Hải
Phòng quy hoạch phát triển các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang
trại, gia trại
Chủ
tịch UBND thành phố Dương Anh Điền vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển các vùng
chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm
2020, với mục tiêu phấn đấu đưa ngành chăn nuôi của thành phố cơ bản chuyển
sang sản xuất chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại, đáp ứng nhu
cầu thực phẩm cho tiêu dùng của thành phố và xuất khẩu. Các vùng chăn nuôi tập
trung sẽ đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có
hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi. Các cơ sở chăn nuôi tại các vùng
chăn nuôi tập trung phải có hệ thống xứ lý chất thải, nước thải hợp vệ sinh,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Mức
tăng trưởng bình quân ngành chăn nuôi giai đoạn 2013 – 2015, dự kiến đạt khoảng
8 – 9% năm; giai đoạn 2016 – 2020, đạt khoảng 9 – 10%/năm. Giá trị sản xuất
chăn nuôi ( tính theo giá cố định năm 1994) đến năm 2015 đạt khoảng 1.690 tỷ
đồng ( vùng chăn nuôi tập trung đạt 600 tỷ đồng); đến năm 2020: đạt khoảng
2.600 tỷ đồng ( vùng chăn nuôi tập trung đạt trên 1.300 tỷ đồng). Tỷ trọng giá
trị sản xuất chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp đến 2015, đạt 45 – 48%; đến
năm 2020, đạt 50 – 55%.
Trong
giai đoạn 2013 – 2015 thành phố sẽ ưu tiên mô hình cải tạo giống gia súc gia
cầm, các dự án: Điều tra đánh giá điều kiện tư nhiên kinh tế xã hội các vùng để
chuyển đổi từ trồng trọt sang chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại tổng
hợp; dự án Nghiên cứu khảo nghiệm một số giống cỏ làm thức ăn cho các vùng
trọng điểm nuôi bò thịt; dự án xây dựng thí điểm khu chăn nuôi tập trung gắn
với xử lý môi trường.
Phát triển chăn nuôi theo hướng công
nghiệp, tiêu thụ hiện đại và vệ sinh môi trường
Theo
quy hoạch nhu cầu đất xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung đến năm 2015 là 707
ha; đến năm 2020 là 1.234,4 ha. Thành phố khuyến khích chuyển đổi, chuyển
nhượng, dồn điền đổi thửa, đẩy mạnh giải phóng mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại. Đổi
mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng kết hợp giữa
nghiên cứu với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, áp dụng các biện pháp kỹ thuật
tiên tiến trong việc lựa chọn giống vật nuôi, lựa chọn và lai tạo các giống mới
có năng suất, chất lượng cao.
Tại
các vùng chăn nuôi tập trung phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải
để giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tăng cường trồng cây xanh để giảm
tiếng ồn và mùi hôi tại khu vực trang trại chăn nuôi. Từng bước di chuyển các
cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ra xa khu dân cư đến các địa điểm được quy
hoạch, đầu tư cơ sở giết mổ động vật theo các mô hình thiết kế hiện đại thuận tiện
trong việc áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.
Khuyến
khích đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, cung cấp thức ăn chăn nuôi trên địa
bàn thành phố để đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chủng loại và chất lượng cho nhu
cầu chăn nuôi của thành phố. Quy hoạch đất để trồng cỏ thâm canh cung cấp đủ
thức ăn thô cho các trang trại nuôi gia súc ăn cỏ.
Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện quy
hoạch các vùng chăn nuôi tập trung đến năm 2020 là 1.293,65 tỷ đồng. Trong đó,
vốn ngân sách là: 199,15 tỷ đồng (15%); vốn tự có ( từ hộ doanh nghiệp và hộ
gia đình):772,59 tỷ đồng (60%); vốn vay tín dụng: 321,91 tỷ đồng (25%).
Minh Hảo