Cổng thông tin điện tử

Thành phố Hải Phòng

Thời gian: 07/04/2021 07:35

Thông tin phòng chống dịch COVID-19 đến 7h ngày 7/4/2021

I. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 thế giới:  

132.978.933 ca mắc, 2.884.312 ca tử vong, trên 219 quốc gia, lãnh thổ.

Danh sách 3 quốc gia có số ca mắc, tử vong nhiều nhất:

- Mỹ: 31.554.764 người mắc570.183 người tử vong.

- Brazil: 13.100.580 người mắc; 336.947 người tử vong.

- Ấn Độ: 12.799.746 người mắc; 166.208 người tử vong.

1. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 10.849 ca tử vong mới và trên nửa 545.510 ca nhiễm mới. WHO ghi nhận ca mắc mới và tử vong tăng trên toàn cầu trong tuần thứ 6 liên tiếp, trong khi Brazil trải qua ngày có ca tử vong cao nhất, vượt 4.000 người.

Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với trên 44,9 triệu người mắc COVID-19, 974.300 ca tử vong. Tiếp đến là các nước Mỹ Latinh và Caribe, với 25,3 triệu ca nhiễm, 800.000 ca tử vong Bắc Mỹ có trên 578.700 ca tử vong trong trên 31,7 triệu ca nhiễm. Châu Á ghi nhận trên 18,5 triệu ca nhiễm, 277.600 ca tử vong. Trung Đông có trên 116.100 ca tử vong, châu Phi có trên 114.000 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là 1.004 người.

2.  Ngày 6/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 15.581 ca mắc COVID-19 và 551 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh lên 1.947.709 trường hợp và 60.486 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 5 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Philippines nhiều nhất với 382 ca. Indonesia ghi nhận 162 ca tử vong, Malaysia thêm 5 ca, Campuchia và Timor Leste mỗi nước thêm 1 ca tử vong.

Với 4.549 ca nhiễm mới Indonesia ghi nhận tổng cộng 1.542516 ca bệnh và 41.977 ca tử vong, tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong các nước ASEAN.

Trong khi đó, Philippines ghi nhận số ca lây nhiễm mới cao gấp hơn hai lần Indonesia và ca tử vong tăng mạnh. Trong ngày 6/4, nước này ghi nhận 9.373 ca mắc mới, nâng tổng ca bệnh lên 812.760 trường hợp, bao gồm 13.817 ca tử vong.

3. Trong những tuần gần đây, biến thể P.1 ở Brazil đã len lỏi qua các con sông và đường biên giới, tránh né những biện pháp hạn chế và lây lan khắp lục địa Nam Mỹ.

P.1 - một chủng biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, vốn sản sinh từ rừng rậm Amazon, đã hoành hành Brazil và khiến hệ thống y tế của nước này bên bờ vực sụp đổ. Tờ Washington Post đưa tin biến thể P.1, với một loạt các đột biến khiến nó dễ lây lan hơn cũng như có khả năng nguy hiểm hơn, không còn là vấn đề của riêng Brazil. Nó đã trở thành vấn đề của Nam Mỹ và của cả thế giới.

4. Ngày 6/4 Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu chương trình tiêm chủng COVID tự nguyện hiện nay ở nước này có thể sẽ kết thúc. Sau đó, hoạt động tiêm vaccine phòng COVID có thể là bắt buộc.

"Không lâu nữa trên thế giới, vaccine có thể trở thành bắt buộc, đây là kỳ vọng của tôi. Tôi nghĩ những người chưa được tiêm phòng là những người không may mắn, họ có thể không xin được việc làm hoặc không được chào đón bởi những người đã tiêm, điều này tạo ra sự phân biệt đối xử".

4. Ngày 6/4, trang Bloomberg News dẫn báo cáo nội bộ của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết phần lớn các nước thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) sẽ có đủ vaccine ngừa COVID-19 để tiêm phòng cho đa số người dân vào cuối tháng 6. Cụ thể, Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan sẽ có đủ vaccine để tiêm phòng cho hơn 55% dân số vào thời điểm trên.

EC từng nhiều lần khẳng định EU, với dân số gần 450 triệu người, sẽ nhận được khoảng 360 triệu liều vaccine vào cuối tháng 6, ngoài 100 triệu liều vaccine đã nhận. Dự kiến trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, EU sẽ nhận được 55 triệu liều vaccine của Johnson & Johnson, 300 triệu liều vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, AstraZeneca và Moderna.

5. Có tới 14 quốc gia bày tỏ quan ngại báo cáo về nguồn gốc gây COVID-19 của WHO. Nhóm các quốc gia đứng đầu là Mỹ, Nhật Bản và Anh đã bày tỏ quan ngại về báo cáo nguồn gốc đại dịch COVID-19 của nhóm chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Họ cho rằng, “các nhà nghiên cứu đã chậm trễ trong việc công bố báo cáo cũng như các chuyên gia của WHO  đã bị trì hoãn đáng kể và thiếu quyền truy cập đầy đủ vào dữ liệu”. Giám đốc WHO đã kêu gọi một cuộc điều tra sâu hơn về khả năng dịch bệnh có thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

6. Tại Indonesia, chính quyền thủ đô Jakarta sẽ bắt đầu thử nghiệm giảng dạy trực tiếp tại 85 trường ở cả 3 cấp học vào ngày 7/4 sau hơn một năm đóng cửa và tổ chức học trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

7. Ngày 6/4, Nhà Trắng cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ không hỗ trợ một hệ thống yêu cầu người Mỹ phải mang theo chứng nhận tiêm chủng hay còn gọi là "hộ chiếu vaccine".

II. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 Việt Nam: 

- Bản tin 6h ngày 7/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.

- Việt Nam đã có 2.648 ca mắc COVID-19; đang điều trị 214 ca, điều trị khỏi 2.422 ca, tử vong 35 ca.  

- Việt Nam có tổng cộng 1.603 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca.

1.  Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký công văn hỏa tốc, yêu cầu Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố khẩn trương lập danh sách 10 nhóm đối tượng ưu tiên được tiêm miễn phí vắc xin COVID-19 của AstraZeneca. Số liệu gửi về Cục Y tế Dự phòng, các viện Pasteur khu vực trước ngày 15/4 để tổng hợp. Đây là cơ sở để Bộ Y tế xây dựng kế hoạch phân phối, triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19  trong thời gian tới.

2. Ngày 06/04/2021, Việt Nam có thêm 1.085 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19.  Chi tiết 1.085 người được tiêm tại 7 tỉnh/TP trong ngày 06/04/2021: 1) Hà Nội: 77 người 2) Hải Phòng: 73 người 3) Bắc Ninh: 60 người 4) Hòa Bình: 24 người 5) TP. Hồ Chí Minh​: 699 người 6) Bà Rịa Vũng Tàu: 82 người 7) Gia Lai: 70 người. Tính đến hết ngày 06/04/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại 19 tỉnh/TP cho 53.953 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương.

III.  Thông tin phòng chống dịch COVID-19 tại Hải Phòng:

- Tổng số ca mắc: 06 ca; số khỏi bệnh: 01 ca

- Tổng số ca đang theo dõi, điều trị: 5 ca;

+ BN 2385; đang theo dõi cách ly tại nhà, tình trạng sức khỏe ổn định;

+ BN 2391, BN2392; tình trạng sức khỏe ổn định, đang theo dõi tại BV Việt Tiệp 2;  

Bệnh nhân nam 2391 liên quan đến Hải Dương, đã có 3 lần XN Âm tính. BN 2392 có XN lần 4 Âm tính, được cho cách ly tại nhà từ ngày 6/4.

+ BN 2582, BN 2586 BV đang theo dõi, điều trị tại BV nhiệt đới TƯ 2;

- Số ca nhiễm mới đến 6h ngày 7/4/2021: 0 ca

- Thực hiện cách ly y tế:

+ Số đang cách ly tập trung: 133 người

+ Số đang cách ly tại khách sạn: 483 người

+ Số đang cách ly tại nhà: 113 người

 

* Các hoạt động phòng chống dịch tại Hải Phòng:

1. Ngày 6/4/2021, tại 2 điểm tiêm phòng vắc xin COVID-19 trên địa bàn Hải Phòng, đã tiêm cho 73 người; Đến hết 6/4/2021, Hải Phòng đã tiêm phòng cho 2.291 người.

2. Các quận huyện, xã phường tiếp tục điều tra, cách ly y tế các trường hợp tiếp xúc với người bệnh (F1, F2), các ca bệnh nghi ngờ, người về từ vùng dịch, hoặc có đi qua địa điểm theo các Thông báo của Bộ Y tế, Sở Y tế.

3. Duy trì hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương, tại các cơ quan đơn vị... hoạt động truyền thông trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh, truyền thông tại cộng đồng về cài đặt Bluezone, Khai báo y tế bằng QR Code, sử dụng Bản đồ thông tin dịch tễ COVID-19 qua covidmaps.haiphong.gov.vn ..../

Tổ thông tin báo cáo P/C COVID-19 Sở Y tế Hải Phòng (tổng hợp)

Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Nguyễn Ngọc Tú

 Địa chỉ: Số 18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

Liên hệ

Cơ quan thường trực: Trung tâm Thông tin - Tin học, Văn phòng UBND thành phố

 Địa chỉ: nhà Đ, số 18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3821.055

 Fax: 0225.3747.352

 Email: congthongtindientu@haiphong.gov.vn

fb.com/www.haiphong.gov.vn