với cùng kỳ năm 2010). Công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ước cả năm cấp
chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 2.550 doanh nghiệp với số vốn đăng ký
12.024,5 tỷ đồng, giảm 23,24% về số doanh nghiệp và giảm 21% về vốn so với cùng
kỳ. Công tác hậu kiểm doanh nghiệp được tập trung chỉ đạo, tạo môi trường kinh
doanh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp, trong năm 2011 đã tiến hành
thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của 1.030 doanh nghiệp; làm thủ tục
giải thể theo trình tự của Luật doanh nghiệp 2005 cho 138 doanh nghiệp, chi
nhánh và văn phòng đại diện.
II. Công tác quản lý và phát triển
đô thị, quản lý tài nguyên môi trường
1. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, đô thị: Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Thành uỷ
(khoá XII) về phát triển và quản lý đô thị đến năm 2010 và xây dựng Đề án quản
lý và phát triển đô thị Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050. Hoàn thành
quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dải trung tâm thành phố; tổ chức lễ khởi công dự
án đầu tư cải tạo, chỉnh trang khu vực dải trung tâm thành phố (giai đoạn 1). Khởi công xây
dựng dự án khu đô thị ven sông Lạch Tray; tập trung thực hiện dự án sửa chữa, khôi phục cầu Bính. Khánh thành và đưa vào sử
dụng công trình Khu nhà ở tái định cư 5 tầng tại phường Kênh Dương, quận Lê
Chân. Cấp chứng chỉ quy hoạch cho 93 hồ sơ khối cơ quan; cấp giấy
phép xây dựng cho 161 hồ sơ. Triển khai thực
hiện hỗ trợ hộ nghèo khu vực nông thôn về nhà ở theo Quyết định số
167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho 1.586 hộ đạt tỷ lệ 70%. Triển khai thực hiện Quyết định số 1770/2011/QĐ-UBND
ngày 02/8/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc bán, cho thuê, thuê mua và
quản lý sử dụng nhà ở cho người thu nhập thấp; rà soát, khảo sát lập danh mục
nhà biệt thự, các công trình có giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử để thống
nhất quản lý theo Thông tư số 38/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Thanh tra công tác quản lý chất lượng công trình, các biện pháp an
toàn trong thi công xây dựng; điều kiện, năng lực hoạt động của Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công tại 09 dự
án. Kiểm tra 94 công trình xây dựng trên địa bàn thành phố, lập biên bản hành
chính và ra quyết định xử phạt với số tiền 1.349 triệu đồng.
2. Công tác giao thông vận tải: Triển khai thực
hiện Đề án Tổ quản lý đô thị phường; tổ chức thành
công Lễ ra quân quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố. Tiếp tục triển
khai thực hiện việc xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu trên địa bàn thành phố; cải tạo một số nút giao thông, điểm ùn tắc giao
thông và chỉnh trang vạch sơn đường; rà soát
bổ sung điều chỉnh các biển báo giao thông trên địa bàn. Hoàn
thành và đưa vào sử dụng công trình cải tạo xây dựng bến tàu khách bến Bính.
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1611/2009/QĐ-UBND ngày 19/8/2009 của Ủy ban
nhân dân thành phố về ban hành quy định tạm thời về quản lý và sử dụng một phần
lòng đường, vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng; triển khai sơn kẻ
lòng đường, quản lý điểm dừng, đỗ ô tô. Tăng cường công tác quản lý đào tạo,
sát hạch, cấp phép lái xe, đăng ký, đăng kiểm các phương tiện cơ giới và phương
tiện vận tải thủy. Tăng cường kiểm
tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về công tác trật tự đường hè, hành
lang an toàn giao thông đường thủy, đường bộ.
3. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi
trường: Thông báo thu hồi 920 ha đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ
việc giao đất, cho thuê đất đối với 82 dự án đầu tư. Cấp 394 giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các tổ chức và 32.843 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
cho hộ gia đình, cá nhân. Lập danh mục các dự án, công trình cấp bách có nhu
cầu sử dụng đất năm 2011, triển khai thực
hiện việc giao đất cho 83 dự án có nhu cầu sử dụng đất trong năm. Xây
dựng đề án, hồ sơ trình UNESCO công nhận “Quần đảo Cát Bà thành phố Hải Phòng
là Công viên Địa chất và gia nhập mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu”. Lập
quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020, kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2015;
lập Đề án xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố Hải
Phòng đến năm 2015. Thực hiện quan trắc chất lượng môi trường không khí xung
quanh tại 05 điểm; quan trắc chất lượng các sông: Giá, Rế và Đa Độ; quan trắc
tại các cửa xả Vĩnh Niệm, Máy Đèn, Hạ Đoạn, các hồ An Biên, hồ Sen… Tổ chức kiểm tra tình hình quản lý nhà nước về
khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố.
III. Lĩnh
vực Văn hoá - xã hội:
1. Công tác giáo dục - đào tạo: Năm học 2010 – 2011
tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông của thành phố đạt 97,85%, tốt
nghiệp bổ túc THPT đạt 99,08%. Tham dự các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế Olympic
2011, thành phố có 01 học sinh đạt huy chương Bạc Olympic Hóa học; tại cuộc thi
chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 11, học sinh Phạm Thị Ngọc Oanh trường THPT Tiên Lãng đạt giải nhất; Hải Phòng là địa phương
duy nhất trong cả nước 17 năm liền có học giỏi đạt giải quốc tế. Tổ chức Lễ
biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu năm học 2010 – 2011 với 59
học sinh, sinh viên; tổ chức cuộc giao lưu giữa GS Ngô Bảo Châu với học sinh,
sinh viên thành phố. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TU của
Ban thường vụ Thành ủy và Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của Hội
đồng nhân dân thành phố về việc phát triển giáo dục mầm non đến năm 2015; công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia tiếp tục được quan tâm, năm học 2010 – 2011 có 04 trường mầm non đạt
cuẩn quốc gia. thực hiện chuyển
đổi 159 trường mầm non bán công sang mầm non công lập tự chủ một phần tài
chính. Trong năm học 2010 – 2011 đã xóa được 100 phòng học tạm, học nhờ,
phòng học xuống cấp, xây mới bổ sung 235 phòng học. Đến nay toàn thành phố đã
có 230/751 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 30,6%.
2. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Thực hiện tốt
công tác theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố, chủ
động phòng chống bệnh tay chân miệng, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch
như: Cúm A H5N1, Cúm A H1N1, tả… trong năm trên địa bàn thành phố không có dịch
bệnh và vụ ngộ độc lớn xảy ra. Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 06/CT-TW của Ban
chấp hành Trung ương Đảng và Chỉ thị 07/TU của Thành ủy về tăng cường y tế cơ
sở; đến nay có 199/223 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, trong
đó 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quyết
định số 1816/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc luân phiên cán bộ từ bệnh viện tuyến
trên về công tác tại tuyến dưới. Công tác phòng, chống HIV/AIDS được chú trọng,
duy trì có hiệu quả dự án Methadone, đến nay đã có 1.695 bệnh nhân được điều
trị Methadone. Triển khai có hiệu quả các Chương trình y tế mục tiêu quốc gia;
tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 76,02% so với kế
hoạch; tiếp tục duy trì kết quả thanh toán bệnh phong, bại liệt, loại trừ uốn
ván sơ sinh khống chế bệnh sốt rét, bệnh lao, bệnh sởi. Kiểm tra, giám sát việc
thực hiện quy chế chuyên môn tại các bệnh viện, các cơ sở y tế ngoài công lập
tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tổ chức nghiêm công tác đấu thầu thuốc
theo đúng quy định của pháp luật. Triển khai quản lý chất lượng thuốc toàn
diện; kiểm tra, chấn chỉnh việc niêm yết giá thuốc và bán theo giá niêm yết tại
các cơ sở kinh doanh dược phẩm. Công tác
dân số, gia đình và trẻ em: Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục về dân
số kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được đổi mới về nội dung, hình thức; các
chương trình mục tiêu, đề án về nâng cao chất lượng dân số, đề án kiểm soát dân
số vùng biển đảo, đảo ven biển được triển khai có hiệu quả. Số trường hợp sinh
con thứ 3 trở lên giảm 31 người so với năm 2010.
3. Công tác văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao: Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá,
thể thao chào mừng kỷ niệm các ngày lễ; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đại
hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; kỷ niệm 50 năm Ngày mở Đường Hồ
Chí Minh trên biển; các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch phục vụ Lễ hội Đền Trạng
Trình và kỷ niệm 425 năm Ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm; kỷ niệm 470 năm Ngày mất của
Mạc Thái Tổ. Tổ chức
thanh tra, kiểm tra các điểm kinh doanh hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá. Thể dục - thể thao: Tổ chức tốt các hoạt
động thể dục thể thao phục vụ quần chúng nhân dân; phát động phong trào
"Toàn dân rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại". Đoàn vận động viên Hải
Phòng tham gia thi đấu 95 giải thể thao quốc gia và quốc tế, giành 380 huy
chương các loại, phá và lập 15 kỷ lục quốc gia; đặc biệt vận
động viên thể dục dụng cụ Phan Hà Thanh tham gia đội tuyển Việt Nam dự giải Thể
dục dụng cụ Thế giới năm 2011 đã xuất sắc giành huy chương Đồng. Tiếp tục duy trì tốt công tác đào
tạo, huấn luyện, chuẩn bị lực lượng tham gia các giải thi đấu thể thao quốc gia
và quốc tế trong năm 2011. Triển khai
kế hoạch tổ chức Liên hoan Văn nghệ Gia đình thành phố Hải Phòng năm 2011; Hội
nghị Biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu thành phố năm 2010; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” tiếp tục được quan tâm và phát
triển rộng khắp trên toàn địa bàn thành phố
Phát triển du lịch: Các
hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được triển khai gắn với các sự kiện của
thành phố, tổ chức thành công chương trình Tuần Văn hóa,
Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng lần thứ II/2011. Triển khai xây dựng Đề án "Đề nghị UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà
và Vịnh Lan Hạ là di sản thiên nhiên thế giới" và Đề cương tổ chức Năm Du
lịch Quốc gia 2013 tại thành phố Hải Phòng. Kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của phương tiện thuỷ hoạt
động du lịch, các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên du lịch,
môi trường biển tại Cát Bà, Đồ Sơn.
4. Công tác lao động - thực hiện chính sách xã hội: Số lao động được giải quyết việc làm năm 2011 ước đạt
49.000 lượt người, tăng 3,48% so với năm 2010, đạt kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo
giảm còn 5,5% theo chuẩn mới. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 15/3/2011 của Ủy ban nhân
dân thành phố về việc tăng cường công tác ngăn ngừa và giải quyết các vụ đình
công, ngừng việc tập thể tại các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất kinh doanh
trên địa bàn thành phố; Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 01/8/2011 về đầu tư, xây
dựng, an toàn – vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các doanh nghiệp trên
địa bàn. Tổ chức thành công “Tuần lễ Quốc gia về an toàn - vệ sinh lao
động - phòng chống cháy nổ” lần thứ 13. Hoàn thành Kế hoạch đào tạo nghề cho
lao động nông thôn thành phố Hải Phòng năm 2011 (mở 91 lớp dạy nghề cho 3.077
học viên).
Tổ chức tốt
công tác thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công trên
địa bàn thành phố nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, Tết Nguyên đán, kỷ niệm 64
năm Ngày thương binh liệt sỹ, kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh
2/9 với tổng kinh phí 42,176 tỷ đồng; xây mới và sửa chữa, nâng cấp 10 nghĩa
trang, đài tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sĩ với tổng kinh phí 7,1 tỷ đồng.
Đẩy mạnh, nhân rộng , huy động các nguồn lực thực hiện phong trào Đề ơn đáp
nghĩa, năm 2011 các Quỹ đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn thành phố vận động được
trên 8,7 tỷ đồng. Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình hành động vì
trẻ em thành phố và Chương trình vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2001-2010. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng
xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm; tổ chức thu gom các đối
tượng nghiện ma túy, mại dâm vào các trung tâm giáo dục lao động xã hội để giáo
dục, cai nghiện.
Bảo hiểm xã hội: Ước thu bảo hiểm xã hội đạt
2.130,6 tỷ đồng, bằng 102,49% kế hoạch tăng 1,0 % so với cùng kỳ. Chi các chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế cho 3.772.796 lượt người với số tiền 3.975,1 tỷ đồng; chi khám
chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 1.991.162 lượt bệnh nhân với số tiền 655,5 tỷ đồng.
Cấp mới 46.212 sổ Bảo hiểm xã hội và 1.069.300
thẻ Bảo hiểm y tế; xét duyệt 138.900 hồ sơ các chế độ bảo hiểm xã hội các loại
đảm bảo đúng chế độ, chính sách. Tổ chức chi trả
lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội cho các
đối tượng kịp thời, nhanh chóng, đầy đủ và an toàn. Xây dựng và ban hành quy trình thủ tục hồ sơ, trình tự, thời hạn, phí và lệ phí
giải quyết các chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế theo cơ chế một
cửa tại Bảo hiểm xã hội quận, huyện; tiếp tục phân cấp ủy quyền cho Bảo hiểm xã hội các quận, huyện một số nội dung công việc nhằm tiếp tục thực hiện mục
tiêu nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.
5. Công tác thông tin và truyền thông: Tập trung tuyên truyền có hiệu quả
các sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước và thành phố:
Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa
XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016; chủ đề năm
2011 của thành phố “Đô thị và bảo đảm an sinh xã hội”; kỷ niệm 50 năm ngày mở
đường Hồ Chí Minh trên biển... Quản lý tốt hệ thống Cổng thông tin điện tử và
Hội nghị truyền hình thành phố. Triển khai thực hiện Quyết định
799/2010/QĐ-UBND ngày 21/5/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về Quy chế phát
ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
của các cơ quan hành chính nhà nước. Tổ chức 44 cuộc kiểm tra đối với 84 đơn vị trong các
lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, báo chí; xử phạt 32 đơn vị với số
tiền là 260 triệu đồng; thẩm định, cấp phép cho 145 đơn vị theo thẩm quyền liên
quan đến lĩnh vực báo chí xuất bản. Hoàn thành Quy hoạch phát
triển bưu chính, viễn thông thành phố Hải Phòng đến năm 2020; Quy hoạch ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến 2020. Xây dựng
kế hoạch phát triển bưu chính, viễn thông thành phố giai đoạn 2011-2015; Kế
hoạch chỉnh trang, ngầm hoá các mạng cáp thông tin khu vực đô thị đảm bảo mỹ
quan thành phố giai đoạn 2011-2015. Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các sở, ban,
ngành, quận, huyện xây dựng và thực hiện Quyết
định số 2143/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2011-2015.
6. Khoa học và công nghệ: Tổ chức Hội đồng khoa học và công
nghệ cấp thành phố và đề cử 06 công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước
về khoa học và công nghệ năm 2011; triển khai 134 nhiệm vụ khoa học và công
nghệ, đánh giá, nghiệm thu 32 nhiệm vụ. Triển khai 02 dự án thuộc Chương trình
68 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp và 04 dự
án xác lập, quản lý khai thác và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản
phẩm đặc sản của các địa phương. Hoàn thành dự án Tạo lập, quản lý và phát
triển nhãn hiệu chứng nhận “Cát Hải” cho sản phẩm nước mắm huyện đảo Cát Hải,
thành phố Hải Phòng; nhãn hiệu chứng nhận “Cát Hải” đã được Cục sở hữu trí tuệ
cấp văn bằng bảo hộ. Hướng dẫn các thủ tục xác lập quyền cho 60 lượt doanh
nghiệp, năm 2011 có thêm 360 đơn đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ,
210 văn bằng được cấp.
Kiểm tra
thực hiện Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng tại 70 doanh
nghiệp; đình chỉ và thực hiện kiểm định 1.070 phương tiện đo. Kiểm tra định
lượng hàng đóng gói sẵn tại 100 doanh nghiệp, buộc dừng lưu thoogn 40 lô hàng.
Thực hiện các quy định của Luật Năng lượng nguyên tử tại 103 cơ sở, xử phạt
cảnh cáo 04 cơ sở.
IV. Về công tác nội chính:
1. Công tác cải
cách hành chính: Tổ chức thành công
cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2011-2016 trên địa bàn thành phố. Triển khai kế hoạch cải cách hành
chính và kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm
2011 và trách nhiệm thi hành công vụ của người đứng đầu địa phương, đơn vị trên
địa bàn thành phố. Bố trí 76 học viên lớp I thuộc Đề án tạo nguồn
các chức danh các bộ chủ chốt cấp xã của ban Thường vụ Thành ủy về công tác tại
các phường, xã, thị trấn, đạt tỷ lệ 100%. Kiện
toàn công tác tổ chức bộ máy một số sở, ban, ngành và ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình trên địa bàn thành phố; công bố Quyết định bổ nhiệm 11 Giám
đốc, Phó Giám đốc các Sở và tương đương; bổ
nhiệm các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Lê Chân, Kiến An; miễn nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện An Lão
và Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo… Ban hành Quyết định về tổ chức, mức
phụ cấp và trang bị phương tiện cho lực lượng bảo vệ dân phố. Tổ chức triển khai kế hoạch Năm thanh niên 2011;
dự thảo chiến lược phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2011 - 2020. Sơ
kết 03 năm thực hiện Đề án 100 về đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt chất lượng cao;
bổ khuyết chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện. Xây dựng Đề án về đẩy mạnh cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2011-2015 của thành phố, Đề
án về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở.
Hoạt động thi đua
khen thưởng: Tổ chức Hội nghị phát động phong trào thi đua thực hiện Kết
luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; chủ đề năm 2011 “Đô thị
và bảo đảm an sinh xã hội” của thành phố. Phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ
phát động hưởng ứng thi đua xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ phát
động. Chính phủ tặng Cờ thi đua cho thành phố Hải Phòng dẫn đầu phong trào thi
đua Cụm 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 10 tập thể dẫn đầu phong trào thi
đua các cụm, khối thi đua thành phố năm 2010; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng
khen cho 12 tập thể, 19 cá nhân. Ủy ban nhân dân thành phố tặng Bằng khen cho
1.026 tập thể, 1.302 cá nhân có thành tích xuất sắc, 10 giải thưởng Lê Chân, 05
danh hiệu “Nghệ nhân Hải Phòng” 08 Giám đốc, Doanh nghiệp tiêu biểu, 10 Gương
mặt tiêu biểu thành phố…
Công tác tôn giáo: Báo
cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày
04/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành. Hướng dẫn các quận, huyện sơ kết 03 năm thực hiện
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Tình
hình hoạt động của các tôn giáo diễn ra ổn định, theo đúng chương trình mục vụ
đã đăng ký.
2. Công tác đối ngoại: Thành phố đã đón
tiếp 320 đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc nhằm tìm cơ hội hợp tác đầu tư
kinh doanh, triển khai các dự án viện trợ nhân đạo, giao lưu văn hóa. Tổ chức
90 đoàn công tác của lãnh đạo thành phố đi xúc tiến đầu tư phát triển
quan hệ thương mại, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế với các nước; tăng cường
các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức. Tham dự Hội
nghị an toàn và an ninh biển lần thứ 3 tại thành phố Brest (Pháp); Hội thảo
“Công cụ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu” tại Philippines; Diễn
đàn Thị trưởng các thành phố trên thế giới năm 2011, Tuần lễ Nước quốc tế và
nghiên cứu khảo sát về mô hình phát triển cảng tại Singapore và Hồng Kông. Tổ
chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối
ngoại nhân dân trong tình hình mới. Phối hợp
với Hội Liên lạc Việt Kiều thành phố tổ chức thành công chương trình gặp mặt
đầu xuân Tân Mão. Xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số
41-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ngoại giao kinh
tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Công tác tư pháp: Triển khai kế hoạch số 1651/KH-UBND ngày 06/4/2011 của Ủy ban nhân dân
thành phố về việc tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành
phố. Đã tổ chức kiểm tra 22 văn bản văn bản quy phạm pháp luật cấp thành phố,
11 văn bản quy phạm pháp luật và 12 văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp
luật của các quận, huyện; thẩm định 44 văn bản quy phạm pháp luật cấp thành phố
trước khi ban hành. Tổ chức thành công Hội nghị tổng kết công tác phổ biến giáo
dục pháp luật trên địa bàn thành phố giai đoạn 2005-2010. Ban hành và triển
khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2011. Triển khai
thực hiện Luật lý lịch tư pháp; xây dựng quy trình tạm thời về xây dựng, lưu
trữ, quản lý, sử dụng dữ liệu Lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo
Luật lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công tác thi hành án
dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý tiếp tục có nhiều
chuyển biến tích cực; năm 2011 đã trợ giúp pháp lý cho 926 trường hợp, trong đó
394 trường hợp trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, phường trên địa bàn thành
phố.
4. Công tác thanh tra: Thanh tra thành phố và thanh tra các quận, huyện,
sở ngành đã tiến hành 52 cuộc thanh tra, 1.035 cuộc kiểm tra; qua thanh tra đã
phát hiện 1.008 đơn vị, cá nhân sai phạm về kinh tế với số tiền 42,76 tỷ đồng,
kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 21,1 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành
chính 3 tập thể và 14 cá nhân, chuyển 01 vụ sang cơ quan điều tra. Đã tiếp
4.554 lượt công dân, trong đó có 122 đoàn đông người; nhận và xử lý 2.337 đơn
thư các loại; đã hủy bỏ giá trị pháp lý 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cấp sai, minh oan cho 03 người, khôi phục quyền lợi cho 2 người với số tiền trợ
cấp thôi việc là 37,5 triệu đồng; kỷ luật 03 cán bộ, thu hồi cho ngân sách 67
triệu đồng.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí: công tác
tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành
phố được các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện dưới nhiều hình
thức; tổ chức 60 lớp tập huấn chuyên đề quán triệt chủ trương, chính sách, pháp
luật về phòng, chống tham nhũng cho 11.388 lượt người. Các cấp, ngành, cơ quan,
tổ chức, đơn vị trên địa bàn thành phố đã ban hành 204 văn bản và sửa đổi bổ
sung 05 văn bản để triển khai thực hiện các quy định về công tác phòng, chống
tham nhũng ở cấp, ngành, cơ quan, đơn vị mình; các quy định nhằm phòng ngừa
tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong một số lĩnh vực: xây dựng, mua sắm công,
chi ngân sách, đấu giá quyền sử dụng đất, quản lý đất đai... Thành phố đã ban
hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Kế hoạch tổng rà soát
văn bản quy phạm pháp luật; Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm
2011 trên địa bàn thành phố. Hoàn thiện quy chế phân công trách nhiệm, quyền
hạn và lề lối làm việc của cán bộ, công chức; xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến
lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 giai đoạn 2011 – 2016. Đã
tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch tại 197
cơ quan, tổ chức; qua kiểm tra đã chấn chỉnh, nhắc nhở 17 cơ quan, tổ chức vi
phạm. Kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp tại
103 cơ quan, tổ chức để bổ khuyết, chấn chỉnh tồn tại yếu kém. Tiến hành rà soát
247 văn bản quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn để phòng ngừa tham nhũng,
lãng phí; qua rà soát ban hành mới 362 văn bản và sửa đổi bổ sung 83 văn bản.
Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức theo Nghị định số
158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ, đã có 292 cán bộ, công chức được
chuyển đổi vị trí công tác tại 50 cơ quan, đơn vị. Công tác kê khai tài sản,
thu nhập tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chuyển biến tích cực 100% quận,
huyện, sở, ngành và cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thành phố đã thực hiện xong
việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2010 và nộp bản lưu theo quy định với 8.831
người, trong đó kê khai lần đầu 1.838 người, kê khai bổ sung 6.993 người.
5. An ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội: An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; bảo vệ
tuyệt đối an toàn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội của đất
nước và thành phố. Triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 05/11/2010
của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh quốc gia trong
tình hình mới. Tổ chức Lễ công bố quyết định
thành lập Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hải Phòng. Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, tập
trung giải quyết hiệu quả, ổn định tình hình an ninh trật tự tại những điểm
khiếu kiện, những vụ việc đình công, lãn công, không để hình thành các “điểm
nóng”; liên tục mở các đợt tấn công trấn áp tội phạm và các tệ nạn xã hội. Tổ chức tổng
kết 8 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/02/2003 của Ban Bí thư về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Tiếp tục triển khai
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đã xảy ra 571 vụ phạm pháp hình sự, đã điều tra khám phá 478 vụ đạt tỷ lệ
80,7%, bắt giữ xử lý 672 đối tượng; bắt giữ 375 vụ tàng trữ, sử dụng, mua bán
trái phép chất ma túy.
6. Công tác quân sự địa phương: Duy trì nghiêm nề nếp, chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, đặc
biệt trong các ngày lễ lớn của đất nước và thành phố trong năm. Tổ chức thành
công diễn tập Khu vực phòng thủ năm 2011 ở cả cấp thành phố và quận, huyện.
Quản lý chặt chẽ đất và công trình quốc phòng, kết hợp tốt giữa phát triển kinh
tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh; hoàn thành việc lập Quy hoạch xây
dựng thế trận quân sự khu vực phòng thủ ở cấp quận, huyện. Tổ chức tốt Hội thi
tuyên truyền, phổ biến Luật dân quân tự vệ từ cấp cơ sở đến cấp thành phố. Hoàn
thành xét duyệt, chi trả trợ cấp một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg,
Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối
với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã chi trả cho trên
36.000 đối tượng với số tiền gần 150 tỷ đồng.
Công tác Biên phòng: Triển khai các biện pháp nắm chắc
tình hình biển, đặc biệt là hoạt động khảo sát thăm dò dầu khí tại vùng biển
đảo Bạch Long Vỹ; kiểm tra, lập biên bản, phóng thích ngay trên biển 36 tàu và
xua đuổi 99 tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng nước hiệu lực đảo Bạch
Long Vĩ; tuyên truyền 12 đợt cho 2.820 lượt cán bộ, ngư dân các địa bàn trọng
điểm khu vực biên giới biển thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, Hiệp
định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam – Trung Quốc; Chỉ thị số 689 của Thủ tướng
Chính phủ về một số biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư
dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ và Chỉ thị số 28-CT/TU ngày 10/5/2010 của
Ban thường vụ Thành uỷ Hải Phòng về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, hải cảng thành phố Hải
Phòng trong tình hình mới”. Thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm
kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ, cháy rừng; kiểm tra, giám sát, bảo vệ đối
với 3.297 lượt chuyến tàu, 48.355 lượt
thuyền viên và 1.767 sĩ quan, 3.769 hành khách nước ngoài đến thành phố, an
ninh trật tự tại địa bàn cửa khẩu cảng được giữ vững.
V. Đánh
giá chung:
1. Đánh giá chung tình hình kinh tế
- xã hội năm 2011:
Ước thực hiện các chỉ tiêu kinh tế –
xã hội chủ yếu năm 2011 như sau:
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Kế hoạch năm
2011
|
Ước thực hiện
năm 2011
|
% So sánh
|
ƯTH/
cùng kỳ
|
ƯTH/
kế hoạch
|
1
|
Tổng sản phẩm trong nước GDP (giá so sánh 1994)
|
Tỷ đồng
|
≥ 26.884,0
|
26.650,4
|
111,03
|
99,11
|
|
Tốc độ tăng
trưởng:
|
%
|
≥12,0%
|
-
|
111,03
|
-
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
- Nhóm nông lâm thủy sản
|
-
|
2.094,0 – 2.094,6
|
2.096,9
|
104,49
|
100,14
|
|
- Nhóm công nghiệp -
xây dựng
|
-
|
10.811,0 – 10.907,8
|
10.651,3
|
110,02
|
98,52
|
|
- Nhóm dịch vụ
|
-
|
13.984,1 – 14.107,3
|
13.902,2
|
112,84
|
99,42
|
2
|
Cơ cấu GDP
|
|
|
|
|
|
|
- Nhóm nông lâm thủy sản
|
%
|
9,0
|
9,83
|
-
|
-
|
|
- Nhóm công nghiệp -
xây dựng
|
%
|
37,0
|
37,04
|
-
|
-
|
|
- Nhóm dịch vụ
|
%
|
54,0
|
53,13
|
-
|
-
|
3
|
Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP)
|
%
|
11,0 – 12,0
|
10,02
|
-
|
-
|
4
|
Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản (giá CĐ 1994)
|
Tỷ đồng
|
4.087,3- 4.095,1
|
4.104,5
|
105,84
|
100,42
|
|
- GTSX nông nghiệp
|
-
|
2.959,2 – 2.962,1
|
2.973,2
|
104,99
|
100,47
|
|
- GTSX lâm nghiệp
|
-
|
24,0
|
24,0
|
100,0
|
100,0
|
|
- GTSX thủy sản
|
-
|
1.103,9 – 1.109,0
|
1.107,3
|
108,33
|
100,3
|
5
|
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
|
Tỷ đồng
|
≥ 35.000,0
|
35.031,7
|
108,87
|
100,1
|
6
|
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
|
Tỷ đồng
|
43.600,0
|
47.725,0
|
111,7
|
109,0
|
|
- Thu nội địa
|
Tỷ đồng
|
6.850,0
|
7.300,0
|
124,8
|
106,6
|
|
- Thu Hải quan
|
Tỷ đồng
|
36.750,0
|
40.425,0
|
119,2
|
110,0
|
7
|
Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng
|
Triệu tấn
|
38,0
|
43,55
|
123,74
|
114,6
|
8
|
Tổng kim ngạch xuất khẩu
|
Triệu USD
|
2.266,6 – 2.286,0
|
2.322,5
|
118,86
|
101,9
|
9
|
Tổng kim ngạch nhập khẩu
|
-
|
2.316,0
|
2.370,9
|
119,7
|
102,4
|
10
|
Số lượng khách du lịch
|
1.000 lượt
|
4.500,0
|
4.238,6
|
100,92
|
94,2
|
11
|
Giải quyết việc làm cho người lao động
|
1000
người
|
49,0
|
49,0
|
103,48
|
100,0
|
12
|
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
|
%
|
0,97
|
0,97
|
-
|
-
|
13
|
Tỷ lệ hộ nghèo
|
%
|
Giảm trong năm 1,0 – 1,5% (theo chuẩn mới)
|
5,5
|
-
|
-
|
14
|
Tỷ lệ nhân dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh
|
%
|
93,0
|
93,0
|
-
|
-
|
15
|
Tỷ lệ chất thải độ thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh
|
%
|
92 - 93
|
92,0
|
-
|
-
|
2. Một số kết quả nổi bật:
Một là,
về tăng trưởng và phát triển kinh tế: Tình hình kinh tế - xã hội của thành
phố ổn định và tiếp tục phát triển, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khá so
với cùng kỳ, gấp 1,8 lần so với bình quân chung của cả nước; một số ngành, lĩnh
vực hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra như: nông nghiệp (+4,99%), thủy
sản (+8,33%), xuất khẩu (+18,86%), sản lượng hàng hóa qua cảng (+23,74%), thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 910 triệu USD bằng 182% kế hoạch; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng
hướng. Bước đầu cơ bản thực hiện
được mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô,
chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm (tháng sau giảm so với tháng trước). Một số
dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất công nghiệp và sự phát triển của
thành phố đã được khởi công xây dựng: dự án nhà máy
in và máy photocopy đa năng của Công ty TNHH Công nghệ Kyocera Mita, Nhà máy
kéo sợi PVTEX – Phú Bài
Hai là, công tác quản lý
và phát triển đô thị có chuyển biến tích cực, đạt kết quả bước đầu, trật tự hè đường, thoát nước,
đô thị, chỉnh trang bến tàu khách có chuyển biến rõ nét; hoàn thành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dải trung tâm
thành phố, khởi công Dự án đầu tư cải tạo, chỉnh trang khu vực dải trung tâm thành
phố (giai đoạn 1). Đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo, nâng cấp đường 356
và tăng cường các biện pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
Ba là, tập trung cải
cách hành chính: Tổ
chức tốt bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp, nhiệm kỳ 2011 – 2016. Kiện toàn bộ máy lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân thành phố và các xã. Tăng cường kiểm tra cải cách hành chính, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật
công vụ; trách nhiệm công vụ của công chức được nâng cao góp phần hoàn thành
nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thành phố. Thành lập Tổ hỗ trợ doanh nghiệp trong
đầu tư và kinh doanh trên địa bàn do Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân
thành phố là Tổ trưởng; trực tiếp gặp gỡ và chỉ đạo bộ máy hành chính tạo thêm nhiều
thuận lợi cho doanh nghiệp trên địa bàn.
Bốn là, thực
hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách
hỗ trợ đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nhiều chính sách hỗ trợ an sinh xã hội đã được triển
khai kịp thời có hiệu quả, thực hiện tốt công tác xét, giải quyết chế độ và chi
trả trợ cấp thường xuyên, bảo hiểm y tế, các trợ cấp xã hội khác cho các đối
tượng hộ nghèo, người cao tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện đầy đủ, kịp
thời, đúng đối tượng chính sách hỗ trợ tiền điện cho người nghèo, trợ cấp khó
khăn cho các đối tượng có thu nhập thấp, đời sống khó khăn.
Năm là, quốc phòng -
an ninh được đảm
bảo; an ninh biên giới, cảng biển được giữ vững; chủ động phòng ngừa đấu tranh
làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch và trấn áp các loại tội phạm; thế trận quốc phòng toàn dân
gắn với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được củng cố vững chắc. Xử lý kịp
thời các vụ việc đột xuất, bất ngờ. Bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động kỷ
niệm chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Tai nạn giao thông từng bước được
kiềm chế. Quyết liệt trong quản lý đất đai, xử lý các sai phạm, đóng góp tốt về
kinh nghiệm thực tiễn cho Trung ương.
Sáu là, tập trung cao cho công tác nghiên
cứu thực tiễn, tổng kết thực tiễn để phục vụ cho chỉ đạo điều hành của Thành
ủy, Hội đồng nhân dân thành phố. Tận dụng tốt thời cơ vận động, thu hút đầu tư
từ Nhật Bản. Tiếp tục tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, thành
phố thu được những kinh nghiệm quý
trong lãnh đạo nền kinh tế thị trường trước những biến động về giá cả, thiên
tai…
3. Tồn tại hạn chế:
Mặc dù đã đạt được những kết quả tốt trong năm 2011
song thành phố còn nhiềm khả năng, tiềm năng và cơ hội chưa khai thác hết, đòi
hỏi Chính quyền, quân và dân thành phố tiếp tục phát huy.
Bên cạnh những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội,
vẫn còn một số tồn tại hạn chế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ; sản xuất công
nghiệp, thu hút khách du lịch chưa đạt tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch đề ra;
tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng chậm lại nhưng vẫn cao so với bình quân
chung của cả nước. Tiến
độ một số dự án còn chậm: Dự án nhà máy xơ sợi tổng hợp polyeste Đình Vũ; một
số dự án vẫn đang gặp khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng.
Công tác triển khai quy hoạch xử lý
chất thải rắn và quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các huyện thực hiện chậm,
không đảm bảo yêu cầu tiến độ đã đề ra. Tắc nghẽn luồng ra vào cảng làm hạn chế
năng lực hàng hóa thông qua cảng. Tình trạng ô nhiễm môi trường còn khá phổ
biến, nhất là ở nông thôn, gây bức xúc trong nhân dân. Một số tồn tại trong
lĩnh vực an sinh xã hội còn chậm được khắc phục như: chất lượng khám chữa bệnh,
nhất là khám chữa bệnh cho người có bảo hiểm y tế; tình trạng dạy thêm, học
thêm, tuyển sinh đầu cấp; thực hiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế,
văn hóa…Nhiều doanh nghiệp khó khăn lớn về tài chính, rơi vào tình trạng phá
sản; đình công, ngừng việc, tai nạn cháy, nổ trên địa bàn thành phố gia tăng;
công tác an toàn lao động chưa được quan tâm đúng mức. Thực hiện cải cách hành
chính chưa triệt để; kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ chưa nghiêm. Mặc dù
thành phố đã rất quan tâm đến công tác bảo đảm an sinh xã hội song do giá cả
hàng hóa tăng cao đã ảnh hưởng tới đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân
thành phố. Một số sở, ngành, địa phương còn chưa tích cực trong nghiên cứu, đề
xuất và triển khai thực hiện những sáng kiến mới để khai thác tốt hơn tiềm
năng, khả năng của địa phương, ngành mình.
4. Nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế:
a) Nguyên nhân khách
quan: Do
những bất ổn về chính trị, xã hội trên thế giới làm giá nguyên vật liệu chiến lược trên
thị trường thế giới tăng cao, giá điện, giá xăng dầu điều chỉnh tăng, lãi suất
ngân hàng cao, thời tiết diễn biến bất thường đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và
đời sống của nhân dân.
b) Nguyên nhân chủ
quan: Cải cách hành
chính chưa sâu rộng, tinh thần trách nhiệm, kỷ cương kỷ luật công vụ, tính
chuyên nghiệp của một bộ phận cán bộ công chức chưa đạt yêu cầu; phối hợp giải
quyết công việc giữa các cấp, các ngành hiệu quả chưa cao. Chất lượng nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế. Công tác báo cáo,
thông tin ở một số cấp, ngành chưa thường xuyên, kịp thời đã gây khó khăn không
nhỏ trong việc đánh giá chính xác để chỉ đạo kịp thời. Một bộ phận cán bộ công
chức vẫn thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa chịu khó rèn luyện nâng cao phầm
chất trình độ chuyên môn, làm việc bị động, thiếu sáng tạo thậm chí còn nhũng
nhiễu, tiêu cực. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của một số sở, ngành, địa
phương còn nhiều hạn chế.
VI. Về sự
chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2011:
Thực hiện Chương trình
công tác năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố và chỉ đạo, điều hành của Chính
phủ, Ủy ban nhân dân thành phố đã tập trung chỉ đạo vào một số công tác sau:
Một là, triển
khai nghiêm túc, có hiệu quả Nghị
quyết số 11/ NQ- CP và Kết luận số
02-KL/TW của Bộ Chính trị; tập trung
chỉ đạo sản xuất, tháo gỡ khó khăn phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ
tiêu kinh tế - xã hội năm 2011
Đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, tổ
chức kiểm tra, chỉ đạo hàng tuần theo chuyên đề; bám sát tình hình
thực tế, điều hành nhanh nhạy, xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ việc đột
xuất. Chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị tổ chức triển
khai nghiêm túc Kết
luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị về một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm
2011. Phát động phong trào thi đua yêu nước để thực hiện Kết luận số 02 của Bộ
Chính trị và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ. Ban hành Chỉ
thị số 24/CT-UBND ngày 08/9/2011 về việc tăng cường tháo gỡ khó khăn, tập trung
chỉ đạo sản xuất phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
năm 2011 và GDP tăng trưởng 12% trở lên, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở,
ngành tập trung chỉ đạo thực hiện, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ
tiêu kinh tế - xã hội được giao.
Tập trung chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án thực
hiện đổi mới cách thức tăng trưởng theo hướng hài hòa tăng trưởng theo chiều
rộng và chiều sâu, chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư nâng cao
chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Lãnh đạo Ủy ban
nhân dân thành phố trực tiếp kiểm tra tiến độ thực hiện một số dự án Khu công
nghiệp, yêu cầu Chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp, rà soát lại các dự án đầu tư; thu hút các dự án công nghệ sạch, công
nghệ cao; chỉ đạo các cấp, các ngành giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc
thuộc thẩm quyền của thành phố để giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh, tăng nguồn cung hàng hóa ra thị trường góp phần kiềm chế lạm phát. Làm
việc với Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam về việc tăng cường hợp tác, hỗ
trợ tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
thuộc Tổng công ty trên địa bàn thành phố. Chủ động đề
xuất, kiến nghị với
Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cần có những giải pháp hạ lãi suất cho vay
để giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất, trong đó đặc biệt là cơ
chế tài chính để giải quyết khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp của Tập đoàn
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam trên địa bàn thành phố. Hỗ trợ cho các hộ dân sử dụng giống lúa lai tạo năng
suất lúa cao hơn năm 2010.
Hai là, đẩy
mạnh hoạt động thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn
Ban hành Chỉ thị số
26/CT-UBND ngày 12/9/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố
về việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn thành
phố Hải Phòng. Tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với Nhật Bản, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh
doanh, đầu tư tại Hải Phòng. Tập trung chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đón làn sóng đầu
tư mới từ Nhật Bản trên cơ sở các yêu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản, phù
hợp với chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam như xây dựng các khu công nghiệp
và dịch vụ phụ trợ đi kèm, xây dựng Đề án
khu công nghiệp chuyên sâu, phụ trợ
để thu hút các dự án đầu tư lớn có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu cao
tạo hạ tầng đồng bộ cho tăng trưởng kinh tế dịch vụ năm 2011 và tạo đà cho các
năm tiếp theo. Chỉ đạo tăng cường các hoạt động quảng bá hình ảnh Hải Phòng với
các nhà đầu tư Nhật Bản, thúc đẩy hợp tác toàn diện về văn hóa, xã hội, thể thao,
kết nghĩa với một số thành phố của Nhật Bản
Tích cực làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để đẩy nhanh tiến độ các dự
án trọng điểm quốc gia trên địa bàn thành phố như: dự án cải tạo, nâng cấp sân
bay Cát Bi, dự án đường ô tô Tân Vũ, Lạch Huyện, dự án Cảng cửa ngõ quốc tế
Lạch Huyện, dự án xây dựng đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10, cải tạo đường
356 Đình Vũ,
cơ chế nạo vét cảng Hải Phòng…; chỉ đạo các đơn vị
liên quan tích cực đàm phán với Hàn Quốc, làm việc với các Bộ, ngành Trung ương
để triển khai các thủ tục pháp lý, vận động vốn vay ODA của Hàn Quốc cho dự án xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2. Trong bối cảnh khó
khăn về thực hiện kiềm chế lạm phát, cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư theo tinh
thần Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, thành phố vẫn tranh thủ được sự hỗ
trợ của Trung ương cấp bổ sung cho thành phố 647,3 tỷ đồng (gồm 360 tỷ đồng từ
nguồn vượt thu và kết dư ngân sách Trung ương; 267,3 tỷ đồng vốn Trái phiếu
Chính phủ). Ban hành kịp thời Quyết định bổ sung chi đầu tư xây dựng cơ bản
299,997 tỷ đồng từ nguồn vượt thu ngân sách thành phố năm 2010 để tập trung cho
công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và thanh toán dứt điểm cho
một số dự án đã phê duyệt quyết toán.
Chỉ đạo rà soát, điều chuyển vốn các dự án chậm tiến độ, tập trung vốn cho các dự
án có khả năng hoàn thành trong năm 2011, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; đẩy nhanh tiến độ giải ngân và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các dự án
ODA; đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm năm
2011, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng các công
trình: đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, khu công nghiệp Sài Gòn – Hải
Phòng, dự án nút giao thông Quán Mau, đường Đông Khê 2,…các khu công nghiệp
Tràng Duệ, VSIP, Nam cầu Kiền…để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Ba là, tập trung chỉ đạo
thực hiện hiệu quả Chủ đề năm “Đô thị và bảo đảm an sinh xã hội”
Ban
hành Kế hoạch số 2306/KH-UBND
ngày 04/5/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tuyên truyền, phổ biến
pháp luật và xây dựng nếp sống văn minh đô thị thực hiện Chủ đề năm 2011 về “Đô
thị và bảo đảm an sinh xã hội”; Kế hoạch số 3364/KH-UBND ngày 16/6/20011 của Ủy
ban nhân dân thành phố về phát động và triển khai Phong trào thi đua xây dựng
đô thị xanh, sạch, đẹp. Chỉ đạo khẩn trương đưa Tổ quản lý đô thị phường vào hoạt động, lập lại trật
tự đường hè ở các đường phố chính và dải trung tâm; nghiên cứu phương án lắp
đặt hệ thống điện chiếu sáng làm đẹp đô thị, trước mắt là khu vực Nhà hát thành
phố và khu vực trung tâm. Tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư cải tạo, chỉnh trang khu
vực dải trung tâm thành phố (giai đoạn 1); đẩy nhanh tiến độ phấn đấu hoàn
thành thi công khu vực Nhà hát thành phố vào trước tết Nguyên Đán.
Tập trung thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội, xóa đói,
giảm nghèo, thực hiện chính sách hỗ trợ đối với nông nghiệp nông thôn và nông
dân. Tổ chức tốt công tác thăm hỏi,
tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn thành phố
nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và thành phố. Chỉ đạo quyết liệt thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt
là Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới.
Mặc dù thực hiện giảm chi ngân sách
để góp phần kiềm chế lạm phát nhưng thành phố vẫn ưu tiên bố trí bố trí 1.475 tỷ đồng cho nhiệm vụ thực hiện
Chủ đề năm 2011, bao gồm: 618 tỷ đồng cho các nhiệm vụ chỉnh trang, phát triển
đô thị; 1.075 tỷ đồng cho các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội (kinnh phí cho
các nhiệm vụ an sinh xã hội tăng 234 tỷ đồng so với năm 2010).
Bốn là, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố
Chỉ đạo thực
hiện thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2011 – 2016 bảo đảm đúng luật, đúng yêu cầu; nhanh chóng ổn định bộ máy chính
quyền các cấp để thực hiện nhiệm vụ công tác. Ban hành Chỉ
thị số 21/CT-UBND ngày 11/8/2011 về việc đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính
năm 2011. Thành lập Đoàn kiểm tra của lãnh đạo thành phố kiểm tra
công tác cải cách hành chính và trách nhiệm thi hành công vụ của người đứng đầu
địa phương, đơn vị, đã tổ chức kiểm tra tại các quận,
huyện: Hải An, Dương Kinh, Kiến An, Kiến Thụy, An Dương, Thủy Nguyên và các Sở:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế
hoạch và Đầu tư.
Năm là, thực hiện đúng quy chế phối hợp, nêu cao
tinh thần trách nhiệm, chủ động phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân
thành phố, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức, đoàn thể
Các đồng chí Lãnh đạo và Uỷ viên Uỷ ban nhân dân thành phố luôn coi trọng
và tiếp thu các ý kiến đóng góp tham gia về các giải pháp phát triển kinh tế -
xã hội của các cơ quan; giải trình và xử lý kịp thời những ý kiến kiến nghị,
chất vấn của cử tri tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân. Phối hợp với Thường trực
Hội đồng nhân dân thành phố chuẩn bị tốt các kỳ họp, chất lượng chuẩn bị các
báo cáo, đề án phục vụ cho kỳ họp từng bước được nâng cao, đảm bảo đúng tiến độ
thời gian quy định.
Duy trì thực
hiện tốt các phiên họp giao ban thường kỳ hàng tuần, hàng tháng, tổ chức họp
giao ban trực tuyến với các quận huyện vừa tiết kiệm về kinh phí, thời gian,
vừa nâng cao chất lượng của các phiên họp đồng thời góp phần xử lý nhanh, có
hiệu quả các kiến nghị của địa phương. Chuẩn bị tốt nội dung, tham gia đầy đủ
các phiên họp giao ban trực tuyến của Chính phủ và có những kiến nghị kịp thời
với Chính phủ và các Bộ, ngành để giải quyết những khó khăn vướng mắc cho địa
phương.
Phần thứ hai
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2012
Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới được nhận định sẽ khó khăn hơn rất nhiều so
với năm 2011; sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của
kinh tế toàn cầu, nhất là của các trung tâm tăng trưởng (Mỹ, Nhật Bản,
EU) sẽ tác động bất lợi nhiều hơn đến sự tăng trưởng và
ổn định của nền kinh tế nước ta. Trong nước Chính phủ không đặt cao mục tiêu tăng
trưởng mà tiếp tục thực hiện các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 11, tiến
hành tái cấu trúc nền kinh tế trong đó trọng tâm tái cơ cấu đầu tư công, tái
cấu trúc ngân hàng, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm ổn định kinh
tế vĩ mô và tăng cường bảo đảm an sinh xã hội, sẽ tác động lớn đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Đối với thành
phố, tình hình kinh tế - xã hội sẽ tiếp tục ổn định và phát triển, cơ sở vật
chất kỹ thuật và quy mô kinh tế thành phố tiếp tục phát triển rõ nét hơn, tiềm năng, lợi
thế của thành phố cảng được khai thác, hệ thống cảng biển được mở rộng, nâng
cấp, hiện đại hóa phương tiện, đổi mới quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh
tranh, thu hút đầu tư
nước ngoài đặc biệt từ Nhật Bản có những dấu hiệu rất khả quan. Một số dự án công nghiệp lớn sẽ đi vào hoạt
động phát huy công suất như: nhà máy xơ sợi tổng hợp Polyeste Đình Vũ, nhà máy Kyocera Mita, Nhà máy
Bia Hà Nội giai đoạn 2 tại huyện An Lão… Bên cạnh những
thuận lợi trên, năm 2012,
kinh tế thành phố còn có thể gặp phải
một số khó khăn: thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; cơ sở hạ tầng giao thông kết
nối hệ thống cảng quá tải, xuống cấp; số doanh nghiệp đóng mã số thuế tạm thời,
ngừng hoạt động và phá sản có chiều hướng gia tăng… sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
1. Mục tiêu
và chỉ tiêu chủ yếu
Mục tiêu
Mục
tiêu của năm 2012 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phấn
đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2011 trên cơ sở đổi mới cách thức tăng
trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo
đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và
trật tự an toàn xã hội.
Một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2012
a) Các chỉ tiêu kinh tế
- Tốc
độ tăng trưởng GDP tăng 11,5 - 12,5% so với năm
2011, trong đó: Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản tăng 4,59 – 4,8%; Nhóm ngành
công nghiệp, xây dựng tăng 10,95
– 12,03%; Nhóm
ngành dịch vụ tăng 13,0 – 14,0%.
- Cơ
cấu kinh tế: nông lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 9% - 37% - 54%.
- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng
khoảng 5,9 - 6,4%. Trong đó,
giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,0 – 5,5%; giá trị sản
xuất thủy sản tăng 8,5 – 9,0%;
- Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) 11,7 - 12,7%;
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 19,0 – 20,0%;
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển huy động trên 38.000 tỷ
đồng, tăng trên 8,5%;
- Sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 48 triệu tấn,
tăng 10,2%,
trong đó cảng chính Hải Phòng đạt 18,5 triệu tấn;
- Thu ngân sách trên địa bàn thành phố 56.670 tỷ đồng tăng
30% so với cùng kỳ, trong đó thu Hải quan 47.220 tỷ đồng tăng 28%, thu nội địa 9.450 tỷ đồng tăng 38% so với năm
2011.
- Thu hút khoảng 4,5 triệu lượt
khách du lịch, tăng 6,1% so với năm
2011
b) Các chỉ tiêu xã hội:
- Tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên ổn định ở mức dưới 1%, mức giảm sinh bình quân trong năm
0,1‰;
- Giải quyết việc làm cho khoảng 5,1 vạn lượt
người lao động, tăng 4,0% so với năm 2011; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%;
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 4,5% (theo
chuẩn mới);
c) Các chỉ tiêu môi trường
- Tỷ lệ
nhân dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 94%;
- Tỷ lệ chất thải đô thị được thu gom và xử lý
hợp vệ sinh đạt trên 93%.
2. Nhiệm vụ cụ thể phát triển ngành, lĩnh vực và giải pháp thực hiện
2.1. Phát triển công nghiệp
-
Tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh. Đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng
kỹ thuật khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch, trước mắt là khu
công nghiệp - đô thị Bắc sông Cấm, các khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Nam Tràng
Cát, An Dương, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Thúc đẩy các dự án đầu tư công nghiệp đưa vào sản xuất như: Nhà máy xơ sợi
tổng hợp Polyester Đình Vũ, nhà máy Kyocera Mita, nhà
máy kéo sợi PVTEX - Phú Bài, Nhà máy Bia Hà Nội giai đoạn 2 tại
huyện An Lão...
- Tiếp tục triển khai Chương trình phát triển
sản phẩn công nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố. Xây dựng quy chế phối hợp
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế
trên địa bàn. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp
phụ trợ, các ngành công nghiệp chế tạo để sử dụng nguồn lực, công nghệ, vật tư,
thiết bị máy móc trong nước đã đủ tiêu chuẩn hoặc đã sản xuất được đủ tiêu
chuẩn để giảm bớt nhập siêu.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát việc thực hiện kế hoạch cung ứng điện bảo đảm ổn định sản xuất kinh doanh ở
các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Hỗ trợ đào
tạo các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý, khuyến khích áp dụng các hệ
thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường tiên tiến, tiêu chuẩn hàng hóa,
xây dựng thương hiệu.
- Tiếp tục sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh công tác khuyến công. Hỗ trợ đào
tạo các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý, khuyến khích áp dụng các hệ
thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường tiên tiến, tiêu chuẩn hàng hóa,
xây dựng thương hiệu phù hợp với Hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục rà soát, di
dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực đô
thị.
2.2. Phát triển nông,
lâm, ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
Phát triển nông nghiệp đi đôi với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, khuyến khích hình thành các vùng sản
xuất, chăn nuôi tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản
phẩm từ nông nghiệp. Tăng cường cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất: tiếp tục triển khai và mở rộng áp dụng phương thức gieo thẳng bằng giàn sạ, các
giống mới cho năng suất cao.
- Đẩy nhanh
tiến độ xây dựng các khu chăn nuôi tập trung ở Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, phát triển
cụm liên hoàn kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ nông sản gắn sản
xuất với chế biến và thị trường. Tăng cường công tác khuyến ngư, hướng
dẫn kỹ thuật trong nuôi trồng, chăm sóc thủy sản; đổi mới đối tượng nuôi, đẩy
mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng thâm canh, bán thâm canh. Chuyển đổi hợp lý
cơ cấu nghề nghiệp khai thác xa bờ, khai thác có hiệu quả các ngư trường trọng
điểm, ưu tiên hình thành những tập đoàn khai thác lớn tại Lập Lễ - Thủy Nguyên,
Đại Hợp - Kiến Thụy, Ngọc Hải - Đồ Sơn gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh
trên biển; tăng cường khuyến ngư về ngư trường để khai thác có hiệu quả và bền
vững. thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ phát triển các đội tàu để có thể
đánh bắt xa bờ. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề để di
chuyển các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vào sản xuất tập
trung. Triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn thành phố Hải Phòng đến năm 2020”; Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 14/2010/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân thành
phố về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản, Nghị
quyết số 12/2009/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố về cải tạo, nâng cấp
trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Tăng cường công tác giám sát thi công các công trình tu bổ đê điều, nâng cấp
công trình thủy nông để đảm bảo đúng quy trình, chất lượng. Đẩy mạnh thực hiện
Chương trình Xây dựng nông thôn mới theo Kế hoạch đã phê duyệt; thực hiện lồng
ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia với Chương trình xây dựng nông thôn
mới.
2.3. Phát triển các ngành dịch vụ
Tập trung thực
hiện Nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND về phát triển kinh tế biển thành phố Hải
Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Phát triển
thương mại đảm bảo yêu cầu lưu thông và cung ứng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của xã hội. Tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng triển
khai các dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cảng cửa ngõ quốc tế Lạch
Huyện, cầu Đình Vũ – Cát Hải… Phát triển nhanh các hoạt động Logistics và dịch vụ cao cấp; nâng cao
chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa, năng lực xếp dỡ hàng hóa của các cảng đáp ứng nhu
cầu tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua. giảm chi phí và tăng sức
cạnh tranh. Phát triển hạ tầng viễn thông đáp ứng yêu cầu phát triển, quan tâm
đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bưu chính, viễn thông. Đẩy mạnh phổ biến và
cung cấp rộng rãi các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ, khai thác tốt và nâng cao chất lượng các dịch vụ tư vấn,
thiết kế, khoa học công nghệ… Nghiên cứu và hỗ trợ phát triển các loại hình
kinh tế đô thị. Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, các
loại hình dịch vụ, du lịch và tích cực chuẩn bị cho năm du lịch quốc gia 2013
tại Hải Phòng.
- Nghiên
cứu, triển khai nội dung Đề án cải cách thể chế về kinh tế của Chính phủ trên địa bàn, gắn với tái cấu trúc nền kinh
tế thành phố, thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động, chất lượng kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển. Đẩy mạnh hoạt động mua
bán và sáp nhập doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp
cận vốn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp
ở các làng nghề, doanh nghiệp ở khu vực nông thôn, doanh nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng phục vụ trực tiếp đời sống nhân dân; hỗ trợ các doanh nghiệp về đào
tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực công nghệ, xúc tiến mở rộng thị trường.
- Phát triển
mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, xây
dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp của Hải Phòng đến năm 2015 và tầm nhìn
đến 2020, trong đó chú trọng:
+ Tiếp tục công
tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi 02 doanh nghiệp nhà
nước sang Công ty cổ phần hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp; đưa
các Công ty Tư vấn vào tính toán, xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ
phần hóa; Tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp có chức năng tham gia bảo
lãnh phát hành và bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá ra ngoài
doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động, nâng cao hiệu quả của Công ty cổ phần Chứng
khoán Hải Phòng.
+ Đổi mới cơ chế, chính sách
khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh
tế tư nhân, khuyến khích hình thành thêm doanh nghiệp lớn có sức cạnh
tranh cao, hoạt động có hiệu quả, khuyến khích phát triển các loại hình
doanh nghiệp với hình thức sở hữu hỗn hợp; Hỗ trợ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong
nông nghiệp và khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị
trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền về kinh tế tập
thể, góp phần nâng cao nhận thức về chủ trương phát triển kinh tế tập
thể, kinh tế tư
nhân, mô hình phát triển hợp tác xã kiểu mới theo Luật hợp tác xã; về chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhân rộng các điển hình sản xuất kinh doanh có hiệu
quả. Hỗ trợ thành lập mới 10 hợp tác xã trên địa bàn thành phố. Tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và kỹ năng chuyên môn phù hợp cho 1.650 cán
bộ hợp tác xã, doanh nghiệp, người lao động ở một số làng nghề.
+ Quan tâm xúc tiến, thu hút các nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài, chú trọng các tập đoàn lớn có tiềm lực về vốn,
thị trường và công nghệ, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ
sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có thế mạnh trong cạnh tranh quốc tế và sử dụng
tiết kiệm nguồn tài nguyên, thân thiện môi trường.
2.4.
Phát triển và quản lý đô thị, bảo vệ môi trường
- Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm
2025; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng
đến năm 2025 của các huyện Vĩnh Bảo, An Dương, Cát Hải, An Lão và quận Ngô
Quyền. Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục – đào tạo thành phố đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025; quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn
thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; quy hoạch bảo vệ môi
trường đô thị thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2025…
- Nâng
cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch và hiệu lực quản lý thực hiện quy
hoạch; công khai các quy hoạch để các đối tượng liên quan biết và thực hiện
đúng quy hoạch. Hoàn thiện kế hoạch chỉnh trang đô thị, quy hoạch tổng thể
chỉnh trang dải trung tâm thành phố, tập trung xây dựng nút giao thông Ngã sáu
– Máy Tơ, nút giao thông Quán Mau, đường Đông Khê 2,…
- Tạo sự chuyển biến về đô thị: hoàn
thành dự án đầu tư cải tạo, chỉnh trang khu vực dải trung tâm thành phố; các
tuyến phố chính, các thị trấn, thị tứ; tập trung hoàn thiện hệ thống hạ
tầng kỹ thuật quận mới Hải An và quận Dương Kinh, Khu đô thị Hồ Sen – Cầu Rào
2…đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án phát triển đô thị đã, đang thực hiện như:
Khu đô thị - công nghiệp VSIP, Khu đô
thị và tuyến đường 100m Lạch Tray-Hồ Đông, Khu đô thị Tân Thành…quan tâm đầu tư
xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, chú trọng các dự án Bệnh viện Việt Tiệp
cơ sở II, Trường Đại học Hải Phòng, Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú,
Nhà văn hóa thiếu nhi thành phố…
- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa
bàn thành phố nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống lãng phí, chống tiêu
cực. Rà soát, đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
tổ chức.
- Lồng ghép các
mục tiêu phát triển bền vững trong công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, trong các chương trình, dự án đầu tư. Thực hiện tốt Chương trình Nghị sự
21 về phát triển bền vững và nghiên cứu từng bước triển khai mô hình Thành phố
kinh tế - Thành phố sinh thái. Thực hiện tốt Chương trình Nghị sự 21 về phát
triển bền vững. Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND ngày 15/7/2010 của Hội đồng nhân dân thành
phố về nhiệm vụ, giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn ở nông thôn trên địa
bàn thành phố giai đoạn 2010-2020.
- Tăng cường thông tin truyền thông về công tác bảo vệ
môi trường, tích cực phòng ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải có nguy cơ
cao gây ô nhiễm hoặc sự cố môi trường. Kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất gây
ô nhiễm môi trường đô thị ra các khu cụm công nghiệp tập trung để dành quỹ đất
xây dựng các công trình công cộng; hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước theo
Quy chế tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg ngày
22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ sở di dời đúng thời hạn.
2.5. Nhiệm vụ khoa học công nghệ và thông tin truyền thông
- Thực hiện Chiến lược phát triển khoa học công nghệ
đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ và ứng
dụng các đề tài, các công trình nghiên cứu vào sản xuất; tăng số doanh nghiệp
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, tăng số sản phẩm đạt
tiêu chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động sàn giao
dịch công nghệ; tính ứng dụng thực tiễn của các đề tài nghiên cứu khoa học, gắn
nghiên cứu khoa học với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành,
từng lĩnh vực. Chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc tổ chức thành công Hội nghị
thế giới về khoa học hệ thống ISSS Hải phòng 2013 tại thành phố.
- Tập trung đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng
lượng, nhiên liệu và giảm ô nhiễm, thay thế dần các công nghệ lạc hậu, đổi mới
phương thức quản lý tiên tiến... hướng vào các ngành đóng tàu, kinh tế biển.
Chủ động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực
công nghệ mới, công nghệ với hàm lượng chất xám cao.
- Tiếp tục triển khai giai đoạn II trong khuôn
khổ thỏa thuận hợp tác của thành phố Hải Phòng và thành phố Brest (Cộng hòa Pháp) với dự án “Đánh giá môi
trường và các vấn đề ưu tiên phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ biển Hải Phòng”.
Phối hợp với Dự án Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan để triển khai các dự
án hỗ trợ cho các doanh nghiệp của thành phố.
- Tăng
cường đầu tư phát triển mạng lưới nhằm nâng cao năng lực và chất lượng các dịch
vụ thông tin truyền thông, phát triển thuê bao điện thoại và internet ở vùng
nông thôn, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Từng bước triển khai các dịch vụ công
nghệ cao trong các khu du lịch và đô thị.
2.6. Nhiệm vụ về văn hoá - xã hội
-
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về
văn hoá, nhất là trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, khắc phục những tồn tại, tạo chuyển biến trong lĩnh
vực văn hóa – xã hội. Chăm lo hơn nữa đến đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân thành phố. Bảo tồn
và phát triển các giá trị di sản văn hoá, các loại hình nghệ thuật truyền
thống, các loại hình nghệ thuật dân gian gắn với phát triển du lịch. Tranh thủ
sự hỗ trợ của Trung ương, kết hợp với xã hội hoá, tiến hành tôn tạo, phục dựng
các di tích lịch sử - văn hoá lớn như:
Phỏng dựng Tháp Tường Long – Chùa Tháp; Khu tưởng niệm Vương triều nhà
Mạc, đình Kinh Dao; ưu
tiên các di tích cách mạng - kháng chiến. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án
khách sạn 5 sao và khu nghỉ dưỡng cao cấp của công ty Nam Cường và Daso…để sớm
hoàn thành đưa vào hoạt động trong năm 2012. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết tổ chức tốt kỷ
niệm các ngày lễ lớn trong năm 2012.
-
Thực hiện tốt các chính sách xã hội,
chăm sóc người có công với nước, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc
gia về xoá đói giảm nghèo, về vệ sinh môi trường, chương trình nước sạch để cải
thiện đời sống nhân dân.
- Triển
khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc lĩnh vực y tế. Tiếp tục nâng
cao chất lượng công tác khám chữa bệnh tại các tuyến điều trị; nâng cao y đức,
trình độ cán bộ y tế trong khám, chữa bệnh cho người dân. Quản lý chặt chẽ các
hoạt động khám chữa bệnh tư nhân, thị trường thuốc chữa bệnh; bảo đảm vệ sinh
an toàn thực phẩm; tăng cường các biện pháp để phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh,
phòng, chống nghiện ma túy, nhiễm HIV… Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội
vào phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vận động nhân dân tham gia Bảo
hiểm y tế tự nguyện; cấp thẻ Bảo hiểm y tế kịp thời cho trẻ em dưới 6 tuổi trên
địa bàn thành phố.
- Tiếp
tục thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo; về việc làm; về
an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015. Chủ động phòng ngừa
tranh chấp lao động dẫn đến đình công ngừng việc tại các doanh nghiệp, nhất là
đối với các doanh nghiệp may mặc, da giày. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các
doanh nghiệp, đơn vị thực hiện Luật Bảo hiểm. Tiếp tục triển khai thực hiện có
hiệu quả đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Hải Phòng đến năm
2020”. Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động; tăng cường quản lý,
bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm việc ở nước ngoài. Tạo điều kiện tăng
tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động được giải quyết việc làm; nâng tỷ lệ
phụ nữ được đào tạo nghề. Triển khai có hiệu quả các giải pháp về nâng cao vai
trò của phụ nữ trong quản lý nhà nước.
-
Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa
gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm sinh 0,2%o, có
các giải pháp ngăn chặn tình trạng mất cân bằng giới tính. Đẩy mạnh tuyên
truyền, vận động và giáo dục về dân số, kế hoạch hóa gia đình, nhất là với đối
tượng vị thành niên, thanh niên và người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia
đình và cộng đồng. Giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, lang
thang, lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ em. Nhân rộng mô hình xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em, các mô
hình về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại cộng đồng, nhất là trẻ em ở các
vùng đặc biệt khó khăn.
-
Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết số 04/2008/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố về “một số chủ trương,
giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2010 định hướng đến năm 2020”. Đổi mới
phương pháp giáo dục và công tác quản lý giáo dục; triển khai thực hiện đại trà
chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học. Duy trì vững chắc kết quả Chương trình
phổ cập bậc trung học và nghề; gữi vững truyền thống là địa phương duy nhất trong cả nước học sinh
giỏi đạt giải quốc tế; tiếp tục xây dựng trường chuẩn quốc gia. Chú
trọng đào tạo nghề kỹ thuật cao. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá
trình đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo
dục nghề nghiệp. Chấn chỉnh công tác quản lý thu chi trong các cơ sở giáo dục
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và nguồn lực của xã hội đầu
tư cho giáo dục, chấm dứt tình trạng lạm thu trong trường học.
-
Phát triển thể dục thể thao hướng mạnh
về cơ sở, gắn với yêu cầu xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao thể lực và tầm
vóc người Hải Phòng; đẩy mạnh quá trình xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa, hội nhập
quốc tế về thể thao.Chuẩn bị tốt lực lượng vận động viên tham gia thi đấu thành
tích cao ở trong và ngoài nước. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân rèn luyện
thân thể; đảm bảo chương trình giáo dục thể chất.
2.7. Nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế
- Duy trì nghiêm
chế độ sẵn sàng chiến đấu, chủ động phòng chống và đánh bại âm mưu chiến lược
“diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch kịp thời xử lý
các tình huống không để bất ngờ xảy ra, giữ vững ổn định an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Tăng
cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng – an ninh, thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình
mới.
- Thực
hiện tốt Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị về chiến lược an ninh biển; triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, bảo vệ
chủ quyền biển, đảo; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề nảy sinh
trên các vùng biển, đảo của thành phố. Tăng cường công tác đảm bảo trật tự an
toàn giao thông, nỗ lực giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí.
-
Đổi mới và đẩy mạnh thông tin đối ngoại, quảng
bá rộng rãi tiềm năng, thế mạnh của thành phố ra nước ngoài. Tăng cường an ninh
đối ngoại, kết hợp chặt chẽ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội - quốc phòng,
an ninh với nhiệm vụ đối ngoại, đảm bảo phát triển cân đối hài hoà, vững chắc trong
điều kiện mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng. Tạo điều kiện thuận lợi cho
người nước ngoài đến Hải Phòng đầu tư, làm ăn ổn định, lâu dài. Gắn kết chặt
chẽ hoạt động đối ngoại với cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan liên quan
trong nước để phát triển thị trường, xuất khẩu, xúc tiến du lịch và thu hút đầu
tư theo định hướng ngành nghề, thị trường trọng điểm và đối tác chiến lược; hỗ
trợ doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi xảy ra tranh chấp
thương mại.
2.8. Các giải pháp về huy động và quản lý vốn đầu tư
- Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái
phiếu Chính phủ. Rà soát, nghiên
cứu xóa bỏ những rào cản đối với nâng cao hiệu quả chất lượng đầu tư cũng như
đối với tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không phân biệt sở hữu. Thực hiện đồng
bộ các giải pháp huy động tối đa các nguồn vốn cho đầu tư: vốn ngân sách, vốn
tín dụng, vốn của các doanh nghiệp nhà nước, vốn trong dân và vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài nhất là nguồn vốn FDI của Nhật Bản. Tập trung đẩy nhanh tiến độ
các dự án: Khu công nghiệp Sài Gòn –
Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Khu đô thị - công nghiệp
VSIP, các khu công nghiệp Tràng
Duệ, Nam cầu Kiền, cải tạo mở rộng, nâng cấp các nút giao thông Ngã sáu Máy Tơ, nút giao thông Quán
Mau, nút giao thông Ngã 5, đường Đông Khê 2,… nghiên cứu xây dựng một số cửa ô vào thành phố để giảm ùn tắc giao thông đô
thị.
- Kiến nghị với
Trung ương tăng cường đầu tư đối với các dự án, chương trình, thực hiện Quyết
định số 54/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chủ động phối hợp thực hiện tốt
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW và triển
khai Quyết định số 1567/QĐ-TTg ngày
31 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Kế hoạch triển
khai tiếp Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Bộ Chính trị về
xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 – 2015.
- Chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành Trung
ương và các nhà đầu tư thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện các dự án: cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Cảng hàng
không quốc tế Cát Bi, các dự án đầu tư theo hình thức BT…để tạo sự phát triển
đột phá về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố trong nhưng năm tiếp
theo.
- Tập
trung đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân thành phố về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản.
- Tăng
cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Khuyến khích các tổ chức, cá
nhân đầu tư cho lĩnh vực giáo dục theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5
đã ban hành.
- Đẩy
nhanh tiến độ xây dựng các bệnh viện đa khoa tuyến huyện theo Quyết định số
47/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm
thần, ung bướu, chuyên khoa nhi... theo Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009
của Thủ tướng Chính phủ; các trung tâm y tế dự phòng.
- Huy động các nguồn lực để đầu tư
khắc phục tình trạng ô nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái. Tập trung đầu tư để
xử lý chất thải rắn, chất thải nước ở các đô thị, trung tâm công nghiệp, trung
tâm dịch vụ, các bệnh viện. Tiếp tục thực hiện việc xã hội hóa trong đầu tư xây
dựng và phát triển văn hóa để bảo tồn các công trình văn hóa, các di tích cách
mạng, di tích lịch sử.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn vốn đầu tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đầu tư,
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự
án sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín
dụng nhà nước, ODA, FDI, phấn đấu năm 2012 thu hút và điều chỉnh tăng vốn với
các dự án FDI đạt từ 600 triệu USD trở lên. Thực hiện có hiệu quả công tác giải
phóng mặt bằng.
2.9. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng
- Triển
khai thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc
thực thi trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh phân
cấp cho các quận, huyện trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch gắn với tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra, giám sát. Kiện toàn tổ chức một số sở, ngành, đơn
vị. Tiếp tục nâng cao năng lực của bộ máy chính quyền các cấp, nhất là cấp xã;
đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; thực hiện nghiêm chế độ
công chức, công vụ, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gắn với việc đổi mới phương
thức điều hành của hệ thống hành chính, tạo sự công khai, minh bạch trong công
tác quản lý nhà nước.
Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn liền với thực hiện Cuộc vận động
" Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
- Tiếp
tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng; đẩy
mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác đấu tranh phòng,
chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý đất
đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vốn, tài sản của nhà nước. Tăng cường
thanh tra trách nhiệm về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội của các cơ
quan hành chính nhà nước các cấp, trong đó tập trung thanh tra về quản lý đất
đai, khoáng sản, tài chính công, quản lý thực hiện các Chương trình mục tiêu
quốc gia, các chính sách xã hội và quốc phòng an ninh.
Thực
hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động
kinh tế, tài chính ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Triển
khai “Đề án triển khai công tác theo dõi và kiểm tra thi hành pháp luật” của
Chính phủ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý các vụ việc
tiêu cực, tham nhũng. Tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc tồn đọng,
nhất là vụ việc sau án hình sự, vụ việc đã có kết luận, những sai phạm về quản lý đất đai; ngăn
chặn và xử
lý nghiêm những hành vi tham nhũng, gây lãng phí, thất thoát vốn ngân sách;
tăng cường kiểm tra xử lý những hành vi trốn thuế, gian lận thương mại và những
hoạt động gây ô nhiễm môi trường./.