Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương, đơn vị trong việc quản lý lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố
Trong thời gian gần đây, số lượng người lao động nước ngoài vào thành phố Hải Phòng làm việc có chiều hướng gia tăng, sự phối hợp trong quản lý lao động nước ngoài giữa các Sở, ngành, địa phương, đơn vị còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Vì vậy, rất cần có một quy chế phối hợp phân công rõ trách nhiệm của đơn vị chủ trì, nhiệm vụ của đơn vị phối hợp trong lĩnh vực này.
Trước yêu cầu trên, UBND thành phố Hải Phòng đã có Quyết định ban hành Quy chế phối hợp quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Quy chế nhằm tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương, đơn vị trong việc quản lý lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố; từng bước khắc phục và hạn chế tình trạng lao động nước ngoài vào thành phố làm việc chưa theo đúng quy đinh của pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý, tạo sự cạnh tranh không bình đẳng và ảnh hưởng đến việc làm của lao động trong nước, đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Quy chế gồm 3 chương, quy định nguyên tắc, phương thức, nội dung, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố Hải Phòng trong hoạt động quản lý lao động là người nước ngoài làm việc tại các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có sử dụng lao động là người nước ngoài.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Nội dung phối hợp bao gồm: thứ nhất, xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nước ngoài và lao động nước ngoài về những quy định của pháp luật liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Thứ hai, nắm tình hình, tham mưu, đề xuất với ủy ban nhân dân thành phố các hoạt động quản lý nhà nước về lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố; giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của lao động người nước ngoài trên địa bàn thành phố.
Thứ ba, cung cấp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước về tình hình lao động là người nước ngoài làm việc trong các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và xử lý theo thẩm quyền của từng cơ quan tham gia phối hợp.
Thứ tư, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, quản lý và sử dụng người nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Có 3 nguyên tắc phối hợp: Đảm bảo thống nhất công tác quản lý lao động là người nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nước ngoài và người nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố. Công tác phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của môi cơ quan đã được pháp luật quy định. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành. Khi một cơ quan có đề nghị phối hợp thì cơ quan được đề nghị thực hiện kịp thời, đúng nội dung đề nghị phối hợp. Trường hợp không thể đáp ứng nội dung đề nghị phối hợp thì phải có văn bản thông báo lý do cho bên đề nghị phối hợp.
Các phương thức phối hợp bao gồm: Trao đổi ý kiến trực tiếp hoặc gửi công văn đề nghị phối hợp; thông báo bằng văn bản kết quả xử lý các hành vi vi phạm hành chính về lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; cung cấp các tài liệu, báo cáo chuyên đề trong công tác quản lý lao động là người nước ngoài. Tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành. Tổ chức họp lãnh đạo liên ngành, các đơn vị tham mưu.
UBND thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan trong việc quản lý lao động là người nước ngoài trên địa bàn thành phố. Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động nước ngoài về những quy định của pháp luật liên quan đến lao động là người nước ngoài.
Tồ chức thẩm định chặt chẽ nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Thực hiện giới thiệu, cung ứng lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động nước ngoài cho các nhà thầu. Trường hợp không giới thiệu hoặc cung ứng lao động Việt Nam được thì xem xét chấp thuận cho phép nhà thầu được tuyển người nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được lao động Việt Nam, trừ trường họp quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quy chế này.
Tăng cường phối hợp, định kỳ trao đổi thông tin về số lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động, số lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động để các cơ quan, đơn vị liên quan và các quận, huyện thuận tiện trong công tác theo dõi, quản lý lao động là người nước ngoài làm việc cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.
Chủ động thanh tra, kiểm tra; phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, kịp thời phát hiện các trường họp cố tình vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với Công an thành phố trục xuất đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện ủy quyền cấp, cấp lại giấy phép lao động và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (trừ các nhà thầu) bảo đảm chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và linh hoạt cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục cấp, cấp lại hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nước ngoài trong các khu công nghiệp về những quy định của pháp luật liên quan đến lao động là người nước ngoài.
Thẩm định và thông báo chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài; thực hiện việc cấp, cấp lại giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật (trừ các nhà thầu).
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an thành phố kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật liên quan đến lao động là người nước ngoài của các tồ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế có sử dụng lao động nước ngoài.
Theo dõi, tổng hợp tình hình lao động là người nước ngoài của các tổ chức, cá nhân trong các khu công nghiệp, khu kinh tế; kịp thời báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đối với những trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế mà không có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Công an thành phố có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài. Không cấp thị thực, thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú đối với lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố khi chưa được cấp giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc vô hiệu hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng tổ chức tuyên truyền, tập huấn và đôn đốc các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động người nước ngoài thực hiện đúng quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động cư trú của người nước ngoài trên địa bàn thành phố.
Trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quản lý lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ừên địa bàn thành phố.
Thực hiện tra cứu thông tin về tình trạng án tích của đương sự để phục vụ cho việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo đề nghị của Sở Tư pháp.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và xử lý đối với các tô chức, cá nhân vi phạm pháp luật theo quy định. Trường hợp đặc biệt nếu xét thấy việc rút ngắn thời gian tạm trú và buộc người nước ngoài xuất cảnh có thể làm nảy sinh phức tạp về mặt đối ngoại hoặc ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư của tổ chức, doanh nghiệp thì Công an thành phố xin ý kiến của UBND thành phố và Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an để xem xét giải quyết.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện quản lý hoạt động của người nước ngoài làm việc trong khu vực biên giới theo quy định tại Khoản 1,2,3 và 4 Điều 7 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phối hợp với Công an thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chính quyền địa phương khu vực biên giới biển tuyên truyền, phổ biến để các tổ chức sử dụng lao động là người nước ngoài thực hiện đúng quy định của pháp luật liên quan hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh qua đường cảng biển; cư trú, đi lại, làm việc của người nước ngoài trên khu vực biên giới biển của thành phố.
Phối hợp, trao đổi thông tin với cơ quan, đơn vị liên quan trong kiểm tra, kiểm soát, nhập cảnh qua đường cảng biển; quản lý cư trú, đi lại, làm việc của người nước ngoài trên khu vực biên giới biển của thành phố; kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật của người nước ngoài theo quy định pháp luật.

Sở Tư pháp được giao phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến người nước ngoài làm việc trong các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài theo quy định.
Sở Ngoại vụ phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng, Công an thành phố tổ chức tuyên truyền, tập huấn và đôn đốc các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nước ngoài thực hiện đúng quy định pháp luật liên quan đến lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nước ngoài và người lao động nước ngoài trong việc làm thủ tục có liên quan đến chứng nhận lãnh sự và họp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ có liên quan đến cấp giấy phép lao động. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động người nước ngoài liên hệ với các cơ quan chức năng để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Sở Ngoại vụ là đầu môi phối hợp với Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam khi cần thiết để giải quyết các công việc liên quan đến người nước ngoài lao động tại Hải Phòng.
Sở Y tế được giao nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lao động là người nước ngoài cho các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố có sử dụng lao động là người nước ngoài. Cung cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng danh sách các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố đủ điều kiện khám sức khỏe cho lao động là người nước ngoài (khi có sự thay đổi thông tin) theo quy định của Bộ Y tế.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý người nước ngoài đăng ký hành nghề y, dược tư nhân, các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực y, dược vào trao đổi học tập kinh nghiệm, chữa bệnh trên địa bàn thành phố theo đúng quy định của pháp luật; không thực hiện cấp phép, thẩm định cho phép hoạt động hoặc xem xét thu hồi giấy phép hoạt động đối với những tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực quản lý có sử dụng lao động nước ngoài nhưng chưa được cấp giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh không tiếp tay cho người nước ngoài vào làm việc trái pháp luật tại Việt Nam. Giao trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở khi cho phép người nước ngoài chưa được cấp giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động vào làm việc tại đơn vị.
Chủ động thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động nước ngoài thuộc lĩnh vực quản lý chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, kịp thời đề xuất xử lý những sai phạm theo qui định của pháp luật.
Cung cấp thông tin về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng chưa được cấp giấy phép lao động hoặc chưa có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an thành phố xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm.
Sở Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lao động là người nước ngoài cho các tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực quản lý có sử dụng lao động là người nước ngoài.
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục không tiếp tay cho người nước ngoài vào làm việc trái pháp luật tại Việt Nam. Giao trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở khi cho phép người nước ngoài chưa được cấp giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động vào làm việc tại đơn vị.
Chủ động thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động nước ngoài thuộc lĩnh vực quản lý chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, kịp thời đề xuất xử lý những sai phạm theo qui định của pháp luật.
Cung cấp thông tin về lao động nước ngoài làm việc tại Việt nam nhưng chưa được cấp giấy phép lao động hoặc chưa có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an thành phố xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm.
Sở Công Thưong hướng dẫn Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng thực hiện thủ tục cấp, cấp lại giấy phép lao động; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng, Công an thành phố trong việc xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc mười một ngành dịch vụ trong biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với Tồ chức Thương mại thế giới (WTO) không thuộc diện cấp giấy phép lao động và việc cấp mới, điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động của các văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài trên địa bàn thành phố.
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động nước ngoài trong lĩnh vực quản lý về những quy định liên quan đến lao động là người nước ngoài. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động nước ngoài thuộc lĩnh vực quản lý chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp thông tin về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng chưa được cấp giấy phép lao động hoặc chưa có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.
UBND các quận, huyện có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lao động là người nước ngoài cho các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thống kê, rà soát, nắm chắc số lao động nước ngoài cư trú và làm việc trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; không để lao động người nước ngoài không có giấy phép lao động, giấy phép lao động đã hết hạn hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động làm việc và cư trú bất hợp pháp trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động nước ngoài nhưng chưa được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng cấp giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Định kỳ sáu tháng (trước ngày 10/7) và hàng năm (trước ngày 10/01 của năm sau), các cơ quan có liên quan gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.