Thông tin phòng chống dịch COVID-19 đến 19h ngày 23/3/2021

I. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 thế giới:  

124.396.254 ca mắc, 2.737.749 ca tử vong, trên 219 quốc gia, lãnh thổ.

Danh sách 3 quốc gia có số ca mắc, tử vong nhiều nhất:

- Mỹ: 30.578.805 người mắc; 555.993 người tử vong.

- Brazil: 12.051.619 người mắc; 295.685 người tử vong.

- Ấn Độ: 11.686.796 người mắc; 160.200 người tử vong.

1. Theo hãng tin CNA, nghiên cứu được đăng tải trên tập san học thuật JAMA Network Open của một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường y khoa Weill Cornell Medicine cho rằng phát hiện này có thể giúp làm sáng tỏ lý do tại sao trẻ em ít có khả năng mắc COVID-19 nghiêm trọng hơn người lớn.

"Phát hiện của chúng tôi cho thấy sự khác biệt trong biểu hiện lâm sàng của bệnh COVID-19 ở bệnh nhân trẻ em so với bệnh nhân trưởng thành, có thể một phần là do phản ứng miễn dịch liên quan đến tuổi”. Họ nhận thấy trẻ em từ 1 đến 10 tuổi có mức kháng thể IgG trung bình cao hơn gấp đôi so với thanh thiếu niên từ 11 đến 18 tuổi. Nhóm tuổi từ 11 đến 18 cũng có mức IgG trung bình cao hơn gấp đôi so với thanh niên từ 19 đến 24 tuổi.

2.  Ngày 23/3, Bộ trưởng Y tế Ukraine Maksym Stepanov thông báo nước này đã ghi nhận thêm 333 ca tử vong do mắc bệnh COVID-19. Đây là ngày có số ca tử vong cao nhất từ trước tới nay, cao hơn 44 ca so với mức cao kỷ lục ghi nhận ngày 17/3.

Cũng trong 24 giờ qua, Ukraine có thêm 11.476 ca mắc COVID-19. Như vậy, tính tới nay, tổng cộng đã có 1.565.732 ca mắc COVID-19, trong đó có 30.431 người không qua khỏi ở Ukraine.

3. Các nhà khoa học khắp thế giới để ý thấy số ca bệnh tiểu đường mới gia tăng vào năm 2020 và đặc biệt, họ nhận thấy một số bệnh nhân COVID-19 không có tiền sử tiểu đường nhưng bỗng nhiên mắc căn bệnh này.

Tiến sĩ Francesco Rubino tại Đại học King’s College London nói: “Chúng tôi đang bắt đầu nghĩ rằng mối liên quan này có thể là đúng. Có khả năng virus SARS-CoV-2 gây trục trặc cho cơ chế chuyển hóa đường”. 

II. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 Việt Nam: 

- Bản tin 18h ngày 23/3, Việt Nam ghi nhận 01 ca mắc mới nhập cảnh từ Pháp, được cách ly ngay tại Hà Nội.

- Tính đến 18h ngày 23/03: Việt Nam đã có 2.576 ca mắc COVID-19; đang điều trị 303 ca, điều trị khỏi 2.234 ca, tử vong 35 ca.  

- Việt Nam có tổng cộng 1.601 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 908 ca.

 1. Theo Bộ Y tế, hiện nay không có vaccine nào có hiệu lực bảo vệ 100% đối tượng được tiêm. Đặc biệt, vaccine phòng COVID-19 được phát triển trong thời gian ngắn, hiệu lực bảo vệ đạt từ 60% - 90% và Tổ chức Y tế thế giới còn đang tiếp tục đánh giá. Vì vậy, có một số người đã được tiêm chủng  vaccine vẫn có thể mắc bệnh và tiềm ẩn khả năng lây nhiễm cho cộng đồng, mặc dù nguy cơ này là thấp.

Hộ chiếu  vaccine vẫn còn là một vấn đề đang được thảo luận trên thế giới do đòi hỏi các nước phải đạt tỷ lệ tiêm chủng cao để có được miễn dịch cộng đồng và chưa có đủ bằng chứng về việc hiệu quả phòng ngừa của vắc xin đối với sự biến chủng của virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, Bộ Y tế đã chuẩn bị các kịch bản, kế hoạch cho việc sử dụng hộ chiếu vaccine  trong tương lai và chủ đạo xây dựng phần mềm quản lý đối tượng tượng tiêm chủng bằng mã QR, đảm bảo tính xác thực thông tin tiêm chủng  vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

2.  Chiều 23/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã ký quyết định phê duyệt có điều kiện đối với vắc xin Sputnik V do công ty JSC Generium, Liên Bang Nga sản xuất cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC) là cơ sở đề nghị phê duyệt vắc xin này.

Cục Quản lý Dược sẽ cấp phép nhập khẩu vắc xin theo quy khi nhận được hồ sơ của cơ sở nhập khẩu cũng như thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý nhập khẩu, quản lý chất lượng vắc xin nhập khẩu.

Bộ Y tế cũng giao Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo làm đầu mối triển khai đánh giá lâm sàng tại Việt Nam về tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin.

Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế có trách nhiệm kiểm định vắc xin này trước khi đưa ra sử dụng.

III.  Thông tin phòng chống dịch COVID-19 tại Hải Phòng:

- Tổng số ca mắc: 04 ca (BN1561 đã công bố khỏi bệnh);

- Tổng số ca đang theo dõi, điều trị: 3 ca (BN 2385, BN2391, BN2392); tình trạng sức khỏe ổn định.    

- Số ca nhiễm mới đến 18h ngày 23/3/2021: 0 ca

- Hải Phòng: đã 28 ngày không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

* Các hoạt động phòng chống dịch tại Hải Phòng:

1. Các quận huyện, xã phường tiếp tục điều tra, cách ly y tế các trường hợp tiếp xúc với người bệnh (F1, F2), các ca bệnh nghi ngờ, người về từ vùng dịch, hoặc có đi qua địa điểm theo các Thông báo của Bộ Y tế, Sở Y tế.

2. Duy trì hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương, tại các cơ quan đơn vị... hoạt động truyền thông trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh, truyền thông tại cộng đồng về cài đặt Bluezone, Khai báo y tế bằng QR Code, sử dụng Bản đồ thông tin dịch tễ COVID-19 qua covidmaps.haiphong.gov.vn ..../

Tổ thông tin báo cáo P/C COVID-19 Sở Y tế Hải Phòng (tổng hợp)

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn