Thông tin phòng chống dịch COVID-19 đến 7h ngày 25/5/2021

I. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 thế giới:  

167.954.797 ca mắc, 3.486.153 ca tử vong, trên 219 quốc gia, lãnh thổ.

Danh sách 3 quốc gia có số ca mắc, tử vong nhiều nhất:

- Mỹ: 33.915.936 người mắc604.322 người tử vong.

- Ấn Độ: 26.947.946 người mắc; 307.249 người tử vong.

- Brazil: 16.121.136 người mắc; 450.026 người tử vong.

1.  Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 374.688 trường hợp mắc COVID-19 và 6.960 ca tử vong. có tới 104 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 95 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

2. Trong 24 giờ qua, 9/11 nước ASEAN ghi nhận ghi nhận thêm 18.397 ca mắc bệnh COVID-19 mới. tử vong 332 ca. Tổng số ca mắc bệnh tăng lên 3.819.367 ca. tổng số ca tử vong tăng lên trên 76.040 người.

Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên.

Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao, trong ngày 24/5 ghi nhận thêm trên 2.710 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong tăng mạnh là 31 người.

Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có 556 bệnh nhân mới và 3 ca tử vong trong ngày 24/5.

3. Tình hình dịch COVID-19 có xu hướng cải thiện ở Ukraine khi ngày 24/5 quốc gia này ghi nhận 1.334 ca mắc mới, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020.  

4. Kỳ họp trực tuyến năm 2021 của Đại hội đồng y tế thế giới WHA từ ngày 24/5 đến 1/6 có chủ đề “Chấm dứt đại dịch và ngăn chặn đại dịch trong tương lai: Cùng nhau xây dựng một thế giới khỏe mạnh, an toàn và công bằng hơn”. Nam Phi và Ấn Độ, với sự ủng hộ của khoảng 100 quốc gia khác, đã kêu gọi việc miễn trừ Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) đối với vaccine ngừa COVID-19 từ tháng 10 năm ngoái.

Phát biểu tại kỳ họp diễn ra theo hình thức trực tuyến của Đại hội đồng y tế thế giới (WHA) lần thứ 74, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa khẳng định việc tăng cường sản xuất vaccine cần được tiến hành ngay lập tức, kể cả ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình, nếu thế giới muốn chấm dứt đại dịch này.

Ông cũng nhấn mạnh bên cạnh đó, tất cả các quốc gia cần hưởng ứng lời kêu gọi từ bỏ hạn chế quyền sở hữu trí tuệ như một cơ chế thúc đẩy tiếp cận vaccine bình đẳng và nhanh chóng. Tổng thống Nam Phi nêu rõ người dân ở các quốc gia giàu có đã  tiêm vaccine trong khi hàng tỷ người ở các quốc gia nghèo đói vẫn đang phải chờ đợi và buộc phải chấp nhận tình cảnh dễ bị lây nhiễm, thậm chí có nguy cơ tử vong.

5. Ngày 24/5, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi nỗ lực toàn cầu để bảo đảm sự công bằng trong việc tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19.

Phát biểu tại kỳ họp thường niên của các nước thành viên WHO, ông Tedros kêu gọi các nước đóng góp vaccine ngừa COVID-19 cho chương trình COVAX để có đủ vaccine tiêm cho 10% dân số của tất cả các nước trước cuối tháng 9 và đạt 30% dân số của tất cả các nước vào cuối năm nay. Ngoài việc kêu gọi chia sẻ vaccine, ông Tedros cũng bày tỏ sự biết ơn đối với khoảng 115.000 nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe đã tử vong kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu nổ ra. Ông cho biết gần 18 tháng qua, các nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe khắp thế giới đã đứng ở ranh giới giữa sự sống và cái chết và họ đã cứu vô số mạng sống và chiến đấu vì những người khác".

Ông cũng cảnh báo nếu virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó vẫn còn lây lan ở nhiều nơi khác, thì không một quốc gia nào nên cho rằng họ đã "thoát khỏi nguy hiểm" dù tỉ lệ tiêm chủng là bao nhiêu đi nữa. 

6. Ngày 24/5, Malta, quốc gia đang dẫn đầu Liên minh châu Âu (EU) về tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, thông báo đạt được mục tiêu tiêm phòng ít nhất một mũi vaccine cho 70% người trưởng thành.

7. Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC, ngân hàng Trung ương) ngày 24/5 đã kêu gọi khách hàng và các nhà bán lẻ sử dụng ví điện tử và ứng dụng để giúp ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID- 19.

8. Nhật Bản đã chính thức triển khai hai trung tâm tiêm phòng vaccine COVID-19 quy mô lớn tại thủ đô Tokyo và thành phố Osaka kể từ ngày 24/5. Trong giai đoạn đầu, đối tượng ưu tiên tiêm chủng là người cao tuổi sinh sống tại 23 quận thuộc Tokyo và thành phố Osaka. Kể từ ngày 31/5, trung tâm tiêm chủng tại Tokyo tiếp nhận các đối tượng sinh sống tại ba tỉnh lân cận là Saitama, Kanagawa, Chiba, trung tâm tiêm chủng tại Osaka tiếp nhận thêm đối tượng tiêm chủng từ Kyoto và Hyogo.

Nhật Bản hy vọng các trung tâm tiêm chủng mới thành lập có thể tiêm cho 10.000 người/ngày ở Tokyo và 5.000 người/ngày ở Osaka, qua đó giúp đáp ứng mục tiêu đến cuối tháng 7 hoàn tất tiêm phòng cho những người trên 65 tuổi.

Trong khi đó, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) sẽ tiêm vaccine cho 20.000 người có kế hoạch tranh tài hoặc phục vụ trong Olympic Tokyo vào mùa Hè này nhằm đảm bảo sự kiện thể thao này diễn ra an toàn giữa đại dịch COVID-19.

II. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 Việt Nam: 

Tính từ 18h ngày 24/5 đến 6h ngày 25/5 có 57 ca mắc mới (BN5405-5461):

- 0 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

- 57 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (45), Bắc Ninh (02), Hà Nội (04), Lạng Sơn (04) và Hà Nam (02). b. Tính đến 6h ngày 25/5:

- Việt Nam có tổng cộng 3.975 ca ghi nhận trong nước và 1.486 ca nhập cảnh.

- Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 2.405 ca.

- Có 6 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

1.  Ngày 24/5/2021, trước tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn Thành phố đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội ra công điện khẩn số 11/CĐ-UBND về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó: từ 12h00 ngày 25/5/2021, tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới của Thành phố, cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.

2. Chiều 24/5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ phòng chống dịch COVID-19 của Hà Nội đã chủ trì phiên họp trực tuyến thứ 113 với các quận, huyện. Lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu người dân trở về Hà Nội (từ bất kỳ địa phương nào) trong khoảng thời gian từ 10/5 đến 24/5 phải khai báo y tế online trước ngày 25/5. Sau ngày 25/5, tất cả người dân về TP phải khai báo y tế trong 24 giờ.

Yêu cầu cơ quan hành chính các cấp, các công ty, tổ chức, tổ chức hội họp phải đảm bảo khoảng cách 2m, không quá 50% chỗ ngồi; họp trực tuyến; phòng họp phải thông thoáng; hạn chế sử dụng điều hòa trung tâm, vệ sinh khử khuẩn thường xuyên; các đơn vị cũng có biển cần hạn chế tiếp khách.

3. Đêm 24/5/2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam đã công bố 2 bệnh nhân COVID-19. 2 bệnh nhân này được ghi nhận tại điểm dịch xã Công Lý, huyện Lý Nhân. Bệnh nhân đã được cách ly tập trung tại huyện Lý Nhân từ ngày 16/5/2021, khi BN 4220 và BN 4221 có kết quả xét nghiệm dương tính.

Đây là ca bệnh thứ 35 và 36 của Hà Nam, sau 7 ngày không ghi nhận ca bệnh mới. Và là bệnh nhân thứ 15 và 16 liên quan đến điểm dịch thôn Phú Đa, xã Công Lý, huyện Lý Nhân.

4. Ngày 24/5, Cơ quan cảnh sát điều tra (Công an thành phố Hải Dương) đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Đào Duy Tùng, (sinh năm 1989, trú tại số 42, phố Hàm Nghi, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương) về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” quy định tại khoản 1, Điều 240 -  Bộ luật Hình sự. Cuối tháng 3/2021, Đào Duy Tùng xuất cảnh trái phép từ Việt Nam sang Lào. Đến ngày 22/4, Tùng nhập cảnh trái phép về Việt Nam và lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ ở thành phố Hải Phòng, sau đó quay về Hải Dương được hát hiện nhiễm SARS-CoV-2. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, từ ngày 1/5 đến ngày 24/5, Hải Dương ghi nhận 40 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó nhiều trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan đến Đào Duy Tùng.

III.  Thông tin phòng chống dịch COVID-19 tại Hải Phòng:

- Tổng số ca mắc: 08 ca; số khỏi bệnh, xuất viện: 06 ca. BN3210, BN4380 đang theo dõi tại BV Việt Tiệp cơ sở 2.

- Số ca nhiễm mới đến 6h ngày 25/5/2021: 0 ca

- Thực hiện cách ly y tế:

+ Số đang cách ly tập trung: 429 người

+ Số đang cách ly tại khách sạn: 422 người

+ Số đang cách ly tại nhà: 3.609 người

* Các hoạt động phòng chống dịch tại Hải Phòng:

1. Ban Chỉ đạo hè UBND thành phố vừa ban hành Kế hoạch hoạt động hè năm 2021 với chủ đề : “Vui hè an toàn - Đánh tan COVID”. Thời gian từ ngày 1/6 - 31/8/2021 trên địa bàn toàn thành phố Hải Phòng. 

Hoạt động hè năm 2021 được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác giáo dục, chăm sóc, quản lý thanh thiếu nhi; đặc biệt nhấn mạnh vai trò quản lý của gia đình đối với thiếu nhi trong dịp hè. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần tự giác của thanh thiếu nhi thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn dân cư bằng các mô hình, hoạt động cụ thể, tạo môi trưòng an toàn, lành mạnh đế thanh thiếu nhi rèn luyện kỹ năng, phát huy khả năng sáng tạo, bồi dưỡng năng khiếu, kỹ năng sống, khơi dậy ý thức tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng trong thanh thiếu nhi. Huy động các nguồn lực của toàn xã hội để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

2. Liên quan đến ca bệnh mã số 3210 (BN3210) ghi nhận tại thành phố Hải Phòng: Bệnh nhân nam, 54 tuổi, địa chỉ tại Khu 6 (Lộc Trù), xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng; chăm sóc bệnh nhân điều trị tại BV K3 Tân Triều, Hà Nội. Kết quả xét nghiệm ngày 07/5/2021 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Việt Tiệp cơ sở 2. Đến hết ngày 24/5/2021, ngành Y tế đã quản lý:

+ Tổng số F1: 77 người, kết quả xét nghiệm đều âm tính với SARS-CoV-2.

+ Tổng số F2: 690 người, kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. 

+ Các mẫu xét nghiệm liên quan: 1552 mẫu của nhân viên y tế, 1703 mẫu của bệnh nhân của Bệnh viện Việt Tiệp âm tính.

3. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc, trong ngày 24/5, tại 6 cơ sở y tế trên địa bàn thành phố đã lấy, tiếp nhận mới 728 mẫu sàng lọc; kết quả âm tính 2001 mẫu, chờ kết quả 759 mẫu, cụ thể:

- Trung tâm y tế dự phòng thành phố nhận 133 mẫu; 0 mẫu ca nghi dương tính; 0 mẫu sàng lọc dương tính; 91 mẫu âm tính, 94 mẫu chờ kết quả.

- Bệnh viện ĐK Quốc tế Hải Phòng nhận 187 mẫu; 1442 mẫu âm tính, 375 mẫu chờ kết quả.

- Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp nhận 179 mẫu; 183 mẫu âm tính, 175 mẫu chờ kết quả.

- Trường Đại học Y Dược Hải Phòng nhận 130 mẫu; 116 mẫu âm tính, 51 mẫu chờ kết quả.

- Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hải Phòng nhận 40 mẫu, 110 mẫu âm tính, 5 mẫu chờ kết quả.

- Bệnh viện Kiến An nhận 59 mẫu, 59 mẫu âm tính, 59 mẫu chờ kết quả.

4. Các quận huyện, xã phường tiếp tục điều tra, cách ly y tế các trường hợp tiếp xúc với người bệnh (F1, F2), các ca bệnh nghi ngờ, người về từ vùng dịch, hoặc có đi qua địa điểm theo các Thông báo của Bộ Y tế, Sở Y tế.

5. Duy trì hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương, tại các cơ quan đơn vị... hoạt động truyền thông trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh, truyền thông tại cộng đồng về cài đặt Bluezone, Khai báo y tế bằng QR Code, sử dụng Bản đồ thông tin dịch tễ COVID-19 qua covidmaps.haiphong.gov.vn.

Tổ thông tin báo cáo P/C COVID-19 Sở Y tế Hải Phòng (tổng hợp)

 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn