Thông tin phòng chống dịch COVID-19 đến 19h ngày 22/8/2020

I. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 thế giới:

23.148.526 người mắc, 803.784 người tử vong, trên 215 quốc gia, lãnh thổ.

Danh sách 5 Quốc gia có số ca mắc, tử vong nhiều nhất:

- Hoa Kỳ: 5.798.138 người mắc; 179.221 người tử vong.

- Brazil: 3.536.488 người mắc; 113.454 người tử vong.

- Ấn Độ: 2.979.562 người mắc; 55.950 người tử vong.

- Nga: 951.897 người mắc; 16.310 người tử vong.

- Nam Phi: 603.338 người mắc; 12.843 người tử vong.

1. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 21-8 cho hay, tổ chức này hy vọng rằng cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể chấm dứt trong vòng chưa đầy 2 năm tới. Lý do, đưa ra khoảng thời gian trên, ông Tedros có so sánh với đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, một dịch bệnh thế giới đã phải mất 2 năm để vượt qua. Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 làm ít nhất 50 triệu người chết và 500 triệu người bị lây tương đương 1/3 dân số thế giới thời điểm đó. Tính tới thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 tới nay đã làm hơn 23 triệu người mắc bệnh, trong đó hơn 800 ngàn người đã tử vong.

Tuy nhiên, ông nói thêm các tiến bộ công nghệ hiện nay có thể giúp nhân loại chặn đứng virus SARS-CoV-2.

“Tình hình của chúng ta hiện nay có nhiều công nghệ hơn, đương nhiên là với nhiều sự kết nối hơn, nên virus (SARS-CoV-2) có cơ hội lây lan một cách thuận lợi hơn... Bằng cách tận dụng tối đa những công cụ có sẵn và hi vọng là chúng ta sẽ có thêm những công cụ khác như các vắc xin, tôi nghĩ là chúng ta có thể chấm dứt dịch bệnh này trong thời gian ngắn hơn dịch cúm 1918", tổng giám đốc WHO chia sẻ.

2. Thứ trưởng Bộ Y tế Iraq Hazim al-Jumaili hôm 21/8 cảnh báo nguy cơ sự sụp đổ hệ thống hạ tầng y tế nước này nếu các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tiếp tục gia tăng. Trong đó nhấn mạnh việc những công dân Iraq không tuân thủ các biện pháp y tế dự phòng, trong khi số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng sẽ dẫn đến hệ thống hạ tầng y tế sẽ không thể trụ vững được.

 “Bộ Y tế và Ủy ban Y tế và an toàn quốc gia đã ban hành rất nhiều quyết định và hướng dẫn nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Thế nhưng, chúng tôi đã không nhận thấy sự tuân thủ của người dân”, ông Hazim al-Jumaili chia sẻ.

Bộ Y tế Iraq báo cáo 4.288 ca nhiễm COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm cả nước lên 197.085 ca. Ngoài ra còn có 75 trường hợp tử vong trong ngày, nâng số người chết lên 6.283 ca.

II. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 Việt Nam: 

Bệnh đã xuất hiện bệnh tại 40 tỉnh thành: tổng số 1014 ca (bản tin 18h, 22/8/2020 ghi nhận 5 ca mắc mới tại Đà Nẵng trong 12h qua).

(từ 25/7/2020 đến nay có 532 ca bệnh phát hiện liên quan đến Đà Nẵng, lây lan ra 15 tỉnh thành phố)

342 ca nhiễm khi nhập cảnh được cách ly; 672 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

16 người được công bố khỏi bệnh trong ngày 22/8,

Tổng số: 563 người khỏi bệnh; 426 người đang điều trị; Tử vong 25 người;

1. Ngày 22/8, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã làm việc với tỉnh Hải Dương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo dõi tình hình dịch tại Hải Dương, qua 4 ngày liên tiếp không có ca mắc mới, đoàn công tác khẳng định tình hình dịch hiện nay tại Hải Dương đã cơ bản được kiểm soát. Thứ trưởng đề nghị Hải Dương không được chủ quan, từ lãnh đạo đến từng người dân. Phải chủ động, kiên quyết các biện pháp phòng, chống, hạn chế tối đa xuất hiện ổ dịch mới; cần xác định chống dịch là trường kỳ nhưng phải làm tốt công tác tư tưởng để người dân yên tâm, tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch. Kiên quyết phát hiện sớm và khoanh vùng dập dịch ngay từ đầu bằng cách giám sát chặt các đối tượng có nguy cơ; khoanh vùng trên diện hẹp.

Đánh giá cao Hải Dương đã làm tốt quản lý tại các khu cách ly tập trung, Thứ trưởng lưu ý Hải Dương cần quản lý chặt chẽ các cơ sở y tế điều trị, bệnh viện công lập và ngoài công lập, phân luồng ngay từ đầu đối với bệnh nhân đến khám. Trường hợp nào có biểu hiện sốt, ho, khó thở cần xét nghiệm ngay. Việc xét nghiệm không được ồ ạt mà cần sàng lọc đối tượng, tập trung vào các trường hợp nguy cơ cao như F1, những người ho, sốt… để tránh lãng phí.

2. Sáng 22.8, UBND TP Đà Nẵng phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đưa 728 người dân Quảng Ngãi về quê. Ban tổ chức chuẩn bị 29 xe khách, để đưa những người đã đăng ký về quê và bố trí ở tại khu cách ly tập trung.

3. Ngày 22/8, UBND TP Đà Nẵng quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn để điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, là Cơ sở 2 của Bệnh viện Đà Nẵng, đặt tại Cung Thể thao Tiên Sơn (số 3 đường Phan Đăng Lưu, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu). Đơn vị này chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Y tế. Bệnh viện Đà Nẵng sẽ hướng dẫn chuyên môn, đảm bảo các điều kiện tổ chức, hoạt động cho bệnh viện dã chiến. Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn có 500 giường, giai đoạn 1 có 300 giường bệnh, là nơi cách ly, điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Sau khi hết dịch Covid-19, Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn sẽ giải thể.

4. Chiều 22/8, có hơn 2.200 người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập và du khách bị mắc kẹt tại Đà Nẵng được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, những người này hiện cư trú trên địa bàn các phường Nại Hiên Đông, Phước Mỹ Sơn Trà, đây là nhóm người dễ có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 bằng 2 phương pháp là huyết thanh học ELISA và RT-PCR. Trong những ngày tới, các quận, huyện còn lại của Đà Nẵng sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm cho người nước ngoài cư trú trên địa bàn.

5. Theo Sở Y tế Hà Nội, có 3 bệnh viện trên địa bàn không an toàn đã bị yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục, gồm: Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Hà Nội, Bệnh viện Mắt Việt Nhật, Bệnh viện Mắt HiTec.

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, các đơn vị chức năng đã thành lập 4 đoàn kiểm tra để kiểm tra công tác phòng chống dịch tại 46/80 các bệnh viện trực thuộc. Trong đó, có 34 bệnh viện an toàn, 7 bệnh viện an toàn ở mức thấp, 3 bệnh viện không an toàn. Ba bệnh viện này đã không đảm bảo an toàn trong sàng lọc, phân luồng, cách ly khi có người bệnh nghi ngờ. Do không đảm bảo an toàn, Đoàn kiểm tra đã yêu cầu bệnh viện ngừng hoạt động khám chữa bệnh để tổ chức lại và báo cáo Sở Y tế.  

III.  Thông tin phòng chống dịch COVID-19 tại Hải Phòng:

- Số trường hợp mắc: 0; Số trường hợp tử vong: 0.

- Nghi ngờ mắc: 550 ca. Đã loại trừ, 550 ca XN âm tính.

+ 9.387 mẫu sàng lọc cho các trường hợp cách ly: 9.260 mẫu âm tính, 04 mẫu dương tính lại, 01 mẫu nghi ngờ sau khi đã được điều trị khỏi ra viện (BN 300, BN 303); 03 mẫu dương tính là các trường hợp ca bệnh số 864, 865, 866 đã chuyển lên BV Nhiệt đới TW cách ly điều trị. (113  mẫu chờ kết quả trong ngày 21/8 đã có kết quả âm tính, Ngày 22/8, 109/228 mẫu sàng lọc âm tính, 119 mẫu sàng lọc chờ kết quả).).

- Số cách ly tại cơ sở tập trung: 421 người; Bao gồm

+ BV Việt Tiệp 2: 96 người;

+ Trường quân sự Thủy Nguyên 139 người;

+ Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng 186 người,

- Tại khách sạn, lưu trú dịch vụ (khách sạn, khu nghỉ dưỡng theo yêu cầu): 378 người. Bao gồm

+ Khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng Sông Giá: 59 người.

+ Khách sạn Cảnh Hưng (Số 32 khu đô thị Quán Toan, quận Hồng Bàng) 115 người.

+ Khách sạn Bình Minh Trường Sơn: 28 người.

+ Khu cách ly cho chuyên gia nước ngoài tại Cơ sở 2 BV Việt Tiệp  53  người.

+ Khách sạn Cảnh Hưng 2: 19 người.

+ Khách sạn Friend’s: 73 người.

+ Khách sạn Trường Giang: 31 người.

- Đang cách ly tại nhà: 1.052  người.

* Các hoạt động phòng chống dịch:

1. Từ ngày 22/8/2020, hàng ngày Sở Y tế sẽ công bố danh sách các địa phương có ổ dịch COVID-19 trên Cổng Thông tin điện tử thành phố. Qua đó, giúp các Chốt kiểm soát dịch, các quận, huyện, các cơ quan đơn vị thống nhất trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID- 19. Và người dân nắm bắt được thông tin, không đi, đến vùng có ổ dịch, chủ động khai báo y tế và theo dõi sức khỏe.

2. UBND thành phố đồng ý, cho phép theo đề xuất của Trường Đại học Y Dược Hải Phòng về việc triển khai các hoạt động hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho các doanh nghiệp và người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. (Nhà trường sẽ triển khai tuyên truyền phổ biến kiến thức thông qua hình thức cung cấp sổ tay phòng chống COVID-19 được thiết kế riêng cho các doanh nghiệp; Hướng dẫn/hỗ trợ xây dựng quy trình sàng lọc, phân luồng, quản lý, cách ly khi phát hiện ca bệnh có yếu tố dịch tễ; cung cấp xét nghiệm COVID-19 miễn phí đối với một số trường hợp người lao động có chỉ định).

UBND thành phố giao Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng triển khai thực hiện.

3. Lãnh đạo Thành phố, Sở ngành, Quân huyện thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các địa phương, tại các Chốt kiểm soát dịch, khu công nghiệp, một số doanh nghiệp, cơ quan đơn vị… trên địa bàn thành phố.  

4. Các quận huyện, xã phường tiếp tục điều tra, cách ly y tế các ca F1, F2 tiếp xúc với người bệnh COVDID-19, các trường hợp từ các vùng dịch về. Các chốt kiểm soát dịch, các tổ phòng chống dịch tại cơ sở được thành lập và hoạt động hiệu quả.

5. Duy trì hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương, tại các cơ quan đơn vị... hoạt động truyền thông trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh..../.

 

 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn