Đoàn ĐBQH Hải Phòng tham gia thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

(Haiphong.gov.vn) - Chiều 26/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tại phiên họp toàn thể, các đại biểu Quốc hội thống nhất cao về sự cần thiết sửa đổi Luật. Qua 16 năm thi hành, Luật Sở hữu trí tuệ đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác, sử dụng và thụ hưởng các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan; xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài; qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


Các đại biểu tại điểm cầu thành phố Hải Phòng


Trong phiên thảo luận, các đại biểu Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng bày tỏ thống nhất cao, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Qua nghiên cứu thực tế và quy mô của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi, bổ sung, đại biểu Tống Văn Băng, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng cho rằng, Luật Sở hữu trí tuệ cần được cho chủ trương để nghiên cứu xây dựng thành Bộ Luật Sở hữu trí tuệ. Bởi, Luật Sở hữu trí tuệ có phạm vi điều chỉnh rộng, có tính quốc tế hóa cao, các quan hệ xã hội được Luật điều chỉnh tương đối ổn định. Việc ban hành Bộ Luật Sở hữu trí tuệ sẽ góp phần quan trọng trong công tác nghiên cứu, áp dụng đối với các chủ thể trong và ngoài nước; đồng thời, tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật.


Đại biểu Tống Văn Băng, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng phát biểu thảo luận tại phiên họp trực tuyến


Đại biểu Tống Văn Băng cũng cho rằng, việc viện dẫn khi sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ cũng như một số Luật khác thường có lý do là Việt Nam là thành viên của các điều ước quốc tế, nhất là CP TPP, EVFTA... Tuy nhiên, quá trình đàm phán, ký kết, phê chuẩn các điều ước quốc tế thường rất dài, có lộ trình; vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ cần xem xét đến quá trình này, tránh sửa đi sửa lại nhiều lần. Ban soạn thảo cần nghiên cứu trong cả quá trình đàm phán, ký kết, phê chuẩn, tránh trường hợp, ví dụ như Luật Sở hữu trí tuệ vừa được sửa đổi, bổ sung năm 2019, nay lại tiếp tục sửa vì những lý do nêu trên.

Đại biểu Tống Văn Băng đề nghị trong thời gian tới Ban soạn thảo nghiên cứu thêm các điều ước quốc tế liên quan để phù hợp, bổ sung, chỉnh sửa và trình trong Kỳ họp tới cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như các yêu cầu đã đặt ra về hội nhập quốc tế của chúng ta trong thời gian tới...

Sau khi nghe giải trình tại phiên thảo luận trực tuyến của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định: Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Luật và các tài liệu theo đúng quy định. Sau đó, báo cáo trình Quốc hội tiếp tục thảo luận, xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, theo như Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.

Hoàng Tùng

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn