Thông tin phòng chống dịch COVID-19 đến 7h ngày 21/4/2021

I. Thông tin phòng chống dịch Covid-19 thế giới:  

143.500.797 ca mắc, 3.055.683 ca tử vong, trên 219 quốc gia, lãnh thổ.

Danh sách 3 quốc gia có số ca mắc, tử vong nhiều nhất:

- Mỹ: 32.532.599 người mắc582.401 người tử vong.

- Ấn Độ: 15.609.004 người mắc; 182.570 người tử vong.

- Brazil: 14.043.076 người mắc; 378.003 người tử vong.

1. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 12.500 ca tử vong và trên 780.000 ca nhiễm mới. Tình hình Ấn Độ nguy cấp khi số ca nhiễm mới liên tiếp phá kỷ lục, gần cán mức 300.000 ca/ngày

Các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ (294.290 ca), Brazil (65.363 ca) và Thổ Nhĩ Kỳ (61.028); Brazil dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 2.954 ca), tiếp theo là Ấn Độ (2.020 ca) và Mỹ (738 ca).

2. Dữ liệu công bố của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy toàn cầu vừa trải qua một tuần lây nhiễm kỷ lục kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Thế giới đã ghi nhận 5.236.922 ca nhiễm mới trong 7 ngày của tuần trước, vượt qua mức kỷ lục trước đó là 5,04 triệu ca vào tuần từ ngày 4/1/2021. Số ca lây nhiễm mới đã tăng ở tất cả các khu vực theo phân chia của WHO, ngoại trừ châu Âu - giảm 3%. Khu vực chứng kiến lây nhiễm mới tăng mạnh nhất là Đông Nam Á, tăng 57% so với tuần trước đó.

Trong khi đó, số ca nhiễm mới ở Ấn Độ cũng liên tục tăng, và chiếm tới 28% tổng ca mới trên toàn cầu. 

Cũng trong tuần trước, số ca tử vong do COVID trên toàn thế giới đã vượt mốc 3 triệu người. Theo WHO, thế giới mất 9 tháng để cán mốc 1 triệu ca tử vong đầu tiên, nhưng chỉ mất 3 tháng để vượt mốc 1 triệu ca lần thứ ba.

3. Ngày 20/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 17.252 ca mắc COVID-19 và 316 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh lên 3.208.099 trường hợp và 64.738 ca tử vong. Có 5 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 210 ca. Philippines ghi nhận 93 ca tử vong,

Philippines ghi nhận ca nhiễm mới xuống dưới ngưỡng 10.000 nhưng vẫn ở mức cao nhất khu vực, 7.379 trường hợp. Thái Lan ghi nhận 1.443 ca nhiễm mới đang vượt xa ngưỡng 1000 người/ngày.

Campuchia với 431 ca nhiễm mới và 4 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong cộng đồng vẫn ở mức cao bất chấp thủ đô Phnom Penh đã bị phong toả.

4.  Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các loại vaccine COVID của Trung Quốc đạt hiệu quả thấp hơn so với vaccine đến từ Pfizer-BioTech và Moderna. Giám đốc Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch (CDC) Trung Quốc công khai thừa nhận rằng vaccine của nước này "có mức độ bảo vệ không cao lắm" và CDC đang cân nhắc tiêm những loại vaccine khác cho người dân để nâng cao hiệu quả phòng bệnh. Ông GĐ nói rằng vaccine dùng qua đường hít có thể hiệu quả hơn vaccine dùng đường tiêm, xét tới việc virus corona xâm nhập vào cơ thể con người qua không khí.

Loại vaccine ngừa COVID dạng hít đang được CanSino hợp tác phát triển với Viện Công nghệ sinh học Bắc Kinh. Hiện CanSino đã có một loại vaccine COVID dạng tiêm đã được cấp phép sử dụng ở Trung Quốc và một số quốc gia khác như Mexico, Pakistan và Hungary.

5. Hiện nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Susan Hopkins, Cố vấn y tế trưởng của Trung tâm Xét nghiệm và Truy vết của Cơ quan Y tế Anh, đứng đầu đang tiến hành một cuộc điều tra đặc biệt sau khi phát hiện 77 ca nhiễm biến chủng nCoV mới tại nước này có nguồn gốc từ Ấn Độ. 

Điều khiến họ lo ngại nhất là các bệnh nhân nhiễm virus lại không hề có lịch sử đi lại tới Ấn Độ trong thời gian gần đây. Chi tiết này khiến giới chuyên gia nhận định có thể biến chủng từ Ấn Độ có khả năng lây lan nhanh và vượt qua các loại vắc-xin đang được tiêm tại Anh.

6. Ngày 19/4, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Chúng ta có các công cụ để kiểm soát đại dịch này trong những tháng tới, nếu chúng ta áp dụng chúng một cách nhất quán và công bằng”.

Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại về "tỷ lệ đáng báo động" về số ca mắc COVID-19 ở những người trong độ tuổi 25-59 trên toàn thế giới, nhận định điều này có thể do các biến thể mới dễ lây lan hơn.

II. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 Việt Nam: 

- Bản tin 6h ngày 21/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Việt Nam đã có 2.801 ca mắc COVID-19; điều trị khỏi 2.490 ca, tử vong 35 ca.  

- Việt Nam có tổng cộng 1.603 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca.

1. Ngày 20/4, Việt Nam có thêm 14.386 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19. Tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại 27 tỉnh/TP cho 106.929 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương, các lực lượng công an và quân đội.

2.  Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái cho biết, theo kế hoạch, ngày 22/4, Yên Bái sẽ thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 đầu tiên cho lực lượng tuyến đầu. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái đã tập huấn, triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin COVID-19; hướng dẫn khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng và tư vấn cho đối tượng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; hướng dẫn theo dõi, giám sát, xử trí phản ứng sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Tỉnh Yên Bái được Bộ Y tế phân bổ 4.500 liều vaccine phòng COVID-19. Ngày 22/4, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, ngành Y tế tỉnh Yên Bái sẽ triển khai tiêm vắc xin đợt I cho hơn 700 trường hợp ưu tiên là lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ.

 III.  Thông tin phòng chống dịch COVID-19 tại Hải Phòng:

- Tổng số ca mắc: 06 ca; số khỏi bệnh, xuất viện: 06 ca

- Số ca nhiễm mới đến 6h ngày 21/4/2021: 0 ca

- Thực hiện cách ly y tế:

+ Số đang cách ly tập trung: 87 người

+ Số đang cách ly tại khách sạn: 495 người

+ Số đang cách ly tại nhà: 4 người

* Các hoạt động phòng chống dịch tại Hải Phòng:

1. Ngày 20/4/2021, tại 2 điểm tiêm phòng vắc xin COVID-19 trên địa bàn Hải Phòng, đã tiêm cho 35 người; Đến hết 20/4/2021, Hải Phòng đã tiêm phòng cho 3.424 người.

2. Các quận huyện, xã phường tiếp tục điều tra, cách ly y tế các trường hợp tiếp xúc với người bệnh (F1, F2), các ca bệnh nghi ngờ, người về từ vùng dịch, hoặc có đi qua địa điểm theo các Thông báo của Bộ Y tế, Sở Y tế.

3. Duy trì hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương, tại các cơ quan đơn vị... hoạt động truyền thông trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh, truyền thông tại cộng đồng về cài đặt Bluezone, Khai báo y tế bằng QR Code, sử dụng Bản đồ thông tin dịch tễ COVID-19 qua covidmaps.haiphong.gov.vn.

Tổ thông tin báo cáo P/C COVID-19 Sở Y tế Hải Phòng (tổng hợp)

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn