Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: Coi trọng chất lượng báo cáo viên

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: Coi trọng chất lượng báo cáo viên

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) được thực hiện thường xuyên tại các địa phương nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Để công tác TTPBGDPL đạt hiệu quả, cần sự đa dạng hình thức tuyên truyền cũng như nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của báo cáo viên.

Phát thanh viên (Đài phát thanh huyện An Dương) thực hiện chương trình tuyên truyền phổ biến pháp luật tới nhân dân trên địa bàn.    
Phố biến hiện nay vẫn là hình thức TTPBGDPL thông qua hội nghị và thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở. Ưu điểm của hình thức này là gọn, thuận tiện khi sử dụng công cụ hỗ trợ như xem băng hình, giới thiệu hình ảnh minh họa... Tuy nhiên, hình thức này khó có thể tập trung được số lượng người đông đảo, khó thu hút nếu chỉ có báo cáo viên thuyết trình về một vấn đề. Theo đánh giá của ông Ngô Minh Tuấn, Phó giám đốc Sở Tư pháp, hình thức TTPBGDPL phải đa dạng, phù hợp với từng địa bàn dân cư, đối tượng dân cư mới đạt hiệu quả cao. Như hình thức tuyên truyền qua loa truyền thanh ở khu vực ngoại thành vào sáng sớm và chiều tối thực sự có tác dụng theo kiểu "mưa dầm thấm lâu". Ở khu vực nông thôn, đây là hình thức tuyên truyền chính, được sử dụng rộng rãi. Mỗi chương trình truyền thanh của địa phương thời lượng khoảng 25-40 phút, tổng hợp nhiều thông tin về tình hình xã hội, trật tự an ninh, phát triển kinh tế, các thông báo của xã, huyện. Ngoài ra còn có các hình thức tuyên truyền khác như tọa đàm (mang tính chuyên sâu về một vấn đề), sinh hoạt câu lạc bộ, tuyên truyền trực quan sinh động, tuyên truyền bằng những câu chuyện, tiểu phẩm, thơ ca, biên soạn các tờ gấp, tài liệu hỏi đáp, giải đáp pháp luật qua mạng in tơ nét... Mỗi hình thức có một cách làm hướng đến đối tượng riêng và hiệu quả cũng rất đa dạng.

Đến nay, toàn thành phố có 66 Báo cáo viên pháp luật cấp thành phố; 236 Báo cáo viên pháp luật cấp quận, huyện; 1.088 Tuyên truyền viên pháp luật ở các phường, xã, thị trấn.

 Ông Nguyễn Duy Giáp, Trưởng phòng Tuyên truyền pháp luật Sở Tư pháp nhấn mạnh, một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chính là báo cáo viên (BCV). Người BCV không chỉ tuyên truyền tới người nghe cái mình biết, mà phải nói những gì người nghe cần. Muốn vậy phải thoát khỏi những đề cương, câu hỏi có sẵn mà vận dụng linh hoạt nội dung trong khi tuyên truyền, lấy đối tượng tuyên truyền làm trung tâm thể hiện. Thế nhưng, có những BCV có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành mình quản lý, công tác nhưng lại diễn đạt vấn đề chưa hấp dẫn người nghe. Bởi kỹ năng thông tin, khả năng truyền đạt trước nơi đông người chưa chuyên nghiệp. Cũng có một thực tế rằng, rất nhiều sở, ngành có báo cáo viên cấp thành phố, nhưng khi cần tổ chức một hội nghị phổ biến, tuyên truyền về một vấn đề nào đó thì lại ngần ngại không cử BCV tham gia, bản thân BCV cũng chưa tích cực. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng buổi tuyên truyền nhất thiết phải nâng cao chất lượng, kiến thức, tính chuyên nghiệp của các BCV. BCV các sở, ngành liên quan đến vấn đề cần tuyên truyền nên chủ động lập chương trình, khi cần tham gia tuyên truyền nhiệt tình, thể hiện rõ trách nhiệm của BCV thành phố đối với công việc chung về TTPBGDPL.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn

  Zalo Cổng Thông tin điện tử thành phố