27.817 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo từ ngân sách thành phố

(Haiphong.gov.vn) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Hải Phòng là một trong những giải pháp tăng cường chất lượng lao động kỹ thuật của thành phố nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ tại Kết luận số 72-KL/W ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 5/8/2003 của Bộ Chính trị khoá IX "Về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; Giai đoạn 2016-2020, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một nội dung “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao trình độ lao động nông thôn

Trong giai đoạn này, chương trình đã đào tạo 263.500 lao động nông thôn các cấp trình độ, có 39.539 người được hỗ trợ đào tạo, đạt 111,4% so với mục tiêu 35.500 người được hỗ trợ tại Quyết định số 1342/QĐ-UBND, Quyết định số 2172/QĐ-UBND; trong đó 27.817 người được hỗ trợ từ chính sách của Quyết định số 1342/QĐ-UBND, 11.722 người được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và các chính sách khác của thành phố. 

Trong số 27.817 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo từ ngân sách thành phố, số lao động nữ là 16.801 người, chiếm 60,4% số người được hỗ trợ đào tạo; số học viên đối tượng chính sách được hưởng hỗ trợ tiền ăn là 5.048 người, chiếm 18% số người được hỗ trợ.

Ngoài hỗ trợ đào tạo, người học được hỗ trợ vay vốn từ các chương trình, dự án như: Chương trình tín dụng đối với học sinh - sinh viên, Chương trình cho vay tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm. Chương trình vay vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội, Trung ương Đoàn ủy thác cho Đoàn Thanh niên quản lý; chương trình cho vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng. Các chính sách này đã góp phần hỗ trợ học sinh sinh viên, thanh niên, lao động nông thôn học nghề, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế và giải quyết việc làm.

Tăng cường đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Thực hiện Đề án, có 12 cơ sở GDNN được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo với tổng kinh phí 59 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, gồm 02 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề (nay là Trung tâm GDNN- GDTX) công lập quận, huyện. Trong đó, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Vĩnh Bảo được phê duyệt là Trung tâm Dạy nghề kiểu mẫu, được đầu tư 25 tỷ đồng, Trung tâm được Ủy ban nhân dân huyện giao 9.988 m2 đất để phát triển mở rộng.

Danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng của thành phố Hải Phòng được cụ thể hóa với 182 nghề phi nông nghiệp, 91 nghề nông nghiệp, 04 nghề đào tạo dưới 03 tháng được phê duyệt mức hỗ trợ đào tạo. Trên cơ sở đó các cấp, các ngành, các huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đưa các chế độ chính sách đào tạo nghề đi vào cuộc sống, 100% đối tượng lao động nông thôn được tiếp cận và hỗ trợ đầy đủ các chế độ, chính sách đào tạo nghề, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo, bảo đảm an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nội dung đào tạo đa dạng phù hợp với điều kiện, yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp

Đến nay, đã có 3.605 lượt giảng viên, giáo viên, người dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, kỹ năng dạy học, đào tạo kỹ năng thực hành nghề, nghiệp vụ triển khai thực hiện Đề án; 100% Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện có cán bộ thực hiện nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp tuy nhiên hầu hết là công chức kiêm nhiệm, không có chuyên trách theo dõi giáo dục nghề nghiệp.

Có 220 lượt chương trình đào tạo nghề phi nông nghiệp, nông nghiệp được các cơ sở đào tạo xây dựng, chỉnh sửa, biên soạn, phê duyệt. Trong đó, số chương trình đào tạo nghề nông nghiệp là 72 nghề, nghề phi nông nghiệp là 148 nghề. Chương trình đào tạo được cập nhật, chỉnh sửa phù hợp với điều kiện, yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của người học; thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới. Thực hiện lồng ghép các vấn đề về giới, môi trường, văn hóa xã hội, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp trong nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Việc tổ chức các lớp đào tạo xuất phát từ nhu cầu người học, yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động, nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp trên địa bàn, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quan tâm đến yếu tố vùng miền đã tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn.

V.H.N

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn