Thông báo về việc tiếp xúc cử tri chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV

(Haiphong.gov.vn) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV trong bối cảnh Dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam đã bước đầu được kiểm soát, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường và chưa dự báo được thời điểm dịch bệnh kết thúc; để đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng không tổ chức để các vị Đại biểu Quốc hội trong Đoàn tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV như thông lệ.

Ngày 3/5/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã làm việc với tập thể Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2020. Tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ đã ghi nhận những kiến nghị của thành phố Hải Phòng, giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét giải quyết theo thẩm quyền, đồng thời Đoàn đại biểu Quốc hội đã tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng trân trọng thông báo đến cử tri và nhân dân thành phố về dự kiến nội dung kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV như sau:

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV dự kiến khai mạc vào ngày 20-5-2020, bế mạc vào ngày 19-6-2020. Kỳ họp tiến hành theo 02 đợt:

- Đợt 1: Họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (từ ngày 20-5 đến 4-6-2020);

- Đợt 2: Họp tập trung tại Nhà Quốc hội (từ ngày 10-6 đến ngày 19-6-2020).

gồm các nội dung sau:

1. Đợt 01, Quốc hội họp trực tuyến

- Quốc hội thảo luận 10 dự án luật, 04 dự thảo nghị quyết (có thể biểu quyết thông qua một số luật nếu kịp tiếp thu, hoàn thiện):

1) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội;

2) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

3) Luật Thanh niên (sửa đổi);

4) Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);

5) Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

6) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp;

7) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

8) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;

9) Luật Đầu tư (sửa đổi);

10) Luật Doanh nghiệp (sửa đổi);

11) Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020;

12) Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021;

13) Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng;

14) Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

- Quốc hội xem xét, thông qua 03 dự thảo:

1) Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA);

2) Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA);

3) Nghị quyết phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức.

- Quốc hội xem xét Báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (trong đó có nội dung phòng, chống dịch Covid-19); phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018.

- Quốc hội giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”.

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

2. Đợt 02, Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội

- Quốc hội xem xét, quyết định Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

- Quốc hội thảo luận về các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến 06 dự án Luật gồm:

1) Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi);

2) Luật Biên phòng Việt Nam;

3) Luật Thỏa thuận quốc tế;

4) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

5) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

6) Luật Cư trú (sửa đổi).

- Thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia và xem xét, quyết định nhân sự khác.

- Xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng; Biểu quyết thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết.

3. Các báo cáo gửi đại biểu tự nghiên cứu:

- Ngoài các nội dung trên, các vị đại biểu Quốc hội sẽ được nhận các báo cáo giám sát, báo cáo công tác của UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội;

- Các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp trước;

- Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội năm 2019.

- Báo cáo của Chính phủ về:

+ Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

+ Tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2019;

+ Công tác bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước;

+ Kết quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2019;

+ Tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 2019;

+ Kết quả thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;

+ Việc rà soát, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại một số dòng sông lớn;

+ Tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.

- Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về:

+ Kết quả kiểm toán Quỹ Bảo hiểm xã hội;

+ Tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2019.

*** Để kịp thời tổng hợp ý kiến, nguyện vọng và các vấn đề cử tri quan tâm của cử tri, Đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị cử tri gửi ý kiến, kiến nghị đến các vị đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội theo các hình thức sau:

- Gửi đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các xã, phường, thị trấn nơi cư trú của cử tri để tổng hợp;

- Gửi đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện nơi cư trú của cử tri để tổng hợp;

- Gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố để tổng hợp;

- Gửi trực tiếp về Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng

Địa chỉ: số 22 Hồ Xuân Hương, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

Email: vpddbqh@haiphong.gov.vn  hoặc dinhtienhai@haiphong.gov.vn    

Xin trân trọng thông báo để cử tri thành phố được biết.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
image advertisement
image advertisement

Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Chánh Văn phòng Trần Huy Kiên

 
 

Liên hệ

  18 Hoàng Diệu, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

  0225.3821.055 -   0225.3747.352

  congthongtindientu@haiphong.gov.vn

  fb.com/www.haiphong.gov.vn