Qua 4 năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự: Nhiều vướng mắc cần được hướng dẫn cụ thể để tháo gỡ
Qua
4 năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự (từ tháng 7/2008-6/2013), thực tế cho
thấy, có nhiều vướng mắc cần sớm được các Bộ, ngành, cơ quan chức năng hướng
dẫn cụ thể để tháo gỡ.
Án
liên quan đến tổ chức tín dụng tăng đột biến
Theo
báo cáo của Cục Thi hành án dân sự, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, lượng án
kinh tế, kinh doanh thương mại mà bên được thi hành án (THA) là các tổ chức tín
dụng tăng đột biến, với số tiền lên tới hàng tỷ đồng/vụ.
Tính
đến 30/7, toàn ngành thụ lý 96 vụ việc liên quan đến ngân hàng với tổng số tiền
các ngân hàng được thi hành án gần 495 tỷ đồng. Có 11 Chi cục có án liên quan
đến ngân hàng, trong đó lượng tiền phải thi hành án nhiều nhất tập trung ở Cục Thi
hành án dân sự, các Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thủy Nguyên, quận Lê
Chân, huyện An Dương, quận Kiến An. Những vụ án này liên quan đến tài sản thế
chấp của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, việc tổ chức thi hành án gặp nhiều khó
khăn, phức tạp, thuộc dạng án tồn đọng.
Chi
cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Thủy Nguyên Đinh Đức Quang cho biết, Chi
cục thụ lý và đưa ra thi hành 70 việc theo đơn yêu cầu của 13 ngân hàng với
tổng số tiền xấp xỉ 100 tỷ đồng. Các tài sản thế chấp, bảo lãnh kèm theo phải
xử lý là 109 nhà ở và quyền sử dụng đất, 1 xe ô-tô.
Chi
cục Thi hành án dân sự huyện An Dương, quận Lê Chân đang thụ lý 2 vụ việc
liên quan đến ngân hàng với số tiền thi hành án hơn 110 tỷ đồng. Qua thống kê,
các ngân hàng thương mại cổ phần là đơn vị được thi hành án nhiều nhất.
Đáng
kể, tại huyện Thủy Nguyên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam thương tín có
16 vụ việc với hơn 14 tỷ đồng được thi hành, 23 tài sản bảo lãnh thế chấp; Ngân
hàng thương mại cổ phần Nam Việt có 14 vụ việc với hơn 6 tỷ đồng được thi hành,
có 15 tài sản bảo lãnh thế chấp; Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh
vượng có 11 vụ việc, số tiền được thi hành hơn 2,1 tỷ đồng, có 11 tài sản bảo
lãnh thế chấp. Đáng chú ý, tất cả tài sản bảo lãnh thế chấp vay vốn tại ngân
hàng đều là nhà ở và quyền sử dụng đất.
Khó
xử lý tài sản bảo lãnh, thế chấp
Theo
ông Đinh Đức Quang, việc xử lý các tài sản bảo lãnh, thế chấp của các tổ chức,
cá nhân vay vốn tại ngân hàng để thi hành án rất khó khăn. Hầu hết tài sản thế
chấp, bảo lãnh được Tòa án tuyên duy trì bảo đảm thi hành án đều là nhà ở và
quyền sử dụng đất. Đến giai đoạn thi hành án, các tài sản bảo lãnh thế chấp đều
có giá trị thấp so với giá trị thẩm định, là nơi ở duy nhất của người phải thi
hành án hay người bảo lãnh. Vì vậy, việc cưỡng chế kê biên sẽ gặp rất nhiều khó
khăn cho việc bảo đảm chỗ ở tối thiểu của người phải thi hành án cũng như người
có tài sản bảo lãnh bị phát mại.
Nhiều
Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, hộ gia đình vay tiền ngân hàng nhưng đến giai
đoạn thi hành án không có khả năng thanh toán nợ, có trường hợp Giám đốc Công
ty vay nợ ngân hàng chết, người đang chấp hành án phạt tù, tài sản bảo lãnh
không ở địa phương nơi công ty vay vốn... Do đó, việc thực hiện các thủ tục xác
minh, thông báo các quyết định thi hành án cũng như các thủ tục kê biên, phát
mại tài sản gặp nhiều khó khăn, đương sự lẩn tránh, không hợp tác, dẫn đến việc
kê biên xử lý tài sản kéo dài.
Theo
Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Lê Chân Nguyễn Ngọc Hoàn, số
tiền mà các ngân hàng tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án quận là hơn 750
triệu đồng, tương đương với khối tài sản khoảng 500 tỷ đồng mà cơ quan Tòa án
đang thụ lý, giải quyết.
Thời
gian tới, sau khi xét xử, giai đoạn thi hành án sẽ rất khó khăn bởi số tiền
được thi hành án tăng đột biến so với những năm trước. Theo nhận định của các
chấp hành viên, việc thi hành bản án liên quan đến bảo lãnh, thế chấp tại các
ngân hàng đang "tắc" do nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân do
các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng chưa
vững.
Tăng
án tồn từ những "việc nhỏ"
Chi
cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện An Dương Nguyễn Phi Hùng cho
biết, trong số 892 việc tồn đọng của chi cục chưa thi hành được tính đến ngày
30-6-2013, có đến hơn 80 việc là những "việc nhỏ".
Đó
là án phí trong vụ án về hôn nhân và gia đình. Theo quy định, án phí sơ thẩm về
hôn nhân gia đình nộp dự phí 200.000 đồng/vụ, số tiền này sau khi kết thúc vụ
việc cũng kết thúc phần thi hành án về án phí. Nay theo quy định tại Nghị quyết
số 1/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, nếu các vụ án ly hôn mà thỏa
thuận được thì án phí chỉ phải nộp bằng 50% quy định.
Thực
tế, khi nộp tạm ứng án phí, các bên thường nộp đủ theo quy định. Nay thỏa thuận
thành, mỗi người sẽ nhận lại 50.000 đồng, hoặc một người sẽ nhận lại 100.000
đồng. Sau ly hôn, hai vợ chồng cũ thường không sống cùng địa phương, có người
chuyển đi nơi khác. Đối với những trường hợp như vậy, chấp hành viên không xác
định được địa chỉ mới của người được trả lại 50% số tiền đã nộp. Có nhiều
trường hợp xác định được địa chỉ, thông báo nhiều lần họ cũng không đến nhận vì
số tiền được trả lại quá ít, trong khi thủ tục nhận tiền cũng như chi phí phát
sinh khi đi lại tốn kém hơn khoản tiền được nhận.
Tuy
nhiên, theo quy định, những trường hợp như vậy, dù chỉ là 100.000 đồng, nhưng
chấp hành viên cũng không thể khép hồ sơ kết thúc việc thi hành án. Tình trạng
này đang diễn ra tại hầu hết Chi cục Thi hành án dân sự, toàn thành phố có
1.066 việc loại này.
Trong
số 5.600 việc chưa có điều kiện thi hành án hiện nay của toàn Cục Thi hành án
dân sự tồn đọng, có đến gần 2.000 việc thuộc diện không thể thi hành được. Có
những việc giá trị rất nhỏ, như thu 50 nghìn đồng án phí của người phải thi
hành án nhưng hàng chục năm không thu được, vẫn tính là 1 việc tồn đọng.
Bên
cạnh đó, có một lượng lớn án không thể xác định được địa chỉ của người phải thi
hành án do đương sự chuyển chỗ ở, không có nơi ở cố định, lang thang. Loại án
này tập trung nhiều ở các quận và một số huyện như Thủy Nguyên, An Dương. Riêng
ở quận Ngô Quyền có gần 250 việc không xác định được địa chỉ người phải thi
hành án.
(Báo
Hải Phòng)