Thông tin phòng chống dịch COVID-19 đến 7h ngày 22/9/2020

I. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 thế giới:

31.454.765 người mắc, 968.281 người tử vong, trên 215 quốc gia, lãnh thổ.

Danh sách 5 quốc gia có số ca mắc, tử vong nhiều nhất:

- Hoa Kỳ: 7.042.385 người mắc; 204.413 người tử vong.

- Ấn Độ: 5.560.105 người mắc; 88.965 người tử vong.

- Brazil: 4.558.068 người mắc; 137.272 người tử vong.

- Nga: 1.109.595 người mắc; 19.489 người tử vong.

- Colombia: 770.435 người mắc; 24.397 người tử vong.

1. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 208.637 trường hợp mắc bệnh COVID-19 và 3.366 ca tử vong. Các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (88.965 ca), Mỹ (32.373 ca) và Brazil (13.439 ca); số ca tử vong cao nhất Ấn Độ (với 1.056 ca), Brazil (377 ca), Mỹ (280 ca) và Mexico (235 ca) ghi nhận. Ấn Độ đang nổi lên thành tâm dịch mới của thế giới. Có tới 130 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 83 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua giảm nhẹ.  

2. Giới chuyên gia cảnh báo Vương quốc Anh đang ở “thời điểm nguy cấp” trong cuộc chiến với dịch bệnh, có thể chứng kiến tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gia tăng theo cấp số nhân trong những tuần tới nếu không hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn đà lây lan nhanh trong làn sóng thứ 2 của đại dịch.

Với trên 41.000 ca tử vong, Anh hiện là nước có số người tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Âu và đứng thứ 5 trên thế giới. Tuy nhiên, hiện số ca nhiễm mới ở nước này đang tăng với tốc độ ít nhất 6.000 người/ngày, cứ sau 8 ngày, số bệnh nhân nhập viện lại tăng gấp đôi, và hệ thống xét nghiệm đang quá tải.

Các chuyên gia cảnh báo khoảng thời gian 6 tháng tới sẽ rất khó khăn vì virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 – giống các loại viêm nhiễm đường hô hấp khác – sẽ hoạt động mạnh hơn trong thời tiết lạnh, trong khi đó các nghiên cứu hiện tại cho thấy mới chỉ có khoảng 8% dân số Anh đã có kháng thể với virus.

3. Ngày 21/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 8.349 ca mắc bệnh COVID-19, 145 trường hợp  tử vong. Có 3 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Myanmar. Indonesia vẫn là nước dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch.

Philippines hiện có tổng số ca mắc bệnh cao nhất trong số các nước thành viên hiệp hội. Số ca bệnh phát sinh trong ngày tại ASEAN tăng nhẹ trong vòng 1 ngày qua.

Indonesia hiện là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN hiện nay, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh mới và số ca tử vong mới cao nhất khu vực. Philippines số ca tử vong bất ngờ giảm mạnh trong 24 giờ qua.

4. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt quy trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III đối với các loại thuốc thảo dược châu Phi như một phương pháp điều trị tiềm năng cho Covid-19. Các chuyên gia từ ủy ban khu vực về y học cổ truyền Covid-19 do WHO thành lập đã đặt ra vấn đề sử dụng các loại thuốc truyền thống để chống lại sự lây nhiễm của virus corona mới, sau khi Tổng thống Madagascar Andri Radzuelina đề nghị thử nghiệm một loại đồ uống truyền thống từ cây ngải cứu đã được chứng minh có hiệu quả chống lại bệnh sốt rét. Hiện nay, đồ uống này được sử dụng rộng rãi ở Madagascar, cũng như ở một số quốc gia châu Phi khác với tên gọi Covid-Organics hoặc CVO.

II. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 Việt Nam: 

Bệnh đã xuất hiện bệnh tại 41 tỉnh thành: tổng số 1068 ca (Đến 6h, 22/9/2020 không ghi nhận ca mắc mới). Đã 20 ngày, chưa ghi nhận ca mắc mới tại cộng đồng.  

(từ 25/7/2020 đến nay có 551 ca bệnh phát hiện liên quan đến Đà Nẵng, lây lan ra 15 tỉnh thành phố).  Trong ngày có 5 ca được công bố khỏi bệnh.

377 ca nhiễm khi nhập cảnh được cách ly; 691 ca lây nhiễm trong cộng đồng.   

Tổng số: 947 người khỏi bệnh; 86 người đang điều trị; Tử vong 35 người;

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 23.725, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 384

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 14.808

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 8.533

1. Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 4995/BYT-DP về việc hướng dẫn tạm thời giám sát người nhập cảnh vào Việt Nam. 

Nhóm này bao gồm người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, quản lý doanh nghiệp, các đối tượng theo thỏa thuận hợp tác cùng thân nhân; học sinh, sinh viên quốc tế; thân nhân người nước ngoài của công dân Việt Nam, từ các quốc gia đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

- Trước khi nhập cảnh: cần đăng ký cơ sở cách ly tập trung kèm theo lịch trình làm việc cụ thể tại Việt Nam. Người nhập cảnh chuẩn bị giấy xác nhận (có ngôn ngữ tiếng Anh) âm tính với SARS-CoV-2 sử dụng kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vật liệu di truyền (ARN) của virus (rRT-PCR hoặc RT-LAMP…). Giấy chứng nhận này được cấp bởi cơ quan y tế có thẩm quyền trước khi nhập cảnh 3-5 ngày.

- Khi nhập cảnh: các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra giấy xác nhận âm tính với SARS-CoV-2, đo thân nhiệt, kiểm tra y tế để phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Người nhập cảnh được hướng dẫn khai báo y tế điện tử, cài đặt và sử dụng các ứng dụng truy vết. Thu thập thông tin cơ sở cách ly tập trung, thông báo cho các địa phương để tiếp tục theo dõi, giám sát.

- Tại cửa khẩu: Người nhập cảnh được lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm nhanh bằng kỹ thuật rRT-PCR hoặc RT-LAMP.

- Tại cơ sở cách ly tập trung: Người nhập cảnh được lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ  thuật xét nghiệm phát hiện vật liệu di truyền (ARN) của virus (rRT-PCR/RT-LAMP).

Tất cả trường hợp đều được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 vào ngày thứ 6 kể từ thời điểm nhập cảnh hoặc ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính, bệnh nhân thực hiện ngay việc cách ly, điều trị Covid-19. Các đối tượng tiếp xúc gần tiếp tục được cách ly 14 ngày.

Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính, người nhập cảnh được phép di chuyển về nơi lưu trú để tiếp tục tự cách ly đến khi đủ 14 ngày. Việc đi lại từ cơ sở cách ly về nơi lưu trú phải bằng phương tiện riêng theo quy định của Bộ Y tế.

- Tại nơi lưu trú: Người nhập cảnh thực hiện nghiêm các biện pháp giám sát, cách ly, phòng chống dịch, tránh tiếp xúc với cộng đồng và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

Cơ quan y tế địa phương giám sát y tế theo quy định và lấy mẫu xét nghiệm của người nhập cảnh vào ngày thứ 14 kể từ khi họ nhập cảnh hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc nghi ngờ, họ buộc phải cách ly y tế tập trung, lấy mẫu xét nghiệm và điều trị COVID-19.

2. Chiều 21/9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM đã họp về công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố. Tại buổi họp, đại diện quận 7 thông tin về một người quốc tịch Sri Lanka tạm trú quận 7, sau khi rời khỏi TP.HCM trở về nước thì phát hiện mắc COVID-19.

Trước khi rời thành phố ngày 12/9, trường hợp trên đã được xét nghiệm nCoV và có kết quả âm tính. Nhưng khi về đến Sri Lanka, người này được xét nghiệm lại thì phát hiện dương tính.

Sau khi nhận thông tin vào ngày 18/9, đơn vị y tế quận 7 đã khử khuẩn toàn bộ khách sạn. Qua rà soát, có 15 người liên quan, xét nghiệm cho kết quả âm tính nCoV. Trong đó, 1 người tiếp xúc gần phải cách ly tập trung, 14 người còn lại cách ly cấp độ 2 tại nhà.

III.  Thông tin phòng chống dịch COVID-19 tại Hải Phòng:

- Số trường hợp mắc: 0;

- Số ca nghi ngờ mắc: 557 ca. Đã loại trừ (kết quả XN SARS COV-2: âm tính): 557 ca âm tính.  

- XN sàng lọc các ca cách ly: Ngày 21/9 có 62 mẫu có kết quả âm tính, 7 mẫu đang chờ kết quả.

- Số cách ly tại cơ sở tập trung: 112 người;

+ BV Việt Tiệp 2: 112 người;

- Tại khách sạn, lưu trú dịch vụ (khách sạn, khu nghỉ dưỡng theo yêu cầu): 159 người. Bao gồm

+ Khách sạn Cảnh Hưng 1: 48 người

+ Khách sạn Friends 81 người

+ Khách sạn Bảo An (An Lão) 30 người

- Đang cách ly tại nhà: 129 người

* Các hoạt động phòng chống dịch:

1. Lãnh đạo Thành phố, Sở ngành, Quân huyện thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các địa phương, tại các khu công nghiệp, một số doanh nghiệp, cơ quan đơn vị… trên địa bàn thành phố.  

2. Các quận huyện, xã phường tiếp tục điều tra, cách ly y tế các ca F1, F2 tiếp xúc với người bệnh Covid 19, các trường hợp từ các vùng dịch về.  Tại các địa phương duy trì kiểm tra xử phạt việc không đeo khẩu trang khi ra đường, vi phạm các quy định về phòng chống dịch bệnh.

3. Duy trì hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương, tại các cơ quan đơn vị... hoạt động truyền thông trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh, truyền thông tại cộng đồng, cài đặt Bluezone..../

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn