THỜI SỰ
Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tại Hội nghị toàn quốc về Quy hoạch xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với quá trình đô thị hóa giai đoạn 2021-2025 được tổ chức tại Hải Phòng chiều 17/02.
Trong giai đoạn vừa qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả nổi bật, cả nước có 93,6% số xã đạt tiêu chí quy hoạch, là một trong những tiêu chí có kết quả khá cao trong Bộ tiêu chí NTM và có khoảng 1/3 số huyện đã có quy hoạch xây dựng vùng huyện.
Tính đến tháng 02/2023, toàn quốc đã có hơn 73% số xã đạt chuẩn NTM, 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM và 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM, có 5 tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Đi kèm với những kết quả khả quan này, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đã có những đổi thay vượt bậc, hiện đại hóa một bước theo hướng đồng bộ, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, từng bước thu hẹp dần khoảng cách với khu vực đô thị.
Vấn đề quy hoạch nông thôn mới trong thời gian qua có ý nghĩa rất quan trọng, là tiền đề, là cơ sở pháp lý để triển khai các bước tiếp theo trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác quy hoạch nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa giai đoạn vừa qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
Quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh ảnh hưởng không nhỏ đến các vùng nông thôn, dẫn đến sự thay đổi về cách sản xuất, các vấn đề xã hội như lao động, việc làm, văn hóa, lối sống ở nông thôn, các áp lực về môi trường, an ninh trật tự… trong khi chưa có quy định đặc thù trong xây dựng nông thôn mới ở các khu vực ven đô, khu vực quy hoạch phát triển thành đô thị. Bên cạnh đó, hạ tầng kết nối giữa khu vực đô thị - nông thôn còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự kết nối chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ; hạ tầng dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp ít được quan tâm và bố trí quỹ đất để xây dựng...
Tại Hội nghị, các đại biểu dành phần lớn thời gian tập trung thảo luận và đề xuất phương thức, cách thức, giải pháp triển khai để phát huy hiệu quả thực hiện quy hoạch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Quán triệt nội dung Chỉ thị số 04/CT-TTg và đẩy mạnh công tác tổ chức triển khai quy hoạch và xây dựng cảnh quan trong xây dựng NTM.
Bên cạnh đó, cần làm rõ nội hàm, thống nhất quan điểm và nội dung để gắn kết giữa quy hoạch NTM với quá trình đô thị hóa, việc xây dựng NTM đối với các khu vực ven đô, khu vực được quy hoạch phát triển thành đô thị. Đặc biệt là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc và các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường và giữ gìn, xây dựng cảnh quan nông thôn. Qua đó, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về nâng cao quản lý và thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch, nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Trong quá trình xây dựng quy hoạch nông thôn không nên quá cầu toàn. Quy hoạch phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, phải giữ được nét kiến trúc đặc trưng vùng miền của làng quê Việt Nam. Không lấy quy hoạch đô thị để áp vào quy hoạch nông thôn; tránh việc “đồng phục hóa” trong xây dựng NTM... (Baoxaydung.com.vn 18/02, Vĩnh Bảo; TTXVN/Baotintuc.vn/VietnamPlus.vn 18/02; Nhân dân 18/02, tr3; Truyền hình nhân dân – Thời sự 22h ngày 18/02 tại 09:09 phút; Nông nghiệp Việt Nam 20/02, tr2)
TP. Hải Phòng sẽ tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 của khu công nghiệp (KCN) Nhật Bản – Hải Phòng, với diện tích khoảng 200ha, nhằm tạo mặt bằng để tiếp tục thu hút các nhà nhà đầu tư Nhật Bản. Đó là chia sẻ của ông Lê Trung Kiên – Trưởng ban Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng khi nói về kế hoạch nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư đến từ Nhật Bản.
Ông Lê Trung Kiên cho biết, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của TP. Hải Phòng, là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai với 146 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đạt 3,9 tỷ USD. Tính riêng trong KCN, khu kinh tế trên địa bàn TP. Hải Phòng, hiện có có 88 dự án của các nhà đầu tư Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư đạt gần 3,3 tỷ USD. Các dự án tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất thiết bị điện - điện tử, linh kiện, phụ tùng ô tô, máy móc, logistics…
Thực tế, thời gian qua, dòng vốn đến từ Nhật Bản luôn được đánh giá có chất lượng và giá trị cao. Hải Phòng cũng đang nổi lên là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư Nhật Bản khi đang tập trung phát triển mô hình KCN chuyên biệt, KCN phụ trợ, nhà xưởng xây sẵn chất lượng cao. Hiện nay các dự án đến từ Nhật Bản chủ yếu tập trung tại KCN Nhật Bản - Hải Phòng và một số KCN khác như DEEP C, VSIP Hải Phòng. Trong số các dự án FDI Nhật Bản vào Hải Phòng, phải kể đến 2 dự án lớn nhất của Bridgestone và Nipro Pharma Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều thương hiệu khác như Zeon, Nishina, Fuji Xerox…
Theo ông Keisuke Koshijima - Giám đốc đại diện, kiêm Phó chủ tịch điều hành Tập đoàn Kajima (Nhật Bản), Hải Phòng đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách toàn diện, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics toàn cầu. Địa phương này có sân bay quốc tế Cát Bi, cảng nước sâu quốc tế Lạch Huyện và kết nối trực tiếp với Hà Nội thông qua đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Do đó, phía tập đoàn đã chọn Hải Phòng là địa điểm lý tưởng để khởi công dự án đầu tiên.
Còn theo đại diện Công ty TNHH Tamada Việt Nam, một trong những lý do khiến Tamada quyết định đầu tư vào Hải Phòng là sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của địa phương và người lao động rất chăm chỉ. Phía công ty cũng hy vọng, sản phẩm bồn chứa xăng dầu 2 lớp của Tamada sẽ được phổ biến sản xuất và phân phối rộng rãi ở thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Thực tế, Hải Phòng có lợi thế nổi trội với đầy đủ 5 loại hình giao thông và có cảng nước sâu lớn nhất miền Bắc. Trong đó, có nhiều hãng hàng không đang khai thác đường bay từ Hải Phòng đến 5 thành phố tại Nhật Bản gồm: Osaka, Tokyo, Nagoya, Fukuoka, Sapporo. Bên cạnh đó, Hải Phòng hiện có 14 KCN đang hoạt động. Giai đoạn từ nay đến năm 2025, địa phương này sẽ tập trung phát triển và mở rộng thêm 15 KCN với tổng diện tích 6.148 ha. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu, đầu tư tại Hải Phòng.
Theo các chuyên gia nhận định, để tiếp tục nâng cao quy mô và chất lượng dòng vốn Nhật Bản vào Hải Phòng, địa phương này cần xây dựng những KCN có hạ tầng tốt, có nhà xưởng sẵn để cho thuê, đảm bảo điều kiện sống tốt, dịch vụ một cửa bằng tiếng Nhật…
Theo ông Lê Trung Kiên thời gian tới, TP. Hải Phòng sẽ tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 của KCN Nhật Bản – Hải Phòng, với diện tích khoảng 200ha, nhằm tạo mặt bằng để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản.
Ông Lê Trung Kiên cho biết thêm: “Nhà đầu tư KCN Nhật Bản – Hải Phòng đã chính thức đệ trình với thành phố và Chính phủ để cho phép thành lập KCN Nhật Bản – Hải Phòng số 2. Tôi đánh giá rất cao nỗ lực doanh nghiệp đang vận hành KCN Nhật Bản – Hải Phòng và đây là cơ hội cho các doanh nghiệp. Hải Phòng ủng hộ rất cao và chúng tôi đang chuẩn bị thủ tục cần thiết đệ trình Chính phủ và sẽ đồng hành, chia sẻ với các doanh nghiệp trong quá trình triển khai”.
Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty phát triển KCN Nhật Bản – Hải Phòng cho biết, thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục duy trì các hạ tầng phục vụ và các dịch vụ tại KCN một cách tốt nhất; đẩy nhanh tiến độ lắp hệ thống pin mặt trời trong KCN; triển khai ứng dụng một số phần mềm thông minh, giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. (Diendandoanhnghiep.vn 17/02, Hải Ngân)
Quảng Ninh - Hải Phòng nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Thời gian 2 địa phương đã tăng cường hiệu quả hợp tác liên kết vùng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lân cận.
Theo ông Nguyễn Đức Thọ - Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng: Ngày 25/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 198 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định: "Xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành một trong các vùng dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, nòng cốt tiên phong trong thực hiện các đột phá chiến lược, thực hiện tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Được xác định vai trò là hạt nhân, là cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Từ năm 2009, Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh và Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ký kết các chương trình hợp tác, phát triển toàn diện giữa 02 địa phương để cùng tạo ra những bước phát triển mang tính đột phá, góp phần quan trọng trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Để triển khai chương trình hợp tác trên, trong thời gian qua, TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã triển khai một số dự án giao thông mang tính liên kết vùng như: Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng; Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10, đoạn từ cầu Đá Bạc đến Cầu Kiền; Dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh và một số dự án khác…
Được biết, Quảng Ninh - Hải Phòng trước năm 2018 được kết nối với nhau bằng tuyến giao thông đường bộ độc đạo là Quốc lộ 10 cùng 2 tuyến phà là Rừng và Lại Xuân. Tuy nhiên tuyến này chỉ có 2 làn xe trong khi lưu lượng phương tiện ngày càng tăng, để di chuyển từ Hạ Long hay Đông Triều đến Hải Phòng trên quãng đường khoảng 70km mất khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Trong khi đó, 2 tuyến phà là Rừng và Lại Xuân cũng tốn thời gian không kém. Vì thế chưa phát huy tốt hiệu quả lợi thế của 2 địa phương.
Cuối năm 2018 khi cao tốc Hạ Long - Hải Phòng hoàn thành, đưa vào khai thác, việc kết nối giữa Quảng Ninh - Hải Phòng đã được cải thiện đáng kể, rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại giữa 2 khu vực. Có điều, theo quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2030, cùng với TP Uông Bí, khu vực phía Tây Quảng Ninh sẽ có thêm 2 thành phố là Đông Triều và Quảng Yên. Trong khi bên kia bờ sông, huyện Thủy Nguyên cũng đang hoàn thiện hồ sơ thành lập thành phố Thủy Nguyên theo mô hình thành phố trong thành phố.
Như vậy, dù chỉ cách bởi một con sông, nhưng thời gian và quãng đường di chuyển các địa phương phía Tây của Quảng Ninh với Thủy Nguyên, Hải Phòng vẫn là khá khó khăn. Và điều này càng cản trở khi đây đang được xác định là 2 khu vực trọng điểm về tăng trưởng kinh tế với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chuỗi đô thị đang hình thành rất nhanh.
Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh: Nhằm đón đầu cơ hội phát triển mới, xác định rõ nhiệm vụ liên kết hợp tác, liên kết vùng là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển, cụ thể hóa các chương trình hợp tác giữa Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh và Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng, tháng 5/2022, hành lang đường bộ thứ 3 của Quảng Ninh - Hải Phòng là dự án Cầu Bến Rừng nối thị xã. Quảng Yên với huyện Thủy Nguyên qua sông Đá Bạch đã được đầu tư xây dựng với tổng vốn gần 2.000 tỷ đồng, từ ngân sách Trung ương, ngân sách TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, cầu Bến Rừng có chiều dài 1.865,3m, rộng 21,5m, cầu chính gồm 4 nhịp... Đến nay, công trình đã thi công đạt trên 30% tổng khối lượng và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023.
Để kết nối Đông Triều với Thủy Nguyên, đầu tháng 2 vừa qua, Quảng Ninh và Hải Phòng tiếp tục khởi công dự án hành lang đường bộ thứ 4 là Lại Xuân với chiều dài cầu 840m, rộng 12m và đường dẫn với tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 20 tháng, xong trong năm 2024. Hiện Quảng Ninh cũng đang đẩy mạnh triển khai dự án Đường ven sông tốc độ cao kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã. Đông Triều và sẽ đấu nối vào các hành lang giao thông này, phối hợp với tỉnh Hải Dương để nối dài tới TP Chí Linh.
Để tăng cường tính liên kết vùng theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hải Phòng – Quảng Ninh sẽ hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ; phát huy các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh và tăng khả năng liên kết, thúc đẩy phát triển cân bằng giữa 02 vùng; thúc đẩy liên kết với các khu vực xung quanh để phát triển kinh tế, hạ tầng đảm bảo sự bền vững, hài hòa với môi trường; nâng cao sức hấp dẫn, tính cạnh tranh và tạo ra thương hiệu trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Được biết, đến năm 2024 Quảng Ninh và Hải Phòng sẽ có 4 hành lang giao thông đường bộ, kết nối đồng bộ hầu khắp các khu vực liền kề; góp phần nâng cao năng lực phục vụ về giao thông, tạo hệ thống kết nối giao thông liên vùng, đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải giữa các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và chuỗi đô thị đang hình thành; phát huy dư địa đất đai, mở rộng không gian phát triển mới, kiến tạo cảnh quan - kiến trúc công trình mang dấu ấn bản sắc địa phương để phục vụ cho phát triển du lịch.
Cùng với hệ thống đường thủy nội địa, đường biển sẽ tạo thành một hệ thống giao thông liên hoàn tạo lực đẩy cho phát triển cộng sinh trong giao thương hàng hóa, trong cung ứng nguồn nhân lực của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đồng thời, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân 2 địa phương, nhất là nhân dân các huyện, thị xã nơi dự án đi qua; thúc đẩy phát triển cân bằng giữa 2 vùng; nâng cao sức hấp dẫn, tính cạnh tranh và tạo ra thương hiệu trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nước. (Diendandoanhnghiep.vn 20/02, Minh Huệ - Hải Ngân)
Ngay đầu năm 2023, TP. Hải Phòng khởi công một loạt công trình dự án trọng điểm, có sức lan tỏa rộng, tạo nền tảng cho bất động sản sôi động trở lại.
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết, trong năm 2023, Hải Phòng sẽ tập trung nguồn lực triển khai hoàn thành dứt điểm các công trình dự án trọng điểm, có sức lan tỏa rộng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước. Hoàn thành dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) và thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh); dự án chỉnh trang sông Tam Bạc đoạn từ cầu Lạc Long đến cầu Hoàng Văn Thụ. Bên cạnh đó, triển khai các dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số TP. Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025.
Thành phố cũng sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, đôn đốc các nhà đầu tư triển khai các dự án ngoài ngân sách như: Nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi; Dự án xây dựng công trình đa chức năng tại số 4 Trần Phú; Dự án Khu đô thị Hoàng Huy New City và Hoàng Huy Green River tại Thủy Nguyên; Dự án phát triển khu dân cư tại thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo…
Đặc biệt, trong năm 2023 Hải Phòng sẽ tập trung bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Đầu tiên phải nhắc đến Khu trung tâm hành chính thay đổi diện mạo TP. Hải Phòng mới với tổng mức đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng, trong tương lai, Trung tâm hành chính – chính trị của Hải Phòng sẽ là Trung tâm hành chính lớn nhất, đẳng cấp và đắt giá nhất Việt Nam. Dự án với nhiều hạng mục quan trọng hàng đầu cùng với hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm; Trung tâm hội nghị - biểu diễn… đây chính là cột mốc then chốt trong kế hoạch mở rộng vùng lõi Hải Phòng, kéo theo hàng loạt các công trình trọng điểm xây dựng nơi này thành đại đô thị năng động, thịnh vượng tại khu vực phía Bắc Hải Phòng.
Dự án này được Hải Phòng dự kiến khởi công trong đầu quý I/2023 và hoàn thành trước năm 2025. Dự kiến đến quý IV/2025, Hải Phòng đưa vào vận hành và dịch chuyển các cơ quan đầu não về khu Trung tâm hành chính mới, với nhiều thời cơ, vận hội mới tại Trung tâm hành chính mới với thành phố Thủy Nguyên trong tương lai…
Ngoài ra, theo kế hoạch năm 2023, thành phố sẽ chú trọng triển khai các dự án trọng điểm sử dụng vốn ngoài ngân sách như: Dự án đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách số 2 Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi và Dự án đầu tư xây dựng Nhà ga hàng hóa Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi với nguồn vốn huy động hơn 2.400 tỷ đồng; Dự án sân Golf Ruby Tree với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng; Dự án khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên (số 142 Lê Lai) tại phường Máy Chai, Cầu Tre (quận Ngô Quyền) với nguồn lực đầu tư gần 5.000 tỷ đồng; Dự án xây dựng khu nhà ở cho công nhân viên Công ty TNHH Pegatron Việt Nam với mức đầu tư Dự án 1.560 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tiên Thanh với nguồn lực huy động đầu tư gần 4.600 tỷ đồng; Đặc biệt, Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu với tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng…
Theo chuyên gia Hiệp hội bất động sản Hải Phòng: Thị trường bất động sản năm 2022 “đầy bất ngờ”. Đầu năm 2022 giá bất động sản một số khu vực như Thủy Nguyên, Hải An, Dương Kinh lập đỉnh mới và thu hút được dòng tiền từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên đến cuối năm 2022, thị trường bất động sản trong nước diễn ra cuộc thanh lọc mạnh mẽ, và bất động sản Hải Phòng cũng nằm trong diện mạo đó. Đỉnh điểm cận Tết Quý Mão thị trường có phần trầm lắng do nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp “bỏ cuộc chơi”.
Tuy nhiên, hơn 1 tháng trở lại đây, TP. Hải Phòng đã khởi động hàng loạt dự án: Lễ Khởi công Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm chính trị-hành chính thành phố, hệ thống giao thông và hệ thông hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại khu đô thị Bắc sông Cấm, với tổng mức đầu tư trên 2.500 tỷ đồng; khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Đỗ Mười kéo dài đến đường trục VSIP và phát triển đô thị vùng phụ cận; khởi công dự án đầu tư xây dựng nút giao khác tại ngã tư đường Tôn Đức Thắng-Máng Nước-Quốc lộ 5 ở huyện An Dương. Tổng mức đầu tư dự án 689 tỷ đồng... đã làm cho sự thay đổi diện mạo TP. Hải Phòng cùng với đó là sự sôi động quay trở lại của thị trường bất động sản. Những động thái tích cực này đã được nhấn thêm khi Hải Phòng mời gọi nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại quận Dương Kinh.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hải Phòng, Sở này vừa có thông báo số 19/TB-KHĐT mời thầu các nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy. Theo thông báo, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới tại khu vực quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy có tổng diện tích đất dự kiến là 240,6 ha. Trong đó diện tích đất thuộc quận Dương Kinh khoảng 107,3ha, diện tích đất thuộc huyện Kiến Thụy khoảng 133,3ha.
Tổng mức đầu tư sơ bộ dự kiến của dự án là hơn 23.218 tỷ đồng. Trong đó, Chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) là 21.609,33 tỷ đồng; Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là 1.608,669 tỷ đồng.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được UBND TP. Hải Phòng giao đất, cho thuê đất. Thời hạn cuối nhận hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án là ngày 19/3/2023. Sau khi hoàn thành xây dựng, khu đô thị mới tại quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy sẽ có quy mô dân số khoảng 48.000 người.
Hiện nay, trên địa bàn quận Dương Kinh đang triển khai một số dự án như: Tuyến đường Kênh Hòa Bình; đường Hải Phong, Đại Thắng quy mô rộng 25m; Trung tâm Y tế quận; đồng thời chuẩn bị đầu tư các dự án lớn về giao thông đô thị như: Đường trục trung tâm, đoạn từ quận Lê Chân đi quận Đồ Sơn (đường 50,5m), đường chạy song song sông Lạch Tray từ ranh giới quận Kiến An đến nút vòng xuyến đường Phạm Văn Đồng, tuyến đường vành đai 3, cầu Hải Thành (trên đường vành đai 3), vành đai 2 dài 15km, rộng 68m với kinh phí 7.000 tỷ đồng; dự án Cầu Rào 3,... Khi các dự án này hoàn thành sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị quận theo hướng hiện đại, văn minh.
Còn trên địa bàn huyện Kiến Thụy, các công trình, dự án đang được huyện thực hiện gồm các công trình xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường trục thôn Phương Đôi, xã Thụy Hương; dự án xây dựng khu tái định cư thôn Kim Sơn (xã Tân Trào); dự án xây dựng khu tái định cư xã Đông Phương; dự án xây dựng khu tái định cư tại thôn Mai Dương, xã Ngũ Phúc; dự án giải phóng mặt bằng hoàn trả đất cho Sư đoàn Phòng không 363, Tiểu đoàn 71. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2021-2023.
Trước đó, vào hồi tháng 8/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cũng ra thông báo tìm nhà đầu tư cho Dự án Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên (số 142 Lê Lai), phường Máy Chai và phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền. Dự náy này có tổng mức đầu tư 4.400 tỷ đồng.
Theo đại diện UBND TP. Hải Phòng, hiện trạng khu đất chưa giải phóng mặt bằng, gồm đất ở và đất thương mại dịch vụ của 98 hộ dân và 7 doanh nghiệp. Khu đất thuộc các ô phố A-17, A-18 trong Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của quận Ngô Quyền đến năm 2025. Dự kiến kinh phí phục vụ giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư là hơn 485 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Quốc Toàn – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP bất động sản Hoa Phượng: Cùng với lợi thế về sự phát triển về hạ tầng giao thông, bất động sản Hải Phòng trong năm 2023 cũng sẽ dự kiến quay trở lại và đón nhận làn sóng đầu tư của hàng loạt dự án bất động sản lớn như: dự án đại đô thị thị VSIP 1100 ha, dự án khu đô thị mới Bắc sông Cấm, dự án Khu đô thị mới Hoàng Huy New City, dự án Dự án dự án khu đô thị mới (quận Dương Kinh)... Ngoài ra, các chủ đầu tư cũng đang ứng dụng công nghệ cao trong các dự án bất động sản nhằm tối ưu hóa sự phát triển của thị trường.
Theo ông Toàn, sau nhiều biến động, bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư an toàn. Các nhà đầu tư sẽ quay trở lại thị trường. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ khắt khe hơn với các sản phẩm BĐS trong thời gian tới, và phân khúc nhà ở liền kề, và biệt thự cao cấp vẫn đang là những sản phẩm hấp dẫn và đầy tiềm năng. (Diendandoanhnghiep.vn 19/02, Minh Huệ - Hải Ngân)
Thị trường bất động sản khu công nghiệp dự báo sẽ trầm lắng trong nửa đầu năm, dòng vốn đầu tư mới đổ về Hải Phòng
Theo dự báo của Mirae Asset, nửa đầu năm nay, quá trình xúc tiến đầu tư có thể bị trì hoãn trong bối cảnh nền kinh tế chung chững lại. Mặt khác, Hải Phòng được dự báo sẽ đón dòng vốn đầu tư mới nhờ vị trí thuận lợi.
Báo cáo ngành bất động sản khu công nghiệp (KCN) của Chứng khoán Mirae Asset mới đây cho biết, kết quả kinh doanh quý IV/2022 các doanh nghiệp niêm yết của ngành đều ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng, cho thấy dấu hiệu giảm tốc và sự chững lại của nền kinh tế chung.
Dòng vốn FDI đăng ký cũng cho thấy dấu hiệu chững lại, qua đó kéo theo sự giảm tốc trong giải ngân vốn FDI trong năm nay. Mirae Asset cho rằng, nửa đầu năm nay, quá trình xúc tiến đầu tư có thể bị trì hoãn trong bối cảnh nền kinh tế chung toàn cầu vẫn chưa thật sự khởi sắc, cùng tác động tiêu cực đến doanh số bán hàng của các nhà phát triển KCN.
Phần lớn doanh số trong giai đoạn này sẽ phụ thuộc vào các hợp đồng được ký kết từ trước nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận trong năm 2022, cũng như từ nguồn doanh thu chưa thực hiện phân bổ định kỳ đối với các doanh nghiệp chọn cách ghi nhận phân bổ doanh thu.
Trong năm 2022, nguồn cung KCN đã được bổ sung bởi một vài dự án đáng chú ý như KCN VSIP 3 – 700 ha, KCN Amata Long Thành – 275 ha, KCN Việt Phát – 923 ha, KCN Nam Thuận – 217 ha, … (diện tích đất công nghiệp cho thuê).
Ngoài ra, trong năm 2022, Chính phủ cũng đã phê duyệt cho phép thành lập mới 9 KCN với tổng diện tích công nghiệp lên đến 2.472 ha, Mirae Asset dự kiến rằng nguồn cung mới này sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn 2025 - 2026.
Giá thuê cũng được dự báo sẽ chững lại trong năm nay bởi các điều kiện kinh tế kém khả quan cả về yếu tố nội tại lẫn bên ngoài.
Trong ngắn hạn, nguồn cung đất KCN khó chuyển biến tích cực, nhu cầu thuê cũng cho tín hiệu suy yếu, do đó, Mirae Asset cho rằng giá cho thuê vẫn còn dư địa tăng nhưng trong biên độ hẹp thời gian tới.
Mức giá cho thuê sẽ chỉ tăng tại vài khu vực trọng điểm kinh tế có quỹ đất lớn với thế mạnh về cơ sở hạ tầng và lợi thế để phát triển KCN như Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng,…
Ngoài ra, các nhà phát triển KCN cũng phải đối mặt với các rủi ro hiện hữu từ việc chi phí đền bù tăng mạnh do không còn lợi thế quỹ đất giá rẻ, các dự án mở mới cũng gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng do tranh chấp pháp lý với các hộ dân nằm trong dự án.
Mặt khác, tỷ lệ lấp đầy sẽ duy trì ổn định trên 80%. Mirae Asset cho rằng tỷ lệ này sẽ không thay đổi nhiều trong nửa đầu năm nay.
Tại thị trường kinh tế trọng điểm phía Bắc, theo Savills, tính đến hết năm 2022, tỷ lệ lấp đầy của khu vực đạt 83% với tổng diện tích 10.388 ha. Trong đó, các khu vực như Bắc Giang, Hà Nội hầu như đã được lấp đầy, do đó dư địa tại 2 khu vực này là rất thấp.
Mirae Asset dự báo, trong thời gian tới, dòng vốn đầu tư mới sẽ tập trung vào các tỉnh sở hữu quỹ đất cho thuê lớn, trong đó nổi bật nhất là Hải Phòng nhờ vị trí địa lý đặc biệt với hạ tầng cảng biển, giao thông thuận lợi kết nối với hầu hết các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trong giai đoạn năm 2021 - 2025, thành phố cảng này đang triển khai xây dựng thêm 15 KCN với diện tích lên tới 6.700 ha.
Tại thị trường kinh tế trọng điểm phía Nam, tỷ lệ lấp đầy đạt 84%, trong đó, Bình Dương và Đồng Nai là 2 địa phương có nhiều KCN nhất cả nước với lần lượt 29 và 31 KCN đã đi vào hoạt động (tỷ lệ lấp đầy ghi nhận đạt trên 90%).
Mirae Asset cho rằng đối với khu vực phía Nam, nguồn cung được mở mới trong thời gian tới sẽ không có quá nhiều sự đột biến do chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao; các thủ tục pháp lý liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cao su chậm tiến độ. Bên cạnh đó, việc kết nối hạ tầng chưa đồng bộ là trở ngại lớn đến việc hình thành các KCN mới.
Song song với đó, thị trường nhà xưởng xây sẵn cũng đang cho dấu hiệu trầm lắng bởi cầu thị trường yếu và điều kiện vĩ mô và vi mô khó khăn, tỷ lệ lấp đầy có thể sụt giảm nhẹ trong thời gian tới, từ đó ảnh hưởng đến nguồn cung xây mới trong ngắn hạn bởi tỷ lệ hấp thụ không đạt kỳ vọng.
Trước đó, tỷ lệ lấp đầy của nhà xưởng xây sẵn được ghi nhận ở mức 78% ở phía Bắc và 88% ở phía Nam.
Xu hướng nhà xưởng xây sẵn hiện đang được dịch chuyển sang các khu vực vệ tinh xung quanh TP HCM với xu hướng là thuê lại đất trống tại trong KCN và xây mới nhà xưởng. Nguồn cung chủ yếu tập trung tại khu vực Long An, Đồng Nai, Bình Dương bởi sự nổi lên của thương mại điện tử và xu hướng giao hàng kho trung chuyển chặng cuối.
Ở khía cạnh tích cực, xu hướng “Trung Quốc +1” vẫn đang tiếp diễn, thúc đẩy nhu cầu cho các KCN tại miền Bắc. Các doanh nghiệp có quỹ đất ở khu vực phía Bắc là đối tượng được hưởng lợi chính trong xu hướng này nhờ lợi thế về thời gian giao hàng và chuỗi cung ứng sẵn có với thị trường Trung Quốc.
Bên cạnh đó, xung đột thương mại giữa Mỹ Trung và căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan có thể sẽ đẩy nhanh quá trình dịch chuyển các nhà máy sản xuất ra khỏi các quốc gia này.
Các nhà phát triển KCN như Becamex IDC, Viglacera, Kinh Bắc, IDICO… có quỹ đất lớn sẵn sàng để bán và hầu hết đều tập trung tại các khu vực kinh tế trọng điểm Bắc – Nam. Do đó tiềm năng để thu hút đầu tư dài hạn của các KCN này là rất lớn, bên cạnh tệp khách hàng sẵn có gồm các công ty lớn như Samsung, LG, Hyosung, Foxconn,....
Mirae Asset cho rằng, mặc dù triển vọng ngắn hạn có phần hạn chế, tuy nhiên, với lợi thế sở hữu quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn, khi dòng vốn đầu tư phục hồi thì doanh thu và lợi nhuận của các nhà phát triển KCN này sẽ ghi nhận được kết quả vượt trội.
Trong dài hạn, dòng vốn đầu tư công là nhân tố chính hỗ trợ phát triển KCN. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ là ưu tiên hàng đầu của các cấp lãnh đạo trong giai đoạn 2023 - 2025.
Việc hoàn thành các tuyến cao tốc Bắc – Nam, Vành đai 3 TP HCM, Biên Hòa – Vũng Tàu,… sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh của các KCN khu vực phía nam có quỹ đất thương phẩm lớn trong việc cạnh tranh và thu hút đầu tư. (Doanhnhanvn.vn 19/02, Hiền Minh)
Theo kế hoạch, nhà máy của Growatt tại Hải Phòng sẽ sản xuất các sản phẩm mỗi năm 500.000 bộ biến tần và 100.000 bộ pin.
Growatt - nhà sản xuất inverter máy biến tần năng lượng mặt trời hàng đầu Trung Quốc, đứng Top 5 thế giới vừa khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất đầu tiên tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Hải Phòng ngày 17/2.
Nhà máy này sẽ sản xuất các sản phẩm bộ biến tần năng lượng mặt trời, bộ biến tần lưu trữ và pin lưu trữ với công suất mỗi năm 500.000 bộ biến tần và 100.000 bộ pin.
Ông David Ding, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Growatt cho biết: "Việc khai trương nhà máy tại Việt Nam là một cột mốc quan trọng trong kế hoạch mở rộng hoạt động của Growatt nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu hóa. Trong những năm vừa qua, chúng tôi đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng mạng lưới phân phối và dịch vụ bảo hành trên nhiều quốc gia”.
Theo ông Ding cũng cho biết, toàn bộ quy trình sản xuất được áp dụng kỹ thuật số với dây chuyền sản xuất tự động và kiểm soát chất lượng từng bước. "Với quá trình chuyển đổi năng lượng đang diễn ra, chúng tôi đặt mục tiêu nâng cao công nghệ và mở rộng năng lực sản xuất của mình để cho phép các hộ gia đình, doanh nghiệp và cộng đồng trên toàn thế giới được hưởng lợi từ năng lượng bền vững", ông Ding chia sẻ:
Điện mặt trời mái nhà kèm lưu trữ sẽ giúp giải quyết được bài toán tối ưu hóa sử dụng nguồn năng lượng sạch này. Ngoài sản lượng điện hệ thống sản xuất ra phục vụ nhu cầu tự dùng tại chỗ, nguồn năng lượng dư thừa nếu không phát lên lưới sẽ được nạp vào ắc quy để lưu trữ và được lấy ra sử dụng vào thời điểm nắng yếu hoặc ban đêm, thậm chí nó có thể được ưu tiên sử dụng thay cho nguồn điện lưới vào các giờ cao điểm, giúp giảm chi phí tiền điện cho khách hàng cũng như giảm áp lực phụ tải lên lưới phân phối, đồng thời nó cũng là nguồn dự phòng khi mất điện lưới.
Khi công nghệ lưu trữ ắc quy phát triển và nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, nghiên cứu cho thấy rằng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng di động đang có động lực tốt với tốc độ trăng trưởng kép CAGR là 4,9% và quy mô thị trường dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Growatt là một doanh nghiệp năng lượng mới, chuyên nghiên cứu, phát triển và sản xuất máy biến tần điện mặt trời, hệ thống lưu trữ năng lượng, hệ thống lưới điện siêu nhỏ cũng như các giải pháp quản lý năng lượng thông minh để sử dụng cho các hệ thống điện mặt trời hòa lưới, độc lập hay hệ thống hệ thống điện mặt trời Hybrid. (Mekongasean.vn 18/02, Ngọc Linh)
Nhiều tháng nay, hàng trăm tàu cá tại Hải Phòng vẫn không thể vươn khơi vì chủ tàu không tuyển được thuyền viên có đủ chứng chỉ chức danh theo quy định. Các chủ tàu như "ngồi trên lửa" trước áp lực tài chính trả nợ ngân hàng.
Có mặt tại cảng cá Mắt Rồng, xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên những ngày này - nơi có số lượng tàu cá đi biển nhiều nhất của TP. Hải Phòng - có thể dễ dàng bắt gặp cảnh hàng trăm chiếc tàu lớn nhỏ phải nằm bờ, xếp san sát nhau chật kín bến.
Theo thông tư 01/2022 của Bộ NN&PTNT ban hành ngày 18/1/2022, quy định đối với tàu cá có chiều dài từ 12-15m phải có thuyền trưởng tàu cá hạng III, máy trưởng tàu cá hạng III. Nhóm tàu cá có chiều dài từ 15-24m phải có thuyền trưởng tàu cá hạng II, máy trưởng tàu cá hạng II và nhóm tàu cá có chiều dài trên 24m thì phải có thuyền trưởng tàu cá hạng I, thuyền trưởng tàu cá hạng II, máy trưởng tàu cá hạng I và thợ máy tàu cá.
Những trường hợp không có đủ các thuyền viên có chứng chỉ trên, tàu sẽ không được ra khơi. Các quy định trong thông tư này cũng để nhằm đảm bảo một trong số các tiêu chí để Việt Nam được gỡ thẻ vàng EC.
Ông Đinh Như Cường - thuyền trưởng tàu cá HP-90731 - cho biết tàu của gia đình dài 24,3m nên muốn vươn khơi thì phải tìm kiếm được đủ 4 chức danh theo quy định mới, điều này là hết sức khó khăn. Do không đủ điều kiện về chứng chỉ thuyền viên nên tàu cá của gia đình đang phải nằm bờ nhiều tháng nay, ảnh hưởng lớn đến kinh tế và tăng nguy cơ mất khả năng chi trả khoản vay ngân hàng.
"Nếu tình trạng này kéo dài, tiếp tục không có thu nhập để trả nợ ngân hàng thì tôi cũng không biết sẽ làm thế nào, tìm kiếm thuyền viên đủ các chức danh theo quy định mới ở thời điểm này khó như mò kim đáy biển", ông Cường than thở.
Tương tự, anh Đinh Văn Thắng - chủ tàu HP-90956 - cho biết tàu của anh dài 34,1m, được đóng theo nghị định 67 với số tiền hơn 25 tỉ đồng, đến nay vẫn còn nợ ngân hàng. Ngoài bản thân anh có chứng chỉ thuyền trưởng hạng I, hiện còn phải tuyển thêm đủ ba chức danh nữa thì tàu mới có thể vươn khơi nhưng tìm kiếm nhiều tháng qua vẫn chưa kiếm được ai. "Nghề đi biển bấp bênh, lương không ổn định nên nhiều lao động đã bỏ để đi làm tại các khu công nghiệp, việc đào tạo và ký hợp đồng với thuyền viên rất khó", anh Thắng chia sẻ về nguyên nhân.
Ông Vũ Văn Cự - Trưởng Liên tập đoàn đánh cá Nam Triệu, xã Lập Lễ - cho biết tập đoàn là đơn vị khai thác thủy sản lớn nhất của Hải Phòng, có truyền thống đi biển hơn 100 năm. Theo ông Cự, hiện nay toàn xã có hơn 450 tàu cá, trong đó có hơn 250 tàu dài trên 15m và do khó khăn trong việc tìm kiếm thuyền viên nên hầu hết các tàu lớn đều phải nằm bờ. Những năm gần đây, khu công nghiệp ngay cạnh xã có nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động, thu hút rất nhiều lao động vào làm, trong đó có cả lao động đi biển.
"Trước kia, mỗi người đi biển có thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng nhưng công việc vất vả, nguy hiểm nên nhiều người, nhất là lớp thanh niên đã chọn đi làm tại các nhà máy gần nhà với thu nhập cũng đạt từ 9-12 triệu đồng/người/tháng", ông Cự dẫn chứng. Hiện nay, để duy trì việc đánh bắt cá, nhiều chủ tàu phải vào tận Thanh Hóa, Nghệ An để tuyển thuyền viên nhưng cũng rất khó. "Việc quy định chức danh là điều cần thiết nhưng để tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi bám biển thì các quy định mới cũng cần có lộ trình, bám sát thực tiễn tình hình của địa phương để thực hiện", ông Cự đề xuất.
Trước thực trạng nói trên, ông Lê Trung Kiên - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản trực thuộc Sở NN&PTNT Hải Phòng cho rằng, Thông tư 01/2022 không có sự thay đổi nhiều, thậm chí là có hướng giảm bớt các văn bằng chứng chỉ so với năm 2018. Các quy định này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo khối tàu dưới 12m chỉ cần 2 thuyền viên, từ 12-15m cần 3 thuyền viên và trên 24m cần 6 thuyền viên. Về việc ngư dân phản ánh khó tuyển thuyền viên do thiếu chứng chỉ không phải là do việc thực hiện thông tư "làm khó" mà là do sự dịch chuyển của đội ngũ lao động trong thành phố đang làm nghề cá nặng nhọc sang tìm việc khác nhẹ nhàng hơn.
Cũng theo ông Kiên, đơn vị đang tham mưu cho UBND TP. Hải Phòng tăng cường công tác đào tạo chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng và tích cực thông báo, tổ chức cho thuyền viên có nhu cầu tham gia học, thi để nhận chứng chỉ sớm nhằm phục vụ hoạt động đi biển. (Vov.vn 19/02)
Liên minh Hợp tác xã và doanh nghiệp TP. Hải Phòng: Nhiều đổi mới trong năm 2023
Sáng ngày 17/2, tại hội trường Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp TP. Hải Phòng đã tổ chức hội nghị báo cáo kết quả họp ban chấp hành lần thứ VII. Đồng thời, thông báo các quyết định công nhận các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp thành phố, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, ông Lê Anh Quân - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hải Phòng, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tại Hải Phòng và đông đảo các thành viên của Liên minh.
Theo đó, Liên minh HTX và doanh nghiệp TP. Hải Phòng có một số thay đổi cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Cụ thể, ông Lương Minh Huệ Chủ tịch Liên minh HTX và Doanh nghiệp TP. Hải Phòng nghỉ hưu theo chế độ. Ông Ngô Ngọc Khánh (Phó chủ tịch) được bầu giữ chức vụ Chủ tịch; Ông Nguyễn Minh Hoàng (Chánh văn phòng liên minh HTX) được bầu chức vụ Phó chủ tịch.
Các cấp có thẩm quyền (Liên minh HTX Việt Nam, UBND TP. Hải Phòng) đều đã chuẩn y, phê duyệt kết quả bầu chức danh chủ tịch, phó chủ tịch trên.
Để thực hiện nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2023, theo các kế hoạch, chương trình đã ban hành, Ban Thường vụ Liên minh HTX thành phố xác định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các nhiệm vụ công tác trọng tâm, cụ thể:
Tích cực phối hợp tham mưu, chủ động đề xuất và triển khai các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn đến năm 2030 gắn với tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy Hải Phòng về triển khai Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tổ chức tuyên truyền về các cơ chế chính sách của Trung ương, địa phương đối với KTTT; các luật liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động trong các HTX; bảo vệ môi trường...
Tăng cường rà soát, tổng hợp số liệu về tình trạng pháp lý và hoạt động của các THT, HTX, liên hiệp HTX trên địa bàn thành phố; thực hiện chuyển đổi, tổ chức lại hợp tác xã theo Luật HTX 2012.
Hỗ trợ và hướng dẫn các HTX, đơn vị thành viên xây dựng quảng bá thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, liên kết tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hỗ trợ các HTX, đơn vị thành viên tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại cấp quốc gia do Liên minh HTX Việt Nam tổ chức và các Hội chợ do TP. Hải Phòng, các tỉnh bạn tổ chức. Tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực.
Tập trung tham mưu cho thành phố về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của HTX, nguồn nhân lực cho các làng nghề thành phố; xây dựng mô hình, chuyển đổi số đối với khu vực kinh tế thị trường.
Tổ chức tốt phong trào thi đua yêu nước, tuyên truyền, giới thiệu các mô hình mới, điển hình tiên tiến và làm tốt công tác kiểm tra, khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác năm; triển khai hoạt động của các Cụm, Khối thi đua thuộc thành phố và Liên minh HTX Việt Nam.
Theo ông Ngô Ngọc Khánh, tân Chủ tịch Liên minh HTX và Doanh nghiệp TP. Hải Phòng, Trước mắt sẽ xem xét tư cách thành viên của một số đơn vị tham gia thành viên của liên minh. "Thành viên đông nhưng có một số thành viên không bao giờ tham gia các cuộc họp, hoạt động trong hệ thống liên minh, không đưa ra ý kiến, đóng góp bất kỳ lĩnh vực gì...", ông Khánh nói.
Được biết, trong năm nay, Ban chấp hành liên minh thống nhất về việc sinh hoạt thành viên 4 lần/ năm, sẽ chia theo chủ đề, từng lĩnh vực hoạt động để sinh hoạt. Qua đó, lắng nghe, tiếp nhận tất cả những ý kiến, khó khăn của các thành viên hoạt động trong các lĩnh vực. Kịp thời có tư vấn tháo gỡ khó khăn, tổng hợp ý kiến để chuyển về UBND TP, các đơn vị có liên quan để báo cáo. Hội nghị cũng thống nhất điều chỉnh mức thu hội phí hàng năm đối với các đơn vị thành viên.
Nhân dịp này, đại diện lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam trao tặng 6 kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển HTX cho các cá nhân; trao Bằng khen của Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cho 1 tập thể và 3 cá nhân.
Đại diện lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng đã trao cờ thi đua cho 2 đơn vị dẫn đầu các khối thi đua và 2 tập thể thuộc cơ quan liên minh nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; 4 tập thể, cá nhân nhận bằng khen của Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng. (Phunuvietnam.vn 17/02, Thanh Vân)
Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, UBND TP. Hải Phòng chỉ đạo tăng cường các giải pháp về kiểm soát tải trọng phương tiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải tại Văn bản 979/BGTVT-KCHT về tăng cường các giải pháp để kiểm soát tải trọng phương tiện, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ vừa có ý kiến chỉ đạo, giao Ban An toàn giao thông thành phố chủ trì cùng Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát tải trọng xe theo Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, tăng cường các giải pháp về kiểm soát tải trọng phương tiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông. Tăng cường các lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện, kích thước thùng xe, đặc biệt là việc kiểm soát tải trọng xe ngay tại các đầu nguồn hàng (như: cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô...) và trên các tuyến đường có nhiều xe quá tải lưu thông, trọng tâm là vào ban đêm; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các xe chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành tham gia giao thông trên các tuyến đường.
Chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Cục Đường bộ Việt Nam triển khai kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn địa phương bằng Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động và các thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe đã được trang bị. Sử dụng thiết bị ghi hình để ghi lại hình ảnh phương tiện vi phạm, đặc biệt là các xe cơi nới kích thước thành thùng, làm cơ sở để lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; tổng hợp các xe có kích thước thùng hàng vượt quá quy định gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam để phối hợp xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó, tiếp tục kiểm tra, giám sát và yêu cầu các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp xếp dỡ hàng hóa, mỏ vật liệu... ký cam kết và thực hiện nghiêm túc cam kết đã ký về việc không xếp hàng vượt quá trọng tải cho phép của phương tiện; xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm về xếp hàng vượt quá trọng tải cho phép của phương tiện.
Tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tải trọng xe, thiệt hại do xe quá tải gây ra, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển, người xếp hàng và chủ phương tiện khi vi phạm quy định về tải trọng xe; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền về kiểm soát tải trọng phương tiện, nắm bắt thông tin, phản ánh của các cơ quan chức năng để kịp thời kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm. (Moitruongvadothi.vn 17/02, Nam Phong)
Cầu Bến Rừng được khởi công tháng 5/2022. Trong gần 2.000 tỷ đồng đầu tư, ngân sách Trung ương 1.100 tỷ đồng; TP. Hải Phòng hơn 835 tỷ đồng và tỉnh Quảng Ninh 5,5 tỷ đồng.
Công trình dự kiến đi qua 1,85 ha rừng ngập mặn. Phía TP. Hải Phòng, một ha rừng đã được bàn giao. Đơn vị thi công chặt hạ cây, làm đường công vụ. Sau khi công trình hoàn thành, cơ quan chức năng sẽ trồng lại rừng. (Vnexpress.net 18/02, Lê Tân)
Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hiệp hội Du lịch Hải Phòng khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027, trong hai ngày 17 và 18/2/2023, tại Hải Phòng diễn ra nhiều hoạt động quảng bá các sản phẩm du lịch của thành phố Cảng. (TTXVN/Vnanet.vn 18/02)
5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Hiệp hội Du lịch Hải Phòng khóa III trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, nhưng với vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp du lịch, doanh nhân, hội viên với cấp ủy Đảng, chính quyền Hiệp hội đã nỗ lực, đồng hành cùng các doanh nghiệp du lịch phát triển.
Do đó hầu hết các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra đều đạt và vượt, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của thành phố, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Trong nhiệm kỳ III, từ năm 2016 đến năm 2021, công tác quảng bá xúc tiến điểm đến du lịch, phát triển thị trường được Ban chấp hành Hiệp hội xác định là công tác trọng tâm. Hiệp hội du lịch Hải Phòng đã tham gia các liên minh, liên kết xúc tiến du lịch liên vùng với Cụm hiệp hội du lịch các tỉnh phía Bắc, Liên kết hiệp hội du lịch 6 tỉnh Duyên hải Bắc Bộ (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương). Ký kết thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội Du lịch các địa phương trọng điểm miền Trung và miền Nam như: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Nha Trang - Khánh Hòa, Bình Định, Đắk Lắk, TP.HCM, Cần Thơ và Hiệp hội Du lịch các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến điểm đến, tổ chức cho hội viên tham gia nhiều chương trình, hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch liên vùng, tham gia các diễn đàn liên kết phát triển du lịch nội địa, các chương trình khảo sát, xây dựng và phát triển sản phẩm, xúc tiến điểm đến.
Triển khai các hoạt động kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch sau đại dịch Covid-19 Hiệp hội Du lịch Hải Phòng đã chủ trì xây dựng bộ chương trình du lịch Thăm Hải Phòng - Về miền sóng miền gió với nhiều tour thăm Đồ Sơn, Cát Bà, vịnh Lan Hạ, nội thành Hải Phòng và di tích lịch sử Bạch Đằng Giang. Hiệp hội cũng đã lên ý tưởng, xây dựng chương trình và phối hợp với Sở Du lịch tổ chức xúc tiến chương trình du lịch đường sắt Hà Nội - Hải Phòng trong thời gian qua. ngoài ra Hiệp hội Du lịch Hải Phòng phối hợp với Sở Du lịch đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025 trình UBND thành phố.
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch đã được Hiệp hội luôn thực hiện tốt trong suốt nhiệm kỳ. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Hiệp hội du lịch đã tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị đào tạo như các trường cao đẳng, trung cấp du lịch, các phòng chức năng của Sở du lịch, chi nhánh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng… tiến hành hàng chục đợt tập huấn, khoá huấn luyện cho đội ngũ cán bộ công nhân viên du lịch Hải Phòng. Năm 2016 phối hợp với Sở Du lịch và Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) tập huấn cho gần 200 cán bộ chủ chốt quản lý khách sạn, nhà hàng trên địa bàn Hải Phòng về công tác quản trị doanh nghiệp, phục vụ cho năm du lịch quốc gia.
Các năm 2017, 2018, 2019 đã tổ chức hàng chục khoá đào tạo như: maketing online, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng về ngoại ngữ cho hướng dẫn viên và lái xe du lịch… Hiệp hội đã phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch tổ chức được nhiều khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho các doanh nghiệp hội viên nhà hàng, khách sạn. Các doanh nghiệp hội viên luôn kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác đào tạo thực hành.
Để đào tạo đúng hướng, Hiệp hội đã tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ công nhân viên các doanh nghiệp, trên cơ sở đó lập kế hoạch đào tạo những vấn đề còn yếu và thiếu. Suốt trong 5 năm qua, năm nào cũng tổ chức đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch, nên chất lượng phục vụ dần dần được cải thiện, tuy nhiên chưa có đột biến về chất lượng. Mục tiêu của Hiệp hội đề ra trong nhiệm kỳ III là nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Hải Phòng để Hải Phòng trở thành điểm đến hấp dẫn, ngày càng thu hút được nhiều du khách đến với Hải Phòng nhiều hơn.
Việc phát triển sản xuất kinh doanh bền vững các doanh nghiệp hội viên đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động góp phần cho công tác an sinh xã hội. Trong nhiệm kỳ, nhiều doanh nghiệp hội viên đã rất tích cực làm công tác xã hội từ thiện, điển hình trong số các đơn vị Hội viên có Công ty Cổ phần Tập đoàn Du lịch Khách sạn Hải Đăng, Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hòn Dấu, Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Anpha, câu lạc bộ Cộng đồng Du lịch Cát Bà, Hội Đầu bếp chuyên nghiệp… hàng năm đều có các chương trình tặng quà cho đồng bào vùng thiên tai, bão lũ, trẻ mồ côi, người khuyết tật, đồng bào vùng cao, hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, mái ấm tình thương, quỹ khuyến học.
Để góp phần nâng cao vị thế cho các đơn vị hội viên, Hiệp hội đã phối hợp chặt chẽ với Hội đồng thi đua khen thưởng thành phố, Trung ương tổ chức biểu dương kịp thời các đơn vị hội viên có nhiều thành tích hằng năm tạo nhiều việc làm cho lao động, đóng góp ngân sách, đổi mới công nghệ, doanh nghiệp phát triển bền vững... 5 năm qua, Đảng và Nhà nước đã vinh danh nhiều đơn vị với những phần thưởng cao quý. Điển hình như Công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn 5 năm liền dẫn đầu khối thi đua các doanh nghiệp trực thuộc bộ, Công ty Cổ phần Tập đoàn Du lịch Khách sạn Hải Đăng được thành phố tặng nhiều bằng khen và năm 2019 được thành phố tặng cờ thi đua xuất sắc trong khối các doanh nghiệp.
Cùng với đó là hàng trăm doanh nhân của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội du lịch được Bộ VHTTDL, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, UBND thành phố, Hiệp hội du lịch Việt Nam tặng bằng khen, và nhiều phần thưởng cao quý khác. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội đã củng cố được Chi hội đầu bếp chuyên nghiệp, thành lập được Chi hội lữ hành, Chi hội Hướng dẫn viên, Chi hội khách sạn, Chi hội Du thuyền Du lịch Lan Hạ.
Ông Mai Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Hải Phòng chia sẻ, bằng tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, nhất trí cao trong Ban Chấp hành và sự đồng hành ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp du lịch, Hiệp hội đã thể hiện tốt chức năng của mình trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp hội viên. Làm tốt vai trò tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, là cầu nối quan trọng giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp du lịch.
Qua đó khẳng định vị trí, vai trò, uy tín của Hiệp hội trong xã hội, vị thế của đội ngũ doanh nhân ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của thành phố. "Trong điều kiện ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên hoạt động của các doanh nghiệp du lịch hầu hết gặp khó, không ít doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động. Song nhờ sự đoàn kết quyết tâm cao của lãnh đạo các doanh nghiệp hội viên, chung sức của Hiệp hội và sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, nên nhiều doanh nghiệp du lịch đã vượt qua và tiếp tục phát triển.
Đặc biệt, Hiệp hội đã có nhiều giải pháp kịp thời, hiệu quả, đổi mới phương thức hoạt động và có nhiều kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, ban hành cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp du lịch phát triển. Nhờ đó số hội viên vào tổ chức hội ngày càng tăng. Bên cạnh đó Hiệp hội còn luôn quan tâm đến công tác hội viên, thăm hỏi lúc khó khăn, hiếu hỷ nên đã tạo được sự gắn bó giữa các hội viên với Hiệp hội", ông Thắng chia sẻ thêm. (Baovanhoa.vn 17/02, Nguyễn Linh)
Các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hải Phòng đang tận dụng thế mạnh vốn có để tạo thêm những sản phẩm du lịch mới và kích cầu du lịch.
Những ngày đầu năm 2023, một loạt các sự kiện đánh dấu sự chuyển mình của du lịch Hải Phòng trong hoạt động quảng bá, xúc tiến và phát triển du lịch. Kể từ khi du lịch được mở cửa trở lại, nhiều doanh nghiệp làm du lịch đã tận dụng cơ hội để phục hồi và phát triển. Hàng loạt các sản phẩm mới mang tính đột phá được ngành du lịch Hải Phòng triển khai ngay từ đầu năm.
Mở đầu cho hành trình phục hồi, Sở Du lịch Hải Phòng đã triển khai chương trình hợp tác quảng bá du lịch với Vietnam Airlines và Tiktok Việt Nam, nhằm tăng cường hợp tác phát triển mạnh mẽ hơn nữa hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố.
Theo đó các thỏa thuận đã được 2 bên ký kết nhằm đẩy mạnh chiến dịch quảng bá hình ảnh điểm đến, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư và du lịch giai đoạn 2023-2025, góp phần tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hải Phòng, đồng thời quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm dịch vụ để thu hút khách, tăng cường và khuyến khích sử dụng dịch vụ hàng không của hãng.
Bên cạnh đó, cùng với việc hợp tác với Tiktok Việt Nam được kỳ vọng hình thành các liên minh vừa kích cầu hàng không - điểm đến, vừa xây dựng các gói sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với mức giá ưu đãi và đẩy mạnh truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số để gia tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cho du lịch Hải Phòng. Thông qua đó, du khách sẽ biết đến nhiều hơn điểm vui chơi, giải trí cũng như các sản phẩm du lịch mới của Hải Phòng trong năm 2023.
Theo đại diện Vietnam Airlines, kể từ khi mở đường bay đầu tiên kết nối Hải Phòng với TP Hồ Chí Minh năm 1992, đến nay doanh nghiệp này đã khai thác 6 đường bay tới thành phố Cảng với tần suất hơn 60 chuyến/tuần vào giai đoạn cao điểm. Năm 2022, doanh nghiệp khai thác hơn 5.500 chuyến bay, vận chuyển gần 850.000 lượt khách đến và đi từ Hải Phòng trên các đường bay giữa Hải Phòng với TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc và Đà Lạt. Trong đó, đường bay TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng là đường bay lớn nhất với 3.700 chuyến bay và gần 590.000 lượt khách.
Ông Đặng Anh Tuấn - Trưởng ban Truyền thông, Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho biết: “Ngay từ đầu tiên, khi mở đường bay đến Hải Phòng, chúng tôi đã xác định Hải Phòng là một trung tâm chiến lược của vùng duyên hải Bắc bộ. Chính vì thế, chúng tôi đã đặt văn phòng ở đây từ rất sớm, sau đó tổ chức bộ máy và tuyển dụng nguồn lực để từ đó phát triển thị trường Hải Phòng trong suốt nhiều năm qua.
Lần này, chúng tôi với một quyết tâm rất lớn và dồn toàn bộ nguồn lực vào thị trường Hải Phòng như một thị trường lớn thứ 3 của đất nước sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Và mới đây, chúng tôi cũng đã thành lập một tổ đề án để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch nói chung cũng như các sản phẩm có liên quan để tạo ra một thị trường Hải Phòng bùng nổ hơn trong năm 2023”.
Bà Nguyễn Thị Thương Huyền - Giám đốc Sở Du lịch Hải Phòng cho biết: Cùng với việc ký kết hợp tác với Vietnamairlines, thời gian tới chúng tôi sẽ cùng với các hãng lữ hành sẽ công bố một số chương trình kích cầu du lịch và đặc biệt hướng tới thị trường TP Hồ Chí Minh…
Theo Sở Du lịch Hải Phòng, chỉ tính trong tháng 1/2023, du lịch Hải Phòng ước đón và phục vụ hơn 400.000 lượt khách, tăng 3,06% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế là hơn 50.000 người, tăng 389,59% so với cùng kỳ; doanh thu ước đạt 362,17 tỷ đồng.
Thực tế, sức hấp dẫn của du lịch Hải Phòng còn được thể hiện rõ ngay từ những ngày đầu năm 2023, khi địa phương này đã đón hàng chục nghìn lượt du khách đổ về các điểm du lịch tâm linh, tín ngưỡng để tham quan, vãn cảnh, cầu bình an...
Không chỉ có các điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút lượng khách đến đông, mà các hoạt động khác cũng diễn ra vô cùng sôi động như: Lễ hội khai bút, lễ hội đua thuyền Rồng truyền thống quận Đồ Sơn…
Theo anh Baud Guillaume - Tiktoker người Pháp chia sẻ: “Tôi nghĩ là rất ít người không biết Hải Phòng lại đẹp đến vậy. Bản thân tôi đã cực kỳ ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng những nét kiến trúc của Hải Phòng. Người Hải Phòng thì rất thân thiện và luôn chia sẻ, giúp đỡ những du khách như chúng tôi. Chắc chắn là tôi sẽ còn đến và làm thêm nhiều video về Hải Phòng - một trong những điểm đến tuyệt nhất cho các du khách”.
Sức hút của chuỗi hoạt động, sự kiện văn hóa du lịch diễn ra trong những ngày đầu năm mới cho thấy dấu hiệu khả quan của du lịch Hải Phòng trên hành trình phục hồi và phát triển. Mỗi địa phương đều tận dụng vào thế mạnh vốn có để tạo thêm những sản phẩm du lịch mới để kích cầu du lịch.
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Phạm Hoàng Tuấn – Phó Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn cho biết, Đồ Sơn là miền biển với mũi nhọn kinh tế là du lịch và thuỷ sản. Chính vì thế, để khai thác thế mạnh này, trong năm 2023, địa phương sẽ tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm gồm: Du lịch sinh thái biển - đảo; Du lịch văn hóa - tâm linh, lễ hội, thể thao; Du lịch hội nghị - hội thảo, nghỉ dưỡng. Đồng thời, từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn để mang đến cho du khách những trải nghiệm đầy tuyệt vời khi đến với Đồ Sơn.
Còn theo bà Nguyễn Thị Thương Huyền: “Sau khi đại dịch COVID-19, xu hướng đi du lịch nội địa là cần khoảng cách di chuyển gần và cảm giác về an toàn. Và đây là cái mà chúng tôi làm mới, mở rộng. Còn trong định hướng về chiến lược phát triển du lịch Hải Phòng thì phát triển du lịch biển đảo vẫn là cốt lõi. Tất cả những giá trị khác đều là những giá trị gia tăng, trải nghiệm và mở rộng của du lịch biển đảo. Và với định hướng, quy hoạch như vậy thì Hải Phòng sẽ vẫn tiếp tục đi theo con đường này và những giá trị du lịch biển đảo vẫn là giá trị cốt lõi của du lịch Hải Phòng”. (Diendandoanhnghiep.vn 18/02, Lê Linh – Hải Ngân)
Tại Cuộc thi Cuộc thi Đầu bếp Vàng Hải Phòng 2023 được tổ chức ngày 17/2, TS. Dương Đức Hùng – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hải Phòng, Trưởng ban Giám khảo Cuộc thi Đầu bếp Vàng Hải Phòng 2023 nhận định: “Đối tượng tham gia Cuộc thi là Các đầu bếp chuyên nghiệp, đại diện chính thức tại các nhà hàng khách sạn tại Hải Phòng và các địa phương đăng ký dự thi.
Đây là lần thứ 4 Cuộc thi Đầu bếp Vàng được Hiệp hội Du lịch Hải Phòng tổ chức và đã trở thành một trong những sự kiện chuyên đề lớn của TP. Hải Phòng và khu vực, thu hút nhiều đầu bếp giỏi tại Hải Phòng cũng như đầu bếp tại các địa phương tham gia”.
Theo ông Hùng: “Cuộc thi là một trong những sự kiện chính trong chuỗi sự kiện du lịch tại Đại hội Đại biểu Hiệp hội Du lịch Hải Phòng. Đây dịp để các đầu bếp chuyên nghiệp trên cả nước thể hiện tay nghề, giao lưu trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, đồng thời cũng cơ hội để các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực ẩm thực có điều kiện tiếp cận, quảng bá và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp trong ngành. Cuộc thi cũng khẳng định Hải Phòng là một trong những trung tâm ẩm thực lớn của cả nước”.
Các đầu bếp tham gia Cuộc thi là những đầu bếp hàng đầu, sáng tạo và tìm tòi khám phá những món ăn mới, mang đến cho thực khách những món ngon bổ dưỡng, thưởng thức ẩm thực giàu năng lượng và đầy cảm hứng. Các đầu bếp đã mang đến rất nhiều hương vị ẩm thực khác lạ, độc đáo, đẹp mắt và đầy hấp dẫn. Cuộc thi năm nay tập trung rất nhiều đầu bếp trẻ tham gia và trổ tài với các món Âu – Á.
“Thực tế cho thấy, ẩm thực du lịch Việt Nam hoàn toàn chưa có định vị nào trên bản đồ thế giới. Có quá nhiều con đường để chúng ta khẳng định được tài năng và hương vị Việt Nam ngay trên các nước bạn thông qua các chương trình giao lưu ẩm thực như thế này. Chúng ta cũng cần có thêm nhiều hơn nữa các hoạt động kết nối, xúc tiến và quảng bá có chất lượng để nâng tầm du lịch ẩm thực của Việt Nam nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung để tăng thêm tính chuyên nghiệp, nâng tầm du lịch nước nhà” – Đây là lời nhận định của ông Dương Văn Hùng – Chủ tịch Hội Đầu bếp Hoàng Gia Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên chi hội Đầu bếp Việt Nam, thành viên Ban giám khảo Cuộc thi.
Cuộc thi Đầu bếp Vàng Hải Phòng được xem là chương trình thường niên có ý nghĩa rất lớn cho các hoạt động kết nối, xúc tiến và tạo ra một cơ hội giao lưu trong nước và quốc tế về ẩm thực. Đây là năm thứ 4 Cuộc thi được tổ chức, có chủ đề “Thử thách ẩm thực cùng Gà Mỹ” với sự tham gia của Chef Norbert Ehrbar - Bếp trưởng điều hành/Cố vấn ẩm thực tại Nhat Nam Fine Foods, Thành viên của Hiệp hội Siêu Đầu bếp Thế giới từ năm 2012, Đồng sáng lập và là Thành viên Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Phó Chủ tịch 2005 - 2012), Thành viên sáng lập Hiệp hội Doanh nghiệp Thuỵ Sĩ tại Việt Nam năm 2000; Và Chef Lê Xuân Tâm, quán quân đầu bếp Lê Xuân Tâm, Quán quân “The Next Iron Chef Vietnam” 2012, Iron Chef Việt Nam 2013.
Cuộc thi sẽ tiếp tục mang đến những phong cách, hương vị mới và độc đáo, là dịp quảng bá, giới thiệu và tôn vinh giá trị văn hoá ẩm thực Việt Nam đến du khách trong nước và quốc tế.
Chef Đỗ Ngọc Công - Chủ tịch Hội đầu bếp Chuyên nghiệp Hải Phòng đánh giá: “Chất lượng cuộc thi năm nay cao hơn rất nhiều so với các năm, quy tụ hầu hết các đơn vị từ 4-5 sao. Đặc biệt là sẽ mang lại tầm ảnh hưởng không hề nhỏ đến thế hệ đầu bếp trẻ, gieo cho họ tình yêu nghề, yêu văn hóa ẩm thực Việt Nam. Hơn hết, Cuộc thi chính là cơ hội để các đầu bếp giao lưu, học hỏi nâng cao tay nghề”.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Danh Hinh – Nghệ nhân ẩm thực Việt Nam, Chef Lạc Hồng Palace Hải Phòng cho biết: “Cuộc thi này rất tốt cho thế hệ trẻ sau này trong ngành du lịch ẩm thực Việt Nam. Cuộc thi này sẽ hội tụ những món ăn quốc tế và vùng miền, là nơi giao lưu, học hỏi và thưởng thức về ẩm thực, quảng bá ẩm thực vùng miền Việt Nam. Bên cạnh đó, Cuộc thi này mang lại cho Hải Phòng rất nhiều điều ý nghĩa đó là quảng bá ẩm thực của Hải Phòng và các món ăn quốc tế tại Hải Phòng”.
Theo đánh giá của các đầu bếp tham gia, Cuộc thi Đầu bếp Vàng Hải Phòng mở rộng luôn được các đầu bếp chuyên nghiệp trong khu vực đặc biệt quan tâm, là nơi gặp gỡ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp của những người yêu thích nghệ thuật ẩm thực. Đây cũng là cơ hội đối với các nhà hàng, khách sạn tiếp cận khách hàng, giới thiệu, quảng bá những món ẩm thực đặc sắc của cơ sở mình tới thực khách mọi miền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng…
Ông Mai Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn du lịch, khách sạn Hải Đăng nhận định, đây là hoạt động ý nghĩa, nhằm mục đích phát hiện, giới thiệu và quảng bá các món ăn hấp dẫn của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng và lân cận, là sự kiện xúc tiến du lịch chuyên đề ẩm thực góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của vùng.
Trong xu hướng các khách sạn, khu nghỉ mát ngày càng được du khách quan tâm như là điểm đến để khám phá ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực địa phương, cuộc thi Đầu bếp Vàng Hải Phòng sẽ đóng góp lớn vào sự phát triển chung của ngành du lịch Hải Phòng, tạo tiền lệ để tổ chức các cuộc thi hằng năm, mang thương hiệu Hải Phòng. (Diendandoanhnghiep.vn 18/02, Đào Vũ)
Ngày 18/2, Công an TP. Hải Phòng cho biết, Công an quận Kiến An vừa xử lý cơ sở kinh doanh Karaoke Olala vi phạm quy định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phòng cháy, chữa cháy.
Trước đó, khoảng 23h15 ngày 15/2, Công an quận Kiến An kiểm đột xuất cơ sở kinh doanh Karaoke Olala (tại địa chỉ Lô 51, 52 khu đô thị Cựu Viên, phường Bắc Sơn, quận Kiến An, TP. Hải Phòng) do ông V.H.H là chủ có các hành vi vi phạm hành chính.
Cụ thể, các hành vi vi phạm gồm: Không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy; sử dụng nhân viên không đủ điều kiện tiêu chuẩn làm việc trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện đối với nhân viên và không thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự khi tiến hành hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Hiện, Công an quận Kiến An đã lập biên bản xử lý vi phạm đối với ông V.H.H theo quy định của pháp luật. (Phapluatxahoi.kinhtedothi.vn 18/02, TQ; Laodong.vn 17/02; Baovephapluat.vn 18/02; Kienthuc.net.vn 19/02)
Ngày 17/2, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an TP. Hải Phòng cho biết, đơn vị đang tiến hành điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ngày 10/02/2023, tại ngã ba Nghĩa Lộ thuộc thôn Minh Hồng, xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng.
Qua xác minh ban đầu xác định, khoảng 17h05 ngày 10/02/2023, tại ngã ba Nghĩa Lộ đoạn Km 10+758 đường Tân Vũ - Lạch Huyện thuộc thôn Minh Hồng, xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Cụ thể, vào thời điểm trên, xe mô tô BKS 16K3 - 3842 do ông Nguyễn Đình Thảo, sinh năm 1962, hộ khẩu thường trú: TDP Hòa Hy, thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng điều khiển đi từ hướng cầu Đình Vũ - Cát Hải về hướng phà Gót đã va chạm với xe mô tô BKS 15E1 - 008.38 do ông Đỗ Thành Trung, sinh năm 1984, trú tại TDP số 3, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng điều khiển đi từ hướng phà Gót về đường nhánh thôn Minh Hồng, xã Nghĩa Lộ, phía sau xe chở bà Nguyễn Thị Lâm Chi, (sinh năm 1984, vợ ông Trung) và cháu Đỗ Bảo Nam (sinh năm 2016, con ông Trung).
Hậu quả, ông Nguyễn Đình Thảo và ông Đỗ Thành Trung bị thương, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, TP. Hải Phòng. Hai xe mô tô bị hư hỏng.
Để phục vụ công tác điều tra, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an TP. Hải Phòng thông báo các đơn vị, địa phương, cá nhân, tổ chức biết, chứng kiến vụ tai nạn giao thông hoặc có hình ảnh, video ghi nhận lại diễn biến vụ tai nạn giao thông trên đề nghị đến Đội Cảnh sát giao thông số 4, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an TP. Hải Phòng để cung cấp thông tin phục vụ công tác thu thập tài liệu chứng cứ trong quá trình điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông (Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt sẽ đảm bảo giữ bí mật nếu người cung cấp yêu cầu). (Phapluatxahoi.kinhtedothi.vn 17/02, T.Quang)
Hồi 14h00, ngày 18/02/2023, Công an phường Đằng Hải, quận Hải An, Hải Phòng nhận tin báo của nhân dân tại số nhà 115A/ 389 Đằng Hải, Hải An, Hải Phòng có một đối tượng có biểu hiện sử dụng chất kích thích, khoá cửa và không cho con ra ngoài.
Theo thông tin từ những nhân chứng kể lại, người đàn ông có hành vi trên là Nguyễn Ngọc Hùng, sinh năm 1970, đăng ký hộ khẩu tại 25/77 Dư Hàng, quận Lê Chân, Hải Phòng hiện đang cư trú tại 115A/389 Đằng Hải. Vào khoảng thời gian trên, Nguyễn Ngọc Hùng đã dùng dây buộc bên ngoài cửa phòng con trai mình trên tầng 3 của gia đình, ngăn không cho ra ngoài.
Khi lực lượng công an đến hiện trường, đối tượng Hùng cầm 2 con dao đi lên sân thượng ngôi nhà và chốt cửa lối lên ngăn không cho ai tiếp cận mình. Lúc này, lực lượng công an phường Đằng Hải đã tiếp cận được ngôi nhà, mở cửa phòng tầng 3 giải cứu cháu Nguyễn Ngọc Mạnh, sinh năm 1993 đưa ra ngoài an toàn. Đồng thời, tiếp tục vận động đối tượng Hùng xuống nhưng không được.
Trên nóc nhà, đối tượng Hùng tay cầm 2 dao, mặc quần soóc đen, đầu đội mũ lưỡi trai, mặc áo khoác dài, vai đeo ba-lo cố thủ trên nóc nhà dù lãnh đạo quận ra sức vận động thuyết phục.
Đến 17h50, bằng nghiệp vụ, lực lượng công an quận Hải An và công an phường Đằng Hải đã khống chế, bắt giữ thành công đối tượng Hùng. Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng giải quyết theo quy định. (Suckhoedoisong.vn 18/02, Minh Lý; Baovephapluat.vn 19/02; Daidoanket.vn 19/02; Phapluatxahoi.kinhtedothi.vn 19/02; Congthuong.vn 18/02; Vtc.vn 18/02; Vov.vn 18/02; Phapluatplus.vn 18/02; Zingnews.vn 18/02; Baogiaothong.vn 18/02; Tienphong.vn 18/02; Nld.com.vn 18/02; Kênh ANTV – 113 Online lúc 11h53 ngày 19/02)
Khoảng 13 giờ ngày 19/2, tại xưởng sản xuất đế giầy thuộc Công ty cổ phần Kim Long trụ sở tại phường Đồng Hòa, quận Kiến An, TP. Hải Phòng đã xảy ra cháy.
Ngay sau khi nhận được tin báo cháy, Công an thành phố chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an quận Kiến An điều động phương tiện, cán bộ, chiến sỹ đến hiện trường chữa cháy.
Lãnh đạo của TP. Hải Phòng cùng các lực lượng của quận Kiến An cũng kịp thời có mặt chỉ đạo, tham gia chữa cháy tại hiện trường.
Đến 15 giờ 30 phút cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế không để cháy lan sang các khu vực lân cận. Rất may, vụ cháy không gây thiệt hại về người, vật liệu cháy chủ yếu là nguyên liệu để sản xuất đế giày.
Hiện cơ quan chức năng đang khẩn trương thống kê tài sản bị thiệt hại và làm rõ nguyên nhân vụ cháy. (TTXVN/Vietnamplus.vn/Baotintuc.vn 19/02, Hoàng Ngọc; Vtc.vn 19/02; Baophapluat.vn 19/02; Cand.com.vn 19/02; Vov.vn 19/02; Tienphong.vn 19/02; Congdankhuyenhoc.vn 19/02; Nld.com.vn 19/02; Baogiaothong.vn 19/02; Daidoanket.vn 19/02; Giaoducthoidai.vn 19/02; Truyền hình thông tấn – Thời sự ngày 19/02; Congly.vn 19/02; Nhandan.vn 19/02; Qdnd.vn 19/02; Kinhtedothi.vn 19/02; Congthuong.vn 19/02; Vnexpress.net 19/02; Tuoitre.vn 19/02; Laodong.vn 19/02; Thanhnien.vn 19/02; Truyền hình thông tấn – Thời sự 17h ngày 19/02; Công an nhân dân 20/02, tr8; Truyền hình Quốc hội Việt Nam – Thời sự ngày 20/02; Truyền hình nhân dân – Thời sự 22h ngày 19/02)
Vào khoảng 13h ngày 19/2, xảy ra vụ cháy tại xưởng sản xuất đế giầy thuộc Công ty cổ phần Kim Long trụ sở tại phường Đồng Hoà, quận Kiến An, TP. Hải Phòng.
Ngay sau khi nhận được tin báo cháy, Công an thành phố chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an quận Kiến An điều động phương tiện, cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường chữa cháy.
Đến 15h30 cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế, ngăn chặn không cho cháy lan sang các khu vực lân cận. Vụ cháy không gây thiệt hại về người, vật liệu cháy chủ yếu là nguyên liệu để sản xuấ đế giày.
Tuy nhiên, vụ cháy nhà xưởng Kim Long tại vị trí đường dây 110 kV xuất tuyến 220 kV Đồng Hòa đi 220 KV Đình Vũ dẫn tới gián đoạn cấp điện toàn bộ các khách hàng tại địa bàn các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An (TP. Hải Phòng).
Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đang khẩn trương khôi phục từng tuyến đường dây cấp điện trở lại phục vụ người dân khi sự cố hỏa hoạn được xử lý xong.
Để hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố trên lưới điện, PCHP tiếp tục khuyến cáo người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối, thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo phòng cháy chữa cháy tại từng hộ sử dụng điện. (Laodong.vn 19/02, Thiên Hà; Pháp Luật Việt Nam 20/02, tr20)
Sau vụ cháy lớn gần như thiêu rụi chợ đầu mối Tam Bạc lớn nhất ở Hải Phòng ngày 12/2 vừa qua, cũng giống như những vụ hỏa hoạn trước, cơ quan chức năng lại đưa ra lời cảnh báo, đồng thời rút kinh nghiệm. Vấn đề đặt ra là sau những vụ hỏa hoạn trên, việc phòng cháy sẽ như thế nào hay bẵng đi một thời gian lại đâu vào đấy, ẩn họa hỏa hoạn vẫn tồn tại.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng TP. Hải Phòng, trên địa bàn hiện có trên 120 chợ lớn nhỏ, trong đó khoảng trên 20 chợ có quy mô lớn như: Chợ Ga, chợ Tam Bạc, chợ An Dương, chợ Hòa Bình, chợ Quán Toan, chợ Đoàn Kết… Cách thời điểm này không lâu, đêm 12/10/2021, chợ Núi Đèo (huyện Thủy Nguyên) cũng đã bị cháy rụi, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng cũng khiến nhiều tiểu thương trắng tay.
Đến ngay trước thời điểm xảy ra hỏa hoạn tại chợ Tam Bạc không lâu, vào cuối năm 2022, UBND TP. Hải Phòng đã thành lập đoàn liên ngành, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại 22 cơ sở trọng điểm về cháy nổ, trong đó có chợ Tam Bạc và chợ Ga. Lực lượng chức năng đã xử phạt hành chính Ban Quản lý chợ Tam Bạc 69 triệu đồng do không trang bị hệ thống lắp đặt hệ thống báo cháy và chống cháy và Ban Quản lý chợ Ga 183 triệu đồng do hệ thống PCCC không bảo đảm.
Đại tá Hoàng Văn Bình, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng Cháy Chữa Cháy Và Cứu Nạn Cứu Hộ (Công an TP. Hải Phòng) cho biết, không chỉ chợ Tam Bạc, chợ Núi Đèo mà còn rất nhiều chợ, trong đó có các chợ lớn, như chợ Ga và chợ An Dương, chợ Cát Bi…, cũng có nguy cơ cháy nổ rất cao. Bởi hầu hết các chợ đều nằm liền, xen lẫn trong khu dân cư tập trung, quanh chợ là các hộ gia đình có kinh doanh buôn bán làm khoảng cách an toàn chống cháy lan, thoát nạn khi xảy ra sự cố đều không bảo đảm yêu cầu về PCCC, đặc biệt hầu hết các chợ không bảo đảm nguồn nước để phục vụ chữa cháy.
Cùng với đó, hệ thống điện tại các quầy trong chợ nhiều nơi chưa bảo đảm an toàn. Tình trạng bảng điện, dây dẫn điện buộc hoặc để trực tiếp trên các chất, vật liệu dễ cháy. Nhiều hộ kinh doanh còn tự ý đấu mắc thêm thiết bị điện không theo thiết kế ban đầu, làm tăng thêm phụ tải dẫn đến nguy cơ cháy do sự cố điện… Đặc biệt, một số chợ lớn trên 500 hộ kinh doanh còn không lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động. Hay có chợ không lắp đặt hệ thống cấp nước chữa cháy, trang bị chữa cháy xách tay thiếu so với yêu cầu…
Trong khi cơ quan chức năng luôn lo lắng trước nguy cơ cháy nổ thì Ban quản lý, các hộ kinh doanh trong chợ là chủ nhân của tài sản, hàng hóa trị giá hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng lại lơ là, chủ quan. Theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng hàng hóa, lấn chiếm đường, lối đi, chiếm dụng lối thoát nạn làm nơi chứa hàng diễn ra khá phổ biến. Hay như hiện tượng thắp hương, đốt vàng mã ngay trong chợ vẫn còn tồn tại…
Và đã đến lúc không thể đổ lỗi cho sự… không may, rồi sau đó lại cảnh báo, rút kinh nghiệm. Hơn lúc nào hết, bài học "phòng cháy" cần được tất cả mọi người thuộc lòng. Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu đã trực tiếp chỉ đạo ngay sau vụ cháy chợ Tam Bạc, yêu cầu về các cơ quan chức năng rà soát lại toàn bộ chợ hiện đang hoạt động trên địa bàn thành phố, xem xét có phù hợp với quy hoạch, đồng thời đưa ra phương án bổ sung quy hoạch đối với những chợ đủ điều kiện và có lộ trình kết thúc hoạt động đối với những chợ không đủ điều kiện. Đồng thời, triển khai Đề án xây dựng, sắp xếp lại hệ thống chợ của toàn thành phố. Tuyên truyền vận động và xử phạt đối với những trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Đặc biệt lưu ý là phải rà soát, đánh giá lại năng lực PCCC của các chợ trên địa bàn.
Cũng theo Đại tá Hoàng Văn Bình, các Ban quản lý chợ cũng cần tăng cường kiểm tra nhắc nhở các tiểu thương, hộ, đơn vị kinh doanh, khách mua hàng hóa trong việc bảo đảm an toàn PCCC như không thắp hương, đốt vàng mã trong khu vực kinh doanh. Bố trí hàng hóa vật tư bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC, không bố trí hàng hóa, vật dụng dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, không bố trí lấn chiếm lối đi phục vụ thoát nạn. Ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
Cùng với đó là phải thường xuyên thực tập phương án chữa cháy tại chỗ, bảo đảm có thể xử lý các tình huống cháy, nổ có thể xảy ra. Tách riêng biệt hệ thống điện phục vụ kinh doanh, hệ thống điện chiếu sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ thoát nạn và chữa cháy; lắp đặt thiết bị bảo vệ cho toàn bộ hệ thống điện, cho từng tầng, từng nhánh, từng ngành hàng và từng quầy, sạp hàng. Khi bố trí ngành hàng, chất hàng, phải tính toán đến tính chất nguy hiểm cháy nổ của từng loại hình kinh doanh… (Cand.com.vn 18/02, V.Huy; Công an nhân dân 18/02, tr5)
Đảo Dấu Đồ Sơn là ngôi đền thiêng cổ kính, hiện thân đời sống tâm linh, tín ngưỡng tập tục của người dân miền biển. Lễ hội diễn ra từ ngày 1/2 - 10/2 Âm lịch hàng năm (20/2/2023 - 30/2/2023).
Năm nào cũng vậy, lễ hội Đảo Dấu, Đồ Sơn thu hút rất nhiều người dân địa phương và du khách thập phương về dự. Lễ hội Đảo Dấu gắn liền với tín ngưỡng tâm linh của người dân miền biển Đồ Sơn. Lễ hội gồm phần lễ và hội, với phần lễ đặc trưng là tục rước đèn về đêm và tế lễ, thả thuyền giấy. Lễ rước đèn từ 23h đếm hôm trước đến sáng hôm sau.
Điểm mới trong lễ hội Đảo Dấu năm nay diễn ra chương trình liên hoan diễn xướng hát văn và hát chầu văn Đồ Sơn mở rộng 2023. Đây là lần đầu tiên quận Đồ Sơn tổ chức chương trình nhằm sân khấu hóa loại hình nghệ thuật diễn xướng hát văn và hát chầu văn. Qua đó, hoạt động này mang lại cái nhìn đúng đắn nhất về những giá trị cốt lõi của văn hóa "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đảo Hòn Dấu thuộc phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng. Đảo cách đất liền gần 01km với diện tích 13,79 ha. Trên đảo Hòn Dấu có đền thờ Nam Hải Thần Vương.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí và tương truyền, nơi đây thờ một vị tướng nhà Trần đã hi sinh trong trận thuỷ chiến với quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng và trôi dạt về hòn đảo này, được nhân dân Đồ Sơn lập đền thờ phụng năm 1288.
Hàng năm để tưởng nhớ công ơn của vị võ tướng đã hy sinh thân mình cho đất nước, Uỷ ban Nhân dân quận Đồ Sơn long trọng tổ chức Lễ hội đảo Hòn Dấu từ ngày mùng 01 đến ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch hàng năm để cầu cho Quốc thái dân an. (Hội chính diễn ra trong 03 ngày từ ngày mùng 8,9,10 Âm lịch).
Đảo Hòn Dấu có rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng và phong phú. Hệ thống Đa Búp Đỏ lên đến hàng trăm cây, trong đó có 35 cây đa có độ tuổi từ 400 - 700 năm tuổi được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di Sản Việt Nam từ năm 2013.
Phổ biến trong cánh rừng nguyên sinh là hệ thống cây Long Não được trồng từ thời Pháp thuộc với mục đích tạo bóng mát và xua đuổi côn trùng. Đặc biệt đảo có bãi đá tự nhiên độc đáo nghìn năm tuổi bao quanh đảo giữa mây trời non nước, cùng ghềnh đá Bàn đang là điểm check-in thu hút du khách đến trải nghiệm và tận hưởng cảm giác thú vị của thiên nhiên hùng vĩ.
Nằm trên đỉnh cao nhất của đảo chính là Hải đăng Hòn Dấu - Mắt ngọc của Tổ quốc. Đây là công trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế và xây dựng từ năm 1892 làm nhiệm vụ dẫn đường cho tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Hải Đăng Hòn Dấu là minh chứng cho truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường của nhân dân Đồ Sơn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với các yếu tố về tự nhiên, lịch sử, văn hoá đảo Hòn Dấu được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Danh lam thắng cảnh quốc gia theo Quyết định số 320/QĐ-BVHTTDL ngày 22/1/2009. Được Ủy ban Nhân dân TP. Hải Phòng công nhận là Điểm du lịch theo quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày 27/8/2020.
Lễ hội Đảo Dấu nhằm biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che trở, bảo vệ ngư dân có những chuyến ra khơi an toàn, bội thu, đồng thời cầu mong thần phù hộ một năm ra khơi bình an may mắn.
Đền thờ Nam Hải Thần Vương nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Quốc gia đảo Hòn Dấu thuộc quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng. Nơi đây thờ Nam Hải Thần Vương - Một vị tướng nhà Trần đã hi sinh vào thế kỉ XIII. Theo sách Đại Nam nhất thống chí và tương truyền, hôm đó vào ngày 9 tháng 2 Âm lịch năm 1288, ngư dân đánh cá gần đảo Hòn Dấu phát hiện một thi thể người lập lờ trên sóng nước.
Khi đốt đuốc tới gần, qua trang phục và những gì thu thập được ngư dân nhận ra đây là vị võ tướng nhà Trần đã hy sinh trong trận chiến với quân Nguyên Mông trôi dạt về đây. Trong đêm tối mọi người trên đảo đã làm lễ khâm niệm cho người để chuẩn bị hôm sau an táng. Sáng hôm sau vô cùng ngạc nhiên khi thấy thi thể của người đã bị mối vùn lên lấp kín.
Biết tướng quân đã được thiên táng mọi người cầu xin được sửa sang phần mộ cho đẹp đẽ. Thời gian sau đó người dân thấy vị võ tướng hiển linh thành ông già râu tóc bạc phơ khi dạo chơi, lúc câu cá. Người dân Đồ Sơn thành kính gọi người là "Lão Thần Đảo".
Vào thời nhà Lê, khi Vua Lê kinh lý vùng Đồ Sơn nghỉ đêm trên đảo Dấu có nằm mơ thấy ông già râu tóc bạc phơ tự xưng là Thần đảo. Hôm sau Nhà Vua lên thuyền, kể lại giấc mơ cho mọi người cùng nghe và phán rằng " Nếu là Thần đảo hãy cho ta một ứng báo". Vua vừa dứt lời, một con cá to quẫy mạnh nhảy lên thuyền. Thấy linh ứng vua Lê ban cho người tước hiệu "Lão Đảo Thần Vương".
Lần khác trong chuyến kinh lý ra Bắc của vua Tự Đức khi đi qua khu vực biển Đồ Sơn gặp sóng to, gió lớn. Vua đã chắp tay thành tâm khẩn cầu, vừa dứt lời thì sóng yên biển lặng. Nhà vua phong cho người tước hiệu "Nam Hải Thần Vương" và truyền cho trăm họ lập đền thờ phụng.
Hàng năm để tưởng nhớ công đức của vị võ tướng, Uỷ ban nhân dân quận Đồ Sơn tổ chức lễ hội từ ngày mùng 01 đến ngày 10 tháng 2 Âm lịch (hội chính diễn ra trong 03 ngày từ mùng 8,9,10 tháng 2 Âm lịch) để cầu cho Quốc thái dân an. Trong lễ hội có tục rước đèn và thả thuyền giấy vào giờ Tý (23 giờ đêm ngày mùng 9 Âm lịch). Tàu bè đi Bắc về Nam đều qua cửa đền cầu mong được che chở trước sóng to gió lớn, cầu cho một năm đi biển thuận lợi, được mùa. Du khách đến đền thờ Nam Hải Thần Vương cầu được mạnh khoẻ, bình an và hạnh phúc.
Để phát huy giá trị Danh lam thắng cảnh Quốc gia đảo Hòn Dấu và tưởng nhớ công đức của vị võ tướng, Uỷ ban nhân dân quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng quan tâm đầu tư, tôn tạo đền từ năm 2013. Hàng năm, nhân dân và du khách mọi miền tổ quốc về tham quan, dâng hương phát tâm công đức để xây dựng đền thờ Nam Hải Thần Vương ngày một to đẹp và uy linh.
Theo lãnh đạo quận Đồ Sơn, năm nay công tác tổ chức lễ hội được ban tổ chức đặc biệt chú trọng nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách. Công an quận đã triển khai các biện pháp bảo vệ và huy động 100% quân số để chuẩn bị phương tiện, các chốt điểm, phân luồng giao thông để an toàn trên bờ, dưới biển và trên đảo. Bên cạnh đó, công tác phòng cháy chữa cháy cũng được triển khai đồng bộ. (Tuoitrethudo.com.vn 18/02, Sơn Thu)
Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hải Phòng vừa ban hành thông báo số 31/TB-SKHCN về việc tiếp nhận hồ sơ tham gia Giải thưởng Chất lượng quốc gia năm 2023.
Giải thưởng Chất lượng quốc gia (GTCLQG) là Giải thưởng cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu, xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa. GTCLQG được quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và thuộc hệ thống Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (GPEA) của tổ chức chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương (APQO).
Thực hiện Công văn số 441/VP-VX ngày 30/01/2023 của Ủy ban nhân dân TP. Hải Phòng về việc phối hợp triển khai hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2023, Công văn số 143/TĐC-TCCL ngày 16/01/2023 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về Kế hoạch hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 - 2023; Công văn số 127/BKHCN-TĐC ngày 19/01/2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ; Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hải Phòng đã phát đi thông báo mời các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP. Hải Phòng tham gia Giải thưởng Chất lượng quốc gia năm 2023.
Để tham gia tham gia Giải thưởng Chất lượng quốc gia năm 2023 tổ chức, doanh nghiệp GTCLQG phải đáp ứng điều kiện: Là các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đã hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên tục tại Việt Nam và không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam trong thời gian ít nhất 36 tháng, tính đến thời điểm đăng ký tham dự GTCLQG. (Thuonghieucongluan.com.vn 17/02, Quỳnh Nga)
Dự án dịch vụ xe đạp công cộng tại Hải Phòng là mô hình giao thông văn minh, thân thiện với môi trường giúp người dân và du khách đến Hải Phòng di chuyển hiệu quả hơn đến các điểm du lịch, khu vực công cộng với cự ly ngắn…
Công ty Cổ phần Tập đoàn Trí Nam đã triển khai đưa xe đạp ra 39 trạm do UBND TP. Hải Phòng bố trí trên vỉa hè các quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền. Trạm đã được Sở Giao thông Vận tải kẻ vạch đỗ xe, lắp biển hướng dẫn và bàn giao cho chủ đầu tư. Mỗi trạm có diện tích 10-15m2, cho 10-20 xe đỗ theo từng ô.
Những chiếc xe của dự án có màu xanh, lốp cao su đặc, kết cấu chắc chắn, có giỏ xe nhưng không có yên sau cho người thứ hai ngồi.
Để thuê xe, người dân cần tải ứng dụng về điện thoại, đăng ký tài khoản và nạp tiền. Mỗi xe đạp đều gắp ID định danh, có khóa thông minh và định vị. Thông qua phần mềm, nhân viên có thể biết được lộ trình di chuyển của xe. Người thuê có thể gửi trả xe tại một trạm bất kỳ, cũng có thể mua vé ngày, vé tháng với nhiều ưu đãi.
500 chiếc xe đạp công cộng được đặt tại trung tâm thành phố với giá 5.000 đồng cho 30 phút đầu tiên, 1.000 đồng cho 6 phút tiếp theo. Trong hai ngày đầu đưa xe đạp ra trạm, đã có 40 lượt người sử dụng. Dự án này sẽ chính thức khai trương vào cuối tháng 3.
Dự án xe đạp công cộng được Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đồng ý chủ trương vào tháng 7/2022, cho phép sử dụng miễn phí vỉa hè trên các tuyến đường làm trạm đỗ. Thời gian thí điểm 12 tháng kể từ ngày chủ đầu tư đưa phương tiện vào hoạt động. Sau khi kết thúc thí điểm, kết quả phải được tổng hợp để báo cáo UBND TP. (Kinhtedothi.vn 19/02, Vĩnh Quân; Congthuong.vn 19/02; Congdankhuyenhoc.vn 18/02; Vnexpress.net 18/02; Pháp Luật Việt Nam 20/02, tr10; Kinh tế và Đô thị 20/02, tr10)
Hợp tác xã Phúc Hoàng (Thị trấn An Dương, TP. Hải Phòng) được thành lập từ năm 2017, chuyên trồng và cung cấp ra thị trường hoa, cây cảnh cao cấp... Tuy nhiên, phải mất gần 5 năm, khi những cây hoa anh đào Sakura nở rực rỡ, lượng người kéo về Hợp tác xã “check in” đông thì người dân thành phố Cảng mới biết đến tên tuổi của Hợp tác xã này.
Hoa anh đào Sakura có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản. Loài hoa này là biểu tượng của tình yêu, sự may mắn, thành công, mang vẻ đẹp cốt cách của con người Nhật Bản vốn đã nổi tiếng khắp Thế giới.
Bà Quản Thị Ngọt – Giám đốc Hợp tác xã Phúc Hoàng năm nay đã 64 tuổi, vừa nói chuyện với phóng viên vừa thoăn thoắt chăm sóc vườn cây. Bà cho biết: Ngày nào tôi và các thành viên trong Hợp tác xã cũng chia nhau ra chăm nom vườn cây. Càng làm càng thấy tinh thần vui vẻ, thấy gắn bó mật thiết với khu vườn và có lẽ do môi trường tốt nên chúng tôi lại thấy khỏe ra.
Bà Ngọt nhớ lại, năm 2015, gia đình bà lần đầu tiên biết đến cây hoa anh đào. Chồng bà cùng ông Nguyễn Hữu Đại người xã bên cạnh sau khi tham dự một hội nghị về Hoa anh đào đã lặn lội lên tận Điện Biên để mang được 2 cây anh đào nhỏ về trồng. Sau đó, nhận thấy loài hoa này phù hợp với đất An Dương nên gia đình bà đã quyết tâm trồng và nhân rộng.
Bà Ngọt bùi ngùi nhớ lại: "Giai đoạn 2015, vườn cây ăn trái nhà tôi gồm mít, bưởi đã xum xuê trái và cho thu hoạch ổn định. Lúc đó phải chặt bỏ dần đi để trồng hoa anh đào – một loài hoa mà cả thành phố chưa ai trồng đại trà... chúng tôi cũng lo lắng lắm. Năm 2017, chúng tôi quyết định thành lập Hợp tác xã Phúc Hoàng".
Khu đất 3ha trồng hoa, cây cảnh của Hợp tác xã có gần 1,5 ha được UBND huyện An Dương ký hợp đồng cho thuê lâu dài với mục đích trồng hoa, cây cảnh, thả cá, xây dựng mô hình sinh thái... Diện tích còn lại là do các thành viên Hợp tác xã có đất cùng góp vào để mở rộng diện tích trồng cây.
Hoa anh đào chủ yếu được nhân giống bằng cách ươm hạt tạo thành cây con. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên quá trình ươm cây của Hợp tác xã gặp nhiều khó khăn, cây chết rất nhiều. Sau nhiều năm lăn lộn, ăn ngủ tại vườn, các thành viên trong Hợp tác xã đã cơ bản nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc cây.
Hoa anh đào phù hợp với khí hậu miền Bắc nước ta. Cũng giống như hoa đào Việt Nam, hoa anh đào Sakura thường bắt đầu nở hoa vào mùa xuân. Cây càng trồng lâu năm thì hoa càng nhiều. Nhưng hoa anh đào Nhật Bản khác với hoa đào Việt Nam ở chỗ, hoa có mùi thơm nhẹ, thanh khiết.
Đặc biệt, người trồng không phải kỳ công vặt lá cho cây mà đến lúc cây đâm nụ hoa thì lá cũ trên cành cũng tự trút dần và phun lộc non. Hoa anh đào Sakura có nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng nhạt, tím, hồng nhạt, hồng đậm... Trong đó, màu hồng tươi sáng là màu chủ đạo của hoa anh đào sakura, ngoài ra còn có sắc hồng đậm và hồng phớt đỏ.
"Màu hồng là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn. Vì vậy bất cứ ai nhìn thấy bông hoa anh đào sakura màu hồng, tâm hồn lập tức ngập tràn cảm giác yêu thương và dịu dàng. Các gốc anh đào đang được trồng tại Hợp tác xã đều có màu chủ đạo là màu hồng", bà Ngọt nói.
Thị trường tiêu thụ cây hoa anh đào của Hợp tác xã thường là các khu công nghiệp, các công viên lớn, các khu biệt thự nghỉ dưỡng sang trọng trên cả nước, những đối tác Nhật Bản đang công tác tại Việt Nam...
Sau khoảng 8 năm chờ đợi, nhân giống cây và chăm sóc từ khi cây còn nhỏ xíu, đặc biệt là trải qua 2 năm đại dịch Covid-19 đầy khó khăn, hiện Hợp tác xã có hơn 300 gốc hoa anh đào đang trổ bông rực rỡ. Tiếng lành đồn xa, người dân địa phương và du khách khắp nơi đổ về đây chụp ảnh, "check in", nhất là dịp Tết Nguyên đán vừa qua.
Nói với phóng viên, ông Nguyễn Văn Vinh – Thành viên của Hợp tác xã không dấu được niềm vui, phấn khởi cho biết: "Trong khoảng 2 – 3 năm vừa qua do dịch bệnh Covid-19 nên Hợp tác xã chỉ đón khách hàng tới xem và mua cây. Trung bình mỗi gốc hoa, chúng tôi bán khoảng 50 triệu đồng. Còn những cây to được bán với giá hàng trăm triệu đồng.
Nhưng mùa xuân năm nay thì khác hẳn, bên cạnh những khách hàng truyền thống, chúng tôi còn được đón nhiều du khách tới thăm quan, chụp ảnh lưu niệm. Mọi người ai cũng khen hoa đẹp, cảnh đẹp. Thành viên chúng tôi vui lắm... Có dịp vườn vinh dự đón các chuyên gia người Nhật tới thăm quan, họ vui và ngỡ ngàng vì được ngắm loài hoa thân quen của xứ sở mình ngay tại Việt Nam".
Hoa anh đào chỉ nở vào mùa xuân, để biến khu đất 3ha thành khu vườn rực rỡ bốn mùa thì 16 thành viên của Hợp tác xã đã quyết định định, trồng thêm nhiều loại hoa khác để phục vụ du khách tới thăm quan như: trồng hoa sen vào mùa hè, bổ sung thêm các vạt hoa hướng dương, hoa hồng quanh lối...
"Bằng các vật liệu như xốp, mica... chúng tôi sẽ lắp ghép thêm các mô hình nhà lâu đài trong truyện cổ tích, các tiểu cảnh để du khách đến thăm quan có thêm không gian sống động để chụp hình. Chúng tôi muốn từng bước phát triển nơi đây thành địa chỉ thăm quan – du lịch nông thôn được nhiều người biết tới" – bà Ngọt cho biết thêm.
Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn đang là một trong những hướng đi được TP. Hải Phòng hướng đến nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, hướng đến phát triển bền vững. Ngành du lịch TP. Hải Phòng đã xây dựng, hoàn thiện "Đề án Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tại Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030". Hiện đề án đang chờ được UBND TP. Hải Phòng phê duyệt.
Hy vọng, đây sẽ là tiền đề để các Hợp tác xã, Doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hải Phòng đẩy mạnh phát triển lĩnh vực du lịch nông thôn, một lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng khai thác còn chưa tương xứng. (Vnbusiness.vn 17/02, Thanh Vân)
Tại hội nghị đối thoại giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng với hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố diễn ra vào ngày 16/2/2023, nhiều doanh nghiệp đã trao đổi thẳng thắn những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Ông Trần Viết Khương – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Nhật ngữ Hanami đánh giá: “Các quy trình tổ chức cấp giấy phép thời gian vừa qua được Phòng Giáo dục thường xuyên làm rất bài bản, khoa học, kịp thời hướng dẫn cho các trung tâm hoạt động nề nếp, đúng luật và chất lượng.
Tuy nhiên, nhiều trung tâm có một số điều thắc mắc về thời hạn cấp phép. Hiện nay, các trung tâm được gia hạn giấy phép 1 năm thì hết hạn. Tôi đề xuất nếu có thể được đối với các trung tâm mới thành lập thì cấp phép 1 năm để các đồng chí có phấn đấu, thời gian thử thách nhất định.
Còn đối với các trung tâm đã 2, 3 lần gia hạn rồi, thậm chí có những trung tâm đã hoạt động trên 10 năm rồi thì rất bất cập. Nếu có thể những trung tâm sau khi trải qua đã gia hạn nhiều lần có thể được tăng lên cấp phép 3 năm, 5 năm một lần.
Như trung tâm của tôi đã hoạt động 16 năm nhưng cứ năm nào cũng làm thủ tục cấp phép rất bất cập trong khi vẫn báo cáo thường kỳ rồi”.
Cũng theo ông Trần Viết Khương, đối với bộ hồ sơ cấp phép, nếu không có sự thay đổi, các trung tâm đề nghị chỉ nộp những tờ trình, danh sách giáo viên. Còn những phần nội dung chương trình không có gì thay đổi thì miễn nộp, hoặc scan nộp online.
Trước những thắc mắc của Trung tâm Nhật ngữ Hami, ông Bùi Văn Kiệm – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cho biết: “Hiện nay, TP. Hải Phòng đang thực hiện dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ công bưu chính công ích thì các doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng phương thức online để thực hiện thủ tục của mình. Bộ phận một cửa cũng sẵn sàng hỗ trợ trung tâm việc này.
Vấn đề danh mục hồ sơ thì cần nói cụ thể bỏ cái gì đi, không cần cái gì và cái gì có thể dùng lại?
Vừa rồi chúng tôi rất gắt gao trong việc cấp tài khoản Office cho các trung tâm nhưng theo báo cáo thì các trung tâm sử dụng tài khoản này rất ít, gần như không sử dụng trong khi hệ thống Office này khá ổn, hoàn toàn có thể nộp tờ trình, hồ sơ trực tuyến”.
Ông Trần Viết Khương (Trung tâm Nhật ngữ Hanami bổ sung thêm đề xuất: “Việc hồ sơ cấp phép 1 năm, thực tế 1 năm học rất nhanh đặc biệt là các đơn vị liên kết như chúng tôi.
Một năm chúng tôi chỉ có 9 tháng hoạt động trong các nhà trường, quay đi quay lại, chúng tôi lại phải làm thủ tục cấp phép. Nếu được cho phép, chúng tôi gia hạn dài hơn chút vì những đơn vị đã tồn tại lâu năm rồi thì chắc chắn phải có uy tín nhất định đối với phụ huynh trên địa bàn TP. Hải Phòng”.
Ông Khương cho rằng, trở ngại lớn nhất là việc nộp hồ sơ vì nó quá nhiều các chương trình, kế hoạch mà doanh nghiệp phải làm lại.
Nếu được Sở cho phép, doanh nghiệp chỉ nộp tờ trình và danh sách giáo viên, cán bộ, công nhân viên của mình, giấy phép photo của các điều kiện cần. Thực tế chương trình không có sự thay đổi và doanh nghiệp vẫn thực hiện báo cáo thường kỳ.
Trung tâm Nhật ngữ Hanami của ông Khương đã hoạt động được 16 năm, ông Khương đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo nên có những đợt thanh tra nghiêm túc đối với những đơn vị hoạt động nhỏ chưa có giấy phép, quy mô nhỏ trên địa bàn.
“Nếu là trung tâm chưa có giấy phép thì chắc chắn không nằm trong nhóm hướng dẫn của Phòng Giáo dục thường xuyên – Sở Giáo dục và Đào tạo để được cập nhập những văn bản quy định của ngành, những Thông tư, thông báo của ngành nên khá chủ quan trong việc nhận thức về hoạt động của pháp luật.
Từ đó, dẫn đến việc quảng cáo chưa chuẩn mực hoặc có những hoạt động sai pháp luật nên mong Sở có những thanh, kiểm tra thật sự nghiêm túc bởi kiểm tra chủ yếu mang tính chất hướng dẫn để những trung tâm đó hoàn thiện hồ sơ, đi vào hoạt động nề nếp, chuẩn.
Qua đó, tạo môi trường hoạt động cho các trung tâm của thành phố trong sạch và chất lượng, không ảnh hưởng tới những trung tâm đang làm tốt. Đại diện một Trung tâm ngoại ngữ trao đổi, hiện nay, môn Ngoại ngữ trong các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông chỉ có 2 tiết/tuần.
Việc dạy 2 tiết/tuần rất khó đảm bảo chất lượng của những chương trình cơ bản mà các trung tâm mong muốn được đưa vào các nhà trường. Lý do, trước đây được thực hiện 3 tiết/tuần mà nay giảm xuống 2 tiết rất khó để chạy đủ kịp với chương trình của nhà trường.
Một điều nữa về mức học phí, các trung tâm mong muốn Sở Giáo dục và Đào tạo ghi nhận những ý kiến đóng góp và tham mưu cho các cấp quản lý để làm sao phù hợp, bởi hiện nay cơ bản những hoạt động liên kết là sự đồng thuận giữa nhà trường và phụ huynh.
Chính vì vậy, ngành giáo dục không thể đánh giá việc thu, chi của các hoạt động này như hoạt động thu, chi trong nhà trường.
Ông Bùi Văn Kiệm giải đáp: “Về vấn đề dạy 2 tiết/tuần, đầu tiên Nghị định 81 khống chế các khoản thu về dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục và đào tạo không được vượt quá mức trần học phí.
Nếu tăng lên 3 tiết/tuần, nhân lên 4 tuần sẽ vượt trần quy định nên mong các doanh nghiệp hết sức chia sẻ do sự thiếu thống nhất giữa thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Nghị định của Chính phủ.
Trong đó, đương nhiên Nghị định của Chính phủ có hiệu lực pháp lý lớn hơn nên chúng ta phải thực hiện theo dẫu biết rằng còn nhiều khó khăn. Trong giai đoạn này, chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến này và sẽ tổng hợp trong một chu kỳ tổng hợp đánh giá tác động của văn bản pháp luật cụ thể là Nghị quyết 02 để trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét sửa đổi.
Ví dụ, hiện nay một số địa phương định đưa dịch vụ hoạt động hỗ trợ giáo dục như giáo dục STEM vào trong nhà trường thì quay trở lại Nghị quyết 02 không có danh mục này nên các địa phương, các nhà trường muốn tiến hành hoạt động giáo dục STEM buộc phải tìm phương thức khác.
Còn về việc quy định mức thu của các hoạt động liên kết thì quy định pháp luật rất rõ các khoản thu ở trong các cơ sở giáo dục và đào tạo thì những khoản thu như thế này được quy là khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục và đào tạo còn có các khoản chính thức, khoản thu hộ,…theo chúng tôi đánh ra là được quy định khá rõ ràng rồi.
Còn một điểm nữa, Nghị quyết 02 của Hội đồng nhân dân thành phố được ban hành còn hướng tới một mục tiêu là chấn chỉnh và quản lý tình trạng thu – chi trong các cơ sở giáo dục và nó phải có một cái trần, cái khuôn chứ không thể nào tuỳ tiện ở chỗ này”. (Cand.com.vn 18/02, Tiến Linh)
Chiều 17/2, Sở GD&ĐT Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp THCS.
Hội thi giáo viên dạy giỏi là hoạt động chuyên môn quan trọng giúp giáo viên thể hiện năng lực sư phạm, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp. Đây cũng là căn cứ để ngành Giáo dục đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.
Hội thi Giáo viên dạy giỏi thành phố cấp THCS năm học 2022-2023 có 392 giáo viên tham gia. Đây là những thầy cô được lựa chọn từ Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp quận, huyện.
Theo đánh giá của Ban giám khảo, các tiết dạy thực hành và trình bày biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc có chất lượng cao, khoa học.
Giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy. Các phương pháp dạy học được nhiều giáo viên sử dụng có hiệu quả như: Hoạt động nhóm, dạy học bằng dự án được áp dụng với những bài có tính vận dụng thực tiễn cao, dạy học đảo ngược-hướng dẫn học sinh tự học kiến thức mới bằng các phần mềm dạy học, vận dụng linh hoạt hình thức trò chơi để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Các kĩ thuật dạy học được sử dụng hiệu quả như: Khăn trải bàn, trạm, góc, mảnh ghép, phòng tranh, .... giáo viên cũng chú ý tới việc kết hợp đổi mới kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt động, sử dụng các phần mềm kiểm tra đánh giá thường xuyên như: Plickers, Quzizz, Livewordsheet,… từ đó kích thích được học sinh tham gia tích cực vào giờ học.
Kết thúc hội thi, 392 giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp thành phố, trong đó 40 thầy cô xuất sắc được nhận giấy khen của Giám đốc sở và 26 thầy cô được nhận giấy khen của Công đoàn ngành.
Có 3 tập thể được tặng Giấy khen Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố bậc THCS năm học 2022-2023 gồm: Phòng GD&ĐT quận Ngô Quyền, Trường THCS Lạc Viên và THCS Chu Văn An (quận Ngô Quyền); 5 cá nhân có thành tích hoàn thành xuất sắc Hội thi được khen thưởng gồm: Bà Trần Thị Hồng Hiệp, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ngô Quyền; Bà Đỗ Mai Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Viên, ông Nguyễn Huy Quý, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Viên, ông Phạm Văn Quân, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An và ông Mai Văn Quảng, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An. (Giaoducthoidai.vn 17/02, Nguyễn Thảo Nguyên)
Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, theo dự báo từ chuyên gia đến năm 2030, robot sẽ thay thế 1/3 công việc của con người.
Ngày nay robot và trí tuệ nhân tạo AI đã hiện diện và trở nên gần gũi với tất cả chúng ta như cụm từ ChatGPT được nhắc đến rất nhiều trong vài tháng qua. Robot đã và đang thay thế rất nhiều công việc mà trước đây chỉ có con người mới có thể làm được với năng suất và hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Theo thầy Phạm Việt Dũng – chuyên gia lập trình và lắp ráp robot – huấn luyện viên Lego Education, giảng viên Trường Đại học Hàng Hải minh chứng cho sự ảnh hưởng của robot đối với xã hội, Google đã thử nghiệm tuyển dụng vị trí lập trình viên cấp độ 3 với mức lương 183 nghìn USD/năm với chatGPT và nhận thấy nó hoàn toàn có thể đáp ứng được.
“Trong tương lai, con em chúng ta sẽ sống và làm việc chung với robot, vì vậy việc hiểu biết về Robotics là rất quan trọng. Hoa Kỳ đã có một chương trình quốc gia về STEM - Robotics mà cựu tổng thống Barack Obama là người cổ vũ nhiệt thành cho chương trình này.
Khi học về STEM - Robotics ngoài những kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học, học sinh sẽ được tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của robot, từ đó hiểu được cách giao tiếp và làm việc với robot thông qua việc lập trình (giống như học tiếng Anh để giao tiếp với người nước ngoài).
Học sinh cũng biết cách giải quyết vấn đề sáng tạo và thông minh, dạy, điều khiển robot hoạt động tự động bằng các mô hình thuật toán do mình sáng tạo ra thay vì phải trực tiếp làm việc dù có sự hỗ trợ của robot. Ví dụ như sáng tạo mô hình ngôn ngữ dựa trên dữ liệu lớn để chatGPT hoạt động.
Sự thành công của thời đại công nghệ hiện nay có một phần lí do là bởi các chương trình STEM đã được đưa vào giáo dục đại trà ở các nước phương tây từ rất sớm. Năm 1998 Lego đã tạo ra phiên bản Mindstorm robot kit đầu tiên và đưa chương trình giáo dục STEM vào nhà trường.
Học sinh Việt Nam tuy tiếp cận muộn hơn nhưng có lợi thế là được tiếp cận bộ công cụ phiên bản mới nhất với đầy đủ giáo trình học liệu xuyên suốt từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông.
Như vậy, việc học sinh ở cấp bậc tiểu học được tiếp cận với phương pháp học STEM là một điều rất may mắn. Các em sẽ được xây dựng và phát triển các kỹ năng của mình không chỉ tốt cho hiện tại mà đó còn là nền tảng cực kỳ quan trọng cho sự phát triển tương lai của các em”.
Không đứng ngoài xu thế phát triển của xã hội, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) đã quan tâm đến việc giảng dạy STEM – Robotics, dạy lồng ghép tích hợp liên môn, dạy theo chủ đề, tổ chức câu lạc bộ sở thích STEM; tổ chức hội thi sản phẩm sáng tạo STEM, tham gia các cuộc thi sáng tạo robot
Trước đó vào tháng 10/2022, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự cũng là một trong những trường nhận được phòng học STEM Robot Lego Education do các công ty về đồ chơi công nghệ giáo dục trao tặng.
Phòng học Robot Lego education đã tạo điều kiện cho học sinh nhà trường được học tập cùng những chú robot. Từ đó, học sinh sẽ được phát triển toàn diện về tư duy, sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng làm việc nhóm.
Nhằm đánh giá hoạt động dạy học STEM trong nhà trường sau gần 1 năm triển khai, ngày 17/2, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự đã tổ chức ngày hội STEM: “Khởi nguồn sáng tạo”.
Bên cạnh công tác đánh giá, đây là một sân chơi giúp các em phát triển tư duy sáng tạo, trau dồi kỹ năng quan sát, tập trung. Đồng thời, phát huy trí tưởng tượng, năng lực công nghệ, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, nhất là phát triển năng lực, phẩm chất của công dân thế kỷ 21.
Ngày hội được tổ chức gồm 2 phần: hội thảo “Dạy học STEM trong nhà trường” và giao lưu “STEM – Khởi nguồn sáng tạo”. Trong phần 1, cô giáo Nguyễn Minh Phượng cùng học sinh lớp 5A6 thực hiện tiết dạy STEM “Hội đua thuyền”.
Theo cô giáo Minh Phượng, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển học sinh thành con người toàn diện. "Tại Trường Tiểu học Ngô Gia Tự, việc lồng ghép giáo dục STEM vào môn học luôn được chú trọng, bản thân tôi đã tìm hiểu về phương pháp giáo dục này từ cách đây 3 năm.
Sau khi ứng dụng giảng dạy được 2 năm, tôi thấy rằng môn học này giúp phát triển kỹ năng tìm tòi khám phá khoa học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phản biện, kỹ năng tự tìm tòi sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh đó, học sinh cũng được hình thành các phẩm chất như yêu khoa học, tinh thần đồng đội, đoàn kết, chia sẻ.
Xuất phát từ ý nghĩa đó tôi luôn nghiên cứu kĩ tiết học, tìm hiểu các thông tin có liên quan cũng như trau dồi sự hiểu biết về lứa tuổi học sinh để xây dựng kế hoạch dạy học hợp lý, mang lại hiệu quả tốt nhất cho tiết học.
Mỗi tiết học, học sinh và giáo viên cùng nhau chuẩn bị đồ dùng cần thiết. Học sinh cũng đóng vai trò chủ động trong tiết học như chủ động tìm hiểu, chế tạo sản phẩm và thuyết trình giới thiệu với các bạn” cô giáo Minh Phượng chia sẻ.
Trong tiết dạy của cô giáo Minh Phượng, học sinh tự chuẩn bị đất nặn, tăm, giấy màu,…để hoàn thành chiếc thuyền nan. Học sinh cũng trực tiếp thí nghiệm thả thuyền nan vào trong nước để từ đó tìm hiểu những kiến thức vật lý.
Còn trong phần 2, bốn đội thi ở khối 2, khối 4 lọt vào vòng chung kết sẽ tham gia thi STEM - Robotics “Đá bóng”. Cuộc thi đã mang lại không khí sôi động cho ngày hội, học sinh nhà trường đều tập trung theo dõi các hiệp đấu và cổ vũ nhiệt tình cho đội của lớp mình. (Giaoduc.net.vn 20/02, Phạm Linh)
Hà Tĩnh được dự đoán gặp rất nhiều khó khăn khi làm khách trên sân Lạch Tray của Hải Phòng, tại vòng 4 V-League 2023.
Hà Tĩnh có khởi đầu ở Night Wolf V-League 2023 với lịch thi đấu thực sự khắc nghiệt. Ba vòng đầu, đội bóng của huấn luyện viên Nguyễn Thành Công gặp HAGL, Viettel và Hà Nội. Với 2 điểm có được, Hà Tĩnh bị tụt khá sâu trên bảng xếp hạng. Họ cần cải thiện vị trí trước khi V-League có đợt nghỉ kéo dài hơn 1 tháng sắp tới.
Hành quân đến Hải Phòng, Hà Tĩnh mang đến những cầu thủ tốt nhất với việc tiền vệ Trần Phi Sơn đã hoàn toàn hồi phục chấn thương, các ngoại binh đã bắt nhịp và ăn khớp với đội hình.
Dẫu vậy, đây là trận đấu mà đội khách rơi vào thế bất lợi bởi Lạch Tray vốn là nơi "đi dễ, khó về", chưa kể Hải Phòng cũng được đánh giá cao hơn về mặt lực lượng. Mục tiêu của Hà Tĩnh trận này là 1 điểm, và để hoàn thành được nhiệm vụ này không phải dễ dàng với đoàn quân của huấn luyện viên Nguyễn Thành Công.
“Thi đấu trên sân nhà của Hải Phòng chưa bao giờ là dễ nhưng chúng tôi sẽ quyết tâm giành ít nhất 1 điểm. Hà Tĩnh vẫn sẽ triển khai lối đá phòng ngự chắc chắn nhưng cũng sẵn sàng chơi sòng phẳng với Hải Phòng”, huấn luyện viên Thành Công nói.
Về phía chủ nhà, Hải Phòng đang có 5 điểm với 1 thắng, 2 hòa. Đây là sự khởi đầu tốt với đội bóng đất Cảng nếu nhìn vào lực lượng của đội Á quân V-League.
Có gần 10 trụ cột của Hải Phòng chia tay đội bóng sau mùa giải 2022. Tuy nhiên, tài cầm quân của huấn luyện viên Chu Đình Nghiêm đang giúp đội chủ sân Lạch Tray vẫn duy trì được sự ổn định trong lối chơi.
Gặp đối thủ không mạnh là Hà Tĩnh, Hải Phòng hướng tới mục tiêu giành trọn 3 điểm trên sân nhà. Ở trận đấu còn lại, Đà Nẵng với 1 điểm sau 3 trận đấu đang rất khát thắng. Dù vậy, đoàn quân của huấn luyện viên Phan Thanh Hùng không dễ đánh bại được TopenLand Bình Định đang vào "phom" và có lực lượng tốt hơn. (Vov.vn 18/02)
Sáng 17/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND TP. Hải Phòng tổ chức hội nghị toàn quốc hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) các cấp năm 2023. Đồng chỉ Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương - Tổ trưởng tổ công tác Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM dự và chỉ đạo hội nghị.
Cùng dự có đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối NTM các tỉnh, thành phố.
Hội nghị toàn quốc hệ thống Văn phòng Điều phối NTM các cấp năm 2023 là hoạt động cần thiết, ý nghĩa, đánh giá kết quả triển khai xây dựng NTM của hệ thống Văn phòng Điều phối NTM các cấp; xác định và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, giải quyết một số vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở các tỉnh, thành phố.
Phát biểu chào mừng tại hội nghị, đồng chí Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy nêu, triển khai Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội 16 Đảng bộ thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và ưu tiên nguồn lực. Đến nay, 5/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 137/137 xã đạt chuẩn NTM, trong đó 42 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 22 xã hoàn thành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu. Kết quả của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM thực sự làm “thay da đổi thịt” khu vực nông thôn của thành phố; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nâng cao rõ rệt, qua đó khẳng định chủ trương xây dựng NTM là chủ trương của ý Đảng, lòng dân.
Những kết quả, thành tựu xây dựng NTM có vai trò chủ trì, điều phối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng hệ thống Văn phòng Điều phối NTM các cấp. Đồng chí Bí thư Thành ủy khẳng định, hội nghị là cơ hội để Hải Phòng cùng các địa phương trao đổi những kinh nghiệm, cách làm hay, hiệu quả cao; là dịp để thành phố đánh giá lại công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM, đề ra giải pháp để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM đã đề ra.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá: Hải Phòng là địa phương năng động, đổi mới sáng tạo trong xây dựng NTM. Hội nghị tổ chức ở Hải Phòng với mong muốn lan tỏa tinh thần này tới các địa phương có cách tiếp cận mới hơn, quyết liệt hơn trong xây dựng NTM. Trong những năm gần đây, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống Văn phòng Điều phối NTM các cấp làm tốt vai trò tham mưu, đề xuất triển khai các chương trình, kế hoạch xây dựng NTM.
Cùng với xây dựng NTM, các tỉnh, thành phố đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, bảo tồn các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống. Người dân cảm nhận rõ nét những đổi thay của việc xây dựng chương trình NTM, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên. Tuy nhiên, trước những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, để đạt kết quả cao nhất, người dân phải thực sự là chủ thể trong xây dựng NTM. Xây dựng NTM phải tạo nên sức sống mới, trở thành khát vọng, đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân, gắn với xây dựng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
Do đó, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cần tập trung nâng cao các tiêu chí như môi trường, cung cấp nước sạch, tăng thu nhập, xây dựng mô hình phát triển kinh tế... Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cũng giao Văn phòng Điều phối NTM Trung ương tổng hợp đầy đủ các ý kiến, trả lời và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các địa phương nêu tại hội nghị; đồng thời tổng kết, nhân rộng những mô hình, cách làm hay.
Năm 2022, thực hiện chỉ đạo, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Điều phối NTM các cấp làm tốt công tác tham mưu, thành lập Tổ công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và kiện toàn bộ máy tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo chương trình ở các cấp; chủ động tham mưu Ban Chỉ đạo, UBND cấp tỉnh phê duyệt đề án, kế hoạch, triển khai 4 chương trình chuyên đề hỗ trợ thực hiện xây dựng NTM.
Kết quả, cả nước có 6.001/8.211 xã (chiếm tỷ lệ 73,08%) đạt chuẩn NTM, trong đó 958 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 113 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã. Có 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (chiếm tỷ lệ 39,6%); 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có TP. Hải Phòng.
Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, với hơn 8.800 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Tính đến hết năm 2022, cả nước huy động được khoảng 621.324 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình, tăng 1,3 lần so với năm 2021, trong đó, vốn ngân sách Nhà nước khoảng 77.397,8 tỷ đồng.
Hội nghị ghi nhận nhiều ý kiến tham luận của một số bộ, ngành, địa phương chia sẻ những kết quả, cách làm sáng tạo, hiệu quả cao, cũng như nêu lên nhiều vướng mắc do hệ thống văn bản pháp lý, hướng dẫn thực hiện Chương trình ở cấp Trung ương chậm ban hành; những khó khăn trong thực hiện, duy trì kết quả tiêu chí sau đạt chuẩn, nhất là tiêu chí môi trường, thu nhập, an ninh trật tự xã hội. (Baohaiphong.com.vn 18/02, Đỗ Oanh)
Chiều 17/2, tại huyện An Lão, Cụm thi đua các huyện tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và ký kết giao ước thi đua năm 2023. Tới dự có đồng chí Lê Anh Quân - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng thi đua – khen thưởng thành phố.
Trong năm 2022 vừa qua, các đơn vị trong Cụm thi đua đã vượt qua mọi khó khăn, thác thức, chủ động triển khai các chương trình, kế hoạch, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
Từng đơn vị trong Cụm đã bám sát nhiệm vụ chính trị, phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng và vận động quần chúng, đạt kết quả tích cực.
Các phong trào thi đua được phát động, triển khai và tổ chức thực hiện với nhiều cách làm sáng tạo, gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và các Nghị quyết TW4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Công tác ban hành văn bản quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng của các huyện đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Việc phát hiện, xây dựng và nhân rộng các điển hình, mô hình tiêu biểu được quan tâm đã phát huy hiệu quả, đóng góp quan trọng vào thành tích chung của thành phố.
Tại Hội nghị, Cụm thi đua các huyện đã bình xét thi đua, bình chọn Huyện An Lão là đơn vị đứng đầu Cụm thi đua các huyện năm 2022, đề nghị Chính phủ tặng Cờ thi đua; đề nghị khen thưởng huyện Thuỷ Nguyên và huyện Tiên Lãng là Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Hội nghị cũng chứng kiến bàn giao cương vị đơn vị Cụm trưởng giữa huyện An Lão và huyện Vĩnh Bảo, đồng thời chứng kiến ký giao ước thi đua, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đề ra năm 2023. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Lê Anh Quân đánh giá cao thành tích đạt được của các địa phương trong Cụm thi đua các huyện thời gian qua.
Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí đề nghị các địa phương tập trung cao triển khai thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm đã được Hội nghị thông qua, gắn với tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành xuất sắc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương năm 2023, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới – nông thôn mới kiểu mẫu.
Đồng chí Lê Anh Quân cũng lưu ý, Cụm thi đua các huyện cần tiếp tục đổi mới việc đánh giá thi đua và công tác khen thưởng đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng thành tích, đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật, quan tâm các phong trào thi đua, khen thưởng, góp phần thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. (Anhp.vn 18/02, LMT)
Sáng 18/2, Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản thành phố tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2022-2027. Dự đại hội có các đồng chí: Bùi Đức Quang, Phó chủ tịch HĐND thành phố; Hoàng Minh Cường, Phó chủ tịch UBND thành phố; đại diện Đại sứ quán Nhật Bản; lãnh đạo Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố; các sở, ngành, đơn vị liên quan…
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hoàng Minh Cường, Phó chủ tịch UBND thành phố biểu dương và ghi nhận những kết quả nổi bật mà Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản thành phố đạt được trong công tác phát triển mối quan hệ giữa thành phố với các đối tác, địa phương của Nhật Bản. Trong nhiệm kỳ mới, đồng chí Hoàng Minh Cường đề nghị Hội tiếp tục phát huy kết quả đạt được, chủ động linh hoạt, sáng tạo trong công tác đối ngoại nhân dân; không ngừng đổi mới nội dung, hình thức trong lĩnh vực thông tin đối ngoại; tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành phố về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; thúc đẩy các hoạt động hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Hải Phòng với các đối tác Nhật Bản. Thành phố sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để Hội hoạt động góp phần củng cố, phát triển quan hệ hợp tác giữa Hải Phòng và các địa phương, đối tác của Nhật Bản…
Nhiệm kỳ 2022-2027, Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản thành phố tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức và nội dung hoạt động; xây dựng, kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh phát triển hội viên. Cùng với đó, Hội đẩy mạnh kết nối giữa các doanh nghiệp, tổ chức của Nhật Bản xúc tiến đầu tư, tham gia các dự án hợp tác thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số tại Hải Phòng; hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp Nhật Bản xúc tiến thương mại; chủ động nắm bắt khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại thành phố để tham mưu các cơ quan chức năng tháo gỡ; đẩy mạnh hợp tác văn hoá, giáo dục, khoa học...
Đại hội bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022-2027 gồm 27 đồng chí. Đồng chí Lê Quốc Tiến, Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND thành phố được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản thành phố nhiệm kỳ 2022-2027.
Dịp này, UBND thành phố tặng Hội bức trướng với nội dung “Đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và phát triển”; 3 cá nhân được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố do có thành tích xuất sắc trong hoạt động. (Baohaiphong.com.vn 18/02, Bùi Hạnh)
UBND TP vừa ban hành các Quyết định thành lập mới các Cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện An Lão, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo. Đây là động thái nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển các Cụm công nghiệp (CCN) đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố, nằm trong chiến lược phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2025.
Theo đó, CCN An Thọ (xã An Thọ, huyện An Lão), CCN Quang Phục (xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng), CCN Dũng Tiến – Giang Biên (Vĩnh Bảo) đều có quy mô phát triển trên diện tích gần 50 ha, với tổng mức đầu tư mỗi CCN gần 500 tỷ đồng.
Các CCN mới đều định hướng thu hút các dự án công nghiệp chế tạo, nhất là ngành cơ khí, đóng tàu và công nghiệp phụ trợ liên quan, dự kiến sẽ hoàn thành thi công hạ tầng vào cuối năm 2025.
Nhìn lại thời gian, trên địa bàn Hải Phòng ngoài mô hình Khu kinh tế, Khu công nghiệp, còn có các mô hình Cụm công nghiệp, Điểm công nghiệp trải khắp các quận huyện, ngoại trừ huyện đảo Bạch Long Vỹ được hình thành khá sớm.
Có thể nói, đây chính là bước sáng tạo của công nghiệp Hải Phòng, trong việc tạo sân chơi cho mọi dạng hình doanh nghiệp, tranh thủ nguồn lực đầu tư trong mọi hoàn cảnh để phát triển. Cụ thể, đến nay trên địa bàn thành phố đã có gần 20 CCN đã hoạt động, đang triển khai xây dựng hoặc đã có quyết định thành lập.
Các CCN đã góp phần quan trọng vào thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của thành phố thời gian qua như tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp, tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm…
Theo một số liệu báo cáo, hoạt động sản xuất kinh doanh trong các CCN đã đóng góp khoảng ¼ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố, góp phần tạo thêm năng lực sản xuất mới của nhiều ngành kinh tế then chốt.
Rõ ràng việc hình thành và phát triển các CCN là bước đi tất yếu, là sự vận dụng sáng tạo của thành phố, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong giai đoạn phát triển cởi mở.
Tuy nhiên, bên cạnh đó việc triển khai, vận hành, quản lý các CCN cũng bộc lộ không ít bất cập. Trong một cuộc họp liên quan dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng mới đây, đánh giá cho thấy việc triển khai các CCN đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, tiến độ rất chậm.
Phản ánh từ lãnh đạo các ngành, địa phương liên quan đều nêu những vướng mắc chủ yếu là công tác giải phóng mặt băng, cùng những thủ tục liên quan tới quy hoạch chung phát triển thành phố và điều chỉnh quy hoạch cục bộ.
Mặt khác, như đã nói ở trên, mô hình CCN Hải Phòng hình thành khá sớm, có quy mô nhỏ hơn dạng hình khu công nghiệp. Ưu điểm của CCN là tính tự chủ cao của các doanh nghiệp, vốn đầu tư đa hình thức, nhưng lại vấp phải nhược điểm trong quản lý môi trường, thiếu tập trung trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Cũng theo đánh giá các mặt hoạt động của mô hình CCN, tại một số hội nghị về phát triển công nghiệp, nhiều ý kiến đã chỉ rõ những bất cập phát sinh. Như việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu tập trung đồng bộ, quy hoạch hời hợt hoặc chưa tương xứng với quy hoạch phát triển đô thị và hạ tầng xã hội.
Ở một khía cạnh khác, việc hình thành các CCN một phần xuất nguồn từ nhu cầu cấp thiết về mặt bằng của các doanh nghiệp, hoặc nhu cầu phát triển mang tính cục bộ địa phương, tính tự phát cao hơn quy hoạch tổng thể.
Không ít dự án CCN do quy hoạch yếu dẫn đến tình trạng thu hồi đất lẻ tẻ, kéo dài, gây tâm lý bất ổn ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Trong khi những công trình giao thông dân sinh bị tận dụng, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển công nghiệp, nhanh chóng bị xuống cấp hoặc hư hỏng.
Trong hoàn cảnh sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước, việc giám sát của các tổ chức chính trị đoàn thể đối với việc thực hiện trách nhiệm ngân sách, trách nhiệm xã hội, tranh chấp lao động và cải thiện đời sống tinh thần của người lao động tại khu vực này cũng thiếu được quan tâm đúng với thực tế.
Một vấn đề khác cũng hết sức đáng quan tâm là môi trường tại các CCN. Thực tế cho thấy, một số CCN chỉ chăm lo đến thu hút đầu tư và phát triển hoạt động chứ chưa quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường. Bởi vậy việc vi phạm tiêu chuẩn môi trường và các cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường đã trở lên phổ biến.
Trong các CCN đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cũng chỉ có một số được đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Có thể nói trong một thời gian khá dài, tình trạng này xảy ra ở hầu hết các CCN trên địa bàn, tạo bất ổn trong định hướng phát triển bền vững, một mục tiêu quan trọng mà thành phố đang nỗ lực theo đuổi.
Một trong những điều kiện đối với CCN được hiểu là: “có ranh giới địa lý xác định, nằm cách biệt với khu dân cư…”, nhưng cũng ít CCN ở Hải Phòng đáp ứng được tiêu chí này. Bởi lẽ tiếp cận từ thực tiễn, một số không nhỏ các CCN mang đậm tính sáng tạo của địa phương, thậm chí chỉ mang tên gọi là CCN khi các cơ sở sản xuất đã hình thành, được “quy” lại để hợp thức hoá.
Vấn đề là, ban đầu tưởng như CCN ở xa dân cư, nhưng làn sóng “công nghiệp về đầu ta về đó” đã là lẽ tự nhiên, nên chỉ trong thời gian ngắn cùng với việc “lấp đầy” các CCN, thì các khu vực dân cư phụ cận cũng nhanh chóng được hình thành, từ nguồn lao động sản xuất tại các CCN và lao động dịch vụ liên quan.
Đây cũng là nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh những vấn đề phức tạp trong quá trình hoạt động, nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai, ô nhiễm môi trường, tranh chấp lao động… tại một số CCN. Bên cạnh đó, những CCN được triển khai thành lập một cách bài bản, qua quá trình hoạt động cũng phát sinh bất cập.
Đơn cử như CCN Vĩnh Niệm, một trong những mô hình tiên phong của thành phố, hiện cũng đang lọt thỏm giữa trung tâm do thời gian đã biến khu vực hoang vắng một thời phía Nam quận Lê Chân trở thành khu vực phát triển năng động.
Hơn nữa, đây cũng là một bài học kinh nghiệm về tầm nhìn và phát triển bền vững. Chưa kể, cũng theo đề xuất, một số CCN sẽ được điều chỉnh quy mô diện tích, nếu quá trình thực hiện không làm tốt công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, cũng rất dễ phát sinh hệ lụy.
Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua thành phố đã có những thay đổi mạnh mẽ về mô hình phát triển, việc phát triển các CCN cũng cũng đang được nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu mới.
Đây là việc cấp thiết để hoàn thiện hóa một mô hình đang đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của thành phố, trên cơ sở đúc rút những bài học thành công và chưa thành công trong quá trình hàng chục năm hình thành và hoạt động. (Anhp.vn 18/02, Lê Minh Thắng)
Chiều 17/2, Chi nhánh cảng Tân Vũ (Công ty CP Cảng Hải Phòng) tổ chức lễ đón chứng nhận “Zero accident target in RORO service in year 2022 – Khai thác dịch vụ RORO an toàn năm 2022” do hãng tàu NYK trao tặng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Chi nhánh cảng Tân Vũ vinh dự đón nhận chứng nhận này. Trước đó, năm 2022, chi nhánh đón và khai thác an toàn 52 chuyến tàu RORO với số lượng xe ô tô kỷ lục lên đến hơn 70.000 xe.
Chuyến tàu RORO vận chuyển ô tô chuyên dụng đầu tiên cập Cảng Tân Vũ bắt đầu từ tháng 10/2016, là dấu mốc quan trọng trong mục tiêu đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của Cảng Hải Phòng, đồng thời mở ra tiền đề và cơ hội cho các cảng ở Hải Phòng tiếp nhận và luân chuyển các loại hàng hoá có giá trị cao, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa qua khu vực Hải Phòng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và các tỉnh phía Bắc.
Trong những năm qua, với nỗ lực không ngừng, liên tục học hỏi để nâng cao chất lượng dịch vụ, cùng với sự phối hợp hiệu quả của hãng tàu và Công ty Toyota Việt Nam trong công tác đào tạo, Cảng Hải Phòng chủ động xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp; hoàn thiện quy trình khai thác ô tô từ tàu RORO chuẩn và tổ chức đội ngũ cán bộ, nhân viên vận hành phương tiện và tham gia dây chuyền phục vụ khai thác tàu RORO chuyên nghiệp, bài bản. Từ 2-3 chuyến một tháng trong thời gian đầu, đến nay mỗi tháng Chi nhánh cảng Tân Vũ đón và khai thác từ 4-5 chuyến tàu RORO với số lượng ô tô vận chuyển ngày càng tăng, đạt gần 6.000 xe. Tính đến hết năm 2022, số lượt tàu RORO cập Cảng Tân Vũ;đạt 234 chuyến với lượng xe ô tô vận chuyển đạt tới 286.484 xe.
Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Hải Phòng Nguyễn Tường Anh cam kết trong thời gian tới, Cảng sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp hiệu quả để nâng cao năng lực khai thác và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng; bao gồm: đầu tư mở rộng, quy hoạch bến bãi hợp lý để nâng cao năng lực xếp chứa, tăng cường khả năng tiếp nhận; đào tạo và kiện toàn đội ngũ, chuẩn hóa các quy trình khai thác qua đó bảo đảm an toàn cho hàng hóa và rút ngắn thời gian giao nhận. (Baohaiphong.com.vn 18/02, Mai Lâm)
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng mới có văn bản yêu cầu Sở TN&MT, UBND quận Lê Chân có biện pháp xử lý dứt điểm các vi phạm về quản lý đất đai, môi trường, xây dựng đối với Trung tâm tiệc cưới W. Jardin. (Daidoanket.vn 17/02, Hải Dương; Congdankhuyenhoc.vn 18/02)
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hải Phòng vừa có thông báo số 19/TB-KHĐT mời thầu các nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy. (Baodautu.vn 17/02, Thanh Sơn)
Liên hoan Truyền hình toàn quốc là hoạt động truyền thống do Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì tổ chức. Năm 2023, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng là đơn vị đăng cai tổ chức Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41. (Pháp luật và Xã hội 18/02, tr15)
Ngành thuế đang thí điểm triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền tới các cơ sở kinh doanh trong nhóm trên tại Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh để rút kinh nghiệm trước khi mở rộng ra toàn quốc. (Vtv.vn 19/02; Kênh VTV1 – Thời sự 19h16 ngày 19/02)
Do ảnh hưởng thị trường thế giới, nhiều doanh nghiệp tại Hải Phòng tiếp tục đối diện với tình trạng thiếu đơn hàng để duy trì sản xuất, buộc phải giãn hoãn việc làm, cắt giảm lao động. Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng đã ban hành hướng dẫn về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. (Congdoan.vn 19/02, Mai Dung)
Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị thống nhất các nội dung triển khai bán hàng phúc lợi cho đoàn viên, người lao động tại các khu công nghiệp. Trước đó, thành phố cũng tiến hành chạy thử nghiệm App Hướng Công - Công đoàn Hải Phòng trên điện thoại thông minh. (Laodongcongdoan.vn 17/02, Hồng Nhung)
Hiệp hội Du lịch Hải Phòng tổ chức cuộc thi Đầu Bếp Vàng năm 2023 tại Trung tâm sự kiện Hải Đăng Plaza. Đây là sự kiện hướng tới chào mừng Đại hội Hiệp hội Du lịch Hải Phòng khóa IV nhiệm kỳ 2022 - 2027. (Thuonghieucongluan.com.vn 19/02, Lương Huệ)./.