Cổng thông tin điện tử

Thành phố Hải Phòng

Trần Quang Diệu (1902 - 1930)

Thời gian 23/11/2018 09:57
Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, tại  làng Cổ Am (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Cha là tú tài Trần Xuân Cư, Mẹ là Hoàng Thị Diên, người cùng làng, làm nghề dệt vải.

Phạm Văn Phóng

Thời gian 23/11/2018 09:56
Có tài liệu ghi ông họ Nguyễn, nhưng Lịch sử phong trào công nhân xi măng Hải Phòng, nơi ông hoạt động đều ghi họ Phạm, bí danh là An. Không rõ lai lịchquê quán Phạm Văn Phóng, kể cả những người hoạt động thân cận với ông như Nguyễn Văn Điều (Điều Con), Đỗ Đình Điều (Điều già)...

Trần Đình Quý (1906 -1945)

Thời gian 23/11/2018 09:54
Trần Đình Quý, còn gọi Quý Đen hay Tư Quý. Sinh tháng 1/1906, người làng Mỹ Lang, huyện An Lão, tỉnh Kiến An, nay thuộc địa phận xã Mỹ Đức huyện An Lão, ngoại thành Hải Phòng. Xuất thân trong một gia đình nông dân lao động nghèo, đông con. Ông là con trai thứ tư của gia đìng, năm tám tuổi có theo học chữ Nho, chỉ một năm rồi chuyển học tiểu học Pháp Việt tại thị xã tỉnh lỵ Kiến an. Trần Đình Quý thông minh, chăm học, năm 1920, đậu bằng Sơ học yếu lược, nhưng nhà nghèo không đủ điều kiện học tiếp. Một người bà con về đàng mẹ , bà An Cao có tiệm bánh ngọt ở Thái Nguyên - nhận làm con nuôi đưa lên Thái Nguyên cho học tại trường cao tiểu Pháp - Việt ở tỉnh lỵ.

Trần Công Thái (? - 1933)

Thời gian 23/11/2018 09:47
Trần Công Thái còn có tên là Huỳnh Bá Thượng. Không rõ năm sinh và quê quán. Theo biên bản toạ đàm về phong trào cách mạng ở Hải Phòng, từ trước khi thành lập đến thời kỳ thoái trào do Bảo tàng Hải Phòng và Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Hải Phòng với sự cộng tác của Bảo tàng cách mạng Việt Nam tiến hành khảo sát trong tháng 1/1965, thì Trần Công Thái đã tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội khá sớm. Khi Nguyễn Đức Cảnh được kỳ bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội điều về làm Bí thư tỉnh bộ Hải Phòng, vẫn là công nhân ở nhà máy Carông, ở Cảng đã tiếp tục thi hành chủ trương vô sản hoá ở nhà máy, hầm mỏ, Trần Công Thái, Trần Tích Chu, Vũ Thị Mai...đã được điều ra vùng mỏ làm công nhân.

Thi Sơn (Lý Đình Trác) (1878 - 1958)

Thời gian 23/11/2018 09:44
Lý Đình Trác, sinh ngày 7 tháng 4 năm 1878 tại thôn Sa Cầu, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông. Xuất thân từ gia đình nhà nho yêu nước, từng có quan hệ với lãnh tụ nông dân Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế. Gia đình có thời gian về sinh sống ở làng Đình Bảng, Bắc Ninh và cuối cùng đều về Hải Phòng lập nghiệp lâu dài, sinh sống bằng nghề làm thuốc. Khi còn ở Đình Bảng, Lê Quang Đạo (Nguyễn Đức Nguyên) thường qua lại, gặp gỡ tuyên truyền cách mạng, nhất là đường lối chủ trương của Mật trận Việt Minh đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập dân tộc.

Phạm Văn Ngọ (? - 1933)

Thời gian 23/11/2018 09:39
Phạm Văn Ngọ là tên khai sinh, khi hoạt động cách mạng mang nhiều bí danh và biệt hiệu do đồng chí, bạn bè đặt cho như: Xương , Ngạn, Cao, Cà Pháo, Vỏ Cam hay Cao Vỏ Cam... không rõ năm sinh. Xuất thân trong một gia đình nông dân ở huyện Nam Trực (nay là huyện Nam Chân) tỉnh Nam Định. Rời quê hương, Phạm Văn Ngọ ra tỉnh vào làm thợ nguội tại nhà máy Sợi Nam Định. Lúc này ở Nam Định có phong trào thanh niên học sinh giáo giới... sôi nổi đòi tha Phan Bội Châu, để tang Phan Chu Trinh, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia. Phạm Văn Ngọ cùng bạn thợ tham gia các hoạt động yêu nước ấy.

Phạm Văn Duyệt (1909 - 1971)

Thời gian 23/11/2018 09:35
Phạm Văn Duyệt là một trong số ít Đảng viên cộng sản đầu tiên của chi bộ huyện Hải An năm 1930 (nay là An Hải). Tên ông là Duyệt nhưng bà con lối xóm ở Cát Bi quen gọi ông là giáo Duyệt. Ngay từ khi còn theo học tại trường Trung Hành, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, ông thường tụ tập bạn bè cùng chí hướng trao đổi những điều mới lạ qua sách báo tiến bộ lưu hành bí mật trong nhà trường, dưới hình thức vui chơi cắm trại ngay tại vườn cây gia đình. Cùng tham gia hoạt động bí mật với ông lúc bấy giờ có ông Phạm Văn Trường (tức Phương) (1), bà Nguyễn Thị Tý (giáo Yến) (2). Phạm Văn Duyệt được kết nạp vào Thanh niên cách mạng đồng chí hội ngay từ năm 1927.

Phạm Văn Bỉnh (1914 - 1994)

Thời gian 23/11/2018 09:32
Quê ở làng An Bồ (tên nôm là làng Mét) xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Khi 11, 12 tuổi được gia đình cho theo học thày giáo Nguyễn Ngọ Thành ở làng Hoàng Mai (nay thuộc quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội. Cuối năm 1925 đầu năm 1926, cả nước ta sôi sục phong trào đấu tranh phản đối thực dân Pháp xử án Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh. Mặc dù còn đang ở độ tuổi vị thành niên Phạm Văn Bỉnh đã sớm tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ qua sách báo cách mạng do thầy Thành cho mượn đọc.

Phạm Bá Tuy (1900 - 1996)

Thời gian 23/11/2018 09:27
Phạm Bá Tuy sinh năm 1900 tại xã An Lạc, huyện An Dương (nay thuộc phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, Hải Phòng). Là một thanh niên giàu lòng yêu nước, Phạm Bá Tuy sớm dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng. Năm 1927, anh được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tại cơ sở Nhà máy Đèn Hải Phòng và được phân công về gây dựng cơ sở chỉ đạo phong trào cách mạng tại quê hương. Cùng năm 1927, tại nhà Phạm Bá Hỗ (An Lạc)Phạm Bá Tuy đã tổ chức kết nạp Trương Văn Lực, Phạm Bá Hỗ, Nguyễn Văn Yên vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, hợp thành 1 chi bộ do Trương Văn Lực làm Bí thư.

Nguyễn Xuân Đài (1882 - 1965)

Thời gian 23/11/2018 09:21

Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Nguyễn Ngọc Tú

 Địa chỉ: Số 18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

Liên hệ

Cơ quan thường trực: Trung tâm Thông tin - Tin học, Văn phòng UBND thành phố

 Địa chỉ: nhà Đ, số 18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3821.055

 Fax: 0225.3747.352

 Email: congthongtindientu@haiphong.gov.vn

fb.com/www.haiphong.gov.vn